daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Đánh giá tác động của hoạt động du lịch đến môi trường tự nhiên và nhân văn ở khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ TP.HCM theo hướng phát triển bền vững

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
I. Mục đích và ý nghĩa của đề tài 1
II. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
III. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2
IV. Phương pháp tiếp cận và thực hiện 4
V. Nội dung nghiên cứu 5
CHƯƠNG MỘT
ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG VÀ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH
Ở RỪNG NGẬP MẶN (RNM) CẦN GIỜ
I. Tổng quan về rừng ngập mặn Cần Giờ 6
1. Tài nguyên tự nhiên 6
1.1. Vị trí địa lý 6
1.2. Địa hình 6
1.3. Thổ nhưỡng 7
1.4. Đặc điểm khí hậu – khí tượng 8
1.5. Mạng lưới sông rạch 10
1.6. Chế độ thủy triều 11
1.7. Độ mặn 11
1.8 . Tổng quan về thực vật và thảm thực vật RNM Cần Giờ 12
1.9. Tổng quan về khu hệ động vật rừng ngập mặn Cần Giờ 18
2. Tài nguyên nhân văn 26
2.1. Hệ thống di tích lịch sử-văn hóa 28
2.1.1. Di tích lịch sử 28
2.1.2. Di tích khảo cổ học 29
2.1.3. Di tích tôn giáo – tín ngưỡng 31
2.2. Phong tục, tập quán, lối sống 33
2.3. Lễ hội, trò chơi dân gian 34
2.4. Làng nghề truyền thống 36
II. Thực trạng khai thác, sử dụng RNM Cần Giờ trong các hoạt động du lịch 39
1. Các loại hình du lịch sinh thái 39
2. Các sản phẩm du lịch 41
3. Tình hình khai thác thị trường du khách 46
III. Đánh giá chung về tiềm năng và hoạt động du lịch ở RNM Cần Giờ 47 1. Những thuận lợi 48
2. Những khó khăn và hạn chế 48
CHƯƠNG HAI
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG DU LỊCH
ĐẾN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VÀ NHÂN VĂN Ở KHU DỰ TRỮ SINH
QUYỂN RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ
I. Tác động đến môi trường tự nhiên 50
1. Tác động của các dự án phát triển du lịch 50
1.1. Những tác động do quy hoạch và chuẩn bị địa điểm xây dựng 51
1.2. Những tác động khi các dự án du lịch được thực hiện 52
2. Tác động của khai thác du lịch 54
2.1. Tác động đến tài nguyên nước 54
2.2. Tác động đến môi trường không khí 59
2.3. Tác động đến tài nguyên đất 60
2.4. Tác động đến tài nguyên động, thực vật 61
II. Tác động đến môi trường xã hội và nhân văn 63
1. Tác động của hoạt động du lịch đến các ngành kinh tế của địa phương 63
2. Du lịch mang lại việc làm mới cho một bộ phận người dân địa phương 72
3. Du lịch tác động đến tình hình đất đai ở Cần Giờ 80
4. Hoạt động du lịch phát triển đã góp phần làm tăng giá cả
sinh hoạt tại địa phương 83
5. Du lịch tác động đến tình hình gia tăng dân số ở Cần Giờ 84
6. Những vấn đề xã hội nảy sinh do tác động của hoạt động
du lịch trong những năm qua 86
7. Du lịch tác động đến nhận thức, lối sống của người dân Cần Giờ 89
8. Tác động của hoạt động du lịch đến các di tích văn hóa, lịch sử,
làng nghề truyền thống của địa phương 92
9. Du lịch tác động đến đời sống văn hóa lối sống của người dân
địa phương 97
CHƯƠNG BA
GIẢI PHÁP NHẰM GIẢM THIỂU NHỮNG TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA
HOẠT ĐỘNG DU LỊCH ĐẾN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VÀ NHÂN VĂN Ở
KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ
I. Giải pháp tổ chức quản lý 100
