daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

anh mục bảng
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THANH TRA CHUYÊN
NGÀNH VÀ THANH TRA CHUYÊN NGÀNH CÔNG THƢƠNG .........8
1.1. Về thanh tra chuyên ngành ........................................................................8
1.1.1. Khái niệm thanh tra chuyên ngành................................................................8
1.1.2. Đặc điểm của thanh tra chuyên ngành.........................................................12
1.1.3. Phân biệt giữa thanh tra chuyên ngành với kiểm tra chuyên ngành
trong quản lý nhà nước ................................................................................15
1.2. Về thanh tra chuyên ngành Công Thƣơng..............................................18
1.2.1. Khái niệm thanh tra chuyên ngành Công Thương ......................................18
1.2.2. Đặc điểm về tổ chức và hoạt động thanh tra chuyên ngành Công Thương.........18
1.2.3. Vai trò của thanh tra chuyên ngành Công Thương .....................................25
1.3. Quá trình hình thành và phát triển của thanh tra chuyên ngành
Công Thƣơng tại Việt Nam.......................................................................27
Kết luận chƣơng 1 ...................................................................................................31
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT
ĐỘNG THANH TRA CHUYÊN NGÀNH CÔNG THƢƠNG -
QUA THỰC TIỄN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG........................................32
2.1. Về tổ chức ...................................................................................................32
2.1.1. Về các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành Công Thương..........32
2.1.2. Về cơ cấu tổ chức các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra chuyên
ngành Công Thương ....................................................................................35
2.1.3. Về mối quan hệ chỉ đạo, hướng dẫn, phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức
trong việc thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành Công Thương..........43
2.1.4. Về tiêu chuẩn của thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ
thanh tra chuyên ngành................................................................................49
2.2. Thực trạng hoạt động................................................................................56
2.2.1. Về mục đích hoạt động thanh tra.................................................................57
2.2.2. Về nguyên tắc hoạt động thanh tra ..............................................................58
2.2.3. Về hình thức hoạt động thanh tra ................................................................59
2.2.4. Về nội dung, phạm vi lĩnh vực thanh tra .....................................................60
2.2.5. Về việc gửi kế hoạch thanh tra hàng năm cho đối tượng thanh tra.............61
2.2.6. Về quy trình, thủ tục tiến hành thanh tra .....................................................62
2.2.7. Về việc kiểm tra tính chính xác, hợp pháp của kết luận thanh tra,
quyết định xử lý sau thanh tra .....................................................................66
2.2.8. Về vấn đề thanh tra lại.................................................................................68
2.2.9. Về sự phân định giữa hoạt động thanh tra chuyên ngành và hoạt động
kiểm tra chuyên ngành.................................................................................69
2.2.10. Về thực tiễn ban hành và triển khai thực hiện các văn bản quy phạm
pháp luật thanh tra .......................................................................................71
2.2.11. Về việc ban hành, sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật xử lý vi
phạm hành chính trong một số lĩnh vực thuộc ngành Công Thương..........72
2.2.12. Về một số yếu tố khác tác động đến kết quả hoạt động thanh tra
chuyên ngành Công Thương trên địa bàn thành phố Đà Nẵng ...................74
Kết luận chƣơng 2 ...................................................................................................77
Chƣơng 3: QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP KIỆN TOÀN TỔ CHỨC VÀ
HOẠT ĐỘNG THANH TRA CHUYÊN NGÀNH CÔNG
THƢƠNG TẠI ĐỊA PHƢƠNG................................................................78
3.1. Quan điểm ..................................................................................................78
3.2. Giải pháp ....................................................................................................81
