Sully

New Member

Download miễn phí Giáo trình Sinh lý học vật nuôi - Stress và sự thích nghi của gia súc





Cơ th ể sau khi ph ục hồi trạng thái bình th ườ ng s ẽ huy động toàn b ộ nă ng lượng
chống l ại stress b ằ ng cơ ch ế như sau (s ơ đồ).
Theo sơ đồ thì th ực ch ất của giai đoạn đề kháng là huy động n ăng l ượng tiềm tàng
của cơ th ể bằ ng cách tăng các quá trình t ạ o nă ng lượng qua 2 cơ chế th ầ n kinh, th ể dị ch.
Giai đoạn này có kết qu ả hay không phụ thu ộc nhiều yếu tố:
- Ti ềm năng năng l ượng của cơ th ể: ch ỉ tiêu đánh giá tiềm năng n ăng l ượng là hàm
l ượng glucose huyết. Gia súc có hàm lượng glucose huy ết cao và ổn định thì có s ức đề
kháng tốt. Đây c ũng là m ột ch ỉ tiêu đáng quan tâm trong ch ọn giống. Ngoài ra nhị p tim
cũng là m ột ch ỉ tiêu bi ểu thị ti ềm năng năng l ượng: giống nào có nh ị p tim chậm thì đề
kháng thích nghi t ốt h ơ n.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Chương 13
STRESS VÀ SỰ THÍCH NGHI CỦA GIA S ÚC
1. KHÁI NIỆM CHUNG
Từ "Stress" trong tiếng Anh có nghĩa là sức ép, áp lực. Trong sinh học thuật ngữ
"Stress" mang ý nghĩa khác, có tính khái quát rộng rãi để chỉ toàn bộ các tác nhân kích
thích bất lợi tới cơ thể động vật và làm nảy sinh các phản ứng chống lại hay thích
nghi để tồn tại.
Khi cơ thể chịu các tác nhân stress, sẽ xảy ra trạng thái stress là trạng thái mất cân
bằng nội môi của cơ thể. Đây là một trạng thái sinh lý không bình thường. Đặc biệt, các
tác nhân stress hình thành do điều kiện môi trường sống của gia súc thay đổi sẽ làm cho
chúng lâm vào trạng thái stress và buộc cơ thể động vật phải trải qua quá trình stress để
thích nghi với ngoại cảnh mà tồn tại và phát triển.
Quá trình stress thực chất là quá trình huy động năng lượng tiềm tàng khai thác từ
các nguồn vật chất tích luỹ của cơ thể để chống lại các tác nhân stress, phục hồi lại cân
bằng nội môi, thiết lập lại sự cân bằng và mối quan hệ thống nhất với ngoại cảnh. Vì vậy
nói tới stress là nói tới năng lượng.
Khi gia súc lâm vào trạng thái stress thì hầu như toàn bộ năng lượng của cơ thể
đều được huy động sử dụng để vượt qua stress. Do đó năng lượng cho tích luỹ để tăng
trọng, để sinh sản, để tiết sữa... đều bị suy giảm nghiêm trọng dẫn đến sự sụt giảm
năng suất vật nuôi. Đây là vấn đề có ý nghĩa thực tiễn vô cùng to lớn trong chăn nuôi.
Việc ngăn ngừa, khắc phục và loại trừ stress cần đặt ra trong mọi khâu kỹ thuật của
hoạt động chăn nuôi như chọn giống, nuôi dưỡng, chăm sóc quản lý, phòng trừ dịch
bệnh.
Thí dụ: Bệnh hen gà do Mycoplasma (Mycoplasmosis) là bệnh dễ phát ra khi gặp điều
kiện thời tiết bất lợi, bệnh có thể làm giảm tớ i 50% năng suất trứng trên gà đẻ. Khi nhiệt
độ môi trường chuồng nuôi lên tới 33 - 350C sẽ làm cho gà thịt, gà đẻ bị stress nhiệt
(Hẻm stress) và có thể gây chết "rực" hàng loạt nếu như không có giải pháp khắc phục
kịp thời. Khi gió mùa Đông Bắc tràn về kèm theo mưa phùn cần che chắn chuồng trại,
sưởi ấm, thay đệm lót chuồng cho lợn con, tăng cường chăm sóc để phòng ngừa bệnh phân
trắng ...
Đối với con người, tác nhân gây ra stress còn phong phú, đa dạng hơn nhiều bởi
các yếu tố của đời sống tinh thần mang tính chất cá thể như tình cảm, quan hệ...Một
người luôn lo lắng, tự kỷ ám thị về tình trạng bệnh tật của mình sẽ kém ăn, kém ngủ,
giảm sút thể lực, giảm sức đề kháng do đó làm cho bệnh thêm trầm trọng. Sự thay đổi
đột ngột của thời tiết hay thay đổi vị trí công tác bất ngờ đều là các tác nhân stress gây
tác động mạnh.
Trải qua quá trình stress, động vật có thể xuất hiện các phản ứng thích nghi, tất
nhiên chỉ trong mức độ nhất định của tác nhân stres mà thôi. Vì thế có thể cho rằng:
339
Quá trình stress và thích nghi về bản chất cùng là một vấn đề, nó đều dựa trên cơ sở sinh
lý là huy động năng lượng để tự điều chỉnh nội môi nhằm phục hồi trạng thái sinh lý bình