II. Giải pháp giáo dục ý thức về du lịch sinh thái cho cộng đồng và du khách 105 1. Giáo dục trong trường học 105
2. Giáo dục cộng đồng địa phương 106
3. Giáo dục du khách 107
III. Giải pháp về quy tắc và luật du lịch 109
IV. Giải pháp về đánh giá tác động và giám sát môi trường du lịch 110
V. Giải pháp tăng cường đầu tư có hiệu quả trong việc khai thác,
sử dụng nguồn nhân lực 115
VI. Kiến nghị 118
1. Kiến nghị với Tổng cục Du lịch 118
2. Kiến nghị với UBND thành phố Hồ Chí Minh 119
3. Kiến nghị với Sở Tài nguyên – Môi trường thành phố Hồ Chí Minh 119
4. Kiến nghị với Sở Du lịch thành phố Hồ Chí Minh 119
5. Kiến nghị với Sở Văn hóa – Thông tin thành phố Hồ Chí Minh 120
6. Kiến nghị với UBND huyện Cần Giờ 120
Kết luận 121
Tài liệu tham khảo 124
Phụ lục
- Kết quả phân tích môi trường
- Bản đồ các di tích văn hóa – lịch sử huyện Cần Giờ
- Bản đồ phân vùng du lịch sinh thái ø
- Bản đồ hiện trạng ô nhiễm nguồn nước tự nhiên
- Bản đồ hiện trạng ô nhiễm tiếng ồn
- Bản đồ hiện trạng khu vực bãi biển 30-04
- Bản đồ quy hoạch chi tiết Khu đô thị - Du lịch lấn biển Cần Giờ do Trung tâm
Quy hoạch Đô thị – Nông thôn thuộc Viện Quy hoạch Đô thị – Nông thôn, Bộ
Xây dựng thực hiện
- Quy chế bảo vệ môi trường du lịch-Bộ Tài nguyên – Môi trường
- Báo cáo điều tra định lượng
- Số liệu điều tra định lượng ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG DU LỊCH ĐẾN MÔI TRƯỜNG
TỰ NHIÊN VÀ NHÂN VĂN Ở KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN RỪNG NGẬP
MẶN CẦN GIỜ TP. HỒ CHÍ MINH THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN
VỮNG
(BẢN TÓM TẮT)
Chủ nhiệm: TS. Trần Văn Thông
PHẦN MỞ ĐẦU
Rừng ngập mặn Cần Giờ với diện tích hơn 70.000 ha có một ý nghĩa cực
kỳ to lớn. Nó là lá phổi xanh của thành phố và cũng là khu dự trữ sinh quyển của
thế giới. Việc khai thác rừng ngập mặn Cần Giờ nói riêng và các khu bảo tồn
thiên nhiên, vườn quốc gia ở Việt Nam nói chung cho mục đích du lịch hiện nay
vẫn còn nặng về mặt lợi ích kinh tế trước mắt. Những tác động của du lịch đến
môi trường tự nhiên và nhân văn vẫn chưa được xem xét một cách toàn diện.
Đặc biệt là các dự án phát triển du lịch sẽ đưa lại hậu quả trước mắt và lâu dài
cho vùng và địa phương như thế nào? Cái được, cái mất là gì?
Hiện nay, du lịch bền vững, trong đó có du lịch sinh thái là một xu hướng
chủ đạo của ngành du lịch thế giới nói chung, đặc biệt là đối với các nước đang
phát triển ở vùng nhiệt đới nói riêng. Phát triển du lịch sinh thái bền vững cần
phải thỏa mãn ba yếu tố cơ bản sau:
- Mối quan hệ giữa bảo tồn tài nguyên tự nhiên, môi trường và kinh tế.
- Quá trình phát triển trong thời gian lâu dài.
- Đáp ứng được nhu cầu hiện tại, song không làm ảnh hưởng đến nhu
cầu của những thế hệ tiếp theo.
Du lịch bền vững có bản chất và mục tiêu hoạt động là đảm bảo cho cả
việc bảo tồn và mang lại lợi ích kinh tế, thông qua việc giúp đỡ cộng đồng địa
phương quản lý các tài nguyên của họ. Đây là điểm mấu chốt về bản chất để
xem du lịch như một hoạt động bảo tồn giúp cho quá trình phát triển bền vững về
tài nguyên và môi trường. Đối với rừng ngập mặn Cần Giờ, chúng ta phải làm thế nào để khai thác,
sử dụng cho mục đích phát triển du lịch đạt hiệu quả cao nhất và đồng bộ về các
mặt kinh tế, xã hội, môi trường tự nhiên và nhân văn theo hướng phát triển bền
vững.
