daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TỔNG BÁCH HÓA.8
1.1 Tổng quan về công ty cổ phần tổng bách hóa.............................................8
1.1.1 Quá trình hình thành phát triển..............................................................8
1.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị và nhân sự............................................9
1.1.3 Cơ cấu vốn điều lệ của công ty và các chi nhánh .................................13
1.1.4 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và các hoạt động chủ yếu của công ty15
1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong thời gian gần đây ......17
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨU
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TỔNG BÁCH HÓA ...........................................20
2.1 Khái quát về hoạt động nhập khẩu của công ty........................................20
2.1.1 Kim ngạch và mặt hàng xuất nhập khẩu...............................................20
2.1.2 Thị trường nhập khẩu chủ yếu của công ty...........................................25
2.1.4 Hình thức nhập khẩu và cách phân phối của công ty ...............28
2.2 Phân tích hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty........................30
CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨU
HÀNG HÓA CỦA CÔNG TY..........................................................................34
3.1 Đánh giá hoạt động nhập khẩu.................................................................34
3.1.1 Những kết quả đạt được .......................................................................34
3.1.2 Những hạn chế trong hoạt động nhập khẩu.........................................37
3.2. Nguyên nhân của những hạn chế............................................................38
3.2.1 Nguyên nhân khách quan .....................................................................38
3.2.2 Nguyên nhân thuộc doanh nghiệp.........................................................40
CHƯƠNG 4. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP
CHO HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY.....................................41
4.1 Định hướng cho hoạt động nhập khẩu của công ty..................................41
4.2 Một sô giải pháp, kiến nghị nhằm phát triển hoạt động kinh doanh nhập
khẩu của công ty .............................................................................................42
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi3
4.2.1 Giải pháp từ phía công ty.....................................................................42
4.2.2 Một số kiến nghị đối với nhà nước........................................................48
KẾT LUẬN........................................................................................................51
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tính tất yếu của việc nghiên cứu đề tài
Trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay xuất nhập khẩu đóng vai trò vô
cùng quan trọng, nó là nhân tố phát huy sức mạnh nền kinh tế trong nước. Trong
những năm qua, nước ta đang thực hiện chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu, thay thế
hàng nhập khẩu bằng hàng trong nước, tuy nhiên không vì thế mà bỏ qua nhập
khẩu. Nhập khẩu hàng hoá là một phần không thể thiếu trong ngoại thương.
Nhập khẩu tác động một cách trực tiếp và quyết định đến đời sống kinh tế trong
nước. Nhập khẩu giúp bổ sung những hàng hoá mà trong nước không sản xuất
được hay sản xuất không đủ, hay để thay thế những hàng hoá mà nếu sử dụng
hàng trong nước thì sẽ không có lợi bằng. Nhập khẩu tạo điều kiện thúc đẩy
nhanh chóng quá trình xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, chuyển dịch cơ cấu kinh
tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đảm bảo kinh tế phát triển cân đối;
thúc đẩy xuất khẩu, tạo đầu vào cho sản xuất hàng hoá. Tuy nhiên nhập khẩu
phải đảm bảo có hiệu quả và đúng với chủ trương, chính sách của nhà nước.
Công ty cổ phần Tổng Bách Hóa là doanh nghiệp có chức năng kinh
doanh tổng hợp, trong đó có chức năng kinh doanh nội địa và kinh doanh xuất
nhập khẩu. Trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu thì chủ yếu là hoạt động
kinh doanh nhập khẩu. Hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty có vai trò
quan trọng trong toàn bộ hoạt động của công ty, nó chịu nhiều ảnh hưởng của
nền kinh tế trong nước cũng như nền kinh tế thế giới. Việc đánh giá hoạt động
kinh doanh nhập khẩu của công ty để đề ra một số biện pháp nhằm đẩy mạnh
hoạt động nhập khẩu có tầm quan trọng đặc biệt và có ý nghĩa thiết thực hiện
nay. Từ đó em quyết định nghiên cứu đề tài: Phát triển hoạt động kinh doanh
nhập khẩu của công ty cổ phần Tổng Bách Hóa.
2 Mục đích nghiên cứu của đề tài
Dựa vào việc đánh giá phân tích thực trạng kinh doanh nhập khẩu của
công ty để đề xuất một số giải pháp hữu hiệu nhằm đẩy mạnh hoạt động nhập
khẩu của công ty.
3 Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi7
Đề tài nghiên cứu hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty cổ phần
Tổng Bách Hóa
4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đề tài nghiên cứu hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty trong giai
đoạn 2006 – 2009 nhằm đưa ra một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động nhập khẩu
của công ty.
