Dacian

New Member

Download miễn phí Luận văn Xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam vào thị trường Mỹ: Thực trạng và giải pháp





MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN 5
1.1. Vai trò và nội dung của hoạt động xuất khẩu thủy sản 5
1.2. Đặc điểm thị trường Mỹ và những nhân tố tác động đến hoạt động xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam vào thị trường Mỹ 16
1.3. Kinh nghiệm của một số nước trong việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủy sản vào thị trường Mỹ 35
Chương 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG THỦY SẢN VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ TỪ NĂM 1994 ĐẾN NAY 41
2.1. Tình hình xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam vào thị trường Mỹ thời gian qua 41
2.2. Đánh giá chung hoạt động xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam vào thị trường Mỹ 64
Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG THỦY SẢN VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ 80
3.1. Triển vọng và phương hướng xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam vào thị trường Mỹ 80
3.2. Một số giải pháp chủ yếu đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam vào thị trường Mỹ 89
KẾT LUẬN 116
NHỮNG CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ 118
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 119
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Việt Nam đã giành được vị trí đáng kể trong tổng nhập khẩu của Mỹ. Điều này chúng ta có thể nhận thấy khi đi sâu vào phân tích vị thế của từng mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.
Từ chỗ chưa được coi là nước cung cấp chính tôm đông lạnh cho thị trường Mỹ vào những năm 1997 (chiếm thị phần 1,2%) và năm 1998 (1,6%), thì kể từ 1999 đến nay lượng tôm xuất khẩu từ Việt Nam sang Mỹ đã liên tục tăng nhanh. Sự tăng trưởng vượt bậc này đã giúp cho Việt Nam chiếm được một tỷ trọng đáng kể trong tổng lượng tôm nhập khẩu của Mỹ. Năm 2001, Việt Nam đã trở thành nước cung cấp tôm đứng thứ hai cho thị trường Mỹ sau Thái Lan chiếm 8,3% tổng nhập khẩu tôm của thị trường Mỹ. Mặc dù hàm lượng tôm đã chế biến còn khiêm tốn nhưng mức tăng trưởng đạt khá cao, 125% so với năm 2000 Việt Nam vượt qua cả Trung Quốc và ấn Độ. Song đến cuối năm 2002, mặc dù tỷ trọng tôm xuất khẩu của Việt Nam vẫn tiếp tục tăng lên mức 10,4% nhưng Việt Nam đã xuống vị trí thứ ba trong số các nước cung cấp tôm lớn nhất cho thị trường Mỹ do lượng tôm xuất khẩu của Trung Quốc đã tăng vượt bậc (11,5%). Năm 2004, theo số liệu thống kê do Cục Hải quan Mỹ công bố, lượng tôm nhập khẩu từ Việt Nam dù giảm mạnh vẫn đứng thứ tư trong các nước nhập khẩu tôm vào Mỹ, giành được thị phần đáng kể đối với tôm bóc vỏ đông lạnh, tôm nguyên vỏ đông lạnh các cỡ to (U15 cho đến 26/30), tôm tẩm bột đông lạnh, tôm đóng hộp và một số sản phẩm chế biến tôm đông khác [52].
Mặt hàng cá tra, cá basa của Việt Nam đã có được năng lực cạnh tranh rất cao trên thị trường Mỹ nhờ có chất lượng tốt, giá bán thấp, kênh phân phối rộng. Đối thủ cạnh tranh với việc xuất khẩu loại cá này của Việt Nam hiện nay chính là những người nuôi cá Catfish tại Mỹ, còn các nước xuất khẩu khác không phải là đối thủ vì liên tục trong những năm gần đây Việt Nam luôn chiếm tỷ trọng gần như tuyệt đối trong tổng lượng nhập khẩu loại cá này của Mỹ khoảng 95%. Năm 2002 Việt Nam chiếm 95,1% thị phần trong khi đó Bra xin chỉ chiếm 0,07%; Guyana chiếm 2,8%.
