Link tải luận văn miễn phí cho ae

Nghiên cứu những vấn đề lý luận liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp các công trình sử dụng vốn nhà nước, các khái niệm khoa học về cạnh tranh, đấu thầu, đấu thầu xây lắp, hành vi hạn chế cạnh tranh. Nghiên cứu thực trạng công tác đấu thầu xây lắp các công trình sử dụng vốn nhà nước ở Việt Nam và các quy định pháp luật về hành vi làm hạn chế cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp, phân tích các quy định của Luật Cạnh tranh, Luật đấu thầu, Luật xây dựng về hạn chế cạnh tranh trong đấu thầu, đánh giá các quy định này để tìm ra những bất cập, hạn chế đồng thời đưa ra những phương hướng hoàn thiện những quy định này
Luận văn ThS Luật kinh tế 60 38 50 Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Từ khi Đảng và Nhà nước ta khởi xướng, lãnh đạo thực hiện việc chuyển
đổi và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chủ
động hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới, nền kinh tế Việt Nam đã đạt
được những thành tựu đáng khích lệ. Tuy nhiên, khi chuyển đổi nền kinh tế
sang vận hành theo cơ chế thị trường, Việt Nam phải thừa nhận những quy
luật, thuộc tính vốn có và nguyên tắc hoạt động của nó. Trong đó, cạnh tranh
là một quy luật, là thuộc tính của kinh tế thị trường. Xét ở mặt tích cực, cạnh
tranh là động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Song ở phương diện khác,
chính cạnh tranh tự do là yếu tố đưa đến những hậu quả tiêu cực về kinh tế,
đặc biệt là khi cơ chế pháp luật để điều tiết sự tự do đó còn chưa được chặt
chẽ thì tất yếu sẽ dẫn tới các hành vi cạnh tranh không lành mạnh và hạn chế
cạnh tranh xuất hiện. Các hành vi này nảy sinh do các chủ thể cạnh tranh nhận
thấy có thể đem lại lợi nhuận lớn trong kinh doanh, thậm chí là siêu lợi nhuận
do có thể khống chế, loại bỏ đối thủ, vi phạm quyền lợi của khách hàng... Do
vậy, các hành vi đó vẫn tiếp tục tồn tại và phát triển.
Xây dựng là một hoạt động phổ biến đối với bất kỳ một xã hội nào.
Xã hội không ngừng phát triển kéo theo nhu cầu về xây dựng cũng phát triển
theo. Sản phẩm của hoạt động xây dựng - với tư cách là cơ sở vật chất phục
vụ cho nhu cầu thiết yếu của đời sống, nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, thời
gian sử dụng lâu dài, luôn gắn với những nguồn vốn đầu tư lớn của Nhà nước.
Để hình thành một dự án đầu tư xây dựng công trình và đưa vào sử dụng, phải
tuân thủ quá trình đầu tư xây dựng bao gồm nhiều công đoạn khác nhau.
Trong đó có công đoạn lựa chọn nhà thầu để thực hiện công trình xây dựng.
Thông thường một dự án sẽ được chia thành nhiều gói thầu nhỏ và tổ chức
đầu thầu. Việc lựa chọn nhà thầu là một giai đoạn quan trọng và có ý nghĩa rất
lớn đến hiệu quả của quá trình đầu tư.
Ở Việt nam, đầu thầu tuy là một lĩnh vực còn mới mẻ nhưng đã được
áp dụng phổ biến do sự ưu việt của nó mang lại. Mặc dù phát triển nhanh
chóng, song trong quá trình thực hiện không tránh khỏi những sai lầm, có
những vi phạm xuất hiện ngày càng đa dạng, tinh vi mà pháp luật về đấu thầu
không đủ sức ngăn ngừa, khống chế gây nên những thất thoát lớn về ngân
sách cho Nhà nước.
Các văn bản pháp lý về đấu thầu đã được Nhà nước ban hành và
điều chỉnh nhưng trong suốt một thời gian dài cũng chỉ dừng lại ở các văn
bản dưới luật. Các văn bản này cũng được sửa đổi, bổ sung nhiều lần cho
phù hợp với thực tế cuộc sống nhưng thường được tiến hành trong một thời
gian ngắn, mang tính chắp vá nên chưa đáp ứng được những đòi hỏi của
thực tiễn đặt ra. Vì vậy mà thực tế việc lựa chọn nhà thầu trong những năm
qua cho thấy công tác đấu thầu mới chỉ là hình thức, các hiện tượng bán
thầu, đấu thầu giả (làm bộ hồ sơ đấu thầu giả), thông thầu, hối lộ, móc
ngoặc, phá giá bỏ thầu, phân biệt đối xử giữa nhà thầu là doanh nghiệp nhà
nước với nhà thầu là doanh nghiệp tư nhân, thiên vị trong xem xét, đánh giá
hồ sơ dự thầu… Điều đó làm cho đấu thầu trở nên méo mó đi, làm mất tính
cạnh tranh giữa các nhà thầu do đó chưa đem lại hiệu quả thực sự như sự
chờ đợi của những nhà lập pháp. Luật Đấu thầu được Quốc hội khóa XI, kỳ
họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005 và có hiệu lực từ ngày 01/4/2006. Đến
ngày 29/9/2006 mới có Nghị định hướng dẫn thi hành, thế nên việc áp dụng
luật vào cuộc sống cũng chỉ mới bắt đầu, chưa thể có nhiều đánh giá về tính
thực tiễn của nó.
Xuất phát từ những vấn đề mang tính chất cấp thiết cả về lý luận và
thực tiễn trên, tui đã lựa chọn đề tài "Pháp luật về hạn chế cạnh tranh trong
đấu thầu xây lắp các công trình sử dụng vốn nhà nước" để làm luận văn
thạc sĩ của mình. Đề tài được thực hiện với mong muốn đề xuất một số giải
pháp, khuyến nghị nhằm ngăn ngừa những hành vi hạn chế cạnh tranh nói
chung và trong đấu thầu xây lắp nói riêng.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Pháp luật về hạn chế cạnh tranh trong đấu thầu không phải là vấn đề
quá mới mẻ ở Việt Nam. Đã có nhiều bài báo cũng như những công trình
