hoanganhhpman

New Member
Download miễn phí

Phần thứ nhất - ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Phần thứ hai - TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 3
2.1 Một vài đặc điểm về thực vật cho LSNG 3
2.2 Những nghiên cứu về LSNG trên thế giới 3
2.3 Những nghiên cứu về LSNG ở Việt Nam 7
Phần thứ ba - MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 10
3.1. Mục tiêu nghiên cứu 10
3.1.1. Mục Tiêu Tổng Quát 10
3.1.2. Mục tiêu cụ thể 10
3.2 Đối tượng nghiên cứu 10
3.3 Nội dung nghiên cứu 10
3.4. Phương pháp nghiên cứu 11
3.4.1. Công tác chuẩn bị 11
3.4.2. Công tác ngoại nghiệp 11
3.4.3. Công tác nội nghiệp 11
Phần thứ tư - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 12
4.1 Một số đặc điểm tự nhiên – xã hội của xã Lục Dạ 12
4.1.1 Điều kiện tự nhiên 12
4.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 15
4.2 Thực trạng khai thác và sử dụng các loại LSNG tại xã Lục Dạ 19
4.2.1 Các cây làm dược liệu 19
4.2.2 Các cây cho rau, quả, thực phẩm, gia vị 23
4.2.3 Các cây cho tinh dầu, tanin, nhựa, dầu 24
4.2.4 Các loài LSNG khác 26
4.2.5 Kiến thức bản địa của người dân địa phương trong khai thác, chế biến và sử dụng LSNG 29
4.3 Vai trò của LSNG đối với đời sống của người dân xã Lục Dạ 32
4.3.1 Giá trị kinh tế 32
4.3.2 Giá trị xã hội 37
4.4 Thị trường và tiềm năng phát triển thực vật cho LSNG 37
4.4.1 Thị trường LSNG ở Lục Dạ 37
4.4.2 Tiềm năng phát triển thực vật cho LSNG 41
4.4.3 Khó khăn và thuận lợi trong việc phát triển thực vật cho LSNG 43
4.5 Tình hình quản lý nguồn tài nguyên thực vật LSNG tại địa phương 45
4.5.1 Hệ thống quản lý của nhà nước đối với nguồn LSNG 45
4.5.2 Hệ thống quản lý cộng đồng 45
4.5.3 Quản lý tư nhân 46
4.5.4 Chính sách quản lý tài nguyên 47
4.5.5 Các chính sách hỗ trợ 47
4.6 Giải pháp quản lý bền vững nguồn tài nguyên LSNG tại Lục Dạ 48
4.6.1 Giải pháp về tổ chức 49
4.6.2 Giải pháp về kỹ thuật 49
4.6.3 Giải pháp về vốn 50
4.6.4 Giải pháp về xã hội 50
4.6.5 Giải pháp thị trường 51
Phần thứ năm - KẾT LUẬN - TỒN TẠI - KIẾN NGHỊ 52
5.1 Kết luận 52
5.2 Tồn tại 52
5.3 Kiến nghị 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới, có điều kiện tự nhiên thuận lợi nên tài nguyên rừng rất phong phú, đa dạng. Từ xa xưa tài nguyên rừng đã gắn bó với đời sống của nhân dân ta, đặc biệt đối với đồng bào các dân tộc sống ở vùng núi và trung du. Rừng không chỉ có giá trị to lớn trong việc bảo vệ môi trường sinh thái, phòng hộ, an ninh quốc phòng… mà rừng còn giữ vai trò quan trọng trong việc cung cấp gỗ và LSNG.

