Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Luận văn ThS. Luật kinh tế -- Khoa Luật. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2008
Khái quát chung về hợp đồng tín dụng ngân hàng như: khái niệm và đặc điểm của hợp đồng, phân loại hợp đồng, bản chất pháp lý, trình tự, thủ tục giao kết hợp đồng tín dụng ngân hàng. Trên cơ sở phân tích thực trạng áp dụng các quy định pháp luật trong thực tiễn, để chỉ ra những bất cập còn tồn tại, so sánh kinh nghiệm pháp luật tương ứng của một số nước trên thế giới và rút ra những bài học từ cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính trên thế giới hiện nay. Phân tích các định hướng hoàn thiện pháp luật về hợp đồng tín dụng ngân hàng và đưa ra một số kiến nghị về nội dung của hợp đồng tín dụng ngân hàng, đối tượng vay vốn, quyền và nghĩa vụ của các bên chủ thể hợp đồng tín dụng ngân hàng, các biện pháp bảo đảm tiền vay, thời hiệu khởi kiện tranh chấp phát sinh, thủ tục giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng ngân hàng và các kiến nghị khác... nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về hợp đồng tín dụng ngân hàng ở Việt Nam
Chƣơng 1: Khái quát chung về hợp đồng tín dụng ngân hàng
1.1. Khái niệm, đặc điểm của hợp đồng tín dụng ngân hàng
1.2. Phân loại hợp đồng tín dụng ngân hàng
1.3. Bản chất pháp lý của hợp đồng tín dụng ngân hàng
1.4. Trình tự, thủ tục giao kết hợp đồng tín dụng ngân hàng
Chƣơng 2: Thực trạng pháp luật về hợp đồng tín dụng ngân hàng ở
Việt Nam.
2.1. Nội dung cơ bản của hợp đồng tín dụng ngân hàng
2.2. Hình thức của hợp đồng tín dụng ngân hàng
2.3. Chủ thể của hợp đồng tín dụng ngân hàng
2.4. Quyền và nghiã vụ của các bên chủ thể
2.5. Các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản
2.6. Sự vô hiệu của hợp đồng tín dụng ngân hàng
2.7. Tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng ngân hàng
Chƣơng 3: Những giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của pháp
luật về hợp đồng tín dụng ngân hàng ở Việt Nam.
3.1. Cơ sở hoàn thiện pháp luật về hợp đồng tín dụng ngân hàng
3.2. Những giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về hợp đồng
tín dụng ở Việt Nam.
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Trong những năm qua, Việt Nam đã và đang có những bớc đi hết sức quan trọng
trên con đờng hội nhập kinh tế quốc tế. Việc gia nhập Tổ chức thơng mại thế giới
(WTO) mở ra nhiều cơ hội mới cho Việt Nam nhng đồng thời cũng đặt ra những thách
thức vô cùng to lớn. Ngân hàng là một trong những lĩnh vực nhạy cảm chịu nhiều ảnh
hưởng nhất.
Trong các hoạt động ngân hàng thì cho vay là hoạt động truyền thống mang lại
nguồn thu chủ yếu cho các ngân hàng nhưng cũng là hoạt động tiềm ẩn những rủi ro vô
cùng lớn, thậm chí có thể gây sụp đổ hệ thống ngân hàng, tác động nghiêm trọng đến
nền kinh tế đất nớc. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế đang diễn ra sâu rộng ở Việt Nam
thì nguy cơ rủi ro tín dụng càng cao. Hơn nữa, cuộc khủng hoảng tín dụng ở Mỹ, một số
nớc Châu Âu, Nhật Bản… hiện nay là một bài học đắt giá cho Việt Nam trong việc
nâng cao hơn nữa chất lượng tín dụng, kiểm soát rủi ro. Điều đó đã và đang đặt ra cho
chúng ta phải tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện hơn nữa pháp luật về ngân hàng nói
chung và đặc biệt là pháp luật về hợp đồng tín dụng ngân hàng nói riêng.