5. Kết cấu của đề tài
Đề tài gồm có 4 chương
Chương 1: Tổng quan về công ty cổ phần Tổng Bách Hóa
Chương 2: Thực trạng hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty cổ
phần Tổng Bách Hóa
Chương 3: Đánh giá hoạt động kinh doanh nhập khẩu hàng hóa của công
ty
Chương 4: Phương hướng phát triển và một số giải pháp cho hoạt động
nhập khẩu của công ty
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TỔNG BÁCH HÓA
1.1. Tổng quan về công ty cổ phần tổng bách hóa
1.1.1. Quá trình hình thành phát triển
Công ty Cổ phần Tổng Bách hóa có tiền thân từ Công ty Bách hóa I trực
thuộc Bộ Thương Mại được thành lập từ năm 1957, từ đó đến nay đã qua nhiều
lần thay đổi tên từ: Cục Bách hóa ngũ kim sang Tổng Công ty Bách hóa sau đó
sang Công ty Bách hóa I trực thuộc Bộ Thương Mại.
Giai đoạn từ năm 1957 đến năm 1985
Có tên là Cục Bách hóa ngũ kim trực thuộc Bộ Nội Thương. Chức năng
nhiệm vụ chủ yếu là kinh doanh hàng kim khí, điện máy, thiết bị phụ tùng, kinh
doanh vật liệu xây dựng, vật tư nông nghiệp, lương thực, nông sản, vật tư
nguyên liệu phục vụ sản xuất.
Giai đoạn từ năm 1986 đến tháng 3 năm 1995
Có tên là Tổng Công ty Bách hóa - Bộ Thương Mại. Do yêu cầu đổi mới
và mở cửa nền kinh tế nhằm nâng cao quy mô và khả năng sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp phục vụ cho quá trình đổi mới nền kinh tế đất nước.
Chức năng nhiệm vụ kinh doanh được mở rộng hơn so với giai đoạn trước
đó như: kinh doanh kho và vận tải, kinh doanh bách hóa, văn hóa phẩm, thuê
đất xây dựng kho, xây dựng nhà máy quy mô vừa và nhỏ sản xuất hàng tiêu
dùng.
Từ ngày 10 tháng 3 năm 1995 đến trước tháng 8 năm 2004
Theo quyết định số 156/ TM- TCCB ngày 10/03/1995 của Bộ Thương
Mại, về việc hợp nhất Văn phòng Tổng công ty Bách hóa, Công ty Văn hóa
phẩm, Công ty Bách hóa Văn Điển, Công ty Bách hóa Hải Phòng thành Công ty
Bách hóa I trực thuộc Bộ Thương Mại. Mở rộng thêm các ngành kinh doanh mới
: thuốc lá, nguyên liệu sản xuất thuốc lá, kinh doanh tài chính, kinh doanh cầm
cố, kinh doanh bất động sản, xây dựng và kinh doanh nhà, siêu thị, khách sạn,
kinh doanh xuất - nhập khẩu.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi9
Từ ngày 19 tháng 8 năm 2004 đến nay
Theo giấy phép kinh doanh số 0103005116 do sở Kế hoạch và Đầu tư
thành phố Hà Nội cấp đã thành Công ty Cổ phần Tổng Bách hóa. Do yêu cầu
thực tiễn đặt ra phải đổi mới cơ cấu tổ chức quản lý của các Doanh nghiệp Nhà
nước sang hình thức Cổ phần hóa và một số hình thức khác.
Hiện nay Công ty Cổ phần Tổng Bách hóa là Công ty Cổ phần, hoạt động
theo quy chế của Công ty Cổ phần, có tư cách pháp nhân, được sử dụng con dấu
riêng theo mẫu quy định của Nhà nước. Trụ sở: 38 Phan Đình Phùng, Ba Đình,
Hà nội. Điện thoại: 04- 8456986. Fax: 04- 8452997. Vốn điều lệ:
31.178.000.000 đồng (Ba mươi mốt tỷ một trăm bảy mươi tám triệu đồng chẵn).
Tài khoản: 43110102117. Chi nhánh Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển
nông thôn Thanh Trì - Hà Nội. Tổng số cán bộ công nhân viên: 207 người
1.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị và nhân sự
Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung
phụ thuộc rất lớn vào tính hợp lý trong việc tổ chức bộ máy quản lý. Một trong
những nhân tố quan trọng để một cơ cấu tổ chức hoạt động hiệu quả là việc sắp
xếp bố trí công nhân viên trong cơ cấu tổ chức phù hợp với năng lực và sở
trường của họ.
