daigai

Well-Known Member
LINK TẢI LUẬN VĂN MIỄN PHÍ CHO AE KET-NOI
Phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Mỹ Phước
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI .... 3
1.1 KHÁI QUÁT NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ .............................................................................. 3
1.1.1 Khái niệm ....................................................................................... 3
1.1.1.1 Thương mại điện tử ..................................................................... 3
1.1.1.2 Dịch vụ Ngân hàng điện tử ......................................................... 4
1.1.2 Lịch sử ra đời và phát triển của Ngân hàng điện tử ....................... 5
1.1.3 Các loại hình dịch vụ Ngân hàng điện tử ....................................... 6
1.1.3.1 Ngân hàng qua mạng (Internet Banking) ................................... 6
1.1.3.2 Ngân hàng qua điện thoại (Mobile Banking) ............................. 7
1.1.3.3 Ngân hàng tại nhà (Home Banking) ........................................... 7
1.1.3.4 Máy rút tiền tự động (ATM) ........................................................ 7
1.1.3.5 Máy thanh toán tại điểm bán hàng (POS) .................................. 7
1.1.3.6 Ngân hàng qua tin nhắn (SMS Banking) .................................... 8
1.1.3.7 Call Center .................................................................................. 8
1.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của dịch vụ Ngân hàng
8
1.1.4.1 Các yếu tố bên ngoài................................................................... 8
1.1.4.2 Các yếu tố nội tại của Ngân hàng............................................. 10
1.1.5 Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của Ngân hàng điện tử.......... 10
1.1.6 Ý nghĩa của việc phát triển Ngân hàng điện tử ............................ 11
1.2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU................................................................... 13
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1........................................................................... 17 CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH MỸ PHƯỚC..................................................................18
2.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH MỸ PHƯỚC ............................ 18
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển................................................... 18
2.1.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức .................................................................... 21
2.1.3 Tình hình nhân sự......................................................................... 22
2.1.4 Một số kết quả kinh doanh tại BIDV Mỹ Phước ......................... 24

điện tử
iv
2.2
2.2.1 Thực trạng sử dụng dịch vụ NHĐT ở Việt Nam............................. 25
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN DỊCH
VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI BIDV CHI NHÁNH MỸ PHƯỚC
2.3 ĐÁNH GIÁ VỀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI BIDV MỸ PHƯỚC ............................................................ 32
2.3.1 Điểm mạnh ................................................................................... 32
2.3.2 Điểm yếu ...................................................................................... 33
2.3.3 Cơ hội ........................................................................................... 34
2.3.4 Thách thức .................................................................................... 35
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2................................................................................ 37 CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP – KIẾN NGHỊ ....................................................... 38
3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA BIDV MỸ PHƯỚC ............... 38
3.2 CÁC GIẢI PHÁP – KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT ................................... 39
3.2.1 Các giải pháp ................................................................................ 39
3.2.2 Kiến nghị, đề xuất ........................................................................ 40
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3................................................................................ 42 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 43 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 45
..... 25
2.2.2
2.2.2.1 2.2.2.2 2.2.2.3 2.2.2.4
Thực trạng triển khai ngân hàng điện tử tại BIDV Mỹ Phước .... 26 Dịch vụ thẻ ................................................................................ 28 Dịch vụ BIDV SmartBanking .................................................... 30 Dịch vụ BIDV Internet Banking ................................................ 30 Dịch vụ SMS Banking ............................................................... 31
v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT
2 3 4 5 6 7 8 9
CHỮ VIẾT TẮT
E-Banking NH KH NHĐT NHNN NHTM POS NHTMCP
GIẢI THÍCH
Dịch vụ ngân hàng điện tử Ngân hàng
Khách hàng
Ngân hàng điện tử
Ngân hàng nhà nước Ngan hàng thương mại Điểm chấp nhận thanh toán thẻ Ngân hàng thương mại cổ phần Khách hàng cá nhân Khách hàng doanh nghiệp Nguồn vốn huy động Thương mại điện tử Công nghệ thông tin
1
BIDV
Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam
10 KHCN 11 KHDN 12 NVHĐ 13 TMĐT 14 CNTT
vi

