Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: SỰ DU NHẬP PHẬT GIÁO VÀO VIỆT NAM VÀ NHỮNG NÉT CƠ BẢN VỀ PHẬT GIÁO LÝ - TRẦN
1. Khái quát quá trình du nhập Phật giáo vào Việt
2. Những nét cơ bản về vai trò , vị trí của Phật giáo thời Lý - Trần
CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM CỦA PHẬT GIÁO VIỆT NAM DƯỚI TRIỀU ĐẠI LÝ TRẦN
2.1. Tiền đề kinh tế-xã hội, tư tưởng cho sự phát triển Phật giáo thời Lý - Trần
2.2. Tinh thần dung thông của Phật giáo thời Lý – Trần
2.3. Tính nhập thế của Phật giáo Đại Việt dưới thời Lý – Trần
KẾT LUẬN


. GS. Trần Văn Giầu đã từng nói: “Theo sát cuộc đấu tranh của dân tộc ta từ trước đến nay không tư tưởng nào lớn hơn Phật giáo, trừ chủ nghĩa cộng sản. Bình minh của lịch sử dân tộc ta đã gắn với Phật giáo. Phật giáo là ngọn đuốc văn minh ở xứ ta, và ông còn đánh giá đóng góp lớn nhất của Phật giáo vào lịch sử tư tưởng Việt Nam: “Mườn vạn quyển kinh còn hai hay bốn chữ… và bốn chữ đó là cốt lõi của Phật giáo: cứu khổt, cứu nạn”. Sau này tác giả Nguyễn Lang cũng đánh giá cao tư tưởng từ bi của Phật giáo: “Có thể từ bi không phải là một đường lối chính trị, nhưng chính trị từ bi là một nền chính trị nhân bản đáng được “ủng hộ”.
Tình hình phát triển đến mức cực thịnh của Phật giáo Lý - Trần cũng như ảnh hưởng của các tăng lữ trong thời kỳ này đã chi phối đến giáo dục, khoa cử (thi tam giáo). Năm 1150, triều đình quyết định “đem Nho giáo , Đạo giáo và Phật giáo để thi kẻ sĩ. Ai đỗ thì cho xuất thân” (Theo Việt sử thông giám mục, IV). Thông qua hai kì thi về tam giao dưới triều Lý Cao Tông (1195) và triều Trần Thái Tông (1247), ta thấy Phật giáo cũng có vị trí quan trọng trong việc lựa chọn nhân tài giúp nước. Vào 1299, sử cũ cho hay nhà nước còn in sách khoa giáo nhà Phật phát hành trong cả nước.
Phật giáo thời Lý - Trần còn ảnh hưởng đến nguồn cảm hứng sáng tác văn học của các tác giả thời kì này. Trong thời kì này cảm xúc văn học về đề tài Phật giáo thực sự hoà nhập vào văn hoá chính trị, tức là tư tưởng của thời đại, nên thời kỳ này đã để lại nhiều tác phẩm văn hoá mang tinh thần Phật giáo có giá trị. Những hình ảnh văn học súc tích ngắn gọn đã làm cho tính chất tôn giáo của đạo Phật đầy khắc khổ dày vò trở nên thanh thản, say mê, sảng khoái. Như vậy, qua các sáng tác của mình, các thiên sư, các phật tử đã thể hiện tư tưởng của mình về thời cuộc chính trị, các tư tưởng đức trị.