Với các lý do đó, đề tài nghiên cứu cố gắng tìm tòi, lựa chọn một mô hình
đánh giá tác động môi trường tự nhiên và nhân văn của hoạt động du lịch, tạo
điều kiện cho việc thực hiện các dự án đầu tư, phát triển du lịch đạt hiệu quả
cao. Trong tình hình hiện nay, đây là một vấn đề có tính cấp thiết và có ý nghĩa
rất lớn về mặt khoa học và thực tiễn.
CHƯƠNG MỘT
ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG VÀ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH
Ở RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ
I . Tổng quan rừng ngập mặn Cần Giờ
1. Tài nguyên tự nhiên
1.1. Vị trí địa lý: Rừng ngập mặn Cần Giờ nằm gọn trong huyện cần Giờ
(về phía Đông Nam của TP. Hồ Chí Minh).
Ranh giới: - Bắc giáp huyện nhà Bè
- Nam giáp biển Đông.
- Đông giáp tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu.
- Tây giáp tỉnh Long An và Tiền Giang.
Chiều dài của khu vực từ Bắc xuống Nam là 35 km, từ Đông sang Tây là
30 km.
1.2 Địa hình: Rừng ngập mặn Cần Giờ nằm trên vùng đất có địa hình
không bằng phẳng và tạo thành dạng hình lòng chảo ở khu trung tâm, độ
cao trung bình từ 0 m – 1,5m, trừ núi Giồng chùa là điểm cao nhất khu rừng
có độ cao 10,1 m ở tiểu khu 14. 1.3 Thổ nhưỡng: Ở rừng ngập mặn Cần Giờ quan sát thấy có 4 loại đất cơ
bản như đất mặn, đất mặn phèn ít, đất mặn phèn nhiều, đất cát mịn (giồng
cát) có pha rất ít bùn ven biển.
1.4 Khí hậu: khí hậu rừng ngập mặn Cần Giờ, nhìn chung mang đặc tính
nóng ẩm và chịu chi phối của qui luật gió mùa cận xích đạo với 2 mùa,
mùa khô và mùa mưa rõ rệt:
- Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10.
- Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4.
* Mạng lưới sông rạch dày đặc, gồm có sông Lòng Tàu, Soài Rạp, Thị
Vải, Gò Gia và các phụ lưu. Diện tích sông rạch chiếm 31,76% tổng diện
tích của huyện Cần Giờ.
* Chế độ thủy triều: rừng ngập mặn Cần Giờ nằm trong vùng có chế độ
bán nhật triều không đều (2 lần nước lớn và 2 lần nước ròng trong ngày).
1.5 Tổng quan về sự đa dạng sinh học của rừng ngập mặn Cần Giờ.
1.5.1. Thực vật:
So sánh với danh mục 36 loài cây ngập mặn chủ yếu ở rừng ngập mặn
Việt Nam thì ở rừng ngập mặn Cần Giờ có 33 loài thuộc 19 chi, 15 họ.
Như vậy, về số lượng loài, so với các nước Đông Nam Á thì hầu hết những
loài chủ yếu của rừng ngập mặn đều có mặt ở Cần Giờ.
Về quần xã thực vật ở rừng ngập mặn Cần Giờ có 2 nhóm (hội đoàn)
là nhóm ngập mặn và nhóm nước lợ.
* Nhóm thực vật ngập mặn gồm quần xã thuần loại bần trắng; quần
xã đước đôi; quần xã đước đôi và xu ổi; quần xã đước đôi và đá vôi;….
* Nhóm thực vật nước lợ gồm: bần chua, mái dầm, ô rô, dừa nước,
bình bát, nây nước.