3.2.1. Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật .......................................................81
3.2.2. Giải pháp tổ chức thực thi pháp luật, kiện toàn tổ chức và hoạt động
thanh tra chuyên ngành Công Thương tại địa phương ................................88
Kết luận chƣơng 3 ...................................................................................................95
KẾT LUẬN ..............................................................................................................96
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................99
PHỤ LỤC...............................................................................................................103
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Đối với hầu hết các quốc gia hiện đại ngày nay, công nghiệp và thương mại
được xem là hai lĩnh vực chủ yếu tác động trực tiếp đến sự phát triển của nền kinh
tế. Ở Việt Nam, kể từ khi chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung, bao cấp sang nền kinh
tế thị trường với sự quản lý của nhà nước và ngày càng hội nhập kinh tế sâu rộng,
hoạt động sản xuất công nghiệp và kinh doanh thương mại đã có những bước tiến
vượt bậc, qua đó đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, thị trường trong nước đã và
đang phải đối mặt với những mặt trái của nền kinh tế thị trường, đó là tình trạng
sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng nhập lậu...với những biến tướng
ngày càng tinh vi; các hoạt động sản xuất công nghiệp không đảm bảo tiêu chuẩn
kỹ thuật, an toàn; các hành vi gian lận thương mại, cạnh tranh không lành mạnh
trên thị trường.v.v… gây thiệt hại lớn cho các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh,
doanh chân chính và người tiêu dùng; qua đó cũng đã ảnh hưởng tiêu cực đến sự
phát triển của nền kinh tế đất nước nói chung. Chính vì vậy, để xây dựng được
một nền sản xuất và thị trường thương mại phát triển an toàn, bền vững, một trong
các nhiệm vụ, yêu cầu cần đặt ra đối với các cơ quan quản lý nhà nước, đặc biệt là
các cơ quan quản lý nhà nước ngành Công Thương là phải tăng cường, nâng cao
hiệu lực, hiệu quả các hoạt động nhằm ngăn chặn, phòng ngừa cũng như phát hiện,
xử lý kịp thời các hành vi vi phạm này.
Chính từ những yêu cầu trên mà hiện nay, vai trò của Thanh tra Bộ Công
Thương, Thanh tra Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và
các cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành Công Thương
trong việc triển khai thực hiện hoạt động thanh tra chuyên ngành ngày càng được
chú trọng, nâng cao. Điều này được thể hiện trước hết ở sự ra đời của hàng loạt các
văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh một cách trực tiếp cũng như gián tiếp tổ
chức và hoạt động thanh tra chuyên ngành của các cơ quan, đơn vị này, tạo cơ sở
pháp lý vững chắc, cụ thể, rõ ràng hơn cho việc tổ chức và hoạt động của cơ quan
thanh tra ngành Công Thương, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả công tác này
trong thực tiễn. Công tác thanh tra chuyên ngành Công Thương trong những năm
gần đây cũng có nhiều chuyển biến tích cực trong việc ngăn chặn, phát hiện và xử
lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, góp
phần đảm bảo sự ổn định của nền kinh tế.
Tuy nhiên, có thể thấy, bên cạnh những chuyển biến tích cực, tổ chức các cơ
quan có chức năng thanh tra chuyên ngành Công Thương hiện nay cũng còn tồn tại
nhiều bất cập, hạn chế. Chẳng hạn như số lượng công chức tại hầu hết Thanh tra Sở
Công Thương các tỉnh, thành rất ít, ngoài Thanh tra Sở Công Thương Hà Nội hiện
nay có 17 công chức và Sở Công Thương thành phố Hồ Chí Minh có 14 công chức
thì hầu hết Thanh tra Sở Công Thương các tỉnh còn lại chỉ có từ 02 đến 05 công
chức [28]; chất lượng đội ngũ công chức thanh tra chưa đồng đều, chưa đáp ứng
được yêu cầu quản lý nhà nước, chưa có cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan
thanh tra các cấp, các ngành, các địa phương… Chính vì vậy, hiện nay nhiều vi
phạm pháp luật trong lĩnh vực Công Thương vẫn chưa được phát hiện, xử lý kịp
thời, đã gây thiệt hại khá lớn đối với người tiêu dùng trước khi bị cơ quan chức
năng phát hiện; tình trạng tái phạm vẫn còn tiếp diễn; nhiều vi phạm bị phát hiện
nhưng chậm trễ trong việc kết luận, xử lý, đặc biệt trong các lĩnh vực bán hàng đa
cấp, thương mại điện tử, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất
lượng… Thực trạng này xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân, không chỉ từ những bất
cập trong các quy định của pháp luật mà còn xuất phát từ một số hạn chế trong thực
tiễn tổ chức và triển khai các hoạt động của lực lượng thanh tra chuyên ngành.