Có thể nói, trong những năm qua, pháp luật về ngân hàng nói chung và pháp
luật về hợp đồng tín dụng ngân hàng nói riêng đã được Nhà nước ta quan tâm và không
ngừng hoàn thiện như: Bộ luật dân sự năm 2005 (BLDS 2005), Luật ngân hàng Nhà
nước, Luật các tổ chức tín dụng và nhiều văn bản hướng dẫn thi hành…Những văn bản
pháp luật trên đã tạo ra một khung pháp lý quan trọng, tạo đà cho hoạt động cho vay
của các ngân hàng phát triển, thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, góp phần thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được thì pháp luật về
ngân hàng nói chung và pháp luật về hợp đồng tín dụng ngân hàng nói riêng vẫn còn
nhiều bất cập.
Hơn nữa, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế cũng đặt ra yêu cầu phải có sự hài
hoà giữa quy phạm pháp luật quốc gia với các quy phạm pháp luật quốc tế, giữa quy
định của pháp luật về hợp đồng tín dụng ngân hàng với các cam kết WTO về ngân
hàng.
Vì các lý do trên, tui lựa chọn đề tài: “Pháp luật về hợp đồng tín dụng ngân
hàng ở Việt Nam” với mong muốn nghiên cứu những quy định cơ bản của pháp luật
Việt Nam về hợp đồng tín dụng ngân hàng, đánh giá thực trạng áp dụng, từ đó đề ra
những giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định về hợp đồng tín dụng ngân hàng ở Việt
Nam hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu và ý nghĩa lý luận của đề tài.
Hiện nay, ở Việt Nam liên quan đến lĩnh vực tín dụng ngân hàng nói chung và
hợp đồng tín dụng ngân hàng nói riêng đã có nhiều công trình nghiên cứu ở những khía
cạnh khác nhau như: Luận văn thạc sỹ luật học của tác giả Nguyễn Thị Minh Chi: Pháp
luật về bảo lãnh thực hiện hợp đồng tín dụng – thực trạng và phơng hớng hoàn thiện
năm 2004; Luận văn thạc sỹ luật học: của tác giả Trần Thu Thuỷ: Chế định bảo đảm
hợp đồng tín dụng ngân hàng – Thực trạng và giải pháp năm 2003; Hoàn thiện Luật
ngân hàng- những đòi hỏi từ hội nhập kinh tế quốc tế – Trờng Đại học ngân hàng.
Ngoài ra còn một số bài viết của các tác giả đăng trên tạp chí ngân hàng như: Đoàn
Thái Sơn (2007), “Bất cập của pháp luật về bảo vệ quyền chủ nợ của tổ chức tín dụng”,
Tạp chí ngân hàng số 10/2007, Phan Thị Thu Hà (2006), “Rủi ro tín dụng của ngân
hàng thương mại nhà nước Việt Nam – cách tiếp cận từ tính chất sở hữu” Tạp chí ngân
hàng số 24/2006...
Các công trình nghiên cứu trên đã góp phần tạo cơ sở lý luận và thực tiễn cho
việc hoàn thiện pháp luật về hợp đồng tín dụng ngân hàng và các biện pháp bảo đảm
thực hiện hợp đồng tín dụng ngân hàng. Tuy nhiên, việc nghiên cứu đề tài pháp luật về
hợp đồng tín dụng vẫn còn là cấp thiết, bởi lẽ các quy định pháp luật về vấn đề này vẫn
còn nhiều bất cập cha phù hợp với thực tiễn và thông lệ quốc tế trong lĩnh vực tín dụng
ngân hàng.
Vì vậy, tác giả đề tài mong muốn góp phần làm rõ hơn những vấn đề lý luận cơ
bản về hợp đồng tín dụng ngân hàng, chỉ ra những bất cập của việc thực hiện các quy
định đó trong thực tiễn, từ đó đề ra những giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về hợp
đồng tín dụng ngân hàng ở Việt Nam hiện nay.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu.