nghiên cứu về vấn đề này nhưng chủ yếu đề cập đến các hành vi hạn chế cạnh
tranh nói chung, cũng có bài viết về một số hiện tượng tiêu cực trong đấu thầu
xây lắp, nhưng chưa có một công trình nghiên cứu khoa học chuyên sâu về
hạn chế cạnh tranh trong đấu thầu nói chung hay đấu thầu xây lắp nói riêng.
Các giáo trình, sách chuyên khảo về hạn chế cạnh tranh trong đấu thầu hầu
như không có, mà chỉ có xuất bản tập hợp các văn bản pháp quy về xây dựng,
sách về quản lý đầu thầu…
Cho đến nay, đây là đề tài thạc sĩ đầu tiên nghiên cứu "Pháp luật về
hạn chế cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp các công trình sử dụng vốn nhà
nước". Để hoàn thành đề tài này, tui đã sưu tầm nhiều sách, bài báo của nước
ngoài cũng như trong nước, các thông tin trên mạng Internet…
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
* Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là nghiên cứu về thực trạng và
đặc trưng của các hành vi hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực đấu thầu xây lắp các
công trình sử dụng vốn nhà nước, kinh nghiệm đấu thầu của một số tổ chức và
quốc gia trên thế giới, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật
về cạnh tranh trong lĩnh vực đấu thầu, giảm thiểu thất thoát vốn cho Nhà nước.
Đề tài muốn đưa đến một số thông tin về thực trạng đấu thầu xây lắp ở
Việt Nam, sự cần thiết của pháp luật điều chỉnh đối với cách thức đấu thầu
đang được sử dụng phổ biến song còn thiếu một cơ chế quản lý chặt chẽ đồng
bộ. Tác giả mong muốn sẽ giúp cho độc giả, các doanh nghiệp, tổ
chức…quan tâm đến đấu thầu có thêm sự hiểu biết, tham khảo khi tham gia
những phiên đấu thầu và muốn góp một phần nhỏ bé vào tiến trình xây dựng
và hoàn thiện cơ chế pháp luật về đấu thầu, nhất là pháp luật về cạnh tranh
trong đấu thầu xây lắp ở Việt Nam.
* Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Với mục đích trên, luận văn thực hiện một số nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận liên quan đến hành vi hạn chế
cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp các công trình sử dụng vốn nhà nước để làm
cơ sở nghiên cứu các phần tiếp theo của luận văn. Để thực hiện được nhiệm
vụ này, luận văn đã xây dựng các khái niệm khoa học về cạnh tranh, đấu thầu,
đấu thầu xây lắp, hành vi hạn chế cạnh tranh… Qua đó phân tích những đặc
điểm và tìm ra mối liên hệ giữa chúng.
- Nghiên cứu thực trạng công tác đấu thầu xây lắp các công trình sử
dụng vốn nhà nước ở Việt Nam và các quy định của pháp luật về hành vi làm
hạn chế cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp. Với nhiệm vụ này, luận văn phân
tích các quy định của Luật Cạnh tranh, Luật Đấu thầu, Luật Xây dựng về hạn
chế cạnh tranh trong đấu thầu, đánh giá những quy định này trên cơ sở đó tìm
ra những điểm bất cập, hạn chế đồng thời đưa ra những phương hướng hoàn
thiện những quy định này.
- Đưa ra một số nguyên nhân cơ bản và giải pháp nhằm ngăn ngừa
hạn chế cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp để phần nào đó giúp ích cho việc
hoàn thiện hơn pháp luật về đấu thầu nói chung và đấu thầu xây lắp nói riêng.
4. Phạm vi nghiên cứu
Đấu thầu bao gồm bốn lĩnh vực cơ bản là đấu thầu tuyển chọn tư vấn,
đấu thầu xây lắp, đấu thầu mua sắm hạng hóa và đấu thầu lựa chọn đối tác
thực hiện dự án. Những hành vi hạn chế cạnh tranh đều có thể xảy ra ở cả bốn
lĩnh vực trên. Tuy nhiên, đấu thầu xây lắp được thực hiện đối với các gói thầu
từ trung ương tới địa phương, tính phổ biến của nó rộng rãi hơn và sự vi phạm
trong đấu thầu xây lắp cũng nhiều hơn, hình thức vi phạm đa dạng hơn so với
đấu thầu tư vấn và mua sắm hàng hóa. Phạm vi của đề tài này chỉ giới hạn
trong lĩnh vực đấu thầu xây lắp các công trình sử dụng vốn nhà nước.
5. Phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận nền tảng của thực tiễn là chủ nghĩa duy vật biện chứng
và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Mọi vấn đề nghiên cứu luôn phải xem xét trong
trạng thái vận động biến đổi không ngừng, luôn đặt trong quan hệ tổng thể tác
động qua lại giữa hiện tượng nghiên cứu với các hiện tượng khác. Các hiện
tượng luôn được xem xét trong cả quá trình từ sự hình thành đến sự phát triển
qua các giai đoạn khác nhau. Một số phương pháp tiếp cận cụ thể được áp
dụng như: So sánh, phân tích, tổng hợp…
6. Kết cấn của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề chung của pháp luật liên quan đến hành vi
hạn chế cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp các công trình sử dụng vốn nhà nước.
Chương 2: Thực trạng công tác đấu thầu xây lắp các công trình sử
dụng vốn nhà nước ở Việt Nam và hành vi hạn chế cạnh tranh phổ biến trong
đấu thầu xây lắp.
Chương 3: Một số nguyên nhân cơ bản và giải pháp ngăn ngừa hạn
chế cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp các công trình sử dụng vốn nhà nước.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

