daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
2. Lịch sử vấn đề.
3. Mục đích, yêu cầu nghiên cứu.
4. Phạm vi nghiên cứu.
5. Phương hướng và phương pháp nghiên cứu.
6. Đóng góp của luận văn.
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: Những vấn đề chung
1.1. Vài nét về văn học trung đại.
1.1.1. Những đặc điểm về nội dung.
1.1.1.1. Chủ nghĩa yêu nước.
1.1.1.2. Chủ nghĩa nhân đạo.
1.1.2. Những đặc điểm về hình thức.
1.1.2.1. Yếu tố Hán và yêu cầu dân tộc hóa hình thức văn học.
1.1.2.2. Tính quy phạm và việc phá vỡ tính quy phạm.
1.2. Vấn đề tiếp nhận văn học.
1.3. Vài nét về cuộc đời và sự nghiệp văn chương của Nguyễn Đình Chiểu.
1.3.1. Cuộc đời và con người của Nguyễn Đình Chiểu.
1.3.2. Sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu.
1.3.3. Vị trí của tác giả và các tác phẩm được chọn giảng trong trường.
Chương 2: Những biện pháp giúp học sinh khắc phục khó khăn khi học tác phẩm
văn chương của Nguyễn Đình Chiểu.
2.1. Những khó khăn khi học sinh tiếp cận tác phẩm văn chương.
2.1.1. Những khó khăn xuất phát từ tác phẩm.
2.1.1.1. Thể loại văn học.
a. Thơ
b. Văn tế
2.1.1.2. Điển cố
2.1.1.3. Hình ảnh ước lệ tượng trưng
2.1.1.4. Nhìn nhận các tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu một cách toàn diện.
2.1.2. Những khó khăn xuất phát từ phía học sinh.
2.1.2.1. Sự cách biệt về thời đại.
2.1.2.2. Sự khác biệt về quan niệm văn học.
2.1.2.3. Sự khác biệt về quan niệm thẩm mĩ.
2.1.2.4. Sự khác biệt trong cách đánh giá con người, cách đánh giá các giá trị đời sống
xã hội.
2.1.2.5. Hạn chế về kinh nghiệm sống, kinh nghiệm thưởng thức văn chương.
2.1.3. Những khó khăn xuất phát từ phía giáo viên.
2.1.3.1. Sợ cháy giáo án.
2.1.3.2. Hạn chế trong từng giáo viên.
2.1.3.3. Bệnh thành tích trong giáo dục.
2.2. Những biện pháp giúp học sinh khắc phục khó khăn khi học tác phẩm của Nguyễn
Đình Chiểu.
2.2.1. Biện pháp khắc phục khó khăn dựa vào tác phẩm.
2.2.1.1. Dựa vào những kiến thức về thể loại.
2.2.1.2. Dựa vào đặc trưng ngôn ngữ.
2.2.1.3. Giúp học sinh nhìn nhận các tác phẩm của nguyễn Đình Chiểu một cách toàn
diện.
2.2.2. Những biện pháp giúp học sinh tích cực hóa hoạt động tiếp nhận của học sinh
trong giờ học tác phẩm văn chương của Nguyễn Đình Chiểu.
2.2.2.1. Tái hiện lại bối cảnh lịch sử của tác phẩm và xây dựng bầu không khí văn
chương trong một tiết học.
a. Tái hiện lại bối cảnh lịch sử của tác phẩm.
b. Xây dựng bầu không khí văn chương trong một tiết học.
2.2.2.2. Phát triển năng lực cảm thụ tác phẩm văn học của học sinh.
2.2.2.3. Dạy học nêu vấn đề.
2.2.2.4. Ứng dụng các phương pháp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong
tiết giảng.
2.2.2.5. Mô hình thiết kế thể nghiệm các bài giáo án phục vụ cho việc giảng dạy các
tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu trong nhà trường.