Trong những năm trước đây, khi tài nguyên gỗ của rừng Việt Nam còn nhiều, người dân chỉ tập trung khai thác gỗ, còn LSNG được coi như là sản phẩm phụ của rừng, do doanh thu từ nguồn lâm sản này thấp hơn so với gỗ. Nhưng hiện nay, do số lượng và chất lượng rừng đang bị suy giảm mạnh, hơn nữa chính sách đóng cửa rừng của Nhà nước đã làm cho nguồn cung cấp gỗ ngày càng khan hiếm, điều này đã tác động mạnh đến thu nhập của người dân sống gần rừng, phụ thuộc vào rừng. Lúc này, hoạt động khai thác rừng của người dân lại tập trung vào các loại LSNG. Nhu cầu sản phẩm này không những ngày càng lớn đối với thị trường trong nước mà giá trị xuất khẩu của chúng ngày một tăng. Ngoài ra, LSNG còn có vai trò xã hội lớn, chúng mang lại công ăn việc làm cho hàng triệu người và góp phần tích cực trong chương trình xóa đói giảm cùng kiệt ở các vùng nông thôn và miền núi. Do đó, cách nhìn nhận về vai trò của nguồn tài nguyên LSNG ở Việt Nam đã thay đổi. LSNG ngày càng khẳng định vai trò của nó đối với sinh kế của người dân nông thôn, đặc biệt là người dân vùng cao, vùng sâu, vùng xa.

Giá trị kinh tế - xã hội của các loài thực vật cho LSNG thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau, từ cung cấp lương thực thực phẩm, vật liệu xây dựng, nguyên liệu thủ công mỹ nghệ, dược phẩm đến giải quyết công ăn việc làm, phát triển ngành nghề, bảo tồn và phát huy kiến thức bản địa, tôn tạo nét đẹp văn hóa, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống nhiều mặt của người dân, đặc biệt là những dân cùng kiệt (FAO, 1994). Tuy nhiên, thông tin về các loài thực vật cho LSNG có giá trị kinh tế cao còn rất tản mạn và ít ỏi, nên chưa phát huy đầy đủ các chức năng có lợi của LSNG. Để LSNG đóng góp quan trọng vào sự phát triển miền núi hơn nữa, cần tập trung nghiên cứu xác định các sản phẩm có khả năng mang lại thu nhập kinh tế cũng như kĩ thuật gây trồng, chăm sóc, nuôi dưỡng chúng gắn với quản lý rừng bền vững, đồng thời cần xây dựng và quảng bá những mô hình trình diễn về cung cấp LSNG để người dân học tập và làm cơ sở chuyển giao công nghệ phát triển LSNG.

Xã Lục Dạ là xã cùng kiệt của huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An, đời sống văn hóa, y tế, giáo dục còn nhiều khó khăn, thiếu thốn. Hầu hết các thôn, bản là đồng bào dân tộc nên đa số có trình độ dân trí thấp, còn có người không biết chữ. Cuộc sống của họ dựa vào tài nguyên rừng, nhất là nguồn LSNG. Các hoạt động khai thác và buôn bán LSNG xảy ra thường xuyên không theo quy luật nào, không có giá cả ổn định và cũng không chịu sự quản lý chặt chẽ của một cơ quan chức năng nào. Trong thực tế, rất nhiều nguồn tài nguyên LSNG đã cạn kiệt, không có giá trị khai thác nữa mặc dù trước đây có rất nhiều. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng này là do người dân chỉ biết khai thác kiệt sản phẩm của các loài cây cho LSNG mà chưa chú ý tới việc gây trồng, chăm sóc, quản lý và khai thác một cách hợp lý. Hậu quả là nguồn tài nguyên dần bị suy thoái, ảnh hưởng xấu đến cân bằng sinh thái và đa dạng sinh học của rừng. Vì thế, việc trang bị kiến thức về bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên LSNG là một việc làm cấp thiết.

