boom_l93_161094

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
LỜI MỞ ĐẦU.................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT GIẢI
QUYẾT TRANH CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT KHI VỢ CHỒNG LY
HÔN .................................................................................................................. 6
1.1. Khái quát chung về tranh chấp quyền sử dụng đất .................................... 6
1.2. Khái niệm tranh chấp quyền sử dụng đất khi vợ chồng ly hôn................. 11
1.3. Chế độ tài sản của vợ chồng...................................................................... 13
1.3.1. Quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng..........................................17
1.3.2. Quyền sử dụng đất là tài sản riêng của vợ chồng............................................26
1.4. Nguyên tắc chung của giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất khi vợ
chồng ly hôn..................................................................................................... 29
1.5. Ý nghĩa của việc giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất khi vợ chồng ly hôn.. 34
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT KHI VỢ CHỒNG LY HÔN ................................... 37
2.1. Quy định của pháp luật hiện hành về giải quyết tranh chấp về quyền sử
dụng đất khi vợ chồng ly hôn........................................................................... 37
2.1.1. Đối với quyền sử dụng đất được Nhà nước giao đất........................................38
2.1.2. Đối với quyền sử dụng đất được Nhà nước cho thuê đất.................................41
2.1.3. Đối với quyền sử dụng đất được chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế chung,
nhận thế chấp trong thời kỳ hôn nhân......................................................................45
2.1.4. Đối với quyền sử dụng đất được Nhà nước bồi thường khi thu hồi đất ..........47
2.1.5. Đối với quyền sử dụng đất của vợ chồng được Nhà nước công nhận quyền sử
dụng đất.....................................................................................................................48
2.2. Tình hình chung của việc giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất khi vợ
chồng ly hôn ở Việt Nam ................................................................................. 59
2.2.1. Những thuận lợi trong quá trình áp dụng pháp luật.......................................61
2.2.2. Những khó khăn phát sinh khi áp dụng pháp luật hiện hành ........................63
2.2.3. Nguyên nhân chủ yếu khi giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất...............65
CHƢƠNG 3: NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP QUYỀN
SỬ DỤNG ĐẤT KHI VỢ CHỒNG LY HÔN.................................................. 71
3.1. Kiến nghị về hoàn thiện quy phạm pháp luật ........................................... 71
3.2. Kiến nghị về tổ chức thực hiện giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất
khi vợ chồng ly hôn.......................................................................................... 73
3.3. Các giải pháp hỗ trợ, nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp đất đai.... 76
KẾT LUẬN...................................................................................................... 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................80

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là tài nguyên đặc biệt quan trọng của quốc gia. Sự gia tăng về dân số
cũng như sự phát triển về kinh tế đã làm cho những tranh chấp phát sinh về vấn đề
đất đai ngày càng nhiều, các quan hệ về đất đai ngày càng phong phú, đa dạng và
phức tạp.
Tranh chấp đất đai tiếp tục là vấn đề phức tạp và ngày càng phổ biến ở Việt
Nam. Vì thế mà các quan hệ về đất đai cần có những chế định pháp luật điều
chỉnh nhằm ổn định trật tự chung trong xã hội. Đặc biệt cần xem xét việc giải
quyết tranh chấp đất đai là một nội dung quan trọng trong hoạt động quản lý nhà
nước đối với đất đai và là những biện pháp để pháp luật đất đai phát huy được vai
trò trong đời sống xã hội.
Tranh chấp đất đai trong quan hệ hôn nhân và gia đình là một loại tranh chấp
phổ biến trong đời sống xã hội, đặc biệt là tranh chấp quyền sử dụng đất của vợ
chồng khi ly hôn. Tuy nhiên, việc giải quyết tranh chấp đất đai trong lĩnh vực này
hiện nay đang khó khăn và cũng là khâu yếu trong công tác giải quyết các tranh
chấp về đất đai. Do đó, việc nghiên cứu các quy định của pháp luật về việc phân
chia đất đai trong vấn đề ly hôn; trên cơ sở đó đề ra đường lối giải quyết các tranh
chấp này một cách tương đối cụ thể để lành mạnh hoá quan hệ đất đai; mang lại
niềm tin cho xã hội là việc làm rất cần thiết.
2. Đối tƣợng nghiên cứu
Nước ta đang trong quá trình đẩy mạnh Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá, cơ
cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Nhưng kéo theo đó là thực tế xã hội
ngày càng phức tạp khiến cho quá trình giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất khi
vợ chồng ly hôn gặp nhiều biến động. Điều đó liên quan trực tiếp đến quyền và lợi
ích của mọi cá nhân trong xã hội, đặc biệt là các cặp vợ chồng.
Luật đất đai năm 2003 cùng các văn bản pháp luật khác như Luật nhà ở năm
2005, Luật hôn nhân gia đình năm 2000… ở nước ta là cơ sở cho công tác giải

