daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

Danh mục các bảng
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... 1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI ............................................................. 7
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ...................................................................................... 7
1.1.1. Những công trình nghiên cứu stress của nhân viên y tế trên thế giới .......... 7
1.1.2. Những công trình nghiên cứu stress của nhân viên y tế tại Việt Nam ....... 12
1.2. Những lý luận chung về stress và stress của nhân viên y tế ................................. 18
1.2.1. Một số khái niệm cơ bản............................................................................. 18
1.2.1.1. Khái niệm stress................................................................................. 18
1.2.1.2. Khái niệm NVYT và stress NVYT.................................................... 23
1.2.2. Đặc điểm tâm lý của nhân viên y tế............................................................ 24
1.2.2.1. Đặc điểm tâm lý của nhân viên y tế................................................... 24
1.2.2.2. Đăc điểm lao động của NVYT trong BVTT..................................... 28
1.2.3. Các mức độ stress ....................................................................................... 30
1.2.4. Những biểu hiện stress nói chung và biểu hiện stress của nhân viên y tế ......... 33
1.2.4.1. Những biểu hiện stress nói chung...................................................... 33
1.2.4.2. Những biểu hiện stress của NVYT .................................................... 39
1.2.5. Những nguyên nhân gây stress nói chung và nguyên nhân gây stress đối
với NVYT ............................................................................................................. 41
1.2.5.1. Những nguyên nhân gây stress nói chung ......................................... 41
1.2.5.1. Những nguyên nhân gây stress cho NVYT ....................................... 45
1.2.6. Hiện tượng kiệt sức (burn out) của nhân viên y tế ..................................... 47
1.2.7. Những ảnh hưởng của stress đến hoạt động của nhân viên y tế................. 52
1.2.7.1. Những ảnh hưởng của stress lên cơ thể ............................................. 52
1.2.7.2. Những phản ứng của cơ thể trước stress............................................ 55
1.2.8. Những cách ứng phó với stress của NVYT................................................ 58
Chương 2 : THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC GIẢM THIỂU
STRESS CỦA NVYT TẠI BỆNH VIỆN TÂM THẦN TIỀN GIANG................ 65
2.1. Một số đặc điểm của Bệnh viện Tâm thần Tiền Giang......................................... 65
2.2. Khái quát về tổ chức nghiên cứu thực trạng ......................................................... 66
2.2.1. Mục đích, yêu cầu....................................................................................... 66
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 66
2.2.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi ................................................. 67
2.2.2.2. Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình................................. 69
2.2.2.3. Phương pháp thống kê toán học......................................................... 69
2.3. Kết quả nghiên cứu thực trạng .............................................................................. 69
2.3.1. Đặc điểm của khách thể nghiên cứu ........................................................... 69
2.3.2. Thực trạng hiểu biết về stress của NVYT .................................................. 72
2.3.2.1. Kết quả chung toàn mẫu .................................................................... 72
2.3.2.2. Mức độ hiểu biết stress đối với công việc hiện tại của NVYT.......... 73
2.3.2.3. Mức độ hiểu biết về stress giữa nam và nữ của NVYT..................... 74
2.3.3. Thực trạng tự đánh giá mức độ stress của NVYT ...................................... 75
2.3.3.1. Kết quả của toàn mẫu......................................................................... 75
2.3.3.2. Mức độ stress so với đặc điểm của mẫu khách thể nghiên cứu......... 76