Đề tài nghiên cứu một số vấn đề lý luận cơ bản của pháp luật Việt Nam về hợp
đồng tín dụng ngân hàng. Trên cơ sở phân tích thực trạng áp dụng các quy định đó
trong thực tiễn, chỉ ra những bất cập còn tồn tại, so sánh kinh nghiệm pháp luật tơng
ứng của một số nớc trên thế giới, những bài học kinh nghiệm rút ra từ cuộc khủng
hoảng tài chính thế giới hiện nay, qua đó tác giả đề ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện
hơn nữa pháp luật về hợp đồng tín dụng ngân hàng ở Việt Nam.
4. Phạm vi nghiên cứu:
Pháp luật về hợp đồng tín dụng ngân hàng ở Việt Nam là một đề tài rộng. Trong
nội dung nghiên cứu của luận văn, tác giả không có tham vọng nghiên cứu tất cả các
vấn đề liên quan đến hợp đồng tín dụng ngân hàng mà chỉ tập trung nghiên cứu một số
vấn đề lý luận cơ bản của pháp luật về hợp đồng tín dụng ngân hàng ở Việt Nam, chỉ ra
những điểm hợp lý và bất cập trong việc thực hiện các quy định về vấn đề này trong
thực tiễn. Đề tài không đi sâu nghiên cứu về các biện pháp bảo đảm tiền vay mà tập
trung nghiên cứu sâu hơn vào các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng ngân hàng
hiện nay, chỉ ra những nguyên nhân của các tranh chấp đó. Trên cơ sở đó, tác giả đề ra
những giải pháp nhằm hoàn thiện hơn các quy định của hợp đồng tín dụng ngân hàng ở
Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
5. Phơng pháp nghiên cứu
Đề tài dựa trên cơ sở phơng pháp luận của Chủ nghĩa Mác Lê – nin và tư tởng
Hồ Chí Minh, đường lối chính sách của Đảng cộng sản Việt Nam về xây dựng Nhà nư-
ớc pháp quyền Việt Nam XHCN.
Ngoài ra, tác giả còn sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích các quy định của
pháp luật Việt Nam về hợp đồng tín dụng ngân hàng. Trên cơ sở so sánh với pháp luật
của một số nớc trên thế giới về vấn đề này, xem xét sự phù hợp với điều kiện Việt Nam
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Re: Pháp luật về hợp đồng tín dụng ngân hàng ở Việt Nam : Luận văn ThS. Luật: 60 38 50

Giúp me
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Pháp luật về ngành nghề kinh doanh có điều kiện và thực tiễn thực hiện tại các doanh nghiệp khí hóa lỏng Luận văn Kinh tế 1
D Pháp luật về xử lý hậu quả của hợp đồng vô hiệu trong lĩnh vực kinh doanh thương mại ở Việt Nam Luận văn Luật 0
D Pháp luật về ngành nghề kinh doanh có điều kiện tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 2
T pháp luật về đăng ký doanh nghiệp qua thực tiễn áp dụng tại tỉnh bình thuận Luận văn Luật 1
D Pháp luật về hợp đồng và thực tiễn thực hiện hợp đồng xây dựng công trình thủy lợi tại công ty cổ phần xây dựng thủy lợi Hải Phòng Nông Lâm Thủy sản 0
H pháp luật về chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong dự án kinh doanh bất động sản Luận văn Luật 0
D Pháp luật về quản lý chất thải y tế ở việt nam Y dược 0
D Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường nước ở Việt Nam hiện nay Luận văn Luật 0
D Pháp luật quốc tế về bảo vệ nguồn nước quốc tế và thực tiễn thực hiện của Việt Nam Luận văn Luật 0
D Pháp luật Việt Nam về giải quyết tranh chấp thương mại điện tử đáp ứng nhu cầu của hiệp định thương mại tự do EVFTA Luận văn Luật 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top