Ngoài ra, từ nhiều năm nay, chế định thanh tra chuyên ngành trong pháp
luật về thanh tra luôn đứng trước yêu cầu nghiên cứu, hoàn thiện. Theo Kế hoạch
xây dựng pháp luật của Chính phủ và Quốc hội, Luật Thanh tra 2010 sẽ được
nghiên cứu sửa đổi từ năm 2017 và Quốc hội dự kiến thông qua năm 2018. Do đó,
hoạt động nghiên cứu nhằm xác lập luận cứ cho việc sửa đổi, bổ sung đạo luật này
tại thời điểm hiện nay có ý nghĩa quan trọng, cần thiết, nhất là đối với chế định
thanh tra chuyên ngành – với nội hàm rộng, đa dạng và phức tạp trong thực tiễn tổ
chức và hoạt động.
Thành phố Đà Nẵng là một trong 05 thành phố trực thuộc Trung ương, có điều
kiện kinh tế - xã hội tương đối phát triển so với một số tỉnh thành khác trong cả nước.
Hoạt động sản xuất công nghiệp, kinh doanh thương mại tại thành phố Đà Nẵng trong
những năm gần đây ngày càng phát triển với nhiều lĩnh vực, cách hoạt động
đa dạng, phong phú, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng cũng như
của du khách đến tham quan, mua sắm, song cũng tiềm ẩn không ít hành vi vi phạm.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu về tổ chức và hoạt động thanh tra chuyên ngành Công
Thương dưới góc độ lý luận và thực tiễn, qua góc nhìn từ một địa phương phát triển
để tìm ra những giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật, qua đó góp phần nâng cao hiệu
lực, hiệu quả công tác này trong lĩnh vực Công Thương, đặc biệt là ở các địa phương
trong bối cảnh hiện nay thật sự cần thiết. Đó chính là lý do tác giả lựa chọn đề tài “Tổ
chức và hoạt động thanh tra chuyên ngành Công Thương - qua thực tiễn thành
phố Đà Nẵng” để triển khai nghiên cứu luận văn thạc sĩ luật học.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Cho đến thời điểm hiện nay, đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về hoạt
động thanh tra nói chung dưới nhiều góc độ, khía cạnh khác nhau, chẳng hạn như:
Luận án tiến sĩ “Hoàn thiện pháp luật thanh tra trong giai đoạn hiện nay” (2009)
của tác giả Nguyễn Thị Thương Huyền, Đề tài khoa học cấp Bộ “Các nguyên tắc
trong hoạt động thanh tra – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” (2011) do ông
Nguyễn Thái Hồng – Phó Vụ trưởng Vụ 3, Thanh tra Chính phủ làm Chủ nhiệm, Đề
tài khoa học cấp cơ sở “Quyền và nghĩa vụ của đối tượng thanh tra trong việc thực
hiện kết luận thanh tra” (2014) do ông Nguyễn Đình Bính – Thanh tra viên, Vụ
Pháp chế, Thanh tra Chính phủ làm chủ nhiệm v.v… Ngoài ra, trong thời gian gần
đây, đã có một số đề tài nghiên cứu tập trung về hoạt động thanh tra chuyên ngành
như Luận văn thạc sỹ Luật học “Tổ chức và hoạt động của cơ quan thanh tra
chuyên ngành ở Việt Nam hiện nay” (2011) của tác giả Nguyễn Thị Thục, Đề tài
khoa học cấp cơ sở “Hoạt động thanh tra chuyên ngành của cơ quan được giao
thanh tra chuyên ngành Công Thương – cũng có những nét đặc thù so với các
ngành, lĩnh vực khác, đồng thời ngành, lĩnh vực này hiện nay cũng còn tồn tại nhiều
