nanh2811

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
LỜI MỞ ĐẦU
Trước đây, thuật ngữ PR còn khá mới mẻ và xa lạ với chúng ta, còn có nhiều người chưa biết đến. Nhưng ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học, nền kinh tế cũng đang phát triển không ngừng, sự cạnh tranh trong các ngành nghề càng trở nên gay gắt và quyết liệt hơn thì PR càng được sử dụng như một công cụ hữu hiệu để tạo ra, duy trì và bảo vệ danh tiếng của một tổ chức trước tất cả các thành phần mà tổ chức giao dịch.
Quan hệ công chúng hay PR là một một hoạt động quan trọng trong hoạt động truyền thông của doanh nghiệp, nhằm xây dựng cho mình một lượng khách hàng thường xuyên, ổn định. Những khách hàng đó mang lại lợi nhuận lớn cho doanh nghiệp. Do vậy, các doanh nghiệp khi bán sản phẩm hay dịch vụ đều tìm mọi cách làm hài lòng khách hàng và xây dựng cho mình một số lượng khách hàng thường xuyên bằng nhiều biện pháp khác nhau từ việc giảm giá cho khách hàng, phát hành thẻ VIP cho các khách hàng thường xuyên mua với số lượng lớn hay tần suất sử dụng dịch vụ của công ty cao. Trong môi trường cạnh tranh diễn ra không ngừng, nếu không làm xây dựng được mối quan hệ tốt với khách hàng, các công ty hoàn toàn có thể mất chỗ đứng trên thị trường, vì vậy, các công ty cần sử dụng tốt hoạt động PR để có thể tạo ra một khối lượng khách hàng thường xuyên với số lượng lớn nhằm có được một vị trí ổn định hơn.
Để áp dụng kiến thực về PR và trong chuyên đề thực tập tốt nghiệp này em đã học đề tài là: “ Ứng dụng PR vào trong hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu Blue Sky của công ty Hanvico”. Đề tài này được lựa chọn trên nền tảng của báo cáo thực tập tổng hợp đã được làm, đó là do sự biết đến thương hiệu Blue Sky còn hạn chế vì trong tâm trí của người tiêu dùng. Đề tài này em cũng được sự giúp đỡ, và hướng dẫn bởi GVHD: Ths. Phạm Hồng Hoa. Ngoài đó em còn được sự giúp đỡ tận tình từ cơ quan thực tập, từ các anh chị tại cơ quan đó tạo điều kiện cho em trong việc xin sô liệu cuối cùng em mới viết ra được chuyên đề thực tập tốt nghiệp này.
Xin chân thành cảm ơn!

Chương I
CƠ SỞ LÝ LUẬN.
1.1 Khái niệm,vị trí vai trò và chức năng của hoạt động PR
1.1.1. Khái niệm PR
Hiện nay có rất nhiều định nghĩa khác nhau về PR. Những định nghĩa đó tồn tại song song, và bổ sung cho nhau. Rex Harlow, một trong những học giả hàng đầu về PR cho hay, có đến hơn 500 định nghĩa khác nhau về PR. Có lẽ cũng chính vì vậy, có rất nhiều các giới hạn vai trò và chức năng của PR trong đời sống hiện đại. Tuy nhiên, các định nghĩa thường đi đến thống nhất với nhau về một vấn đề cốt lõi là:
“PR là một quá trình quản lý về truyền thông nhằm nhận biết, thiết lập và duy trì những quan hệ hữu ích giữa một tổ chức, cá nhân với những cộng đồng liên quan có quyết định trực tiếp hay gián tiếp tới sự thành bại của tổ chức, cá nhân đó”.
“PR là một hoạt động nhằm hỗ trợ cho hoạt động marketing làm cho khác hàng công ty ngày một nhiều hơn”.
Quan hệ công chúng ( PR ) là một công cụ marketing quan trọng . Công ty không những phải có quan hệ tốt với khách hàng, người cung ứng và các đại lý của mình, mà còn phải có quan hệ với đông đảo công chúng có quan tâm. Ta định nghĩa công chúng như sau:
+ Công chúng là một nhóm người có quan tâm hay ảnh hưởng thực tế hay tiềm ẩn đến khả năng công ty đạt được những mục tiêu của mình.