Cá ngừ vây vàng Việt Nam hiện nay chiếm vị trí số một tại Mỹ. Theo VASEP, chỉ trong bốn tháng đầu năm 2005, sản lượng cá ngừ vây vàng ướp lạnh của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ đạt 1.544 tấn, tăng 42,5% so với cùng kỳ năm 2004. Sản lượng và giá trị cá ngừ vây vàng tươi nhập khẩu từ Việt Nam vào Mỹ vượt xa so với các nước khác như Philippin, Braxin, Costarica, Mêhicô, Xrilanca... [55].
* Về dịch vụ trước, trong và sau bán hàng
Dịch vụ cung cấp thông tin, hiện nay nguồn thông tin từ trang Web của VASEP, tạp chí thương mại chuyên ngành thủy sản được phát hành hàng tuần là nguồn thông tin quan trọng đối với các doanh nghiệp XKTS về tình hình thị trường Mỹ, giá cả và là phương tiện để các doanh nghiệp tiến hành hoạt động xúc tiến. Để tiến hành các hoạt động dịch vụ quảng bá, xúc tiến thương mại hàng hóa tại thị trường Mỹ, Bộ Thủy sản đã tổ chức các đợt hội thảo và hội chợ về sản phẩm thủy sản được tổ chức tại Boston vào tháng 4 và tại Sanfransico vào tháng 10. Trong nước, hàng năm tổ chức hai đợt hội chợ kết hợp hội thảo chuyên ngành thủy sản. Đặc biệt thông qua thương vụ Việt Nam tại Mỹ (VINATRADEUSA) các doanh nghiệp sẽ nghiên cứu thị trường Mỹ kỹ hơn như hệ thống luật pháp, tìm kiếm, lựa chọn các nhà nhập khẩu và phương pháp quảng bá thương hiệu sản phẩm của mình.
Dịch vụ vận tải, giao nhận, kho, vận chuyển hàng xuất khẩu nói chung, hàng TSXK nói riêng đã được cải thiện. Hiện nay, chúng ta đã mở được đường hàng không trực tiếp sang Mỹ và đang phấn đấu có một đội tàu thuyền đủ mạnh có khả năng chuyên chở được phần lớn khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu cập cảng Mỹ. Với 4.200 tổ chức dịch vụ tài chính trong đó có 10 công ty bảo hiểm, 18 công ty kiểm toán đã hỗ trợ đắc lực cho hoạt động XKTS.
2.1.2.6. Những vấn đề xung quanh hai vụ kiện của CFA và SSA
Chúng ta biết rằng, ngày 28/6/2002 CFA đã khởi kiện các doanh nghiệp TSXK Việt Nam bán phá giá cá tra và cá basa. Kết cục của vụ kiện này là các sản phẩm phi lê cá tra và cá basa đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam vào thị trường Mỹ phải chịu mức thuế tăng từ 36,84% lên 63,88% đã tác động tổn hại nặng nề đến hàng triệu ngư dân và người lao động Việt Nam trong lĩnh vực nuôi cá. Nghiêm trọng hơn, vụ kiện cá trên đã tạo ra một tiền lệ xấu và nguy hiểm cho các nhà sản xuất khác áp dụng thuế chống bán phá giá như một công cụ bảo hộ thương mại. Tiền lệ đó đã trở nên rõ ràng khi vào ngày 31/12/2003, SSA đã chính thức đệ đơn kiện lên ủy ban thương mại quốc tế Mỹ (USITC) và Bộ Thương mại Mỹ (DOC) kiện 6 nước: Thái Lan, Việt Nam, Trung Quốc, ấn Độ, Brazin và Ecuado bán phá giá tôm. Mặt hàng nhập khẩu bị kiện bao gồm hầu hết các loại sản phẩm tôm nước ấm, tôm đại dương và tôm nuôi ở trang trại. Cũng như số phận của cá tra và cá basa, tôm Việt Nam phải chịu thuế chống bán phá giá từ 4,13% đến 25,76%
Nội dung đơn kiện của CFA và SSA được khái quát như sau:
Thứ nhất, họ lập luận rằng nước Việt Nam là nước không có nền kinh tế thị trường, các hoạt động kinh tế, ấn định giá cả đều có sự can thiệp của Nhà nước, sản xuất và tiêu thụ không theo quy luật cung - cầu.