PHẦN KẾT LUẬN
PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
“Văn học là nhân học” câu nói của Makxim Gocki đã được cô giáo dạy môn Ngữ
Văn lớp 11 của tui mở đầu thật ấn tượng trong tiết dạy đầu tiên của năm học mới. Ước
mơ trở thành giáo viên dạy môn Ngữ Văn giống cô lớn lên trong tui mỗi ngày. tui cố
gắng từng bước để thực hiện ước mơ ấy nhưng khi có cơ hội xuống trường phổ thông, tôi
bàng hoàng nhận ra rằng học sinh ngày nay không mặn mà lắm với môn Ngữ Văn. Việc
tiếp nhận văn học của học sinh hiện nay còn gặp rất nhiều khó khăn.
Chúng ta đều biết môn Ngữ Văn có vai trò và vị trí đặc biệt quan trọng trong giáo dục
cũng như trong đời sống xã hội. Nó vừa cung cấp nguồn tri thức về văn hóa, xã hội, con
người,…trong cuộc sống vừa là công cụ rèn luyện tư duy và góp phần bồi dưỡng
nhân cách, tâm hồn, tình cảm của học sinh. Học Ngữ Văn là “Quá trình rèn luyện toàn
diện”. Song, thực tế chất lượng dạy học Ngữ Văn của ta lại khác, tình trạng học sinh chán
học Ngữ Văn, không đồng cảm được với số phận nhân vật văn học và tiếng nói tâm tình
của tác giả nhất là các tác giả sáng tác trong giai đoạn văn học trung đại. Vấn đề đặt ra là:
Nguyên nhân do đâu? Biện pháp nào để khắc phục?
Dạy tốt và giúp học sinh học tốt tác phẩm văn chương đối với người giáo viên
là cả một vấn đề lớn. Mỗi thầy giáo, cô giáo đều trăn trở suy nghĩ để đưa ra những biện
pháp khắc phục kịp thời trong quá trình giảng dạy, những thủ thuật để truyền đạt đến các
em những kiến thức của bài học, giúp các em nâng cao nhận thức đồng thời bồi dưỡng
cho các em tư tưởng tình cảm lành mạnh từ nội dung bài giảng. Muốn đạt được thành
công đó bên cạnh yêu cầu về nội dung bài học còn đòi hỏi phải có phương pháp thích
hợp. Phương pháp dạy học Ngữ Văn rất cần thiết cho công việc giảng dạy sau này và
mang lại thuận lợi cho học sinh khi tiếp cận với tác tác phẩm. Người giáo viên có được
phương pháp giảng dạy khoa học nghĩa là đã nắm vững trong tay “chìa khóa vạn năng”
để mở cánh cửa tri thức của nhân loại và chiếm lĩnh nó như có lần cô giáo nói, Khổng Tử
đã dạy: “Nếu bạn cho anh ta một con cá, bạn chỉ nuôi anh ta được một ngày. Nếu bạn dạy
một người câu cá, bạn nuôi anh ấy cả đời”. Đây là lí do người viết chọn làm luận văn
chuyên ngành phương pháp.
Mặt khác, Nguyễn Đình Chiểu là một ngôi sao sáng trên bầu trời văn học nước nhà.
Cụ Đồ là một nhà thơ có lòng tin vững chắc vào sức mạnh của quần chúng, là ngọn cờ
của dòng văn học yêu nước. Điều đó cũng có nghĩa là Nguyễn Đình Chiểu là người nói
lên được tiếng nói của thời đại, nói lên được vấn đề bao quát của cả một giai đoạn lịch sử
đương thời.
Trên đây là lí do người viết chọn đề tài: “Một số biện pháp giúp học sinh trung học
phổ thông khắc phục khó khăn khi học tác phẩm văn chương của Nguyễn Đình
Chiểu”.
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ.