quanghuygaubong

New Member
Re: Pháp luật về hạn chế cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp các công trình sử dụng vốn nhà nước : Luận văn ThS. Luật: 60 38 50

link này không kết nối được.
cho mình xin một bản nhé.
many thanks.
 

daigai

Well-Known Member
link mới cập nhật, mời các bạn xem lại bài đầu để tải
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Pháp luật về ngành nghề kinh doanh có điều kiện và thực tiễn thực hiện tại các doanh nghiệp khí hóa lỏng Luận văn Kinh tế 1
D Pháp luật về xử lý hậu quả của hợp đồng vô hiệu trong lĩnh vực kinh doanh thương mại ở Việt Nam Luận văn Luật 0
D Pháp luật về ngành nghề kinh doanh có điều kiện tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 2
T pháp luật về đăng ký doanh nghiệp qua thực tiễn áp dụng tại tỉnh bình thuận Luận văn Luật 1
D Pháp luật về hợp đồng và thực tiễn thực hiện hợp đồng xây dựng công trình thủy lợi tại công ty cổ phần xây dựng thủy lợi Hải Phòng Nông Lâm Thủy sản 0
H pháp luật về chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong dự án kinh doanh bất động sản Luận văn Luật 0
D Pháp luật về quản lý chất thải y tế ở việt nam Y dược 0
D Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường nước ở Việt Nam hiện nay Luận văn Luật 0
D Pháp luật quốc tế về bảo vệ nguồn nước quốc tế và thực tiễn thực hiện của Việt Nam Luận văn Luật 0
D Pháp luật Việt Nam về giải quyết tranh chấp thương mại điện tử đáp ứng nhu cầu của hiệp định thương mại tự do EVFTA Luận văn Luật 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top