Thứ hai, công nhân Việt Nam bị trả lương thấp theo khung lương quy định của Nhà nước, điều đó làm giảm giá thành sản phẩm, dẫn đến sự không công bằng trong thương mại.
Thứ ba, sản phẩm cá tra, cá basa và tôm Việt Nam nhập khẩu vào Mỹ ngày càng tăng, giá càng giảm, cố tình làm lẫn lộn nhãn hiệu, bán cạnh tranh vào các kênh phân phối của họ, làm cho cá Catfish và tôm của Mỹ giảm giá theo, giảm số lượng gây thiệt hại cho ngành nuôi cá và nuôi tôm của Mỹ. Ví dụ: SSA cho biết, do các nước bán phá giá vào thị trường Mỹ doanh thu của ngành tôm trong nước đã sụt giảm một nửa, từ 1,2 tỷ USD năm 2000 xuống còn 559 triệu USD năm 2002 và 40% lao động trong ngành tôm đã mất việc làm trong thời gian này [47, tr. 65].
Thứ tư, Chính phủ và các doanh nghiệp XKTS Việt Nam đang đặt ra kế hoạch phát triển sản phẩm cá tra, cá basa và tôm vào thị trường Mỹ gây đe dọa các ngành này trong tương lai.
Thứ năm, lấy Bănglađét làm nước có sản phẩm đồng dạng để so sánh. Từ đó tính giá thành sản xuất và đề nghị USITC và DOC áp đặt mức thuế chống bán phá giá cho sản phẩm cá tra, cá basa phi lê Việt Nam và tôm.
Sự thật cho thấy những lập luận mà CFA và SSA đưa ra là không có căn cứ vì:
- Về nền kinh tế Việt Nam
Nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành nuôi trồng và chế biến xuất khẩu cá tra, cá basa và tôm nói riêng hoạt động theo cơ chế thị trường vì mối quan hệ kinh tế giữa người nuôi (tư nhân chiếm tới 98%) và nhà chế biến là quan hệ sòng phẳng trên cơ sở hợp đồng mua bán theo giá thỏa thuận ở từng thời điểm do người mua và người bán tự quyết định giá mua bán cá, tôm nguyên liệu trên cơ sở đảm bảo lợi nhuận cho cả đôi bên cùng có lợi và thật sự vận động theo quan hệ cung - cầu.
- Về giá thành sản xuất và xuất khẩu cá t...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Báo cáo Thực tập tốt nghiệp thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Luận văn Kinh tế 0
D Đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng da giày vào thị trường EU trong tiến trình thực hiện EVFTA Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá chất lượng dịch vụ thẻ ATM của ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam - Chi nhánh Huế Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Nhật Bản Luận văn Kinh tế 0
A Rào cản kỹ thuật đối với hàng dệt may xuất khẩu và giải pháp của VIỆT NAM Luận văn Kinh tế 0
D Tiểu luận QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT KHẨU BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn Thiện Quy Trình Giao Nhận Hàng Hóa Xuất Khẩu Bằng Đường Hàng Không Luận văn Kinh tế 0
D Trình tự Giao nhận hàng hóa: Đối với hàng xuất khẩu phải lưu kho, bãi của cảng Luận văn Kinh tế 0
D Ảnh hưởng của các Hiệp định thương mại tự do (FTA) lên xuất khẩu các mặt hàng nông sản của Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Phát triển dịch vụ cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu ở Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top