Sự phát triển của khoa học về phương pháp dạy học Ngữ văn đã làm thay đổi hoàn
toàn vị trí của người dạy và người học như lời nhận định: “Cái quan trọng nhất trong
giảng dạy nói chung và trong dạy văn nói riêng là rèn luyện bộ óc, rèn luyện phương
pháp suy nghĩ, phương pháp tra cứu, phương pháp tìm tòi, phương pháp vận dụng kiến
thức của mình” (Phạm Văn Đồng).
Để có sự thay đổi tích cực đó, những chuyên gia đầu ngành về phương pháp đã có
những đóng góp không nhỏ. Phan Trọng Luận đã cho ra đời các công trình nghiên cứu
như: “Phương pháp dạy học văn” (1963), “Phân tích tác phẩm văn chương trong nhà
trường” (1977), “Con đường nâng cao hiệu quả dạy văn” (1978), “Cảm thụ văn học và
giảng dạy văn học” (1983), “Phương pháp dạy học văn” (1988), “Văn chương bạn đọc
sáng tạo” (2003),… Nguyễn Thị Thanh Hương với công trình nghiên cứu “Dạy học văn ở
trường phổ thông” (2001), tác giả Đặng Thai Mai với: “Trên đường nghiên cứu và giảng
dạy tác phẩm văn chương” (2002), tác giả Trịnh Xuân Vũ với công trình: “Văn chương và
phương pháp giảng dạy văn chương”, công trình: “Vấn đề giảng dạy tác phẩm văn học
theo loại thể” của nhiều tác giả, “Lí luận dạy học văn” (2003) của nhiều tác giả,… Khi
đọc các công trình nghiên cứu này, ta nhận thấy các tác giả chủ yếu cung cấp những
phương pháp dạy học Ngữ Văn ở tầm khái quát hay chỉ dừng lại ở giai đoạn văn học chứ
chưa đi sâu vào tìm hiểu “Một số biện pháp giúp học sinh trung học phổ thông khắc
phục khó khăn khi học tác phẩm văn chương của Nguyễn Đình Chiểu” nhưng tác giả
vẫn có một vài ý kiến về đề tài này.
Trong cuốn “Phương pháp dạy học văn” (1988) Phan Trọng Luận và Nguyễn Thanh
Hùng đã đưa ra rất nhiều phương pháp học tích cực như đọc diễn cảm, dạy học nêu vấn
đề, phương pháp gợi mở, giảng bình,… Theo các tác giả, phương pháp tổ chức một giờ
học như thế nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức vững chắc có tính hệ thống.
Trong cuốn “Phương pháp dạy học văn” (2005) các tác giả Phan Trọng Luận, Trương
Dĩnh, Nguyễn Thanh Hùng, Trần Thế Phiệt đã đưa ra phương pháp dạy học bộ môn cụ
thể là: Phương pháp dạy học văn ở trường phổ thông trung học, phương pháp dạy học tác
phẩm văn chương trong nhà trường, người giáo viên văn học,... Các tác giả đã đưa ra
những luận điểm và những nguyên tắc, phương pháp dạy học tác phẩm văn chương trong
nhà trường trong đó lấy học sinh làm trung tâm, phương pháp tiếp cận phân tích giảng
dạy tác phẩm văn chương trong nhà trường.
Trong cuốn “Dạy học văn ở trường phổ thông” (2001) tác giả Nguyễn Thị Thanh
Hương đã nêu lên cách xây dựng bầu không khí văn chương, xây dựng câu hỏi chuẩn bị
bài, giải thích cắt nghĩa những từ khó.