Công ty Cổ phần Tổng Bách hóa là một công ty cổ phần cho nên cơ cấu tổ
chức bộ máy của Công ty phải theo mô hình cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ
phần. Cơ quan đứng đầu Công ty Cổ phần Tổng Bách hóa là Đại hội cổ đông,
được họp thường niên mỗi năm một lần bao gồm các Cổ đông của Công ty nhằm
đánh giá tổng kết kết quả hoạt động của Công ty, bàn bạc và đưa ra những
phương hướng phát triển Công ty, bổ nhiệm các vị trí trong hội đồng quản trị và
các vấn đề về lợi nhuận, phân chia lợi nhuận. Đại hội cổ đông có quan hệ, quản
lý Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát của Công ty. Sau Đại hội cổ đông là Hội
đồng quản trị, bao gồm 05 người, đứng đầu Hội đồng quản trị là Chủ tịch Hội
đồng quản trị. Hội đồng quản trị đưa ra những phương hướng, mục tiêu chiến
lược cho công ty cũng như quyết định những chiến lược phát triển của Công ty.
Riêng mặt hàng phân bón thì tăng dần đến năm 2008, sang năm 2009 thì
công ty hạn chế nhập khẩu mặt hàng này do trong nước có nhiều nhà máy sản xuất
phân bón đi vào hoạt động, đáp ứng khá đủ nhu cầu trong nước, có khả năng thay
thế hàng nhập khẩu. Ngoài ra, do tập trung vốn để đầu tư nhập khẩu sắt thép và bột
giấy nên giá trị nhập khẩu phân bón bị giảm sút từ 1,79 triệu USD năm 2006 chiếm
30% xuống chỉ còn 0,75 triệu USD chiếm 10% kim ngạch nhập khẩu của công ty.
Công ty luôn chú trọng về chất lượng sản phẩm nhập khẩu sao cho đáp ứng
nhu cầu của khách hàng, đảm bảo chất lượng, giữ uy tín cho công ty, đa dạng hoá
chủng loại, Công ty cũng đã chú trọng hơn đến vấn đề mở rộng thêm các mặt hàng
nhập khẩu, đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh và tiêu dùng ở thị trường trong
nước. Chính điều đó đã đem lại hiệu quả lớn hơn trong hoạt động kinh doanh nhập
khẩu của công ty.
2.1.2. Thị trường nhập khẩu chủ yếu của công ty
Hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty cổ phần Tổng Bách Hóa
ngày càng phong phú, không chỉ phục vụ cho các khách hàng trong ngành sản
xuất mà còn phục vụ cho người tiêu dùng trực tiếp với thị trường nhập khẩu hàng
hóa rất đa dạng khắp nơi trên thế giới. Các thị trường nhập khẩu chủ yếu của
công ty chủ yếu trong khu vực Châu Á như: Trung Quốc, Nhật Bản, Malaysia,
Singapo, chỉ có một thị trường ở Châu Âu đó là Đức. Trong đó, Trung Quốc,
Đức và Nhật Bản là những thị trường nhập khẩu chủ yếu của Công ty và là những
thị trường truyền thống của công ty. Việc phát huy quan hệ đối tác làm ăn lâu dài
với các doanh nghiệp của 3 thị trường này được công ty chú trọng, cùng với đó là
công ty mở rộng thêm những thị trường kinh doanh mới ở khắp nơi trên thế giới,
góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu hàng hóa. Giá trị nhập khẩu
qua các năm từ các thị trường Đức, Nhật, Trung Quốc lớn do Công ty nhập khẩu
từ thị trường này chủ yếu các mặt hàng có giá trị cao như: sắt thép, máy móc, vật
liệu, phân bón
Trong những năm tới, để công tác quản lý và sử dụng vốn tốt hơn, Công ty đã
ban hành quy chế quản lý vốn, tiền hàng. Để tháo gỡ khó khăn về vốn cho các đơn vị
thành viên, Hội đồng quản trị chủ trương bàn với Ngân hàng, Công ty mẹ bảo lãnh
cho các đơn vị thành viên vay vốn trực tiếp tại Ngân hàng để kinh doanh với hạn mức
phù hợp và an toàn. Đối với các hợp đồng lớn vượt quá khả năng và hạn mức vay vốn
của các Công ty con, Công ty mẹ và Công ty con cùng hợp tác kinh doanh dưới sự chỉ
đạo và quản lý của Công ty mẹ. Lợi nhuận phân chia theo quy định trên từng phương
án cụ thể.
