loveky2707

New Member

Download miễn phí Xây dựng chính sách phát triển thương mại điện tử ở các nước đang phát triển





Lời Thank .i

Mục lục . ii

Danh mục bảng, biểu, hộp và phụ lục .iv

LỜI NÓI ĐẦU .01

CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ (TMĐT) .04

1. Khái niệm TMĐT . 04

1.1 Định nghĩa TMĐT và "thương mại"trong TMĐT .04

1.2 Các phương tiện TMĐT và tính ưu việt của Internet .05

1.3 Các hình thức hoạt động TMĐT .07

2. Lợi ích kinh tế từ TMĐT .08

2.1 Phát triển "hệ thống thần kinh" của nền kinh tế .08

2.2 Giảm chi phí sản xuất, tiếp thị, giao dịch và bán hàng .09

2.3 Mở rộng cơ hội gia nhập thị trường và thay đổi cấu trúc thị trường.11

2.4 Thúc đẩy công nghệ thông tin phát triển, tạo điều kiện sớm tiếp cận "nền kinh tế số hóa" .12

3. Tình hình phát triển TMĐT trên thế giới. .12

3.1 Toàn thế giới .12

3.2 TMĐT ở các khu vực .17

4. Môi trường phát triển của TMĐT .18

4.1 Các đòi hỏi của TMĐT .18

4.2 Các cấp độ môi trường cho TMĐT . 21

Chương II Phát triển TMĐT toàn cầu - TMĐT trong khuôn khổ WTO . 22

1. Phát triển TMĐT toàn cầu . 22

1.1 TMĐT thúc đẩy thương mại quốc tế . 22

1.2 Thách thức của TMĐT và các nỗ lực tiếp cận TMĐT ở cấp độ toàn cầu .23

1.2.1 Nước Mỹ . 24

1.2.2 Liên minh Châu Âu (EU) .25

1.2.3 Các tổ chức khu vực .26

1.2.4 Các tổ chức quốc tế .28

2. TMĐT trong khuôn khổ WTO . 29

2.1 Vai trò của WTO trong TMĐT toàn cầu .29

2.2 Quá trình đưa TMĐT vào chương trình nghị sự của WTO. .29

2.3 Một số vấn đề cập nhật .31

2.3.1 GATT hay GATS .32

2.3.2 Đánh thuế giao dịch TMĐT .34

2.3.3 Mở cửa thị trường công nghệ thông tin . 36

2.3.4 Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ . 37

3. Nhận xét chung . 39

Chương III thương mại điện tử toàn cầu và các nước đang phát triển .41

1. Lợi ích tiềm năng của TMĐT ở các nước đang phát triển . 41

2. Thách thức đối với các nước đang phát triển trong TMĐT . 43

2.1 "Hố ngăn cách số" (digital divide) . 43

2.2 Lệ thuộc công nghệ . 44

2.3 Thách thức từ các đề xuất TMĐT toàn cầu . 46

2.3.1 Bị động trong quá trình hoạch định chính sách chung . 46

2.3.2 Thâm hụt thương mại và bảo hộ thị trường . 47

2.3.3 Mất nguồn thu ngân sách từ thuế quan .47

2.3.4 Đối diện với những bất ổn tài chính quốc tế .49

2.3.5 Quyền sở hữu trí tuệ gây khó khăn cho việc tiếp cận tiến bộ khoa học kỹ thuật .49

3. Xây dựng chính sách phát triển TMĐT ở các nước đang phát triển . 51

4. Phát triển TMĐT ở Việt Nam .52

4.1 Tính tất yếu phải phát triển TMĐT ở Việt Nam .52

4.2 Thực trạng TMĐT ở Việt Nam .54

4.2.1 Tình hình phát triển công nghệ thông tin .54

4.2.2 Mức độ sẵn sàng cho TMĐT . 56

4.3 Xây dựng chiến lược phát triển và hội nhập TMĐT toàn cầu . 60

4.3.1 Các chương trình chính phủ đã triển khai về TMĐT .61

4.3.2 Một số kiến nghị về định hướng phát triển TMĐT trong thời gian tới. 62

kết luận .66

Chú thích .v

Danh mục tài liệu tham khảo .vii

Phụ lục 1 .xii

Phụ lục 2 .xiii

DANH MỤC BẢNG, BIỂU, HỘP VÀ PHỤ LỤC

 