Công chúng có thể tạo thuận lợi hay gây trở ngại cho khả năng công ty đạt được những mục tiêu của mình. Một công ty khôn ngoan phải có những biện pháp cụ thể để giải quyết tốt các quan hệ với công chúng then chốt. Hầu hết các công ty đều có phòng quan hệ công chúng để lập kế hoạch về những quan hệ này. Phòng quan hệ công chúng theo dõi thái độ của công chúng thuộc các tổ chức, phân phối thông tin và giao tiếp để tạo dựng uy tín. Khi xảy ra những dư luận xấu, phòng quan hệ công chúng phải làm nhiệm vụ của người đứng ra dàn xếp. Nhiệm vụ hàng đầu của phòng quan hệ công chúng là dành thời gian tham mưu cho ban lãnh đạo tối cao để đề ra những chương trinh tích cực và tránh những hành động thực tiễn không chắc chắn để khỏi gây ra những dư luận không tốt.
Như vậy, PR là quá trình tạo ra, duy trì và ngày càng tăng cường mối quan hệ gắn bó của doanh nghiệp với khách hàng và người quyết định mua hàng.
1.1.2. Vị trí của hoạt động PR
Sau khi tạo ra được một số hoạt động trao đổi với người tiêu dùng, mang lại cho người tiêu dùng những sản phẩm để thoả mãn nhu cầu và lợi ích của họ, doanh nghiệp mà cụ thể là người làm marketing cần xây dựng cho được một mối quan hệ lâu dài với những khách hàng có giá trị. Các doanh nghiệp phải tạo ra được một sự ràng buộc kinh tế xã hội bằng cách hứa hẹn cung cấp một cách chính xác hàng hoá và dịch vụ có chất lượng cao với giá cả hợp lý.
PR là một bộ phận quan trọng trong quá trình marketing. Nó liên quan đến khâu trao đổi trên thị trường. Hoạt động PR đã chuyển từ việc tối ưu hoá lợi nhuận ở các thương vụ bán hàng nhỏ sang việc tối ưu hoá các quan hệ có lợi với khách hàng. Điều đó có nghĩa là: Xây dựng tốt quan hệ với khách hàng sẽ đem đến cho doanh nghiệp nhiều hợp đồng kinh doanh, điều đó cũng có nghĩa là đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp nhiều hơn.
PR với cách tiếp cận theo mối quan hệ giữa người mua và người bán sẽ có liên quan đến tất cả các khâu của quá trình marketing hướng tới việc phát triển và duy trì các quan hệ mua bán với khách hàng. Nó thiết lập, duy trì, tăng cường và thương mại hoá các mối quan hệ với khách hàng sao cho mục tiêu lợi ích của các bên được thoả mãn tại nơi trao đổi. Nói cách khác PR dựa trên việc nói chuyện với khách hàng, lắng nghe họ, biết được nhu cầu của người tiêu dùng và phục vụ nhu cầu đó. Không chỉ vậy, PR còn là các hoạt động nhằm làm cho công chúng biết đến sản phẩm của công ty thông qua các hoạt động của mình.
1.1.3. Vai trò của hoạt động PR
Chỉ có trên cơ sở hiểu biết về khách hàng doanh nghiệp mới có thể đáp ứng được khách hàng. Và chỉ có trên cơ sở thu hút, lôi cuốn sự quan tâm của khách hàng đối với sản phẩm của mình doanh nghiệp mới có thể mang khách hàng đến với doanh nghiệp mình. PR góp phần kết nối người tiêu dùng với doanh nghiệp thông qua những hoạt động, những chiến lược PR cụ thể.
Thực tế cho thấy, thông qua các hoạt động PR sản phẩm được người tiêu dùng quan tâm chú ý đến nhiều hơn, cũng đồng thời tiêu thụ mạnh hơn.