Để bảo vệ và phát triển bền vững LSNG cho sinh kế của cộng đồng địa phương, việc tìm hiểu thực trạng khai thác, sử dụng các loại lâm sản này là cần thiết. Vì vậy tui thực hiện đề tài:

“ Đánh giá thực trạng khai thác và sử dụng lâm sản ngoài gỗ của người dân xã Lục Dạ- huyện Con Cuông- tỉnh Nghệ An ”

Phần thứ hai

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

2.1 Một vài đặc điểm về thực vật cho LSNG

Lâm sản ngoài gỗ (Non Timber Forest Products) bao gồm các nguyên liệu có nguồn gốc sinh vật, không phải là gỗ, được khai thác từ rừng để phục vụ con người. Chúng bao gồm thực phẩm, thuốc, gia vị, tinh dầu, nhựa,nhựa mủ, tanin, thuốc nhuộm, cây cảnh, động vật hoang dã (động vật sống hay các sản phẩm của chúng), củi và các nguyên liệu thô như tre, nứa, mây, song, gỗ nhỏ và sợi. (JennH.DeBeer, 2000).

LSNG thường được phân chia theo nhóm giá trị sử dụng như sau:

- Nhóm LSNG dùng làm nguyên liệu công nghiệp.

- Nhóm LSNG dùng làm vật liệu thủ công mỹ nghệ.

- Nhóm LSNG dùng làm lương thực, thực phẩm và chăn nuôi.

- Nhóm LSNG dùng làm dược liệu.

- Nhóm LSNG dùng làm cảnh.

LSNG đa dạng về giá trị sử dụng do đó nó có vai trò quan trọng đối với đời sống xã hội:

+ LSNG có tầm quan trọng về kinh tế và xã hội. Chúng có giá trị lớn và có thể tạo ra nhiều công ăn việc làm.

+ LSNG có giá trị đối với sự giàu có của hệ sinh thái rừng. Chúng đóng góp vào sự đa dạng sinh học của rừng. Chúng là nguồn gen hoang dã quí, có thể bảo tồn phục vụ gây trồng công nghiệp.

+ LSNG hiện bị cạn kiệt cùng với sự suy thoái của rừng bởi ảnh hưởng của sự tăng dân số, mở rộng canh tác nông nghiệp, chăn thả gia súc không kiểm soát, khai thác gỗ, thu hái chất đốt.

2.2 Những nghiên cứu về LSNG trên thế giới

Từ những năm 1980 trở lại đây có nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh được giá trị thực của thực vật cho LSNG, cũng như đã chỉ rõ vai trò to lớn của nó đối với sự nghiệp phát triển rừng bền vững. Đầu tiên phải kể đến những phát hiện về khả năng đặc biệt của thực vật LSNG như phục hồi nhanh, cho thu hoạch sớm, năng suất kinh tế cao, ổn định, có thể kinh doanh liên tục và việc khai thác chúng thường ít phá hủy hệ sinh thái. Vì vậy, bằng cách duy trì tính nguyên vẹn của rừng tự nhiên, việc bảo tồn có khai thác có thể nuôi dưỡng được tính đa dạng sinh học cơ bản và bảo vệ môi trường sinh thái. Bảo tồn có khai thác sẽ cung cấp những sản phẩm cần thiết cho một bộ phận của xã hội một cách bền vững (Mendelsohn, 1992). Nghiên cứu của Mendelsohn (1992) đã chỉ rõ vai trò của thực vật LSNG, theo ông: thực vật LSNG quan trọng cho bảo tồn bởi việc khai thác chúng có thể luôn được thực hiện với sự tổn hại ít nhất đến rừng. Thực vật LSNG quan trọng cho tính bền vững vì trong quá trình khai thác chúng vẫn đảm bảo cho rừng ở trạng thái tự nhiên. Thực vật LSNG quan trọng trong đời sống bởi nó có thể cung cấp nhiều dạng sản phẩm như thực vật ăn được, nhựa, thuốc nhuộm, tanin, sợi, cây làm thuốc,… và ngoài sử dụng trực tiếp người thu hái có thể đem bán, trao đổi (một trong các yếu tố không thể thiếu của xã hội). Do đó, ông khẳng định rừng như là một nhà máy quan trọng của xã hội và thực vật LSNG là một trong những sản phẩm quan trọng của nhà máy này.

LSNG được hiểu theo nhiều cách dựa vào định nghĩa của các nhà khoa học đưa ra ở các thời điểm khác nhau:

De.Beer (1989) đã quan niệm LSNG là...

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top