 

Trang

 

Bảng 1 Tốc độ và chi phí truyền gửi bộ tài liệu 40 trang. 10

Bảng 2 Các quan điểm chủ yếu về TMĐT trong WTO. 31

Bảng 3 Những khác nhau cơ bản giữa GATT và GATS. 33

Bảng 4 Tỷ lệ các đơn vị ở Hà Nội có trang web riêng. 57

Biểu đồ 1 So sánh chi phí mua phần mềm qua các phương tiện 10

Biểu đồ 2 Thời gian (Internet) đạt mức 50 triệu người sử dụng 13

Biểu đồ 3 Số người sử dụng Internet trên thế giới qua các năm 14

Biểu đồ 4 Sử dụng Internet và kinh doanh điện tử ở Mỹ. 15

Biểu đồ 5 TMĐT trên thế giới, một vài thống kê và dự báo. 16

Biểu đồ 6 Phân bố số người dùng Internet và doanh thu TMĐT trên thế giới. 16

Biểu đồ 7 Động cơ thúc đẩy các doanh nghiệp Mỹ sử dụng Internet. 25

Biểu đồ 8 Tỷ lệ cước phí thuê bao Internet hàng tháng so với thu nhập bình quân đầu người. 44

Biểu đồ 9 Thu ngân sách trên thế giới. 48

Hộp 1 Lịch sử Internet. 06

Hộp 2 Những khó khăn trong thu thập số liệu về TMĐT. 13

Phụ lục 1 Một số định nghĩa về TMĐT trên thế giới. xii

Phụ lục 2 Những vấn đề được 4 cơ quan WTO nghiên cứu. xiii

 

 

 

 

 

 