Trong cuốn “Lí luận dạy học Ngữ Văn” (2003) nhóm các tác giả gồm: Nguyễn Thị
Hồng Nam, Nguyễn Minh Chính, Trần Đình Thích, Hà Hồng Vân của trường Đại học Cần
Thơ đã đưa ra những khó khăn và biện pháp khắc phục những khó khăn của học sinh
trong quá trình tiếp nhận văn học. Những khó khăn cụ thể như: Khó khăn xuất phát từ tác
phẩm: Từ cổ, điển cố văn học, nghĩa đen, nghĩa bóng của từ, cấu trúc ngữ pháp của câu,
hình ảnh ẩn dụ,…. Khó khăn do khách quan như: Về quan niệm văn chương, quan niệm
thẩm mĩ, khác biệt về lối sống, văn hóa, tập quán, kinh nghiệm sống của học sinh,…. Các
biện pháp mà các tác giả đưa ra nhằm giải quyết những khó khăn trên là: Trình bày những
hoàn cảnh lịch sử mà tác phẩm ra đời, cung cấp những quan niệm của tác giả khi viết tác
phẩm, giải nghĩa từ khó, hướng dẫn học sinh suy luận dựa vào hoàn cảnh cụ thể”.
Bên cạnh những tài liệu về phương pháp còn có những tài liệu viết về tác gia
Nguyễn Đình Chiểu cần thiết cho đề tài luận văn này. Đầu tiên phải kể đến cuốn: “Sách
giáo khoa Ngữ Văn 11”, tập 1(Bộ cơ bản), nhà xuất bản giáo dục, do Phan Trọng Luận
tổng chủ biên, in xong và nộp lưu chiểu tháng 6 năm 2007.
Sách có viết về các tác phẩm văn chương của Nguyễn Đình Chiểu. Hệ thống các phần
trong bài học từ tiểu dẫn, văn bản, chú thích, câu hỏi hướng dẫn học bài có thể giúp các
phần nào khắc phục khó khăn bước đầu khi tiếp nhận văn chương của Nguy
Chiểu.
Về tác giả Nguyễn Đình Chiểu, từ trước đến nay có rất nhiều công trình nghiên cứu
về cuộc đời và sự nghiệp văn chương của ông. Các công trình nghiên cứu
về Nguyễn Đình Chiểu như: “Nguyễn Đình Chiểu ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân
tộc”của Phạm Văn Đồng; “Nguyễn Đình Chiểu, nhà yêu nước lớn của nhân dân Việt
Nam” của Đặng Thai Mai; “Nguyễn Đình Chiểu, một nhà thơ lớn, một tấm gương chói
ngời tinh thần bất khuất của dân tộc Việt Nam” của Hoài Thanh; “Nguyễn Đình Chiểu,
đạo làm người” của Trần Văn Giàu; “Những cống hiến đặc sắc của Nguyễn Đình Chiểu
trong lịch sử văn học dân tộc” của Nguyễn Lộc;… Chúng ta thấy các nhà nghiên cứu đưa
ra những nhận định thấu đáo.
Đề tài: “Một số biện pháp giúp học sinh trung học phổ thông khắc phục khó khăn
khi học tác phẩm văn chương của Nguyễn Đình Chiểu” là đề tài tiếp nối nhưng không
lặp lại. Ta nói như vậy là vì người thực hiện tìm hiểu và vận dụng những công trình
nghiên cứu để tạo đà tiến hành lồng ghép, vận dụng những kiến thức ấy vào việc giúp học
sinh trung học phổ thông khắc phục khó khăn khi học tác phẩm văn chương của Nguyễn
Đình Chiểu.
Nói tóm lại, việc tìm hiểu lịch sử vấn đề là khâu quan trọng giúp người thực hiện
có cái nhìn bao quát hơn về nội dung, yếu tố có liên quan đến đề tài đã chọn.
3. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU NGHIÊN CỨU.
Đây là đề tài thuộc về phương pháp dạy học Ngữ Văn nên phải giải đáp ba câu hỏi cơ
bản: Môn Ngữ Văn là gì? Dạy học môn Ngữ Văn để làm gì? Dạy học Ngữ Văn như thế
nào? Cũng trên tinh thần như vậy, người thực hiện đề tài: “Một số biện pháp giúp học
sinh trung học phổ thông khắc phục khó khăn khi học tác phẩm văn chương Nguyễn
Đình Chiểu” đề ra những mục đích như sau:
 Thông qua đề tài, chúng ta sẽ có kiến thức sâu hơn về nền văn học trung đại nói
chung, tác giả Nguyễn Đình Chiểu nói riêng, vấn đề tiếp nhận văn học để làm nền
tảng cho việc dạy và học tốt văn chương Nguyễn Đình Chiểu trong chương trình
Ngữ văn lớp 11, tập 1.