Hoạt động PR cũng có nghĩa là xây dựng quan hệ thường xuyên với khách hàng, tạo dựng lòng tin cho khách hàng.
Hoạt động PR có vai trò to lớn trong việc định vị và quảng bá thương hiệu. Thật vậy, trong bối cảnh thị trường hiện nay, hàng hoá, dịch vụ đa dạng phong phú, người tiêu dùng khó khăn trong việc phân biệt, đánh giá sản phẩm thì mỗi doanh nghiệp đều cố gắng tạo một phong cách, một hình ảnh, một ấn tượng, một uy tín riêng cho sản phẩm của mình nhằm đêm lại cho sản phẩm hình ảnh riêng, dễ đi vào nhận thức của khách hàng, nói cách khác đưa thương hiệu vào tâm trí khác hàng.
“Doanh nghiệp cần tập hợp các hoạt động nhằm tạo cho sản phẩm và thương hiệu sản phẩm một vị trí xác định trên thị trường” (Philip Kotler).
Các doanh nghiệp định vị và quảng cáo thương thiệu bằng nhiều phương pháp: thông qua quảng cáo, PR, giá cả hay bằng chính sách sản phẩm, với mục tiêu chung là làm sao đưa thương hiệu và tâm trí khách hàng. Trong đó có thể nói hoạt động PR có tác động tích cực trong việc quảng bá thương hiệu với các chương trình hành động được thiết kế và hoạch định tỉ mỉ, cẩn thận nhằm gặt hái được sự thừa nhận của công chúng và thông tin đến họ những hoạt động cũng như mục tiêu của doanh nghiệp.
PR là một công cụ giao tiếp rất linh hoạt trong lĩnh vực giao tiếp marketing: bán hàng trực tiếp hay qua điện thoại, các hoạt động tài trợ, triển lãm. PR hiện đang được ứng dụng rộng rãi bởi các tổ chức từ hoạt động phi lợi nhuận đến hoạt động kinh doanh thương mại, hội từ thiện, các tổ chức, đảng phái chính trị, các doanh nghiệp, khu vui chơi giải trí, y tế…
Vai trò chính của PR là giúp doanh nghiệp truyền t ải các thông điệp đến khách hàng và nhóm công chúng quan trọng của họ. Khi truyền đi các thông điệp này, PR giúp sản phẩm dễ đi vào nhận thức của khách hàng, hay cụ thể hơn là giúp khách hàng dễ dàng liên tưởng tới mỗi khi đối diện với một thương thiệu, một sản phẩm hay dịch vụ nào đó.
1.1.4. Chức năng của hoạt động PR

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN. 2
1.1 Khái niệm,vị trí vai trò và chức năng của hoạt động PR 2
1.1.1. Khái niệm PR 2
1.1.2. Vị trí của hoạt động PR 3
1.1.3. Vai trò của hoạt động PR 4
1.1.4. Chức năng của hoạt động PR 5
1.2. Đặc điểm của hoạt động PR 6
1.3. Các bộ phận cấu thành hoạt động PR 8
1.3.1.Tư vấn xây đựng chiến lược tổng thể 8
1.3.2.Quan hệ báo chí và truyền thông 9
1.3.3.Tổ chức các sự kiện 10
1.3.4. Đối phó với rủi ro và khắc phục các sự cố 11
1.3.5. Quan hệ cộng đồng 11
1.3.6. Các hoạt động phi thương mại và trực tiếp với khách hàng 12
1.3.7. Quan hệ PR đối nội 12
1.4. Những công cụ chủ yếu trong PR 14
Chương II: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG PR TRONG HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU BLUE SKY CỦA CÔNG TY HANVICO 16
2.1. Thực trạng của hoạt động xây dựng thương hiệu Blue Sky của công ty Hanvico 16
2.1.1. Thị trường mục tiêu và định vị sản phẩm 16
2.1.1.1. Giới thiệu tóm tắt về công ty Hanvico và sản phẩm Blue sky 16
2.1.1.2 Phân khúc thị trường 17
2.1.1.3. Lựa chọn khách hàng mục tiêu 19
2.1.1.4. Thu thập thông tin về khách hàng mục tiêu 20
2.1.2. Các yếu tố cấu thành thương hiệu 20
2.1.3. Các yếu tố nhận diện thương hiệu Hanvico – Blue Sky 22
2.1.4. Chiến lược định vị 25