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


t triển (xem biểu đồ 6). Kết quả này xuất phát từ thực trạng hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin ở nhiều nước đang phát triển còn lạc hậu, chi phí cao và dịch vụ cùng kiệt nàn. Ví dụ như số lượng đường thuê bao điện thoại ở các nước Châu Phi Sahara chỉ bằng 1/70 ở các nước OECD và 1/17 ở các nước Mỹ La Tinh. Chi phí thuê đường truyền ở nhiều nước kém phát triển cao gấp 20 lần ở nước Mỹ
. Trong khi công nghệ truyền thông vệ tinh đã phát triển hàng chục năm, ở nhiều vùng trên thế giới, điện thoại và máy thu hình vẫn còn là một điều xa xỉ.
Nguồn: (2002)
Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là các nước đang phát triển không đủ tiềm lực tài chính để đầu tư cho phát triển. Hơn nữa, việc ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ thông tin của thế giới đòi hỏi các nước phải có nguồn nhân lực hiểu biết khoa học công nghệ. Lực lượng lao động ở nhiều nước đang phát triển không có được điều này. Thêm vào đó, các nước này còn đang phải đối mặt với nạn “chảy máu chất xám” (brain drain) do các chuyên gia giỏi không có điều kiện phát triển trong nước bị thu hút sang các nước có nền công nghệ tiên tiến hơn. Chính sách độc quyền nhà nước loại trừ cạnh tranh trong ngành công nghệ thông tin cũng đóng góp vào tình trạng lạc hậu đó Mody,B. “ The Internet in the Other Three-Quarter of the World”, 2001
at httt://www.economist.com
.
Nếu tình trạng lạc hậu về trình độ công nghệ thông tin và ứng dụng Internet tiếp tục kéo dài, “hố ngăn cách số” sẽ ngày càng mở rộng vì công nghệ thông tin không ngừng phát triển. Điều đó sẽ khiến cho việc tận dụng các cơ hội TMĐT mở ra để phát triển bắt kịp với thế giới trở thành không tưởng.
2.2 Lệ thuộc công nghệ
Hố ngăn cách số tạo nên một nghịch lý trong TMĐT. Bản thân TMĐT tạo nên một không gian không có biên giới, nhưng không gian không có biên giới ấy lại nằm trong lòng nước Mỹ. Trên thực tế, nước Mỹ đang không chế toàn bộ công nghệ thông tin quốc tế, từ phần cứng đến phần mềm. Hệ điều hành Windows sử dụng rộng rãi trên thế giới là của Mỹ, chuẩn công nghệ Internet do Mỹ thiết lập, cả các phần mềm tầm cứu được ứng dụng nhiều nhất cũng do các công ty Mỹ phát minh. Mỹ cũng đi đầu trong kinh tế số hóa và TMĐT (xem mục 1.2.1 chương II). Tên miền .com ( thay mặt cho website thương mại của Mỹ) hiện chiếm 50% số lượng website trên Internet, các nhà cung cấp dịch vụ Internet phổ biến nhất như AOL Time Warner, Yahoo!, MSN, Microsoft, Excite@Home hay LycosNetwork cũng đều ở nước Mỹ. McGann, S., King, J. and Lyytinen, K., “Globalization of E-Commerce: Growth and Impacts in the United States of America”. Sprouts: Working Papers on Information Environments, Systems and Organization, Vol 2, Spring, 2002, at
Điểm khác biệt căn bản giữa kinh tế Mỹ và kinh tế các nước đang phát triển là trong lúc hầu các nước còn lại còn đang chật vật trong nền “kinh tế vật thể “ thì Mỹ đã vượt lên và tiến nhanh vào nền kinh tế tri thức, lấy sở hữu trí tuệ và giá trị chất xám làm nền tảng, lấy công nghệ thông tin làm động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Sự khác biệt đó bộc lộ càng rõ trong TMĐT. Đó là nguyên nhân tại sao Mỹ luôn đề cao vấn đề bảo hộ sở hữu trí tuệ trong đàm phán thương mại và là nước cổ vũ, thúc đẩy TMĐT mạnh mẽ nhất. Một khi TMĐT trở thành phương tiện chính của thương mại quốc tế thì toàn thế giới sẽ nằm trong tầm chi phối công nghệ của Mỹ. Lúc đó, Mỹ sẽ giữ vai trò người bán công nghệ cho các nước khác, và đổi lại, các nước khác tiếp tục sản xuất của cải vật thể phục vụ cho Mỹ. Sự lệ thuộc ấy sẽ ngày càng lớn vì công nghệ luôn luôn đổi mới, các nước có trình độ công nghệ tiên tiến muốn đuổi kịp Mỹ phải có những nỗ lực chiến lược lớn lao, trong khi nước Mỹ không đứng yên. Các nước đang phát triển vốn chậm chân, sẽ có thể mãi mãi ở tầm thấp hơn về công nghệ và khoảng cách số hóa giữa những nước này và các nước phát triển sẽ tăng theo cấp số nhân.