1.5.2 Động vật:
Rừng ngập mặn Cần Giờ đã trãi qua những biến đổi sâu sắc dưới tác
động của nạn lạm thác và chiến tranh, diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp,
chất lượng rừng bị suy giảm. Cùng với quá trình suy thoái, hủy diệt của rừng ngập mặn, nhiều loài động vật rừng cũng bị chết hay di cư đến nơi
khác do mất nơi cư trú và thiếu thức ăn.
Trong thời gian từ 1978 đến năm 2000 đã có hơn 21.000 ha rừng
trồng mới và khoảng 9.000 ha rừng tự nhiên được phục hồi. Từ đó, tạo
điều kiện thuận lợi về môi trường sống cho các loài động vật.
Sự đa dạng về chủng loài động vật của rừng ngập mặn Cần Giờ thể
hiện qua các khu hệ động vật sau:
- Khu hệ động vật không xương sống thủy sinh có trên 70 loài thộc 44
họ, 19 bộ, 6 lớp, 5 ngành.
- Khu hệ cá có 137 loài thuộc 39 họ, 13 bộ.
- Khu hệ động vật có xương sống ở cạn như khu hệ lưỡng thê và bò
sát, gồm có 9 loài lưỡng thê, 31 loài bò sát. Trong đó, có kỳ đà nước, rắn
hổ mang chúa, trăn mốc…… Trong các loài bò sát hiện diện ở Cần Giờ, 11
loài bò sát có tên trong sách đỏ Việt Nam.
- Khu hệ chim có hơn 130 loài thuộc 47 họ, 17 bộ, trong đó có 51 loài
chim nước. Loài chim ở Cần Giờ chiếm 33,58% loài chim nước của Việt
Nam (51 trên 149 loài)
- Khu hệ thú đã xác định được 19 loài thú, thuộc 13 họ, 7 bộ. Các loài
thú hữu nhũ ở rừng ngập mặn Cần Giờ hầu hết là các loài thú nhỏ và vừa
có thể tồn tại là các con mồi như: cua, cá, nghêu, sò……
2. Tài nguyên nhân văn
Bên cạnh những tiềm năng về tài nguyên du lịch tự nhiên, Cần Giờ còn có
tiềm năng về tài nguyên nhân văn phong phú, đa dạng.
2.1. Hệ thống di tích lịch sử văn hóa
2.1.1. Di tích lịch sử: Cần Giờ có di tích lịch sử văn hóa đáng kể như Pháo
đài tiền tiêu Phước Thắng (di tích chống thực dân Pháp); di tích Bến Đình; Rừng
Sác, địa danh đã đi vào lịch sử qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và
đế quốc Mỹ, khu căn cứ địa cách mạng chiến khu trù mật Động Hang Nai cạnh
sông Đồng Tranh, khu căn cứ địa núi Đất ở xã Lý Nhơn, khu Giồng Chùa thuộc
xã Thạnh An… 2.1.2. Di tích khảo cổ học: Cần Giờ được nhiều nhà nghiên cứu công nhận
là một vùng đất cổ xưa còn để lại nhiều di chỉ khảo cổ học quan trọng như Giồng
Cá Vồ, Giồng Phệt ở Cần Thạnh. Ở Long Hòa còn những ngôi mộ cổ có niên đại
hơn 200 năm. Tại Giồng Cá Vồ thuộc ấp Hòa Hiệp, xã Long Hòa có 10 mộ đất,
301 mộ chum và nhiều hiện vật bằng sắt, đồng có niên đại cách đây khoảng
2.500 năm. Tại khu Giồng Phệt (xã Long Hòa), tìm thấy 59 chum, 22 mộ táng,
nhiều di vật như vòng đá, bình và nắp gốm, hạt mã não….
2.1.3. Di tích tôn giáo tín ngưỡng: Ở Cần Giờ hiện có nhiều chùa, thánh
thất, nhà thờ, đình, miếu, lăng… Tổng cộng Cần Giờ có 8 ngôi chùa Phật và một
Tịnh độ cư sĩ. Chùa cổ xưa nhất là Chùa Thạnh Phước có trên 135 tuổi. Cần Giờ
cũng là vùng đất có nhiều người dân theo đạo Cao Đài. Nhà thờ đầu tiên được
xây dựng ở Thạnh Thới vào khoảng năm 1880.