2.1.5. Các công cụ marketing đang được sử dụng để xây dựng và phát triển thương hiệu Blue Sky 27
2.1.5.1. Quảng cáo 28
2.1.5.2. Các chương trình xúc tiến bán hàng 32
2.1.5.3. Quan hệ công chúng (PR) 34
2.1.6. Đánh giá sự thành công của việc xây dựng và phát triển thương thiệu Blue Sky trong hiện nay 35
2.1.6.1. Về cách thực hiện các chương trình marketing 35
2.1.6.2. Về nội dụng thực hiện các chương trình marketing 36
2.1.6.3. Về hiệu quả đem lại trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu Blue Sky 37
2.2. Thực trạng của hoạt động PR trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu Blue Sky 38
2.2.1. Các công cụ PR đang được sử dụng 38
2.2.1.1. Tài trợ. 39
2.2.1.2. Hội chợ - triển lãm 40
2.2.2. Tầm quan trọng, tần suất sử dụng PR vào trong hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu Blue Sky 41
2.2.2.1. Tầm quan trọng 41
2.2.2.2.Tần suất sử dụng 42
2.2.3. Đánh giá sự thành công của hoạt động PR trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu Blue Sky 42
2.2.3.1. Về cách các hoạt động PR 42
2.2.3.2.Về nội dung các hoạt động PR 44
2.2.3.3.Về hiệu quả đem lại trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu Blue Sky 45
Chương III: CÁC GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG PR TRONG HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU BLUE SKY CỦA CÔNG TY HANVICO. 48
3.1. Định hướng chiến lược về hoạt động PR cho thương hiệu Blue Sky của công ty Hanvico 48
3.1.1. Mục tiêu chiến lược truyền thông 48
3.1.2. Giá trị thương hiệu 48
3.1.3. Nội dung kế hoạch xây dựng và phát triển thương hiệu Blue Sky 49
3.2. Giải pháp PR nhằm xây dựng và phát triền thương hiệu Blue Sky của công ty Hanvico. 49
3.2.1 Lựa chọn các công cụ PR để xây dựng và phát triển thương hiệu Blue Sky 50
3.2.1.1. Ấn phẩm 50
3.2.1.2. Sự kiện 50
3.2.1.3. Tin tức 50
3.2.1.4. Hoạt động vì cộng đồng 51
3.2.1.5. Công cụ định dạng 51
3.2.1.6. sử dụng e-marketing 51
3.2.1.7. Thiết lập hệ thống dịch vụ chăm sóc khách hàng 51
3.2.2. Đánh giá tính khả thi của các công cụ đã lựa chọn với năng lực của công ty Hanvico 54
3.2.2.1. Đánh giá về năng lực sản xuất 54
3.2.2.2. Đánh giá về nhân sự 55
3.2.2.3. Đánh giá về khả năng tài chính 55
3.2.3. Lập kế hoạch thực hiện cho hoạt động PR để phát triển thương hiệu Blue Sky 57
3.2.3.1. Thời gian thực hiện 57
3.2.3.2. Nhân sự 58
3.2.3.3.Cơ sở vật chất 59
3.2.3.4.Bộ phận tài chính 59
3.2.4. Đánh giá hiệu quả của hoạt động PR 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO 62

3.2.3.4.Bộ phận tài chính
Kế hoạch hoạt động PR được lập nên phải được tính toán rõ ràng về mặt tổng chi phí sử dụng, các chi phí của từng bộ phận như thế nào, chi phí cho hoạt động nào nên tăng và chi phí cho hoạt động nào nên giảm. Trong thời gian vừa qua công ty chỉ áp dụng 2 công cụ PR nên tổng chi phí dành cho PR cả năm chỉ là 1 tỷ. Còn đối với các hoạt động PR đã tạo thêm một số lại công cụ của PR thì chi phí sẽ tăng lên nhiều lần hơn, nhưng đối vơi một số hoạt động thì chi phí cũng khá thấp như: viết bài lên blog, các diễn đàn để giới thiệu chiến dịch mới và tiếp nhận ý kiến của công ty. Còn một số công cụ thì lại tăng thêm rất nhiều chi phí như: áo đồng phục, hệ thống dịch vụ khách hàng vì phải lập nên một đội ngũ nhiên viên riêng cho phòng ban này.