 Chúng ta đi sâu vào tìm hiểu những khó khăn mà học sinh trung học phổ thông vấp
phải khi học môn Ngữ Văn để từ đó có những biện pháp khắc phục phù hợp giúp
học sinh học tốt môn Ngữ Văn trong nhà trường. Đây là vấn đề trăn trở của nhiều
giáo viên và cũng là mục đích quan trọng mà người thực hiện đề tài cần đạt được.
Để đạt được những mục đích như vậy thì người thực hiện đề tài cần có sự thâm nhập
thực tế để hiểu được ở giáo viên và học sinh có những khó khăn ra sao trong quá trình dạy
và học tác phẩm văn chương của Nguyễn Đình Chiểu.
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
Văn học trung đại là một thời kì văn học kéo dài từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX với sự
đa dạng về thể loại, phong phú về tác phẩm. Do đây là đề tài về phương pháp lại tìm hiểu
về một tác giả cụ thể nên người thực hiện không đi vào chi tiết cặn kẽ những đặc điểm
của văn học trung đại mà chỉ điểm qua những đặc điểm chung của nền văn học trung đại
để làm nền cho việc nghiên cứu về tác gia cùng các tác phẩm thơ văn của Nguyễn Đình
Chiểu được chọn giảng trong chương trình Ngữ văn ở bậc trung học phổ thông, nghiên
cứu những biện pháp giúp học sinh khắc phục khó khăn khi học tác phẩm văn chương của
Nguyễn Đình Chiểu.
Với đề tài này, người thực hiện sẽ đi sâu vào nghiên cứu phương pháp dạy học văn
trong nhà trường hiện nay, đồng thời kết hợp với sách giáo khoa tập thiết kế bài giảng các
tác phẩm văn chương của Nguyễn Đình Chiểu được chọn giảng trong nhà trường.
5. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
5.1. Phương hướng nghiên cứu:
Người thực hiện tiến hành khái quát về đặc điểm của nền văn học trung đại, vấn đề
tiếp nhận văn học, tác giả Nguyễn Đình Chiểu, tìm hiểu những nguyên nhân chủ quan
và khách quan tạo nên khó khăn khi học sinh trung học phổ thông học tác phẩm văn
chương của Nguyễn Đình Chiểu để đề ra một số biện pháp khắc phục những khó khăn đó.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D NHỮNG BIỆN PHÁP, PHƯƠNG HƯỚNG NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG tác kế TOÁN CHI PHÍ sản XUẤT và TÍNH GIÁ THÀNH sả Nông Lâm Thủy sản 0
M Những biện pháp cơ bản để phát triển du lịch Hội An đến năm 2010 theo hướng công nghiệp hoá Luận văn Kinh tế 0
H Vốn kinh doanh và những biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ở công ty dệt Minh Khai Luận văn Kinh tế 0
O Những biện pháp cơ bản nhằm hạ giá thành sản phẩm tại xí nghiệp xây lắp điện – Công ty điện lực I Khoa học Tự nhiên 0
N Những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại công ty Sản xuất – xuất nhập khẩu đầu tư Luận văn Kinh tế 0
A Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước và những biện pháp để đẩy thúc đẩy cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nư Công nghệ thông tin 0
T Những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty Công nghệ thông tin 0
T Những biện pháp cơ bản để tăng cường huy động vốn đầu tư trong nước phục vụ cho phát triển kinh tế V Công nghệ thông tin 0
Z Vốn kinh doanh và những biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ở Công ty Cung ứng dịch v Công nghệ thông tin 0
L Vốn kinh doanh và những biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ở Công ty cổ phần Cao Hà Công nghệ thông tin 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top