thường. Nếu quá trình này không hoàn thành tức là gia súc không vượt qua được stress,
dẫn tới các rối loạn sinh lý, trao đổi chất, có thể dẫn tới cái chết. Về sinh học, sự thích
nghi của động vật chính là khả năng vượt qua được ảnh hưởng của các tác nhân stress
ngoại cảnh, xác lập được mối quan hệ cân bằng giữa cơ thể với môi trường sống để có
một trạng thái sinh lý bình thường.
Đây là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn to lớn, có thể khái quát lại rằng:
Thích nghi là sự thích ứng và phù hợp của gia súc trong những điều kiện sống, điều
kiện nuôi dưỡng, quản lý và sử dụng mới. Trong những điều kiện mới ấy, gia súc vẫn
sống, sinh trưởng, sinh sản và sản xuất bình thường đồng thời vẫn phát huy được các
đặc tính giá trị cũ và có khả năng di truyền ổn định các đặc tính ấy cho đời sau.
Trong quá trình thích nghi của động vật có hiện tượng thích nghi chung - GAS
(general adaptation syndrom) gây phản ứng toàn thân thông qua hệ thần kinh - nội tiết và
hiện tượng thích nghi cục bộ - LAS (/ocal adaptation syndrom) gây phản ứng đối với một
cơ quan hay tổ chức nhất định.
Như vậy nếu qua được quá trình stress, con vật sẽ thích nghi với điều kiện sống
mới.
2. PHẢN ỨNG STRESS
Dưới tác động của các tác nhân gây stress, cơ thể sẽ có phản ứng để tự bảo vệ.
Nhìn chung các phản ứng đó gồm 2 loại:
2.1. Phản ứng đặc hiệu
Vớ i mỗi tác nhân stress cơ thể có một phản ứng riêng thích ứng với tác nhân đó. Ví
dụ: đưa kháng nguyên lao vào cơ thể phát sinh kháng thể chống lại bệnh lao, còn nếu
kháng nguyên dại vào cơ thể thì cơ thể lại sinh ra kháng thể phòng dại. Có thể hình
dung phản ứng đặc hiệu như sơ đồ:
- Tác nhân A tác động đến cơ thể gia súc gây ra phản ứng A'
- Tác nhân B tác động đến cơ thể gia súc gây ra phản ứng Bị
2.2. Phản ứng không đặc hiệu
Đối vớ i các tác nhân stress khác nhau, cơ thể đều trả lờ i bằng một phản ứng
chung giống nhau thông qua cơ chế thần kinh - thể dịch nhằm tăng sức đề kháng của cơ
thể để vượt qua stress, thích nghi với ngoại cảnh mới.
- Tác nhân A
- Tác nhân B tác động tới cơ thể gia súc gây phản ứng chung D làm tăng sức kháng
- Tác nhân C
3. CÁC GIAI ĐOẠN CỦA QUÁ TRÌNH STRESS
Quá trình stress diễn ra qua 3 giai đoạn:
340
- Phản ứng báo động gồm 2 pha: pha sốc và pha chống sốc.
- Giai đoạn đề kháng thích nghi.
- Giai đoạn rối loạn và chết.
3.1. Phản ứng báo động
Là g iai đoạn cơ thể có phản ứng tức thời với tác nhân stress và chưa kịp huy
động toàn bộ năng lượng để tham gia chống lại tác nhân stress. Giai đoạn này thường ngắn
(24 - 48 giờ) với 2 pha: sốc và chống sốc.
3.1.1. Pha sốc
Thể hiện sự thoái hóa nhanh tức thời của cơ quan miễn dịch trong cơ thể: thoái hóa
hạch lâm ba, tuyến ức và thoái hóa túi Fabricius ở gia cầm. Do đó trong máu xuất hiện các
hiện tượng rất điển hình của stress là: bạch cầu toan tính giảm, lâm ba cầu giảm, bạch
cầu đơn nhân giảm. Một chỉ tiêu để chẩn đoán trạng thái stress là sự giảm nhanh bạch cầu
toan tính, có thể giảm tới 50%.
Các biểu hiện lâm sàng khi cơ thể bị sốc: thân nhiệt giảm (khi bị cảm lạnh: vã mồ
hôi), trương lực cơ giảm, nồng độ Na+ giảm, K+ tăng, huyết áp giảm, glucose huyết giảm,
hệ thần kinh bị ức chế. Mặt khác tính thấm của các màng mao mạch tăng, nước trong máu
thấm ra ngoài làm cho máu quánh hơn và pa máu giảm. Trao đổi chất bị rối loạn, cân bằng
nhơ âm vì có quá trình tạo đường mới từ các acid quan.
3.1.2. Pha chống sốc
Các quá trình trong cơ thể được phục hồi để trở lại trạng thái bình thường: hoạt
động thần kinh phục hồi từ ức chế chuyển sang hưng phấn, huyết áp tăng lên, thân
nhiệt tăng, đặc biệt glucose huyết tăng rõ. Nếu cơ thể chống sốc tốt thì thời gian này kéo
dài và chuyển qua giai đoạn đề kháng và có thể tồn tại được.
3.2. Giai đoạn đề kháng thích nghi
Cơ thể sau khi phục hồi trạng thái bình thường sẽ huy động toàn bộ năng lượng
chống l
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top