daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
GIÚP HỌC SINH LỚP 4 PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
CẢM THỤ VĂN HỌC
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. Bối cảnh chọn đề tài
Đồng thời với việc nâng cao giảng dạy môn Tiếng Việt, việc giúp HS cảm nhận được cái hay, cái đẹp trong một tác phẩm văn học là điều quan trọng.
Tất cả những điều cảm nhận được từ những tác phẩm văn chương sẽ ăn sâu vào tâm hồn trong trắng, thơ ngây hồn nhiên của các em, ảnh hưởng tốt đến cả cuộc đời của các em sau này. Tất cả những cái hay, cái đẹp đó sẽ sẽ nuôi dưỡng tâm hồn các em….
Ý thức được vai trò của môn học này và việc cần thiết phải giúp HS thật sự hiểu được giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật trong một tác phẩm văn học nên trong quá trình dạy học tui luôn chú trọng đến việc đổi mới phương pháp dạy học trong từng tiết dạy để đạt hiệu quả cao nhất.
II. Lí do chọn đề tài:
Chương trình môn Tiếng Việt ở tiểu học bao gồm các phân môn: Học vần, Tập đọc, Kể chuyện, Luyện từ và câu, Chính tả, Tập làm văn. Để học tốt các phân môn đó mỗi một HS đều phải có năng lực nhất định về cảm thụ văn học. Có như thế thì việc học Tiếng Việt mới trở nên hấp dẫn các em, mới giúp các em biết rung động trước cái đẹp và các em sẽ thêm yêu đất nước quê hương, thêm yêu con người bắt đầu là mẹ là cha, là ông bà rồi đến bạn bè, thầy cô giáo và tất cả mọi người. Tất cả các em đều ham thích đọc sách, thích được nghe kể chuyện , nhiều em thuuộc được nhiều bài thơ hay, nhiều em có khả năng quan sát tinh tế giàu trí tưởng, nhiều em lại có khiếu nói năng lưu loát, ngôn ngữ trong sáng mạch lạc, dùng từ ngữ chính xác,… Đó là những cái mầm đòi hỏi người GV giảng dạy phải phải tinh, phải nhạy để để chăm sóc và bồi dưỡng kịp thời “những mầm non văn học ấy” không bị thui chột, lụi tàn mà ngày càng được phát triển lớn lên một cách tươi tốt. Tuy nhiên trong thực tế không phải em nào cũng có được khả năng ấy, nó phụ thuộc vào khả năng tiếp nhận của học sinh. Qua nhiều năm giảng dạy tui nhận thấy các em rất ngại học Tiếng Việt, đặc biệt không quen với việc cảm thụ văn học. tui cũng như nhiều đồng nghiệp của tui luôn trăn trở: Làm thế nào để giúp các em phát triển năng lực cảm thụ văn học ? Từ những trăn trở đó, bản thân tui đã tìm tòi và thử nghiệm một số biện pháp nhằm giúp học sinh phát triển năng lực cảm thụ văn học.
III. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu:
1. Phạm vi nghiên cứu: một số bài thơ, bài văn; một số bài tập trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4. Một số đề tập làm văn trong chương trình lớp 4 và một số câu thơ, đoạn văn hay của một số nhà thơ, nhà văn quen thuộc của Việt Nam.
2. Đối tượng nghiên cứu:
Các phương pháp dạy học phù hợp nhằm giúp các em cảm nhận những giá trị nổi bật, những đều sâu sắc, tế nhị và đẹp đẽ của văn học thể hiện trong tác phẩm hay một trích đoạn của tác phẩm.
IV. Mục đích nghiên cứu:
Tìm hiểu thực trạng của việc cảm thụ thơ văn qua các bài tập đọc của HS và thực trạng giảng dạy của bản thân đưa ra một số biện pháp nhằm giúp HS phát triển năng lực cảm thụ văn học để các em biết giữ gìn và yêu quý tiếng Việt.
V. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu
Để HS cảm thụ tốt về văn học, giáo viên cần quan tâm tới nhiệm vụ bồi dưỡng các em qua các giờ học (nhất là Tiếng Việt) và những hoạt động ngoài giờ lên lớp. Có như vậy các em sẽ cảm nhận được bài văn, bài thơ, những câu chuyện hay. Có năng lực cảm thụ văn học tốt sẽ giúp các em mở mang về tri thức, phong phú về tâm hồn. Từ đó các em sẽ có hứng thú khi viết văn, giúp cho các em thêm yêu quý Tiếng Việt và có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Bồi dưỡng cho HS cảm thụ tốt về văn học chính là cảm nhận được những giá trị nổi bật, những điều sâu sắc tế nhị và đẹp đẽ của văn học thể hiện trong tác phẩm. Học sinh cảm thụ tốt về văn học sẽ giúp các em học môn Tiếng Việt cùng các môn học khác tốt hơn. Đó chính là những điểm mới trong kết quả nghiên cứu.
B. PHẦN NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận:
Người ta thường nói “ Văn học là nhân học”. Học văn chính là học cách làm người. Từ thửa lọt lòng trong tiếng hát, lời ru ầu ơ của mẹ, của bà… đã chứa đựng bao câu thơ, lời văn. Những lời vàng ngọc ấy chắc hẳn đã sưởi ấm tâm hồn của mỗi chúng ta với tình cảm nồng ấm từ thửa ấu thơ. Theo năm tháng, sự cảm nhận văn chương trong mỗi con người cứ lớn dần, lớn dần… Và có thể nói để cảm thụ tốt về văn học không thể không nhắc tới vai trò của người thầy. Người thầy càng có biện pháp tốt để bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn cho HS thì chắc chắn khả năng đó của các em càng được nâng cao, và vai trò của người thầy ở bậc tiểu học lại càng quan trọng.
Thực tế cho thấy rằng ở lứa tuổi học sinh tiểu học các em thường rất thích đọc sách, nhất là thích đọc các bài thơ và thuộc được nhiều bài thơ hay. Nhiều em có khả năng tinh tế, trí tưởng tượng phong phú. Nhiều em lại có khiếu nói năng lưu loát, dùng từ chính xác… nhưng cũng có không ít em chưa hiểu hết ý nghĩa khi đọc một bài thơ hay bài văn; chưa có những rung động, những cảm xúc khi tiếp xúc với một tác phẩm văn chương. Chính vì lẽ đó tui luôn băn khoăn là làm thế nào để giúp các em có năng lực cảm thụ văn học tốt nên tui đã đưa ra một số biện pháp nhằm bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho các em.
II. Thực trạng của vấn đề:
1. Thực trạng:
Trong giảng dạy về văn học, việc nâng cao năng lực cảm thụ văn là một yêu cầu cần thiết đối với học sinh tiểu học. Như chúng ta đã biết học văn, học Tiếng Việt, các em không chỉ hiểu mà còn phải cảm, phải rung động tâm hồn và sâu xa hơn nữa là biết cách diễn đạt, cách nói và viết trong sáng biểu cảm.
Hiểu được, cảm thụ được văn chương làm cho tâm hồn các em thêm tinh tế, biết yêu và ca ngợi cái đẹp. Đây chính là cơ sở để lên cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông các em có một nền tảng tốt cho việc làm bài phân tích và bình giảng văn học. Chính vì vậy, trong quá trình dạy học, giáo viên giúp học sinh cảm nhận những giá trị nổi bật, những điều sâu sắc tế nhị và đẹp đẽ của văn học thể hiện trong tác phẩm (Câu chuyện, bài văn, bài thơ…) hay một bộ phận của tác phẩm (đoạn văn, đoạn thơ… thậm chí là một từ ngữ có giá trị trong câu văn, câu thơ). Để học sinh có được năng lực cảm thụ văn học sâu sắc và tinh tế giáo viên cần bồi dưỡng cho các em lòng say mê, hứng thú khi tiếp xúc với thơ văn, chịu khó tích luỹ vốn hiểu biết về thực tế cuộc sống và văn học để các em nắm vững kiến thức cơ bản về tiếng việt phục vụ cho cảm thụ văn học, kiên trì rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn về cảm thụ văn học. Trong thực tế nhiều giáo viên chưa phối hợp đúng mức các vấn đề có liên quan đó nên học sinh chưa hiểu, chưa cảm thụ tốt về văn học.
