keo_que2007

New Member

Download miễn phí Đề tài Phát triển dịch vụ thẻ tín dụng tại Sở Giao dịch Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam





MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ DỊCH VỤ THẺ TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 2

1.1. Tổng quan về thẻ tín dụng 2

1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển thẻ tín dụng 2

1.1.2. Khái niệm và phân loại thẻ tín dụng 5

1.1.3. Các chủ thể tham gia hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng 8

1.1.4. Vai trò của thẻ tín dụng 11

1.1.4.1. Đối với nền kinh tế- xã hội: 11

 1.1.4.2. Đối với người sử dụng thẻ 11

 1.1.4.3. Đối với Đơn vị chấp nhận thẻ 12

1.1.4.4. Đối với ngân hàng 12

1.2. Nội dung phát triển dịch vụ thẻ tín dụng Ngân hàng thương mại 12

1.2.1. Quan niệm về phát triển 12

1.2.2.1 Phát triển doanh số phát hành và sử dụng thẻ dựa trên việc đảm bảo các quy trình, nghiệp vụ phát hành thẻ tín dụng. 13

1.2.2.2. Phát triển dịch vụ thẻ tín dụng trên cơ sở giảm thiểu rủi ro trong quá trình kinh doanh thẻ 14

1.2.3. Hoạt động của Ngân hàng thương mại trong việc phát triển thẻ tín dụng 15

1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển dịch vụ thẻ tín dụng của Ngân hàng thương mại. 20

1.2.4.1 Các nhân tố khách quan 20

1.2.4.2. Các nhân tố chủ quan 22

1.3. Kinh nghiệm phát triển dịch vụ thẻ tín dụng ở một số nước trên thế giới và bài học rút ra đối với Việt Nam 22

Kết luận chương 1 23

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ TÍN DỤNG TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 24

2.1. Tổng quan về Sở Giao dịch 24

2.2. Thực trạng phát triển dịch vụ thẻ tín dụng tại Sở Giao dịch 25

2.2.1. Một số quy định về thẻ tín dụng do Sở Giao dịch phát hành 25

2.2.2. Thực trạng phát triển dịch vụ thẻ tín dụng tại Sở Giao dịch 32

2.3. Đánh giá về phát triển dịch vụ thẻ tín dụng tại Sở Giao dịch 40

2.3.1. Những kết quả đạt được 40

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân 42

2.3.2.1 Hạn chế 42

2.3.2.2 Nguyên nhân 43

Kết luận chương 2 45

CHƯƠNG 3: Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ TÍN DỤNG TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 46

3.1. Mô hình SWOT và định hướng phát triển dịch vụ thẻ tín dụng của Sở Giao dịch 46

3.1.1. Mô hình SWOT với dịch vụ thẻ tín dụng của Sở Giao dịch trong điều kiện kinh doanh hiện nay của Việt Nam 46

3.1.2. Định hướng phát triển kinh doanh dịch vụ thẻ tín dụng của Sở Giao dịch trong thời gian tới 50

3.2. Đề xuất nhằm phát triển dịch vụ thẻ tín dụng tại Sở Giao dịch 51

3.2.1. Phát triển chiến lược Marketing 51

3.2.1.1. Thực hiện chính sách sản phẩm, nghiên cứu nhu cầu khách hàng, đề xuất với Hội sở chính trong công tác đa dạng hoá sản phẩm, tạo hình thức độc đáo, phù hợp 51

3.2.1.2. Hợp lý hoá chi phí sử dụng thẻ 53

3.2.1.3. Thực hiện mở rộng các kênh phân phối, các điểm bán sản phẩm thẻ tín dụng 54

3.2.1.4. Thực hiện chính sách khuyếch trương, quảng cáo 54

3.2.1.5. Đẩy mạnh công tác tiếp thị và có chính sách khách hàng phù hợp 55

3.2.2. Hoàn thiện và đơn giản hoá quy trình phát hành thẻ 55

3.2.3. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định tín dụng thẻ 56

3.2.4. Tăng cường các biện pháp nhằm thúc đẩy mạnh mẽ sản phẩm thẻ ghi nợ 57

3.2.5. Thúc đẩy việc thanh toán thẻ tín dụng 58

3.2.6. Tăng cường đầu tư cho hệ thống trang thiết bị kỹ thuật 58

3.2.7. Tăng cường công tác quản lý và phòng ngừa rủi ro 60

3.2.8. Phát triển nguồn nhân lực 62

Kết luận chương 3 63

KẾT LUẬN 64

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 65

 