Để hiểu rõ hơn về vai trò của Phật giáo Lý - Trần với tư cách là quốc giáo chúng ta đi vào tìm hiểu, nghiên cứu kiến trúc chùa tháp, cũng như số lượng các tăng ni, phật tử, các tông phái thời Lý - Trần. Số lượng chùa tháp thời Lý rất lớn. Do các vua, hoàng hậu, đại thần ra sức xuất tiền của dựng chùa, có chùa thì do làng xã quyên góp tiền xây dựng. Rất nhiều chùa tháp có quy mô lớn hay kiến trúc độc đáo được xây dựng trong thời gian này như chùa Phật tích, chùa Dạm, chùa Diên Hựu, chù Phổ Minh, chùa Quỳnh Lâm, chùa Hương Lãng, chùa Linh Xứng… Việc sùng đạo Phật của các vua thời Lý - Trần được nhà sử học Lê Văn Hưu nhận xét… “Cho đến đời sau mới xây tường cao ngất trời, tạc cột chùa bằng đá, làm chùa thờ Phật lộng lẫy hơn cả cung điện rồi người dưới bắt chước kẻ trên, có kẻ huỷ cả thân thể, đổi lốt mặc bỏ sản nghiệp, trốn thân thích, nhân dân quá nửa làm sư, trong nước chỗ nào cũng có chùa” (12, tr 156).
Do sự ủng hộ của quý tộc quan liêu mà ảnh hưởng Phật giáo lan rộng khắp mọi miền đất nước. Năm 1010, vừa mới dời đô ra Thăng Long, Lý Thái Tổ đã cho xây dựng một loạt chùa ở đây. Ông Lê Văn Hưu đã nhận xét: “Lý Thái Tổ lên ngôi chưa được hai năm, tôn miếu chưa xây dựng, xã tắc chưa lập mà dựng được 8 chùa ở phủ Thiên Đức, lại sửa được chùa quán ở các lộ, cấp độ diệp cho hơn một 1000 người ở kinh sư (Thăng Long) làm tăng”… (10, tr 45). Thời Lý - Trần còn thể hiện sức mạnh của mình qua việc đúc tứ đại khí bằng đồng (những vật tượng trưng của đạo Phật: chuông Quy Điền, tháp Báo Thiên, tượng Phật Di Lặc ở chùa Quỳnh Lâm và vạc Phổ Minh).
Chùa nhiều và số lượng tăng sư theo đó mà tăng dần lên. Trong thời Lý có nhiều đợt độ dân làm sư.
1010, vua Lý Thái Tổ ra lệnh độ dân làm sư.
1014, vua lại chuẩn y lời tâu của tăng thống Thẩm và Uyển xin lập đàn chay ở chùa Vạn Tuế trong thành Thăng Long để tăng đồ đến thụ giới.
1016, hơn 1000 người ở kinh đô Thăng Long được độ làm sư tăng đạo số tăng sư tăng cả về chất lượng lẫn số lượng. Có thể kể đến là nhà sư: Vạn Hạnh, Mãn Giác, Viên Thông, Từ Đạo Hạnh, Nguyễn Minh Không, Giác Hải, Pháp Loa, Huyền Quang. Còn các tông phái về cơ bản vẫn bao gồm: Lưu Chi, Vô Ngôn Thông, đến thời Lý Thánh Tông, xuất hiện Thiền Thảo Đường và năm 1299 Trần Thái Tông lập ra phái thiền Trúc Lâm Yên Tử.
Với vai trò, vị trí quan trọng như vậy, Phật giáo Lý - Trần đã thấm sâu vào mọi cơ tầng xã hội. Nhận thức được tầm quan trọng của Phật giáo vua quan quý tộc thời Lý - Trần đã không ngừng mở rộng phạm vi ảnh hưởng của nó đến mọi miền của tổ quốc. Phật giáo đã góp phần quan trọng trong việc làm nền những chiến thắng vĩ đại thời Lý - Trần.