Từ khi cắp sách tới trường, học sinh được nghe kể chuyện, được đọc những bài thơ, bài văn trong sách báo, được nghe, được tham gia trả lời các câu hỏi để tìm hiểu nội dung bài học, qua đó giúp các em trau dồi từng bước về cảm thụ văn học. Thế nhưng, nhiều em không biết thế nào là cảm thụ văn học. Điều này trong quá trình giảng dạy có giáo viên còn xem nhẹ, ít chú ý để dẫn dắt học sinh hiểu, cảm nhận về từ, chưa cảm thụ tốt bài văn, bài thơ… dẫn đến kết quả giờ dạy chưa cao.
Chẳng hạn, trong giờ tập đọc, nhiều em chưa hiểu, chưa cảm nhận hết nội dung bài nên khi đọc các em chưa rung cảm, chưa đọc tốt.
Những đoạn văn, đoạn thơ, bài văn, bài thơ đưa vào chương trình dạy đều có nội dung và có giá trị nghệ thuật cao. Do học sinh chưa hiểu rõ về cái hay của câu, từ, các biện pháp được sử dụng nên các em chưa hiểu, chưa biết vận dụng để cảm thụ tốt về văn chương.
Từ thực trạng đó tui đã điều tra phân loại và khảo sát đựơc kết quả năng lực cảm thụ văn học của học sinh do lớp tui giảng dạy như sau:

Câu chuyện được dẫn dắt từ một phong tục đáng yêu của một làng quê là tất cả các cô gái tròn 15 tuổi là vào đêm rằm tháng giêng đến hồ Hàm Nguyệt để rửa mặt và nói lên ước nguyện của đời mình, theo lời truyền lại lời ước đó sau này đều ứng nghiệm. Tình tiết bất ngờ là chị Ngàn- một cô gái mồ côi mẹ, bị mù nhưng đẹp người, đẹp nết, đến tuổi trăng rằm, lẽ ra chị ước đều tốt đẹp cho mình nhưng chị lại ước cho bà hàng xóm hết bệnh, đã khiến cho nhân vật
“tôi” trong chuyện phải ngỡ ngàng khi nghe chị Ngàn ước. Nhưng khi chị kể về chuyện tình cảm bác hàng xóm, chị không muốn con bác ấy cũng mồ côi mẹ giống mình. Nghĩa cử cao đẹp đó khiến cho nhân vật “ tôi” trong truyện đã hiểu ra và nghĩ “ chị Ngàn ơi, khi nào em 15 tuổi, em sẽ…”
Câu chuyện gây xúc động thật sự vì hoàn cảnh đáng thương của chị Ngàn và việc làm cao đẹp của chị. Khi nghe xong câu chuyện, các em rất mến yêu chị Ngàn. Thế nên mới yêu cầu: Em hãy tìm kết cục vui cho câu chuyện trên, tất cả học sinh đều xây dựng kết sau này chị Ngàn được hưởng cuộc sống hạnh phúc.
Sự xúc động của các em chính là các em đã cảm nhận được cái hay, cái đẹp, cái thiện của cuộc sống thể hiện qua nhân vật chị Ngàn.
c. Phân môn Tập làm văn
Phân môn Tập Làm văn nhằm trang bị kiến thúc và rèn kí năng làm văn, nó góp phần cùng các môn học khác mở rộng vốn sống, rèn luyện tư duy lôgic, tư duy trừu tượng, bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc thẩm mĩ, hình thành nhân cách cho học sinh. Học các tiết Tập làm văn giúp học sinh có điều kiện tiếp cận với vẻ đẹp của con người, thiên nhiên qua bài văn, qua văn điển hình. Qua phân tích để làm Tập làm văn học sinh có dịp hướng tới cái chân, thiện, mĩ được định hướng trong đề bài.
