luna

New Member
Stress đã và đang là nỗi ám ảnh trong đời sống hiện đại. Nhiều người luôn tìm , nhưng trước khi muốn làm giảm stress thì bạn nên hiểu stress là gì, nguyên nhân và tác hại của nó.


Theo thống kê gần đây của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) đã cho thấy một con số đáng giật mình: khoảng 20% dân số thế giới đang bị căng thẳng (stress) quá mức trong công việc. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng đã khẳng định stress đang là mối đe dọa lớn nhất cho sức khỏe cộng đồng trong thế kỷ 21. Còn tại Việt Nam, theo một nghiên cứu khác, tỷ lệ bình quân số người bị stress trên cả nước là hơn 52%. Có vô số lí do dẫn đến stress: kinh tế phát triển, áp lực công việc ngày càng cao, môi trường làm việc ngày càng trở nên phức tạp và căng thẳng, áp lực của cuộc sống và của bản thân là quá lớn…
Có thể hiểu đơn giản stress là phản ứng của cơ thể trước bất cứ một yêu cầu, áp lực hay một yếu tố tác động nào đe dọa đến sự tồn tại lành mạnh của con người cả về thể chất lẫn tinh thần. Đó cũng có thể là sự mất cân bằng gây căng thẳng quá mức giữa yêu cầu của công việc và cuộc sống cá nhân. Triệu chứng người bệnh thường gặp phải là kiệt sức, tự đánh giá thấp bản thân, tuyệt vọng, trầm cảm…, thậm chí tự tử, đồng thời liên quan đến các rối loạn trong nhiều chứng bệnh.
Triệu chứng
Chóng mặt: Bạn luôn luôn ở trạng thái kiệt sức, đau đầu và có thể ngã bệnh bất cứ lúc nào. Stress chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc đó.
cảm giác khó chịu, chán nản, mất nhiệt huyết làm bất cứ gì: Bạn bắt đầu thấy chán với những việc bạn phải làm hằng ngày. Stress làm bạn suy nhược về tinh thần. Những hứng thú ban đầu đã không còn nữa, thay vào đó là sự mệt mỏi, và những cảm giác tiêu cực. Bạn thậm chí thấy bế tắc trước công việc và cuộc sống. Cùng vì đó, bạn luôn tỏ ra khó chịu với mọi thứ cũng như đồng nghiệp xung quanh. Vì thế, bạn luôn có xu hướng từ chối những hoạt động vui chơi ngoài giờ làm việc.
Khó tập trung: Một trong những triệu chứng của stress chính là làm cho bạn khó tập trung. Đôi lúc, bạn thấy mình ngộp thở, lẫn lộn giữa một đống công việc nhưng không thể xoay sở được. Bạn cũng nhận ra là trí nhớ mình càng ngày càng tệ đi.
Rối loạn giấc ngủ: Những cảm xúc tiêu cực làm bạn khó ngủ hơn, buổi tối thì bạn không chợp mắt được còn trong lúc đi làm bạn lại thấy mệt mỏi vì thiếu ngủ nên hiệu quả công việc không cao.
Từ đó dẫn đến các biểu hiện về hành vi:
– Nổi cáu, bực bội hay nóng tính

– Sử dụng các chất kích thích như rượu hay thuốc lá
– Xáo trộn các sinh hoạt hàng ngày như ăn uống hay giấc ngủ của bạn
– Bỏ qua những hành vi thông thường, mất tập trung
– Trở nên vô lý trong những quyết định của mình
– Hay quên hay trở nên vụng về
– Luôn vội vàng và hấp tấp
– Ăn quá nhiều hay ăn quá ít
Tình trạng stress (căng thẳng) kéo dài, bạn có thể gặp những vấn đề nghiêm trọng hơn về mặt sức khỏe.
Stress có thể gây ra nhiều căn bệnh
Bệnh thần kinh: mất ngủ, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, buồn phiền, cáu gắt, loạn trí nhớ, trầm cảm…
Bệnh tim mạch: tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, loạn nhịp tim, hồi hộp đánh trống ngực…
Bệnh tiêu hóa: viêm loét dạ dày – tá tràng, chảy máu tiêu hóa, thủng dạ dày, tiêu chảy, khô miệng, chán ăn, ăn không tiêu, hơi thở hôi, rối loạn chức năng đại tràng…
Bệnh cơ khớp: co cứng cơ, đau lưng, đau khớp, cảm giác kiến bò ở ngón tay, máy mắt, chuột rút, run rẩy…
Toàn thân: suy sụp, mệt mỏi, dễ mắc các bệnh dị ứng hay bệnh truyền nhiễm.
Biện pháp giảm căng thẳng
– Nghỉ ngơi hợp lí, tăng cường các hoạt động rèn luyện sức khỏe phù hợp;
– Lên kế hoạch nghỉ ngơi cùng bạn bè, người thân và gia đình;
– Hạn chế sử dụng các chất kích thích, rượu bia, thuốc lá;
– Sắp xếp công việc một cách hợp lý hơn vừa làm việc vừa đủ thời gian nghỉ ngơi;
– Tập thói quen bình tĩnh trước mọi việc và từ từ giải quyết;
– Ngủ đủ giấc và tìm các để dễ dàng sử dụng;
– Ngoài ra bạn có thể tham khảo các thảo dược giúp giảm căng thẳng, an thần , giải tỏa buồn rầu, lo âu,…
Chúc các bạn mỗi ngày điều vui vẻ!
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top