CHƯƠNG 2:
ĐẶC ĐIỂM CỦA PHẬT GIÁO VIỆT NAM
DƯỚI TRIỀU ĐẠI LÝ – TRẦN
2.1. Tiền đề kinh tế - xã hội , tư tưởng cho sự phát triển Phật giáo thời Lý – Trần.
Năm 938 với sự kiện Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán trên Bạch Đằng giang đã mở ra một kỷ nguyên mới cho dân tộc: chấm dứt ngàn năm Bắc thuộc, bước vào giai đoạn đầu của thời kỳ quân chủ phong kiến trung ương tập quyền độc lập. Trải qua các triều đại Ngô - Đinh – Tiền – Lê (938-1009) đã bước đầu đạt được cơ sở kinh tế – chính trị – xã hội cho một nền quân chủ phong kiến trung ương tập quyền độc lập. Sang triều đại nhà Lý (1010-1225), với khoảng thời gian lịch sử hơn 200 năm, đã tiếp tục xây dựng và phát triển nền quân chủ ấy với hai nhiệm vụ cơ bản, là độc lập dân tộc và thống nhất quốc gia. Hai nhiệm vụ này tồn tại song song trong suốt chiều dài lịch sử của triều đại nhà Lý cũng như nhà Trần sau này. Hai nhiệm vụ đó có quan hệ mật thiết với nhau: mỗi bước tiến của sự nghiệp bảo vệ nền độc lập dân tộc là một bước tạo ra những điều kiện căn bản cho công cuộc thống nhất quốc gia, đồng thời mỗi bước củng cố chặt chẽ khối đoàn kết dân tộc là một bước tạo ra sức mạnh cho sự nghiệp bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc. Nhận thức được hai nhiệm vụ lịch sử, trọng đại đó, trước tiên triều đại nhà Lý đã thực hiện hàng loạt các chủ trương, chính sách và biện pháp tích cực, có hiệu quả nhằm thực hiện hai nhiệm vụ lịch sử nói trên.
Trước hết là việc chọn trung tâm kinh tế – chính trị cho cả nước. quyết định rời đô từ Hoa Lư về Thăng Long của Lý Thái Tổ nhằm “mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu” (Chiếu dời đô). Việc dời đô của triều đại nhà Lý phản ánh khát vọng và ý chí độc lập của dân tộc, quyết tâm giữ vững nền độc lập lâu dài cho dân tộc. Cùng với việc dời đô là việc đặt tên cho nước là “Đại Việt”, điều đó muốn nói lên ý thức tự tôn của dân tộc Việt Nam trước hoàng đế Trung Hoa.
Triều Lý còn tăng cường tổ chức quân đội bao gồm cấm vệ quân và quân các lộ để đối phó với nguy cơ xâm lược và giữ vững an ninh trong nước. Chính sách “Ngụ binh ư nôn...

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D những đặc điểm cơ bản của triết học phương đông Văn hóa, Xã hội 0
D Đặc điểm ngôn ngữ tiểu thuyết tố tâm của hoàng ngọc phách Văn học 0
D Nghiên cứu đặc điểm của hệ thống gạt mưa rửa kính,thiết lập các bài tập thực hành và thí nghiệm trên mô hình hệ thống gạt mưa rửa kính Khoa học kỹ thuật 0
D Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của bò sữa chậm sinh và ứng dụng hormone để khắc phục Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên Cứu Đặc Điểm Của Quá Trình Khoáng Hóa Một Số Hợp Chất Hữu Cơ Họ Azo Trong Nước Thải Dệt Nhuộm Khoa học Tự nhiên 0
D những đặc điểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa đế quốc và ý nghĩa của nó đối với việc nghiên cứu chủ nghĩa tư bản hiện nay Môn đại cương 0
D Những đặc điểm kinh tế của chủ nghĩa đế quốc và địa vị lịch sử của nó trong chủ nghĩa đế quốc giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản Môn đại cương 0
D nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái của sâu keo da láng Nông Lâm Thủy sản 0
D Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân viêm gan B mạn tính có HBeAg âm tính điều trị tại bệnh viện Đa khoa trung ương Thái Nguyên Y dược 0
D Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái của cây củ mài và khả năng nhân giống bằng hom củ trong giai đoạn vườn ươm tại rừng đặc dụng Copia Nông Lâm Thủy sản 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top