Để học sinh nhận ra cái hay, chưa hay trong bài văn của mình, của bạn, tui luôn quan tâm việc học sinh trao đổi bài, sửa lỗi, góp ý cho nhau, đánh giá bài của nhau.
Dựa vào kiến thức bài dạy phân môn Tập làm văn ( xây dựng mở bài, thân bài, kết bài…) tui hướng dẫn học sinh ghi nhớ từng kiểu bài. Hướng dẫn để học sinh luyện tập thực hành tốt ở từng kiểu bài đó. Các em biết sử dụng các từ ngừ giàu hình ảnh, các biện pháp tu từ để bài văn thêm hấp dẫn.
Để làm bài tập về cảm thụ văn học đạt kết quả tốt, tui hướng dẫn các em thực hiện:
- Đọc kĩ để nắm chắc yêu cầu của bài tập ( phải trả lời được điều gì? )
- Đọc và tìm hiểu về câu thơ (câu văn) hay đoạn trích được nêu trong bài. ( Dựa vào yêu cầu cụ thể của bài để tìm hiểu. Ví dụ: cách dùng từ, đặt câu, cách dùng hình ảnh chi tiết, cách sử dụng các biện pháp nghệ thuật quen thuộc như nhân hoá, so sánh… đã giúp các em cảm nhận được nội dung ý nghĩa gì sâu sắc đẹp dẽ.)
- Viết đoạn văn, bài văn (chú ý câu mở đầu, câu ết thúc cảu đoạn). Ví dụ: Khi dạy bài “ Cái cối tân” ở sách giáo khoa để trả lời các câu hỏi, giáo viên khắc sâu cho học sinh cấu tạo của bài văn miêu tả đồ vật, các kiểu mở bài ( trực tiếp và gián tiếp), kết bài (kết bài mở rộng và kết bài không mở rộng), chú ý cách miêu tả ở phần thân bài: từ bộ phận lớn đến nhỏ, từ ngoài vào trong, từ phần chính đến phần phụ: cái vành đến cái áo; hai cái tai đến cái lỗ tai;… Trong cách miêu tả chú ý đến các hình ảnh so sánh: chật như nêm cối, cái chốt tre mà rảnh như đanh; các hình ảnh nhân hoá: cái tai) tỉnh táo để nghe ngóng (tất cả chúng) đều cất tiếng nói


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Tags: vai trò của phiếu học tập trong cảm thụ văn học, vai trò của việc cảm thụ văn học đối với học sinh Tiểu học, Việc học và đọc các tác phẩm văn chương có giá trị đem lại cho em những điều tốt đẹp nào?, cảm thụ văn học lớp 4 sách kết nối lớp 4, năng lực cảm thụ văn học trong dạy học đọc hiểu văn bản tiếng việt 4, một số bài cảm thụ chương trình kết nối lớp 4, biện pháp giúp học sinh thể hiện cảm xúc trong viết văn học, cảm thụ văn học lớp 4 bài gieo ngày mới, một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động viết môn tiếng Việt lớp 4 sách kết nối, biện pháp giúp học sinh tiểu học phát triển năng lực tự học tốt hơn, phát triển năng lực cảm thụ văn học cho học sinh lớp 4 qua đọc hiểu văn bản, năng lực cảm thụ văn học lớp 4, bài văn cảm thụ lớp 4 kết nối tri thức, các bài văn cảm thụ văn học lớp 4 của kết nối tri thức., cảm thụ văn học tiểu học, sách kết nối, hướng dẫn viết cảm thụ văn học lớp 4 kết nối, biện pháp giúp giúp học sinh học tốt môn Tiếng Việt lớp 4 Sách kết nối, biện pháp giúp bòi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cấp tiểu học, một số biện phap giup hoc sinh cam thu van hoc, dạy tiếng việt giúp hs phát triển năng lực, dàn bài viết cảm thụ văn học tiểu học
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top