Sự phụ thuộc đó không chỉ đem lại những thiệt thòi về kinh tế mà ở một tầm cao hơn, an ninh quốc gia của các nước đang phát triển bị đe doạ vì các nước phát triển có thể chi phối trình độ công nghệ và biết hết thông tin của các nước thuộc đẳng cấp công nghệ thấp hơn. Theo đánh giá của nhiều cơ quan nghiên cứu chiến lược, đây có thể là một nét đặc trưng của trật tự kinh tế quốc tế trong thế kỷ 21. Do đó, các nước đang phát triển đã được thông báo phải xây dựng một chiến lược đối phó thích hợp. Đóng cửa trước TMĐT đồng nghĩa với việc thúc đẩy nhanh hơn quá trình tụt hậu so với xu thế phát triển công nghệ và thương mại chung trên thế giới. Do đó, sự du nhập TMĐT là việc nên làm và có cơ hội về lâu dài. Mặc dù vậy, các nước đang phát triển cần có chiến lược tiếp cận TMĐT song song với phát triển năng lực trong nước về khoa học kỹ thuật, đặc biệt là trong công nghệ thông tin để khỏi trở thành quốc gia thứ cấp về công nghệ.
2.3 Thách thức từ các đề xuất TMĐT toàn cầu
2.3.1 Bị động trong quá trình hoạch định chính sách chung
Trong lúc các nước phát triển đưa ra hàng loạt các đề nghị về TMĐT trong WTO, các nước đang phát triển bị đặt vào một tình thế bất lợi. Các nước này phải đối mặt với áp lực phải lập tức tham gia vào quá trình hoạch định chính sách ở cấp độ quốc tế trong một lĩnh vực mà hiện tại vẫn còn khá mơ hồ, chưa được định nghĩa rõ ràng. Hơn nữa, hầu hết các nước đang phát triển chưa có hay có rất ít kinh nghiệm, hiểu biết chuyên môn về TMĐT, trình độ kỹ thuật công nghệ của họ còn rất hạn chế. Nhiều nước chưa lường hết tác động của TMĐT cả về mặt kinh tế hay mặt xã hội trong quá trình phát triển của mình. Như thế, họ buộc phải ngồi vào bàn đàm phán và có thể sẽ phải và đưa ra các cam kết mà không ý thức được đầy đủ các lợi ích và nguy cơ từ việc làm đó. Nhiều nước phương Nam, bị hấp dẫn bởi viễn cảnh bay cao trên đôi cánh TMĐT, đã vội vã chấp nhận các tuyên bố và những lời hứa hẹn từ các nước phát triển mà không tính đến thực lực hiện tại của mình. Trên thực tế, TMĐT đang nằm trong tay số ít các nước phát triển và các tập đoàn đa quốc gia. Thiểu số này thiết lập các tiêu chuẩn kỹ thuật, các nguyên tắc và những vấn đề khác trong TMĐT một cách có lợi nhất cho họ và hầu như không chú ý đến ảnh hưởng đối vớí các nước đang phát triển.
Các chính sách toàn cầu đối với động lực chủ yếu của thương mại quốc tế trong tương lai được hoạch định như thế sẽ tạo nên những hình thức thống trị và phụ thuộc mới trong nền kinh tế toàn cầu thế kỷ 21. Vì vậy, các nước đang phát triển cần nhiều nỗ lực và cần được hỗ trợ về thông tin và kỹ thuật trong tiếp cận TMĐT một cách kỹ lưỡng ở cả cấp độ quốc gia và toàn cầu, để TMĐT trở thành công cụ thu hẹp khoảng cách phát triển, công nghệ và tri thức, hơn là làm sâu thêm hố ngăn cách, lạc hậu và bất bình đẳng giữa các nước trên thế giới.
2.3.2 Thâm hụt thương mại và bảo hộ thị trường
Thâm hụt cán cân thanh toán (nhập siêu) luôn là một thách thức đối với các nước đang phát triển. Nguồn thu...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D nghiên cứu xây dựng quy trình phân tích các hoạt chất chính trong cây hương thảo Nông Lâm Thủy sản 0
D Xây dựng và quản lý hồ sơ địa chính bằng công nghệ phần mềm ViLIS tại thị trấn Thắng Khoa học Tự nhiên 0
D Một số biện pháp để quản lý tài chính của công ty xây dựng số 1 - Vinaconex Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu chính sách, giải pháp và xây dựng mô hình liên kết vùng, tiểu vùng trong phát triển du lịch ở vùng Tây Bắc Văn hóa, Xã hội 0
D Thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện U Minh Thượng tỉnh Kiên Giang Văn hóa, Xã hội 0
D Về phát huy dân chủ và đổi mới hệ thống chính trị cơ sở xây dựng nông thôn mới Văn hóa, Xã hội 0
D Xây dựng đội ngũ công chức cấp xã đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính nhà nước ở tỉnh hưng yên hiện nay Văn hóa, Xã hội 0
D Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở huyện Thạch Hà đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính nhà nước hiện nay Văn hóa, Xã hội 0
D Các tổ chức xã hội nghề nghiệp và hiệp hội kinh tế với việc xây dựng chính sách và pháp luật kinh tế trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam Luận văn Luật 1
S Xây dựng và quản lý danh mục đầu tư tại tổng công ty cổ phần tài chính dầu khí Việt Nam Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top