quyết tranh chấp quyền sử dụng đất khi vợ chồng ly hôn được thuận lợi. Tuy nhiên
thực tế nhiều trường hợp giải quyết tranh chấp về vấn đề này còn gặp nhiều khó
khăn, phức tạp.
Ở địa phương việc giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất khi vợ chồng ly
hôn gặp nhiều khó khăn. Mà nguyên nhân chủ yếu là do người dân không nắm vững
pháp luật; hay do các cán bộ Nhà nước có trách nhiệm giải quyết tranh chấp không
thực hiện đúng thẩm quyền, trình độ chưa bắt kịp với thực tế cuộc sống, hệ thống
pháp luật về vấn đề này còn nhiều bất cập...
Theo thống kê của Tòa án Nhân dân tối cao, năm 2010, nước ta có gần
88.000 vụ ly hôn, tăng hơn 9.700 vụ so với năm 2009. Theo một kết quả nghiên cứu
được công bố năm 2008 của Tiến sĩ Nguyễn Minh Hòa (Đại học Khoa học xã hội
và Nhân văn TP.HCM), tỷ lệ ly hôn ở Việt Nam tăng nhanh và chiếm 31% - 40%,
nghĩa là cứ ba cặp kết hôn thì có một cặp ly hôn. Nhưng dù cho ly hôn vì lý do gì
thì khi phân chia tài sản, đặc biệt là đất đai (tài sản có giá trị lớn) luôn được các bên
quan tâm. Vì thế đòi hỏi pháp luật phải điều chỉnh các mối quan hệ này sao cho phù
hợp với nhu cầu của xã hội.
Với mục đích nghiên cứu, làm rõ những quy định về giải quyết tranh chấp
quyền sử dụng đất khi vợ chồng ly hôn; tìm hiểu và đóng góp một phần hiểu biết
của mình vào quá trình xây dựng và hoàn thiện cơ chế pháp lý giải quyết tranh chấp
quyền sử dụng đất trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, tui đã chọn đề tài: “Pháp
luật về giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất khi vợ chồng ly hôn ở Việt Nam”
làm luận văn thạc sỹ của mình.
3. Phạm vi nghiên cứu
Trong phạm vi là luận văn thạc sỹ luật học thuộc chuyên ngành kinh tế, luận
văn này bao gồm những quy định về lý luận, thực tiễn có liên quan đến áp dụng
pháp luật giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất khi vợ chồng ly hôn tại Việt Nam
với tư cách là một hình thức cụ thể, chủ yếu và sinh động của hoạt động áp dụng
pháp luật. Luận văn khái quát những vấn đề chung trong việc áp dụng pháp luật về
giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất khi vợ chồng ly hôn tại Việt Nam để thấy