bất cập, hạn chế và có tác động rất lớn đến các mặt của đời sống kinh tế, xã hội.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu về quy định pháp luật liên quan đến tổ chức và
hoạt động thanh tra chuyên ngành Công Thương qua thực tiễn một thành phố trực
thuộc Trung ương phát triển, cụ thể là thành phố Đà Nẵng trong bối cảnh hiện nay
thật sự cần thiết; và đề tài này không trùng lắp với nội dung và phạm vi của các
công trình nghiên cứu đã được công bố.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
Luận văn nghiên cứu một số vấn đề lý luận cơ bản về thanh tra chuyên ngành
và thanh tra chuyên ngành Công Thương; đánh giá thực trạng pháp luật thông qua
thực tiễn tổ chức và hoạt động thanh tra chuyên ngành Công Thương trên địa bàn
thành phố Đà Nẵng; trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp
luật về thanh tra chuyên ngành Công Thương, qua đó góp phần đổi mới tổ chức và
nâng cao hiệu quả hoạt động của công tác này tại thành phố Đà Nẵng nói riêng và
tại các địa phương trên phạm vi cả nước nói chung.
3.2. Nhiệm vụ
Với mục đích nghiên cứu trên, luận văn đặt ra các nhiệm vụ nghiên cứu cụ
thể là:
- Phân tích và làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về khái niệm, đặc điểm của
thanh tra chuyên ngành và thanh tra chuyên ngành Công Thương, xác định cụ thể vị
trí, vai trò của thanh tra chuyên ngành Công Thương đối với công tác quản lý nhà
nước của ngành, khái quát lịch sử hình thành và phát triển của thanh tra chuyên
ngành Công Thương tại Việt Nam, qua đó góp phần xây dựng cơ sở lý luận khoa
học cho quá trình hoàn thiện tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra
chuyên ngành Công Thương tại thành phố Đà Nẵng nói riêng và tại các tỉnh, thành
trong cả nước nói chung.
- Phân tích thực trạng pháp luật về tổ chức và hoạt động thanh tra chuyên
ngành Công Thương thông qua thực tiễn thi hành tại thành phố Đà Nẵng, đánh giá
những ưu điểm và những hạn chế, vướng mắc của quy định pháp luật cũng như quá
trình tổ chức thực hiện pháp luật tại địa phương.
- Trên cơ sở đó, luận văn đưa ra các quan điểm, giải pháp nhằm hoàn thiện
pháp luật về thanh tra chuyên ngành Công Thương, qua đó góp phần đổi mới tổ
chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của công tác này tại thành phố Đà Nẵng cũng
như tại các địa phương khác trên phạm vi cả nước.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Hiện nay, theo quy định pháp luật Việt Nam hiện hành, các cơ quan thanh tra
của các ngành, lĩnh vực được tổ chức từ Trung ương đến địa phương, vừa có chức
năng thanh tra hành chính, vừa có chức năng thanh tra chuyên ngành và một số
chức năng, nhiệm vụ khác. Tuy nhiên, luận văn chỉ tập trung nghiên cứu về tổ chức
và hoạt động của các cơ quan có chức năng thực hiện hoạt động thanh tra chuyên
ngành Công Thương tại địa phương và chỉ nghiên cứu những vấn đề liên quan đến
chức năng thanh tra chuyên ngành, không nghiên cứu tổng thể chức năng, nhiệm vụ
của các cơ quan này.