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


riển thẻ tín dụng tại NHTM nói chung và Sở Giao dịch VCB nói riêng, trên cơ sở đó tìm ra những hạn chế và nguyên nhân làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp khắc phục.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ TÍN DỤNG
TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
2.1. Tổng quan về Sở Giao dịch
Được thành lập từ 1 tháng 4 năm 1963 mà tiền thân là Cục ngoại hối Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, VCB là 1 trong 5 NHTM lớn nhất Việt Nam. VCB được biết đến rộng rãi trong cộng đồng tài chính trong nước và quốc tế như là một ngân hàng hoạt động lâu đời và có uy tín nhất trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ ngân hàng quốc tế. Khi mới thành lập, VCB chỉ có một cơ sở tại Hà Nội, đến nay đã phát triển lớn mạnh cả về quy mô và chất lượng hoạt động tiếp tục giữ vững vị trí hàng đầu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam.
Qua nhiều năm đổi mới và tự hoàn thiện, VCB đã nhận được nhiều giải thưởng trong nước và quốc tế dành cho những thành tựu mà Ngân hàng đã đạt được và những đóng góp cho ngành ngân hàng trong hơn 40 năm hoạt động. Năm năm liên tục Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam được Tạp chí The Banker (Anh) bình chọn là Ngân hàng tốt nhất Việt Nam. Danh hiệu trên cũng được Tạp chí Euromoney và Global Financial (Mỹ) trao tặng cho VCB trong năm 2003 và 2004.
Năm 2006 là một năm đánh dấu mốc son của Sở Giao dịch VCB, Sở Giao dịch tách ra hoạt động độc lập từ Vietcombank Trung Ương. Bên cạnh những thuận lợi về thương hiệu và ưu thế sẵn có, Sở Giao dịch cũng gặp rất nhiều khó khăn do xáo trộn về tổ chức, nhiều nghiệp vụ mới được đưa vào thực hiện, khách hàng lớn chuyển lên Trung Ương quản lý khiến cho xuất phát điểm của Sở Giao dịch tính đến thời điểm cuối năm 2005 là thấp.
Đặc biệt trong tình hình nền kinh tế của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2008 phải đương đầu với rất nhiều khó khăn, giá nhiều loại vật tư quan trọng và hàng tiêu dùng thiết yếu bị đẩy cao, diễn biến tích cực của thiên tai, dịch bệnh... Chỉ số giá tiêu dùng tháng 5/2008 đã tăng 15,96 % so với cuối năm 2007. Giá cả nguyên liệu nhập khẩu tăng là nguyên nhân khiến một số doanh nghiệp rơi vào tình trạng tăng trưởng thấp. Trong sản xuất nông nghiệp, việc tăng giá đầu vào cũng khiến người nông dân rơi vào cảnh lao đao...
Đứng trước những khó khăn như vậy, nhưng đến cuối tháng 6 năm 2008, dư nợ cho vay nền kinh tế tại Sở Giao dịch quy VND ước đạt 4.849,28 tỷ VND chiếm 13,06% tổng sử dụng vốn quy VND của Sở Giao dịch tăng 2.040,48 tỷ VND (72,65%), tiền gửi tại ngân hàng Ngoại Thương Trung Ương đạt 30.741,41 tỷ VND chiếm 82,82 % tổng sử dụng vốn quy VND của Sở Giao dịch và giảm 1.956,24 tỷ VND (5,98%) so với 30/06/2007. So với cùng kỳ năm ngoái, tỷ trọng dư nợ tín dụng so với tổng nguồn vốn tại Sở Giao Dịch đã tăng mạnh do Sở Giao Dịch tích cực tìm kiếm khách hàng và đẩy mạnh hoạt động tín dụng trên cơ sở đảm bảo an toàn vốn.
Xác định được những khó khăn trước mắt cũng như tương lai, nhằm hội nhập với bên ngoài, áp dụng các chuẩn mực ngân hàng quốc tế trong khu vực cũng như trên thế giới, Sở Giao dịch đã xây dựng chiến lược phát triển với những định hướng lớn và toàn diện bảo đảm cho ngân hàng phát triển lành mạnh mang lại hiệu quả thiết thực cho khách hàng, bạn hàng cũng như cho ngân hàng. Sở Giao dịch luôn khẳng định vị trí là một chi nhánh ngân hàng lớn trong hệ thống VCB, đem lại lợi nhuận lớn trong toàn hệ thống.