được những khó khăn, bất cập đang tồn tại. Từ đó đưa ra những đánh giá, nhận
xét cũng như đưa ra những giải pháp để khắc phục những khó khăn, bất cập ấy.
Luận văn xem xét nghiên cứu tình hình áp dụng pháp luật giải quyết tranh
chấp quyền sử dụng đất khi vợ chồng ly hôn trong khoảng thời gian từ năm 2008
đến năm 2012 tại Việt Nam.
4. Tình hình nghiên cứu đề tài
Đã có nhiều bài viết, công trình nghiên cứu đề cập đến một số khía cạnh về
những vấn đề liên quan đến đề tài như: Tác giả Trần Hoàng Châu, “Tranh chấp đất
đai và thẩm quyền giải quyết của Tòa án”, Luận văn Thạc sỹ Luật học – Khoa Luật
– Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2002; Tác giả Phạm Đức Thắng, “các vấn đề về
giải quyết tranh chấp đất đai hiện nay”, khóa luận tốt nghiệp cử nhân – Khoa Luật
– Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2001... Những luận văn này tuy đã được nghiên
cứu từ cách đây khá lâu nhưng những vấn đề lý luận của luận văn vẫn mang ý nghĩa
sâu sắc và có tính kế thừa cao cho những công trình nghiên cứu về sau.
Vấn đề giải quyết tranh chấp về đất đai luôn là chủ đề được xã hội quan tâm,
đặc biệt những năm gần đây rất nhiều tác giả nghiên cứu và viết về vấn đề này như:
tác giả Nguyễn Thị Ngọc Lan (2008), “Giải quyết tranh chấp tài sản của vợ chồng
khi ly hôn theo Luật hôn nhân gia đình năm 2000”, luận văn thạc sỹ luật học - Khoa
Luật – Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội; TS. Doãn Hồng Nhung (2009), “Pháp luật
đất đai và vấn đề bảo vệ quyền lợi chính đáng của phụ nữ”, tạp chí Nghiên cứu lập
pháp số 23(160) tháng 12/2009, tr. 48-50; Tác giả Hạnh Nguyên (2013), Bài viết
“quyền về đất đai của phụ nữ sau ly hôn: vẫn thiệt đơn, thiệt kép”, Phụ nữ Việt
Nam, 44 (3779), tr.14; Tác giả Hoàng Thị Thái Hoa (2005), vấn đề ly hôn – nhìn từ
sự tác động của yếu tố văn hóa truyền thống, thông tin khoa học phân viện nghiên
cứu văn hóa thông tin tại Huế, số tháng 9/2005, trang 59-71; Tác giả Lê Thị Tuyết
Chinh (2010), “giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất khi vợ chồng ly hôn”, luận
văn cử nhân – Khoa Luật – Đại học quốc gia Hà Nội ...
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu, thu thập thông tin: trong khóa luận này, phương
pháp nghiên cứu chủ yếu là tìm kiếm thông tin qua các tài liệu được lưu trữ trong