Ở Cần Giờ trước đây gần như mỗi làng đều có một ngôi đình. Tính ngưỡng
tập quán làng này phát triển rất mạnh ở Cần Giờ. Điển hình trong đó là Đình Lý
Nhơn (thờ ông Lý và ông Nhơn, hai người có công khai khẩn đất hoang đầu tiên).
Ở các xã tiếp giáp biển như Long Hòa, Thạnh An, Cần Thạnh còn có một tín
ngưỡng nữa là tôn thờ cá Ông. Lăng Ông Thủy tướng ở Cần Thạnh được người
dân địa phương tôn tạo khang trang.
2.2. Phong tục tập quán lối sống: Người dân Cần Giờ có truyền thống sống
đoàn kết và đùm bọc lẫn nhau, vẫn giữ được cách tổ chức theo phong tục truyền
thống các dịp lễ, tang ma, cưới hỏi. Ngoài ra họ còn lưu giữ được một tập quán
tốt đẹp là tôn kính và ghi nhớ công ơn của những lớp cư dân đầu tiên đến lập ấp.
2.3. Lễ hội, trò chơi dân gian: Các lễ hội hiện còn ở Cần Giờ như lễ Kỳ
Yên và lễ Nghinh Ông ở Cần Thạnh, Long Hòa và Thạnh An. Lễ Nghinh Ông
hàng năm vào ngày 15 tháng 8 ở thị trấn Cần Thạnh được xem là lễ hội lớn nhất
của vùng đất này.
2.4. Làng nghề truyền thống: Cần Giờ được biết đến là nơi phát triển mạnh
nghề truyền thống của người dân địa phương là nghề làm muối. Toàn huyện Cần
Giờ có khoảng 1.400 ha sản xuất muối nằm trên địa bàn các xã Lý Nhơn, Thạnh
An, Long Hòa, Cần Thạnh. Sản lượng muối trung bình đạt từ 70.000 đến 90.000 việc khai thác, sử dụng hợp lý và bảo vệ tối ưu tài nguyên rừng ngập mặn
Cần Giờ.
UBND huyện Cần Giờ: chỉ đạo chung về việc khai thác và phát triển
du lịch của huyện, các phòng ban chuyên môn thuộc huyện tham mưu và
giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước.
II. GIẢI PHÁP PHỐI HỢP GIỮA CÁC NGÀNH
Với vị trí địa lý thuận lợi, tiềm năng và thế mạnh sẵn có để phát
triển du lịch sinh thái. Hơn nữa, du lịch sinh thái Cần Giờ lại nằm sát thị
trường mục tiêu về du khách rất lớn là thành phố Hồ Chí Minh-một thành
phố đông dân nhất nước, một trung tâm về kinh tế, tài chính, khoa học – kỹ
thuật.... Tuy nhiên, du lịch Cần Giờ mới chỉ phát triển trong những năm gần
đây, để ngành du lịch phát triển bền vững, ổn định cần có một khoảng thời
gian tương đối dài cũng như có sự định hướng, phối hợp nhịp nhàng giữa các
cơ quan quản lý nhà nước nhau, giữa cơ quan quản lý nhà nước với các tổ
chức, cá nhân khai thác du lịch.
Ngoài chức năng quản lý và giao khoán các đơn vị bảo vệ rừng theo
sự chỉ đạo trực tiếp từ UBND huyện, hiện nay, chỉ có Ban Quản lý Rừng
phòng hộ là có chức năng khai thác các loại hình du lịch sinh thái. Tuy
nhiên, việc khai thác vùng thuộc rừng phòng hộ cần tuân thủ các quy
định của nhà nước, đặc biệt là vùng lõi. Ban Quản lý Rừng phòng hộ cần hệ
thống các quy định này để tuyên truyền, thông tin để nhà đầu tư biết khi tiến
hành thực hiện dự án. Ngoài ra, thành lập các bộ phận quản lý việc khai thác
du lịch tại tất cả các điểm du lịch, quản lý sản phẩm du lịch, loại hình du lịch
sinh thái trong toàn bộ khu dữ trữ sinh quyển.
