daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
MỞ ĐẦU 1
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÂY
DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 13
1.1. Một số khái niệm 13
1.2. Tầm quan trọng và nội dung xây dựng cán bộ, công chức cấp xã đáp
ứng yêu cầu cải cách hành chính nhà nước ở Việt Nam hiện nay 26
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ,
CÔNG CHỨC CẤP XÃ Ở HUYỆN THẠCH HÀ -
KINH NGHIỆM VÀ NHỮNG YÊU CẦU ĐẶT RA 37
2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội và thực trạng đội ngũ cán bộ,
công chức cấp xã ở huyện Thạch Hà 37
2.2. Kinh nghiệm và yêu cầu đặt ra đối với việc xây dựng đội ngũ cán
bộ, công chức cấp xã ở huyện Thạch Hà 58
Chƣơng 3: PHƢƠNG HƢỚNG CƠ BẢN VÀ GIẢI PHÁP CHỦ
YẾU NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG ĐỘI NGŨ CÁN
BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ Ở HUYỆN THẠCH HÀ
ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
NHÀ NƢỚC HIỆN NAY 63
3.1. Phương hướng cơ bản nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công
chức cấp xã ở huyện Thạch Hà đáp ứng yêu cầu cải cách hành
chính nhà nước hiện nay 63
3.2. Những giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công
chức cấp xã ở huyện Thạch Hà đáp ứng yêu cầu cải cách hành
chính nhà nước hiện nay 70
KẾT LUẬN 97
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 99
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong tác phẩm “Sửa đổi lề lối làm việc” (1947) Chủ tịch Hồ Chi
Minh đã đánh giá cao vai trò của cán bộ, Người coi "Cán bộ là những người
đem chính sách của Đảng, của Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ
và thi hành. Đồng thời đem tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, cho
Chính phủ hiểu rõ, để đặt chính sách cho đúng. Cán bộ là cái gốc của mọi
công việc, công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém, có
cán bộ tốt thì việc gì cũng xong. Vì vậy “huấn luyện là công việc gốc của
Đảng” [58, tr.269] Thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, từ khi
giành được chính quyền cho đến nay, Đảng và Nhà nước ta luôn luôn chăm
lo đến công tác cán bộ.
Hơn 80 năm lãnh đạo cách mạng, đặc biệt sau Đại hội đổi mới (Đại hội
VI năm 1986) đến nay, công tác cán bộ, công chức (CBCC) luôn được Đảng
và Nhà nước ta chú trọng, quan tâm. Tại Hội nghị Trung ương 3, khóa VIII,
Đảng ta khẳng định: “Cán bộ là nhân tố trực tiếp quyết định đến sự thành bại
của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước và chế độ, là
khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng” [23, tr.34]. Đất nước ta đang
bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đòi hỏi Đảng ta
phải xây dựng được một đội ngũ cán bộ ngang tầm với nhiệm vụ nặng nề hiện
nay, góp phần thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) có vị trí rất quan trọng trong
hệ thống chính quyền bốn cấp của nước ta hiện nay. Vấn đề này được ghi
nhận tại Điều 118 - Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 1992
(sửa đổi năm 2001). Cấp xã là nơi tuyệt đại bộ phận nhân dân cư trú, là nơi
trực tiếp thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật
của Nhà nước và nhiệm vụ cấp trên giao, chăm lo mọi sinh hoạt và đời sống
hàng ngày của nhân dân ở địa phương. CBCC cấp xã trực tiếp tiếp xúc với
nhân dân, làm cầu nối giữa nhân dân với Đảng, Nhà nước. Họ có vai trò rất
quan trọng trong việc quyết định hiệu quả của hệ thống chính trị cấp cơ sở nói
riêng và hệ thống chính trị nói chung.
Cấp xã là cấp chính quyền gần dân nhất, trực tiếp thực hiện giải quyết và
bảo đảm trên thực tế việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong quản lý
nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân có được tôn trọng và bảo
đảm thực hiện hay không, trước hết phải được thể hiện ở hoạt động của chính
quyền cấp xã, mà thông qua đó là chất lượng của CBCC cấp xã. Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã nói: “Cấp xã là cấp gần gũi dân nhất, là nền tảng của hành chính.
Cấp xã làm được việc thì mọi công việc đều xong xuôi” [58, tr.371].