2.3.4. Thực trạng biểu hiện stress của NVYT ...................................................... 80
2.3.4.1. Thứ bậc điểm trung bình của các mặt biểu hiện ................................ 80
2.3.4.2. Thực trạng biểu hiện stress về mặt cơ thề của NVYT tại BVTTTG . 81
2.3.4.3. Thực trạng biểu hiện stress về mặt cảm xúc của NVYT tại BVTTTG.. 82
2.3.4.4. Thực trạng biểu hiện stress về mặt hành vi của NVYT tại BVTTTG84
2.3.5. Các nguyên nhân gây stress đối với NVYT tại BVTTTG.......................... 85
2.3.5.1. Về thứ bậc của các nhóm nguyên nhân gây stress........................... 86
2.3.5.2. Những nguyên nhân trong công việc gây stress cho NVYT. .......... 87
2.3.5.3. Nhóm nguyên nhân mối quan hệ tại nơi làm việc........................... 89
2.3.5.4. Nhóm nguyên nhân do mối quan hệ với đồng nghiệp..................... 91
2.3.5.5. Nhóm nguyên nhân do mối quan hệ với bệnh nhân và người nhà
bệnh nhân......................................................................................... 92
2.3.5.6. Nhóm nguyên nhân tứ bên ngoài cơ quan ....................................... 93
2.3.5.7. Nhóm nguyên nhân do môi trường làm việc ................................... 94
2.3.6. Những cách ứng phó với stress của NVYT bệnh viện tâm thần
Tiền Giang ................................................................................................ 95
2.3.8. Nghiên cứu trường hợp điển hình NVYT bị stress .................................. 98
2.3.9. Giải pháp khắc phục giảm thiểu stress đối với NVYT tại bệnh viện tâm
thần Tiền Giang ......................................................................................105
2.3.9.1. Cơ sở đề xuất giải pháp .................................................................105
2.3.9.2. Một số giải pháp nhằm giảm thiểu stress đối với NVYT tại bệnh
viện tâm thần Tiền Giang ..............................................................108
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................111
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................115
PHỤ LỤC..................................................................................................................123
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), loài người đã trải qua “thời đại bệnh
truyền nhiễm”, “thời đại bệnh thể xác” và đang chuyển sang “thời đại bệnh tinh
thần” trong thế kỷ XXI [49]. Việc áp dụng nhiều thành tựu khoa học công nghệ
trong sản xuất đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, năng suất và chất lượng của sản
phẩm không ngừng được tăng lên. Nhưng đồng thời với hiệu quả trên, đặc điểm của
nhiều quá trình lao động đang thay đổi nhanh chóng ở khắp mọi nơi trên thế giới,
khiến cho nhiều người lao động, đặc biệt là người lao động ở các nước đang phát
triển không kịp thích nghi và họ đã bị stress dưới nhiều dạng khác nhau. Những
nghiên cứu mới nhất đã cho thấy hậu quả xấu của stress kéo dài liên tục ảnh hưởng
tới tâm lý và sức khoẻ tâm thần, đồng thời ảnh hưởng cả trạng thái thực thể của
người lao động như tăng nguy cơ cao huyết áp, các rối loạn và bệnh tim mạch, các
rối loạn giấc ngủ v.v. Vì vậy vấn đề quan trọng ngày nay là phải nhận diện được
các yếu tố nguy cơ gây stress, đánh giá được mức độ tác động xấu của stress đến
sức khoẻ người lao động và nghiên cứu tìm kiếm chiến lược dự phòng [53]
Stress là cách cơ thể thích nghi với các tình huống mới của môi trường.
Trong quá trình thích nghi với môi trường mới, ở giai đoạn đầu, stress giúp người ta
tăng khả năng cảnh giác, tạo sự tập trung, từ đó tăng năng lực phán đoán, ý chí và
tính chiến đấu. Tuy nhiên, nếu môi trường liên tục thay đổi, hay mức độ thay đổi
liên tục tăng, khi phải huy động các nguồn năng lượng dự trữ để đối mặt lâu dài với
các tác nhân tấn công từ môi trường mới thì cơ thể sẽ dần giảm sự thích nghi. Tiếp
tục kéo dài, nguồn năng lượng dự trữ sẽ bị cạn kiệt, việc phòng vệ bị khuất phục, cơ
thể sẽ kiệt sức, sinh ra các bệnh tâm thế. Đó là tình trạng mệt mỏi, lo âu, mất tập
trung, trí nhớ suy giảm, dễ bị kích động, thậm chí đau đầu, đau thắt ngực, tăng hoặc
tụt huyết áp, loét dạ dày, béo phì, rối loạn tiêu hóa, nổi mề day, suyễn,…Tình trạng
ấy không chỉ làm giảm chất lượng sống của chính bản thân người bệnh, mà còn ảnh
hưởng đến những người xung quanh, nhất là những người sống kề cận như