Theo đoán và tính toán thì công các cụ PR ở trên này cần bỏ ra chi phí 2 tỷ/ năm trong đó phân bổ cho cách hoạt động như sau:
- Báo cáo, sổ sách : 150 triệu
- CD, túi dành cho khuyến mại : 150 triệu
- Tin tức, viết báo : 150 triệu
- Hủng hộ : 400 triệu
- Định dạng : 200 triệu
- E – marketing : 150 triệu
- Hệ thống dich vụ khách hàng : 400 triệu
- Tài trợ : 400 triệu
Tổng chi phí : 2 tỷ
3.2.4. Đánh giá hiệu quả của hoạt động PR
Rất khó có thể đo lường được phần đóng góp của hoạt đột PR vì nó được sử dụng cùng với công cụ khuyến mại khác. Nếu nó được sử dụng trước khi công cụ khác bắt đầu tác động thì có thể dễ đánh giá phần đóng góp của nó hơn.
Để đánh giá hiệu quả của hoạt động PR thường thì những triển lãm truyền thông hay sử dụng phương pháp đo lường số lượng tiếp cận, sự cảm nhận về thương hiệu. Chính vì thế trước khi thực hiện các hoạt động PR này công ty phải thực hiện cuộc nghiên cứu thị trường thông qua việc phát phiếu điều tra để thăm dò rằng họ có biết đến thương hiệu Blue Sky hay không? Họ có biết Hanvico kinh doanh về sản phảm gì hay không? Họ có cảm nhận như thế nào về công ty Hanvico? Sau khi thu thâp được những thông tin đó thì phải xử lý thông tin và lưu lại các số liệu đó.
Sau đó công ty thực hiện đánh giá hiệu quả của hoạt động PR đó sau khi thực hiện hoạt động PR được 4 tháng ( 4 tháng điều tra lại một lần ), để có thể biết được hoạt động PR đó có hiệu quả hay không, nếu không hiệu quả thì có thể có phương pháp cải tiến kịp thời.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Ứng dụng bản đồ tư duy vào việc dạy từ vựng tiếng việt cho người nước ngoài Ngoại ngữ 0
D ứng dụng một số công cụ trực tuyến vào việc dạy và học tiếng anh Ngoại ngữ 0
D Ứng dụng PLC vào điều khiển hệ thống tòa nhà thông minh Công nghệ thông tin 0
D Nghiên cứu nâng cao chất lượng điện năng và giảm tổn thất trong lưới điện phân phối, ứng dụng vào lưới điện của công ty điện lực Lào Khoa học kỹ thuật 0
D Nghiên cứu và ứng dụng vật liệu siêu cao tần vào thiết kế chế tạo các cấu kiện siêu cao tần như isolator, circulator và tải phối hợp dải sóng Khoa học kỹ thuật 0
D Ứng dụng phương pháp so sánh vào định giá mua bán bất động sản tại thị trường Việt Nam Luận văn Luật 0
D Tìm hiểu thuật giải di truyền và ứng dụng vào dự đoán password Công nghệ thông tin 0
D Nghiên cứu ứng dụng tiêu chuẩn PAS 99:2012 vào quản lý HSE tại Công ty TNHH MTV Đóng Tàu và Công 2 Nghiệp Hàng Hải Sài Gòn Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu ứng dụng khung năng lực vào đánh giá nhân sự quản lý cấp trung trong doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Bồi dưỡng năng lực ứng dụng số phức vào giải toán hình học và lượng giác cho học sinh khá giỏi trung học phổ thông Luận văn Sư phạm 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top