4.2. Một số giải pháp, kiến nghị nhằm phát triển hoạt động kinh doanh
nhập khẩu của công ty
4.2.1. Giải pháp từ phía công ty
4.2.1.1. Nâng cao hiệu quả làm việc của đội ngũ cán bộ công nhân viên
Để công ty có thể hoạt động tốt thì ban lãnh đạo và đội ngũ cán bộ làm việc
đóng vai trò hết sức to lớn. Ban lãnh đạo cần bám sát và theo dõi các hoạt động của
công ty để có các kế hoạch thích hợp. Lãnh đạo công ty là bộ phận quản lý đề ra
phương hướng hoạt động cho công ty nên cần nắm rõ được năng lực của từng phòng
ban để đề ra phương hướng chiến lược và kế hoạch hoạt động hiệu quả. Về đội ngũ
cán bộ công nhân viên của công ty: đây là một bộ phận vô cùng quan trọng, ảnh
hưởng đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường
luôn vận động này thì nhân tố con người cũng phải vận động cho phù hợp, nhất là khi
nước ta đã gia nhập Tổ chức kinh tế thế giới WTO. Để có được một đội ngũ cán bộ
công nhân viên có tâm huyết nhiệt tình và có năng lực, công ty có thể áp dụng một số
biện pháp sau:
Không ngừng đào tạo, đào tạo lại nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ
công nhân viên của công ty, tạo sự thích ứng con người với công việc. Công ty cần
quán triệt một số yêu cầu: đào tạo phải phù hợp với yêu cầu mới phát sinh trong công
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi43
tác, đào tạo phải có hiệu quả, cụ thể là sau đào tạo nhân viên phải có khả năng làm
việc tốt hơn. Đặc biệt công ty phải chú trọng đào tạo ngoại ngữ cho các cán bộ nghiệp
vụ để đáp ứng tốt nhu cầu khi làm việc với đối tác nước ngoài.
Đổi mới công tác tuyển dụng nhân sự: đổi mới chương trình thi tuyển dụng vào
công ty, đối mới hình thức thi và đề thi phù hợp với vị trí tuyển dụng, áp dụng các
chương trình và hình thức thi mới, như các chương trình thi Tiếng Anh mới, các hình
thức thi IQ, phỏng vấn.
Trong công ty hiện nay còn tồn tại một số phòng, trạm kinh doanh hoạt động
kém hiệu quả. Vì vậy việc tinh giảm bớt các đầu mối kinh doanh cũng như cá nhân
kinh doanh kém là nhiệm vụ hết sức quan trọng. Trên cơ sở nhận thức đó, cần bố trí
mô hình tổ chức kinh doanh hợp lý là lấy mục tiêu hiệu quả, lợi nhuận doanh nghiệp
làm nền tảng. Cần có thái độ đúng trong việc bố trí sắp xếp nhân lực đảm bảo thực
hiện đúng chế độ thực hiện của người lao động. Đồng thời lấy hiệu quả công tác làm
tiêu chuẩn, tiêu thức.
Đòi hỏi đặt ra với công ty hiện nay là cần sắp xếp bố trí những cán bộ lãnh đạo
dưới quyền giám đốc, bao gồm những người có trình độ quản lý, có năng lực hoạt
động kinh doanh, có chuyên môn cao, tạo điều kiện tốt nhất để họ phấn đấu trở thành
những người tiêu biểu làm kinh doanh.
4.2.1.2. Huy động tối đa nguồn vốn kinh doanh
Vốn kinh doanh là một điều kiện hết sức quan trọng, nó quyết định vận mệnh
của công ty. Nếu nguồn vốn thấp thì công ty mất quyền chủ động trong kinh doanh,
bỏ lỡ các cơ hội trong làm ăn, khả năng cạnh tranh kém. Vì vậy việc huy động vốn
trong kinh doanh là rất quan trọng.
Huy động vốn thông qua huy động vốn cổ phần của các doanh nghiệp thuộc các
thành phần kinh tế và của cán bộ công nhân viên của công ty
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Phát triển hoạt động cho vay tại tổ chức tài chính vi mô trách nhiệm hữu hạn một thành viên tình thương Luận văn Kinh tế 0
D Các giải pháp nâng cao hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty TNHH Phú Long Việt Nam Quản trị Nhân lực 0
D Giải pháp phát triển hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Quân Đội Luận văn Kinh tế 0
D Phát triển hoạt động cho vay mua nhà ở khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Luận văn Kinh tế 0
D phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3 4 tuổi thông qua hoạt động kể chuyện Luận văn Sư phạm 0
D Thiết kế hoạt động trải nghiệm theo định hướng phát triển năng lực sáng tạo học phần sinh học cơ thể Luận văn Sư phạm 0
D Thực trạng phát triển hoạt động logistics của nhật bản và bài học kinh nghiệm cho việt nam Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện hoạt động chăm sóc khách hàng tại ngân hàng Đầu tư & phát triển Việt Nam chi nhánh Đà Nẵng Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá tác động của hoạt động du lịch đến môi trường tự nhiên và nhân văn ở khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ TP.HCM theo hướng phát triển Khoa học Tự nhiên 0
D phát triển hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng acb chi nhánh cửa nam Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top