vợ/chồng, cha mẹ, con cái, đồng nghiệp…[49]
Theo định nghĩa về sức khỏe của Tổ chức y tế thế giới (WHO), những người
bị stress cũng được xem như không khỏe mạnh, làm việc không có hiệu quả và
nguy cơ bị tai nạn cao. [2, tr. 37] Theo WHO, nguyên nhân của stress trong lao
động có thể do công việc như: nội dung công việc đơn điệu, dưới tải thông tin, gánh
nặng lao động quá mức (quá tải) hay công việc quá nhàn rỗi (dưới tải về thể
lực)…Chế độ giờ làm việc nghiêm ngặt, kéo dài, không giao tiếp, làm việc không
theo kế hoạch định trước, chế độ ca kíp không phù hợp…Ngoài ra do công việc
không ổn định, không được thăng tiến, đề bạt, công việc mang tính địa vị xã hội
thấp, công việc đòi hỏi kỹ năng quá cao hay quá thấp… Bầu không khí tâm lý
không tốt, quan hệ đồng nghiệp không thiện chí, bạo lực, cách ly, cô đơn. Không
giao tiếp, quan hệ với cấp trên không thân thiện, xung đột nơi làm việc và cả ở nhà,
không được hỗ trợ về các vấn đề gia đình tại nơi làm việc, về nhà không được sự
ủng hộ của gia đình về công việc…cũng là nguyên nhân gây stress. [2, tr. 95]
Những rối loạn lâm sàng được coi là do stress là các rối loạn tâm thần như lo
lắng, trầm cảm, chán công việc, không thích ứng với công việc… Một stress nhẹ có
thể đóng vai trò tích cực vì sẽ giúp cá thể thích nghi với hoàn cảnh mới, nhưng nếu
stress nặng và kéo dài thì sẽ gây nhiều rối loạn phức tạp. Bởi stress luôn ảnh hưởng
đến nhiều hoạt động chức năng của cơ thể (nội tiết, thần kinh thực vật, đời sống mô
và tế bào…), từ đó gây ra những triệu chứng ở các vị trí khác nhau tùy thuộc từng
cá thể, thường gặp nhất là rối loạn tiêu hóa, làm co mạch máu nuôi dưỡng niêm mạc
dạ dày và lâu dài có thể dẫn đến loét dạ dày. Stress nặng và kéo dài sẽ gây thiếu
máu làm thoái hóa rồi hoại tử mô dẫn đến chảy máu, thậm chí rách vỡ tạng trong cơ
thể. Do vậy, rất nhiều bệnh có liên quan đến stress nặng như bệnh tim mạch (cơn
đau thắt tim, nhồi máu cơ tim, cao huyết áp), bệnh da (eczéma, rụng tóc), bệnh nội
tiết (suy tuyến thượng thận mạn), bệnh phụ khoa (rối loạn kinh nguyệt), những cơn
đau hay thể trạng khó chịu do rối loạn thần kinh thực vật (hồi hộp, lo âu, ngất xỉu,
mất ngủ, chán ăn, lú lẫn tâm trí) [51]
Trong công việc hằng ngày, nhân viên y tế phải tiếp xúc với rất nhiều yếu tố
có nguy cơ cho sức khỏe. Ðối với nhiều ngành nghề, có thể đặt ra giải pháp loại trừ

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
1.1. Về lý luận
Đề tài đã hệ thống được những nghiên cứu về mặt lý luận và thực tiễn trong
vấn đề stress của NVYT trên thế giới và của Việt Nam, đồng thời cũng đã khái quát
được phần nào về cơ sở lý luận của stress nói chung và stress của NVYT, qua đó
nêu ra được khái niệm stress của NVYT.
Bên cạnh đó, đề tài cũng đã nghiên cứu cách phân loại các mức độ stress của
nhiều nhà nghiên cứu khác nhau, qua đó nêu ra cách phân chia mức độ stress của đề
tài. Trong phạm vi của mình, đề tài đã nghiên cứu những mặt biểu hiện stress nói
chung và biểu hiện stress của NVYT, cũng như những nguyên nhân gây stress nói
chung và nguyên nhân chủ yếu gây stress cho NVYT, đồng thời nghiên cứu những
cách ứng phó với stress của NVYT.
1.2. Về thực tiễn
Qua quá trình thực hiện đê tài “Stress của nhân viên y tế tại bệnh viện tâm
thần Tiền Giang” chúng tui đã thu được một số kết quả như sau:
1.2.1. Thực trạng hiểu biết về stress của NVYT
Về mức độ hiểu biết stress của NVYT BVTTTG: Trong năm mức độ về sự
hiểu biết về stress của NVYT thì ở mức độ hiểu biết stress tương đối chiếm tỉ lệ cao
nhất với 65.5%, ở các mức độ chưa biết gì về stress hay biết về stress rất ít chiếm
19.9%, còn lại là biết nhiều và rất nhiều về stress chiếm 17.7%.
Có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê về mức độ hiểu biết về stress đối
với công việc hiện tại của NVYT. Đồng thời cũng có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt
thống kê về sự hiểu biết stress đối với nam và nữ.
1.2.3. Thực trạng tự đánh giá mức độ stress của NVYT
Trong 3 mức độ tự đánh giá stress của NVYT là thường xuyên, thỉnh thoảng
và hiếm khi bị stress thì ở mức độ thỉnh thoảng bị stress được NVYT lựa chọn
nhiều nhất chiếm 75.7%, còn lại thường xuyên bị stress chiếm 14.7% và hiếm khi bị
stress chỉ chiếm 9.6%.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top