Luận văn nghiên cứu thực trạng pháp luật qua thực trạng tổ chức và hoạt
động thanh tra chuyên ngành Công Thương trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trong
giai đoạn từ năm 2010 đến nay.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật; các quan điểm, đường lối, chính sách
của Đảng và Nhà nước ta về pháp luật, về đổi mới tổ chức và hoạt động của nhà
nước theo yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
- Ngoài ra, đề tài cũng được thực hiện dựa trên các phương pháp cụ thể khác
như phương pháp phỏng vấn sâu, phương pháp phân tích, chứng minh, tổng hợp, so
sánh, gắn lý luận với thực tiễn để chọn lọc tri thức khoa học và những kinh nghiệm
thực tiễn để nghiên cứu và làm sáng tỏ bản chất của vấn đề.
nghiệm công tác trong hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường, xử lý vi phạm
hành chính);
- 01 Phó Chánh Thanh tra quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng.
2. Câu hỏi phỏng vấn sâu
Câu 1. Theo ông (bà) có nên quy định chức năng thanh tra chuyên ngành
Công Thương cho cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp quận (Phòng Kinh tế/
Phòng Kinh tế - Hạ tầng các quận, huyện)?
(Hiện nay Phòng Kinh tế - Phòng Kinh tế - Hạ tầng các quận,huyện không
có chức năng thanh tra chuyên ngành Công Thương)
Câu 2. Theo ông (bà), trong thời gian tới, chỉ nên giao cho Thanh tra sở chức
năng thanh tra chuyên ngành hay giao cả chức năng thanh tra chuyên ngành và chức
năng thanh tra hành chính như hiện nay? Vì sao?
Câu 3. Theo ông (bà), quy trình thanh tra chuyên ngành (Công Thương) theo
quy định của pháp luật hiện hành là phù hợp hay chưa phù hợp với thực tiễn? Nếu
chưa phù hợp thì theo ông (bà) chưa phù hợp như thế nào?
Câu 4. Theo ông (bà) việc giao chức năng thanh tra chuyên ngành Công
Thương cho Chi cục Quản lý thị trường ở địa phương có phù hợp không vì Chi cục
Quản lý thị trường đã có thẩm quyền kiểm tra đối với việc chấp hành các quy định
pháp luật trong lĩnh vực Công Thương và có thẩm quyền xử lý, xử phạt vi phạm
hành chính?
3. Tổng hợp kết quả phỏng vấn sâu:
Câu 1: 10/10 ý kiến cho rằng không cần quy định chức năng thanh tra chuyên
ngành Công Thương cho Phòng Kinh tế/ Phòng Kinh tế - Hạ tầng các quận, huyện.
Câu 2: 06/10 ý kiến cho rằng thanh tra sở nên tập trung thực hiện chức năng
thanh tra chuyên ngành. 04/10 ý kiến cho rằng Thanh tra sở vẫn vừa thực hiện chức
năng thanh tra hành chính, vừa thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.
Câu 3: 09/10 ý kiến cho rằng quy trình, thủ tục thanh tra chuyên ngành
(Công Thương) theo quy định hiện hành còn nhiều bất cập, không phù hợp với thực
tiễn hoạt động, 01 người không có ý kiến về vấn đề này.