Thực tiễn cho thấy, nơi đâu có đội ngũ CBCC cơ sở vững mạnh thì nơi
đó tình hình chính trị, xã hội ổn định; kinh tế, văn hóa phát triển; quốc phòng,
an ninh được giữ vững. Ngược lại, cơ sở nào đội ngũ CBCC không được đào
tạo, không đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, thì địa phương đó sẽ gặp khó
khăn, kinh tế - xã hội chậm phát triển. Điều đó cho thấy, CBCC cấp xã có vai
trò rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến việc xây dựng và củng cố hệ thống
chính trị cơ sở, tác động trực tiếp đến sự nghiệp cách mạng và đổi mới của
Đảng và Nhà nước ta hiện nay.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công
chức cấp xã, phường, thị trấn nói chung và ở huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh
nói riêng là vấn đề có ý nghĩa thời sự và rất cấp thiết. Trong những năm qua
huyện Thạch Hà có sự điều chỉnh về địa giới hành chính. Có 6 xã vùng biển
của huyện chuyển về huyện mới (huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh), do đó mọi
mặt kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội có nhiều biến động. Hiện nay trên địa
bàn có nhiều dự án, công trình trọng điểm của tỉnh và quốc gia đang đồng thời
được triển khai thực hiện. Công tác GPMB, tái định cư trên địa bàn phục vụ
các chương trình, dự án còn có nhiều khó khăn, phức tạp; quá trình thực hiện
còn bộc lộ nhiều hạn chế, tồn tại đặt ra hàng loạt các nhiệm vụ nặng nề, phức
tạp về xây dựng và quản lý quy hoạch, quản lý đất đai, giải phóng mặt bằng,
xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, phát triển kinh tế, văn hóa -
xã hội, phòng chống các tệ nạn xã hội, quản lý dân cư, đảm bảo an ninh chính
trị - trật tự an toàn xã hội và xây dựng nông thôn mới... Để thực hiện thắng lợi
các nhiệm vụ nêu trên, ổn định và phát triển kinh tế - xã hội thì vai trò của đội
ngũ CBCC cấp xã là hết sức quan trọng. Huyện Thạch Hà phải có một đội
ngũ cán bộ chủ chốt của huyện nói chung và đội ngũ cán bộ, công chức của
Hệ thống chính trị cấp xã nói riêng vững mạnh, có phẩm chất, năng lực,
phương pháp, phong cách công tác tốt, nhạy bén, năng động, đáp ứng được
yêu cầu ngày càng cao của tình hình mới. Tuy nhiên, hiện nay do những
nguyên nhân khách quan và chủ quan, đội ngũ CBCC cấp xã của huyện
Thạch Hà còn có những hạn chế, bất cập: tỷ lệ cán bộ được đào tạo cơ bản
còn ít; chất lượng, năng lực điều hành của cán bộ chưa đồng đều, còn khá
nhiều CBCC yếu, kém; cơ cấu cán bộ về nhiều lĩnh vực: giới tính, độ tuổi…
còn có những bất hợp lý.
Trước yêu cầu của việc cải cách bộ máy hành chính nhà nước hiện nay,
đội ngũ CBCC của huyện Thạch Hà cần được xây dựng, phát triển cả về
số lượng, chất lượng và cơ cấu nhằm góp phần trực tiếp thúc đẩy quá trình
phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Xuất phát từ những khía cạnh vừa
nêu, tui chọn vấn đề: “Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở huyện
Thạch Hà đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính nhà nước hiện nay” làm
đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Chính trị học.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề cán bộ nói chung, cán bộ, công chức nói riêng là nội dung được
nhiều nhà lãnh đạo, các cấp ủy đảng và các nhà khoa học quan tâm nghiên
cứu. Trong số các bài viết đã đăng trên các tạp chí, các đề tài, công trình
nghiên cứu, các luận văn, luận án đã công bố, liên quan đến các vấn đề cán bộ
có nhiều công trình, bài viết đã có những đóng góp, kiến nghị hết sức sâu sắc,
có giá trị thực tiễn cao như:
nhiều kinh nghiệm nhưng họ nhiệt tình, nhạy cảm, có óc sáng tạo, chịu khó
học tập; CBCC lớn tuổi giàu bản lĩnh và kinh nghiệm lãnh đạo, quản lý, xử lý
tình huống, có phương pháp công tác.
Bố trí, sử dụng CBCC cấp xã ở huyện cần mạnh dạn sử dụng lực
lượng trẻ, giao cho họ công việc thích hợp. Mạnh dạn không có nghĩa là giao
ngay tức khắc những chức vụ trọng yếu, mà mạnh dạn trong việc xóa bỏ các
thành kiến, khuôn sáo, tạo cho cán bộ trẻ có cơ hội phát huy năng lực trong
công tác, giao công việc để thử thách, rèn luyện để tìm ra CBCC xứng đáng,
phù hợp với vị trí công tác ở cấp xã. Tất nhiên, trước khi giao việc chính
thức, họ phải đáp ứng các tiêu chuẩn và qua thời gian thử việc theo quy định
của pháp luật.