Về quản lý các khu di tích phục vụ du lịch, khi các công ty khai thác
du lịch tiến hành khai thác các điểm du lịch, các khu di tích lịch sử, khu di
tích mang tính văn hóa cần có sự thống nhất ý kiến của ngành văn hóa –
thông tin về lịch trình khai thác, tu bổ, đối tượng khách du lịch, số lượng
khách, tuyến du lịch... Mặt khác, việc quản lý các khu di tích văn hóa trùng tu, duy tu các di tích văn hóa cổ, khu di tích lịch sử, triển khai quy
hoạch khai thác các khu du lịch cần được xây dựng kế hoạch thực hiện
cụ thể để nhanh chóng đưa các công trình này vào phục vụ cho nhu cầu tham
quan của du khách.
Ban Quản lý Khu du lịch 30/4 là cơ quan trực tiếp quản lý khu du lịch
30/4, thường trực của Ban chỉ đạo triển khai đề án du lịch sinh thái cần có sự
phối hợp với những ban ngành của huyện để tổng hợp giải pháp, xây dựng
kế hoạch, bước đi cho từng giai đoạn phát triển du lịch cụ thể của huyện.
Thành lập tổ giúp việc Ban chỉ đạo triển khai chương trình du lịch sinh
thái của huyện với thành phần gồm có các cơ quan: Ban quản lý Khu du lịch
Sinh thái Cần Giờ, Phòng Tài chính – Kế hoạch Đầu tư, Phòng Kinh tế,
Phòng Tài nguyên - Môi trường, Phòng Văn hóa – Xã hội, Phòng Tổ chức
Chính quyền, Trung tâm Thông tin Văn hóa giúp Ban chỉ đạo thực hiện các
việc sau:
+ Cụ thể hóa các chính sách phát triển du lịch của huyện,
+ Tư vấn, hướng dẫn các thủ tục cần thiết cho nhà đầu tư trong lĩnh
vực du lịch của huyện kể từ khi nhà đầu tư “có ý tưởng đầu tư” vào phát
triển du lịch sinh thái tại địa phương,
+ Xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển du lịch ngắn hạn, trung
hạn, dài hạn để Ban chỉ đạo trình thường trực UBND huyện quyết định trong
từng thời kỳ phát triển kinh tế xã hội của huyện,
+ Định kỳ có báo cáo về tình hình thực hiện triển khai chương trình
phát triển du lịch của huyện, những khó khăn, vướng mắc cũng như đề xuất
giải pháp giải quyết để trình thường trực UBND huyện xem xét và quyết
định.
- Ban quản lý khu du lịch 30/4 phối hợp cùng Trung tâm Văn hóa
huyện biên soạn tài liệu tuyên truyền, quảng bá nhằm giới thiệu có hiệu quả
chương trình phát triển du lịch sinh thái của huyện:
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên cứu thành phần hóa học và đánh giá tác dụng diệt tế bào ung thư của lá Xạ đen Y dược 0
D Đánh giá tác dụng của phương pháp Cận Tam Châm trong hỗ trợ điều trị trẻ rối loạn phổ tự kỷ Y dược 0
D Đánh giá công tác giải phóng mặt bằng dự án đường Phù Đổng, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ Khoa học Tự nhiên 0
D Đánh giá thực trạng công tác giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất trên địa bàn quận Hoàng Mai Văn hóa, Xã hội 0
D Nghiên cứu, ứng dụng mô hình matlab - simulink để tính toán đánh giá lưới điện phục vụ công tác đào tạo Khoa học kỹ thuật 0
D Đánh giá công tác quản trị sự thay đổi tại công ty cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk) Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Long An Nông Lâm Thủy sản 0
D Đánh giá nhận thức về tác hại đối với môi trường của chất thải nhựa Khoa học Tự nhiên 0
D Đánh giá khái quát về công tác hạch toán kế toán tại công ty TNHH Song Linh Luận văn Kinh tế 0
D Liên hệ thực tiễn công tác đánh giá kết quả đào tạo và phát triển nhân lực tại FPT Telecom Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top