thư viện trường Đại học Quốc gia Hà Nội và Thư viện Trung tâm Đại học Quốc gia
Hà Nội với một số luật của các nước trên thế giới và các tài liệu trên mạng internet
và các phương tiện thông tin đại chúng …
- Phương pháp phân tích và tổng hợp: phân chia cái toàn thể của đối tượng
nghiên cứu thành những mặt, những yếu tố cấu thành giản đơn hơn để nghiên cứu
phát hiện ra những thuộc tính và bản chất của từng yếu tố đó và từ đó hiểu rõ hơn
về từng khía cạnh của vấn đề. Tổng hợp những kết quả nghiên cứu từng mặt, từng
khía cạnh để có nhận thức đầy đủ, đúng đắn cái chung. Hai phương pháp này được
sử dụng song song để bổ sung, hỗ trợ cho nhau trong nghiên cứu. Từ đó đưa ra
những nhận định đúng đắn để giúp cho quá trình nghiên cứu đạt được kết quả tốt.
- Phương pháp quy nạp và diễn dịch: hai phương pháp nghiên cứu này tuy
trái ngược nhau nhưng lại là một phần không thể thiếu của nhau. Chúng hỗ trợ nhau
và hỗ trợ cho công tác nghiên cứu. Phương pháp quy nạp và diễn dịch được sử dụng
chủ yếu trong chương I của luận văn để lý giải những nguyên tắc, nguyên lý, giả
thuyết, kết luận, định nghĩa, khái niệm …
- Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử là phương pháp chung
nhất trong công tác nghiên cứu. Luận văn vận dụng phương pháp này trong việc xem
xét đánh giá thực trạng công tác giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất khi vợ chồng
ly hôn tại Việt Nam trong những điều kiện cụ thể và các mối quan hệ khác.
Ngoài ra, luận văn còn vận dụng một số phương pháp nghiên cứu khác như:
phương pháp thu thập số liệu, xử lý thông tin, thống kê, phân tích, so sánh… nhằm
đưa ra được những thông tin, số liệu chính xác, những biện pháp tối ưu phục vụ cho
công tác nghiên cứu bám sát với thực tiễn đời sống.
6. Tính mới và những đóng góp của đề tài
Luận văn làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc giải quyết tranh
chấp quyền sử dụng đất khi vợ chồng ly hôn tại Việt Nam. Qua đó thấy được
những nguyên nhân chủ yếu (chủ quan và khách quan) dẫn đến những tranh chấp
này, từ đó đưa ra những biện pháp ngăn chặn và phương pháp giải quyết khi
tranh chấp xảy ra.
Trên cơ sở đưa ra những giải pháp có tính khả thi cao nhằm đảm bảo việc áp
dụng pháp luật trong việc giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất khi vợ chồng ly
hôn đạt hiệu quả cao, đáp ứng yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp cũng như đáp
ứng nhu cầu cuộc sống ngày càng phát triển hiện nay.
7. Bố cục luận văn bao gồm:
Ngoài lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn còn gồm
có 3 chương:
CHƢƠNG 1 – Những vấn đề lý luận cơ bản về pháp luật giải quyết
tranh chấp quyền sử dụng đất khi vợ chồng ly hôn
CHƢƠNG 2 – Thực trạng pháp luật về giải quyết tranh chấp quyền sử
dụng đất khi vợ chồng ly hôn
CHƢƠNG 3 – Nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp quyền sử dụng
đất khi vợ chồng ly hôn
Trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu không tránh khỏi những thiếu sót, vì
vậy tác giả rất mong nhận được những lời nhận xét, đánh giá góp ý để có thêm kinh
nghiệm nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất
khi vợ chồng ly hôn và giải quyết tranh chấp đất đai nói chung.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

vinnycoi

New Member
Re: Pháp luật về giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất khi vợ chồng ly hôn : Luận văn ThS. Luật: 60 38 50

Cháo ad mình xin link của bản này nữa nhé, Thank !
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Pháp luật về ngành nghề kinh doanh có điều kiện và thực tiễn thực hiện tại các doanh nghiệp khí hóa lỏng Luận văn Kinh tế 1
D Pháp luật về xử lý hậu quả của hợp đồng vô hiệu trong lĩnh vực kinh doanh thương mại ở Việt Nam Luận văn Luật 0
D Pháp luật về ngành nghề kinh doanh có điều kiện tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 2
T pháp luật về đăng ký doanh nghiệp qua thực tiễn áp dụng tại tỉnh bình thuận Luận văn Luật 1
D Pháp luật về hợp đồng và thực tiễn thực hiện hợp đồng xây dựng công trình thủy lợi tại công ty cổ phần xây dựng thủy lợi Hải Phòng Nông Lâm Thủy sản 0
H pháp luật về chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong dự án kinh doanh bất động sản Luận văn Luật 0
D Pháp luật về quản lý chất thải y tế ở việt nam Y dược 0
D Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường nước ở Việt Nam hiện nay Luận văn Luật 0
D Pháp luật quốc tế về bảo vệ nguồn nước quốc tế và thực tiễn thực hiện của Việt Nam Luận văn Luật 0
D Pháp luật Việt Nam về giải quyết tranh chấp thương mại điện tử đáp ứng nhu cầu của hiệp định thương mại tự do EVFTA Luận văn Luật 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top