2.2. Thực trạng phát triển dịch vụ thẻ tín dụng tại Sở Giao dịch
2.2.1. Một số quy định về thẻ tín dụng do Sở Giao dịch phát hành
VCB bắt đầu phát hành thẻ tín dụng quốc tế vào năm 1996. Sở Giao dịch là một trong những đơn vị đầu tiên thực hiện việc phát hành thẻ tín dụng của VCB ra công chúng.
Đối tượng phát hành thẻ tín dụng quốc tế là các cá nhân người Việt Nam có đủ năng lực hành vi và năng lực pháp lý, người nước ngoài sống và làm việc hợp pháp tại Việt Nam, được các tổ chức nơi cá nhân công tác đứng ra uỷ quyền cho cá nhân đó sử dụng thẻ với trách nhiệm thanh toán chi tiêu thẻ của chính tổ chức đó; hay người có thu nhập cao, ổn định; hay người có tiền ký quỹ, chứng từ có giá dùng để thế chấp, cầm cố tại các tổ chức tín dụng hay người được các đối tượng trên bảo lãnh.
Sở Giao dịch lúc đó kinh doanh thẻ tín dụng với tư cách vừa là nơi nghiên cứu đưa ra các qui định, thể chế chung cho hoạt động thẻ tín dụng toàn hệ thống vừa là nơi trực tiếp phát hành, kinh doanh thẻ tín dụng. Trong những năm đầu tiên, lượng thẻ phát hành ra trên thị trường rất khiêm tốn. Mọi tầng lớp dân cư, ngay cả tầng lớp trí thức tại thành phố vẫn coi thẻ tín dụng là một khái niệm rất xa lạ. Thẻ chỉ được những người thường xuyên đi công tác ở nước ngoài chú ý tới. Bên cạnh đó, vào thời điểm này sau một loạt các vụ đổ vỡ tín dụng có quy mô lớn, tình hình cấp phát tín dụng của các ngân hàng rất khó khăn. Chính vì thắt chặt tín dụng, việc thẩm định khả năng tài chính của khách hàng được Sở Giao dịch thực hiện rất thận trọng, hầu hết khách hàng đều được yêu cầu thế chấp hay ký quỹ để phát hành thẻ. Số lượng thẻ phát hành vì thế tăng trưởng rất chậm.
Năm 1998, ban Lãnh đạo ngân hàng đã nhận thức đúng đắn xu hướng phát triển dịch vụ bán lẻ trong điều kiện mới và quyết định thay đổi cơ cấu quản lý nhân sự cho hoạt động Thẻ. Phòng Thẻ của Sở Giao dịch được tách thành 2 phòng chuyên trách: Phòng Quản lý thẻ với chức năng nghiên cứu và đưa ra các qui định, chính sách thể chế chung... cho hoạt động kinh doanh thẻ của toàn hệ thống và Phòng Thanh Toán Thẻ với chức năng kinh doanh trực tiếp các nghiệp vụ thẻ. Kể từ đó, phòng Thanh Toán Thẻ - Sở Giao dịch chỉ thực hiện chức năng kinh doanh bán lẻ giao dịch trực tiếp với khách hàng, thực hiện công tác phát hành, thanh toán thẻ. Những ngày đầu mới thành lập, với chỉ vọn vẹn 10 cán bộ mà phải đảm trách một khối lượng công việc lớn. Tuy nhiên, với sự nhận thức đúng đắn của ban Lãnh đạo về vai trò của dịch vụ thẻ trong hệ thống ngân hàng hiện đại trong tương lai, và bằng sự nỗ lực không biết mệt mỏi của các anh chị em cán bộ phòng Thanh Toán thẻ, trải qua 12 năm với bao thăng trầm, đến nay, dịch vụ thẻ Sở Giao dịch luôn luôn là một trong 2 đơn vị dẫn đầu trong lĩnh vực thẻ của VCB và nhiều năm liền đều được công nhận là tập thể lao động giỏi và tập thể lao động xuất sắc.
Thẻ tín dụng do VCB phát hành bao gồm 2 loại:
- Thẻ cá nhân: được phát hành cho các cá nhân có nhu cầu và đáp ứng đầy đủ các điều kiện phát hành thẻ. Chủ thẻ chịu trách nhiệm thanh toán các chi tiêu về thẻ bằng nguồn tiền của bản thân mình. Trong trường hợp cá nhân được bảo lãnh bởi cá nhân có uy tín khác hay công ty, nếu chủ thẻ không có khả năng thanh toán, trách nhiệm thanh toán thuộc về người/công ty bảo lãnh. Thẻ cá nhân có hai loại là thẻ chính và thẻ phụ (trừ thẻ American Express Vietnamairlines).
Thẻ chính: do cá nhân đứng tên xin phát hành thẻ cho chính mình sử dụng.
Thẻ phụ: chủ thẻ chính có thể đứng tên xin phát hành thẻ ph...

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top