Quan tâm bố trí, sử dụng CBCC nữ. Đối với cán bộ nữ cần có sự quan
tâm đặc biệt. Do vẫn còn những rào cản mà phụ nữ huyện Thạch Hà hiện nay
chưa thực sự phát huy được sự đóng góp của nữ vào sự phát triển kinh tế - xã
hội ở địa phương. Với những quan niệm còn mang nặng tư tưởng phong kiến
như hiện nay chưa thực sự tạo điều kiện và thu hút chị em tham gia vào quản
lý nhà nước, quản lý xã hội. Do vậy, cần tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 11-
NQ/TW ngày 27/4/2007 của Bộ Chính trị về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước từ đó có kế hoạch, quy hoạch
việc đào tạo, bồi dưỡng, tạo điều kiện thu hút phụ nữ tham gia vào các công
tác tại xã. Thực tế chứng minh, nhiều cán bộ nữ, sau khi được giao nhiệm vụ
họ đã nhanh chóng học tập và đuổi kịp nam giới, trong một số lĩnh vực nhất
định họ có sự phù hợp hơn và thực hiện công tác mang lại hiệu quả cao hơn.
Chính vì vậy, cần vận động và khuyến khích phụ nữ, khắc phục quan niệm
“trọng nam, khinh nữ”, tạo điều kiện để cán bộ nữ tham gia vào đội ngũ
CBCC cấp xã.
Tiến hành sắp xếp, bố trí lại các chức danh một cách hợp lý, đảm bảo
đủ tiêu chuẩn quy định, đặc biệt là cán bộ đã đào tạo nhằm phát huy được
kiến thức, trình độ chuyên môn của họ.
Kiên quyết không bố trí mới những người không đủ tiêu chuẩn bằng
cấp chuyên môn, nghiệp vụ (cả trình độ năng lực và phẩm chất đạo đức) vào
các chức danh theo quy định. Thay thế những người không có bằng cấp
chuyên môn, nghiệp vụ hiện đang công tác theo hình thức:
Những người không tiếp tục học tập nâng cao trình độ, nếu có thời gian
tham gia bảo hiểm xã hội dưới 10 năm, được giải quyết chế độ nghỉ hưởng
chế độ thôi việc theo quy định.
Những người trên 55 tuổi đối với nam; trên 50 tuổi đối với nữ nếu có
10 năm tham gia bảo hiểm xã hội trở lên nếu có nguyện vọng, có thể tự nộp
bảo hiểm xã hội thời gian còn lại đến khi đủ điều kiện nghỉ chế độ hay có thể
nghỉ thôi việc hưởng chế độ trợ cấp 1 lần theo quy định.
Thường xuyên kiểm tra, theo dõi sát sao sự biến động về tổ chức bộ
máy và CBCC ở cơ sở, đặc biệt là đối với các xã khó khăn để có phương án
điều động, tăng cường hay luân chuyển cán bộ kịp thời đảm bảo ổn định bộ
máy, chất lượng đội ngũ CBCC đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội ở
các địa phương.
3.3.5. Nhóm giải pháp về luân chuyển, tăng cƣờng cán bộ, công chức
cấp xã
Luân chuyển, tăng cường CBCC là nhằm rèn luyện, đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ trong thực tiễn, là quá trình bổ sung kiến thức, kinh nghiệm thực hành
trong lãnh đạo, quản lý, điều phối cán bộ giữa các cấp, các ngành, các địa
phương, tăng cường cán bộ cho những vùng, những lĩnh vực đang có khó
khăn, thiếu hụt cán bộ, tạo ra sự đồng đều, cân đối về chất lượng của đội ngũ
cán bộ. Đồng thời góp phần giúp cơ sở củng cố và xây dựng hệ thống chính
trị vững mạnh.
Thực hiện việc luân chuyển công chức cấp xã theo hình thức luân
chuyển giữa các xã, thị trấn trong nội huyện để vừa góp phần giúp cơ sở xây
dựng, củng cố bộ máy, vừa là một trong những giải pháp để cán bộ nâng cao
trình độ, năng lực thực tiễn vì mỗi địa phương sẽ có những đặc thù riêng.
Đồng thời đây cũng là "chính sách" đối với cán bộ, bởi việc luân chuyển cán
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Xây dựng đội ngũ công chức cấp xã đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính nhà nước ở tỉnh hưng yên hiện nay Văn hóa, Xã hội 0
D Xây dựng chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng tmcp quân đội - chi nhánh Thái Nguyên Luận văn Kinh tế 0
D nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức tại sở xây dựng tỉnh thái nguyên Văn hóa, Xã hội 0
O Thực trạng hạch toán nguyên, vật liệu tại Đội xây dựng và sửa chữa công trình thuộc Công ty Dịch vụ Luận văn Kinh tế 0
V Phân tích thực trạng cơ chế khoán đội ở công ty cổ phần xây dựng miền tây Luận văn Kinh tế 0
S Xây dựng đội ngũ công chức quản lý nhà nước cấp tỉnh ở Hà Tĩnh Luận văn Kinh tế 0
J Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức quản lý nhà nước về kinh tế quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội Luận văn Kinh tế 4
K Nâng cao đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ giảng viên các trường đại học, cao đẳng ngành xây dựng tại Kinh tế chính trị 0
F Tư tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh và ý nghĩa của nó trong việc xây dựng đạo đức của đội ngũ cán bộ y Kinh tế chính trị 0
I Xây dựng đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở trong điều kiện kinh tế thị trường Kinh tế chính trị 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top