hở, hạn chế trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật thuộc ngành. Những thông tin
trong công tác quản lý nhà nước từ các phòng chuyên môn, đơn vị trực thuộc sẽ là
một trong các kênh thông tin quan trọng giúp các cơ quan thanh tra chuyên ngành xác
định được một số lĩnh vực trọng tâm, trọng điểm cần tiến hành thanh tra. Ngược lại,
kết quả hoạt động thanh tra chuyên ngành sẽ là cơ sở để các phòng chuyên môn, đơn
vị trực thuộc Sở tham mưu Giám đốc Sở thực hiện cơ chế quản lý các ngành, lĩnh vực
hiệu quả hơn. Ngoài ra, với điều kiện hạn chế về chỉ tiêu biên chế, số lượng nhân sự,
khả năng am hiểu chuyên môn sâu các ngành, lĩnh vực của Thanh tra Sở như hiện
nay, thì việc phối hợp, hỗ trợ về mặt nhân sự của các phòng chuyên môn trong quá
trình tổ chức thực hiện các cuộc thanh tra chuyên ngành thực sự cần thiết. Ngoài ra,
để nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra chuyên ngành Công Thương tại thành phố
Đà Nẵng nói riêng và tại các địa phương trong phạm vi cả nước cũng như trong toàn
ngành Công Thương nói chung, cần đẩy mạnh quan hệ phối hợp công tác giữa Thanh
tra Bộ, các cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc Bộ
với Thanh tra Sở và giữa Thanh tra các Sở địa phương với nhau. Mối quan hệ công
tác này không chỉ cần thiết phải được ghi nhận trong các văn bản quy phạm pháp luật
mà còn cần triển khai cụ thể, thường xuyên trên thực tế. Thanh tra Bộ Công Thương
phải có trách nhiệm nắm bắt tình hình và kết quả hoạt động thanh tra của ngành tại
các địa phương thông qua việc tiếp nhận, xử lý, tổng hợp các báo cáo định kỳ của các
địa phương, qua đó nắm bắt được những thuận lợi cũng như khó khăn của các địa
phương trong việc triển khai công tác thanh tra chuyên ngành để có những kiến nghị,
đề xuất, hướng dẫn kịp thời. Đồng thời hàng năm hay theo từng giai đoạn, Thanh tra
Bộ Công Thương cần tổ chức hội nghị tổng kết, đánh giá tình hình, kết quả hoạt động
thanh tra chuyên ngành trong phạm vi toàn ngành, qua đó tạo điều kiện cho Thanh tra
Sở các địa phương trao đổi, học tập kinh nghiệm lẫn nhau cũng như thiết lập các mối
quan hệ công tác giữa Thanh tra các địa phương trong việc triển khai công tác thanh
tra chuyên ngành Công Thương. Bên cạnh đó, để hoạt động thanh tra chuyên ngành
Công Thương ngày càng hiệu quả hơn, việc tăng cường mối quan hệ công tác giữa
các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành Công Thương với các cơ
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Tổ Chức Và Quản Lý Tài Liệu Cá Nhân, Gia Đình, Dòng Họ Tại Trung Tâm Lưu Trữ Quốc Gia 3 Văn hóa, Xã hội 0
D Hoàn thiện tổ chức và quản lý kênh phân phối sản phẩm của công ty TNHH thương mại dịch vụ Thiên An Lộc Luận văn Kinh tế 0
D SKKN tổ chức học và chấm bài qua internet Luận văn Sư phạm 0
D Thực trạng và một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác tổ chức lao động khoa học cho lao động quản lý tại Công ty cơ khí 79 Văn hóa, Xã hội 0
D Tổ chức các tình huống học tập và hướng dẫn học sinh tích cực, tự lực giải quyết vấn đề khi giảng dạy chương dòng điện trong các môi trường, vật lý 11 Luận văn Sư phạm 0
D Phân tích công tác tổ chức bộ máy và hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty hasan - Dermapharm Luận văn Kinh tế 0
D Chức năng tổ chức và quản lí văn hóa, giáo dục, khoa học – công nghệ của nhà nước việt nam hiện nay Luận văn Sư phạm 0
D Phương pháp lãnh đạo và quản lý hiệu quả trong tổ chức Quản trị Nhân lực 0
D Tìm hiểu về thực trạng công tác tổ chức phân công hiệp tác lao động tại một tổ chức, từ đó đưa ra đánh giá, nhận xét và hướng hoàn thiện Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng công tác tổ chức và phục vụ nơi làm việc tại công ty Nghị Lực Sống Văn hóa, Xã hội 1

Các chủ đề có liên quan khác

Top