SƠ ĐỒ
Hình 2.1 Hình 2.2 Hình 2.3
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ TÊN HÌNH VẼ
TRANG
Logo Ngân hàng BIDV 19 Sơ đồ cơ cấu các phòng ban của BIDV Mỹ Phước 21 Biểu đồ số lượng cán bộ nhân viên BIDV Mỹ Phước 23
vii

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
BẢNG BIỂU
TÊN BẢNG BIỂU
TRANG
Bảng 2.1
Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2017 – 2019 tại BIDV chi nhánh Mỹ Phước
24
Bảng 2.2
Lượng KH sử dụng dịch vụ E-Banking của BIDV Mỹ Phước
27
viii

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngân hàng thương mại là lá phổi của nền kinh tế, có ảnh hưởng sâu sắc và là thước đo rõ ràng nhất về tình hình nền kinh tế. Khi các Ngân hàng lớn mạnh thì nền kinh tế cũng lớn mạnh. Ngược lại, khi các Ngân hàng hoạt động yếu kém thì cũng kéo theo nền kinh tế yếu kém. Và nếu Ngân hàng sụp đổ sẽ dẫn đến khủng hoảng kinh tế. Điển hình nhất là cuộc khủng hoàng kinh tế toàn cầu năm 2008 bắt nguồn từ sự đổ vỡ của hàng loạt các hệ thống Ngân hàng ở Hoa Kỳ. Cuộc khủng hoảng ở Hoa Kỳ đã lan rộng ra dẫn đến những đổ vỡ tài chính, suy thoái kinh tế ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Điều đó cho thấy rõ ràng NHTM ngày càng đóng vai trò quan trọng, là định chế tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế. Ngày nay cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu (WTO), nhu cầu con người ngày càng được nâng cao, khách hàng ngày càng quen thuộc và ưa chuộng việc sử dụng internet để nâng cao đời sống cũng như tiếp cận những phương pháp mới trong đầu tư, kinh doanh. Và xu hướng số hóa dịch vụ ngân hàng đang ngày càng phát triển một cách mạnh mẽ. Các ngân hàng đều đã chủ động nắm bắt xu hướng này để gia tăng lợi thế cạnh tranh và mang đến nhiều trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng.
Theo kết quả khảo sát của Ngân hàng nhà nước năm 2018 thì có 94% ngân hàng trên toàn hệ thống đã triển khai xây dựng chiến lược chuyển đổi số. Là một NHTM hàng đầu Việt Nam, BIDV đã nhanh chóng hòa mình vào xu thế này, xây dựng, mở rộng và nâng cấp các dịch vụ của mình thông qua internet, tuy nhiên vẫn còn nhiều khó khăn và hạn chế nhất định. Việc tìm ra giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại BIDV Mỹ Phước là hết sức quan trọng và là lý do của đề tài “Phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam – chi nhánh Mỹ Phước”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Phân tích thực trạng, những thành tựu, thuận lợi cũng như khó khăn trong quá trình phát triển ngân hàng điện tử tại BIDV chi nhánh Mỹ Phước, từ đó đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển dịch vụ NHĐT tại BIDV Mỹ Phước trong thời gian tới.
1

3. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: BIDV Mỹ Phước
- Thời gian: Trong khoản thời gian từ 2017-2019
4. Đối tượng nghiên cứu
Dịch vụ Ngân hàng điện tử triển khai tại BIDV Mỹ Phước
5. Phương pháp nghiên cứu
Bài báo cáo sử dụng các phương pháp nghiên cứu: thống kê, phân tích,
so sánh, khảo sát,...
6. Ý nghĩa của đề tài
Trong 1 năm trở lại đây, cuộc đua ra mắt dịch vụ ngân hàng số, nâng cấp app thành siêu ứng dụng ngày càng nóng. Nhiều ngân hàng cho biết, năm 2020 là năm chuyển đổi số, tập trung đầu tư vào công nghệ, và làn sóng chuyển đổi số của các ngân hàng đã diễn ra mạnh mẽ trong thời gian gần đây. Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng việc thực hiện ngân hàng số sẽ tạo ra nhiều cơ hội cho các ngân hàng như gia tăng doanh thu, tăng năng suất lao động và tiết kiệm chi phí, tăng khả năng tiếp cận thông tin, dữ liệu, kết nối, hợp tác, nâng cao khả năng cạnh tranh. Ngoài ra, dịch vụ NHĐT còn mang lại nhiều giá trị mới cho KH như tiết kiệm thời gian, chi phí, tiện lợi thực hiện mọi lúc mọi nơi, nhanh chóng và hiệu quả. Phát triển dịch vụ NHĐT là một trong những chiến lược phát triển được đặt lên hàng đầu của các NHTM. Đặc biệt là BIDV với vị thế là một trong những NHTM cổ phần lớn nhất Việt Nam thì việc phát triển ngân hàng số lại càng là mục tiêu quan trọng hàng đầu.
7. Kết cấu đề tài báo cáo
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục các từ viết tắt, danh mục bảng biểu, bài báo cáo được chia thành 3 chương
- Chương 1: Cơ sở lý thuyết và thực tiễn về phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Ngân hàng thương mại
- Chương 2: Phân tích thực trạng phát triển Ngân hàng điện tử tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Mỹ Phước
- Chương 3: Giải pháp – Kiến nghị
2

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Với xu thế tất yếu của quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, các ngành nghề nói chung và đặc biệt là ngành ngân hàng đang phải đối mặt với sự gia nhập của các tập đoàn tài chính đa quốc gia với tiềm lực tài chính vững mạnh và công nghệ hiện đại, vì thế các ngân hàng Việt Nam muốn tồn tại và phát triển thì phải nỗ lực hết mình để bắt kịp xu thế hiện đại là Ngân hàng điện tử. Nội dung chương 1 sẽ là tổng quan về dịch vụ Ngân hàng điện tử, lịch sử, khái niệm, phân loại, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng và các chỉ tiêu đánh giá loại hình dịch vụ hiện đại này.
1.1 KHÁI QUÁT NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ
1.1.1 Khái niệm
1.1.1.1 Thương mại điện tử
Khái niệm dịch vụ Ngân hàng điện tử được xuất phát từ khái niệm thương mại điện tử vì Ngân hàng điện tử chính là tên gọi của thương mại điện tử trong lĩnh vực Ngân hàng.
Thương mại điện tử là kinh doanh trên môi trường điện tử nhằm kết hợp người bán và người mua. TMĐT tích hợp dữ liệu, liên lạc điện tử và dịch vụ bảo mật để tạo thuận lợi cho công việc kinh doanh (Theo tài liệu đào tạo về Thương mại điện tử của Microsoft – Fundamentals of E – Business)
Thương mại điện tử là một tập hợp công nghệ, ứng dụng và quy trình kinh doanh nhằm liên kết tổ chức, khách hàng và cộng đồng thông qua những giao dịch điện tử và sự trao đổi hàng hóa, dịch vụ và thông tin.
Theo công ty TNHH Đầu tư và phát triển phần mềm mạng Việt Nam của Sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội thì TMĐT là hình thái hoạt động thương mại bằng phương pháp điện tử, là việc trao đổi thông tin thương mại thông qua công nghệ điện tử nói chung.
Tóm lại, Thương mại điện tử bao gồm tất cả các dạng giao dịch thương mại của cá nhân, tổ chức dựa trên quá trình xử lý và chuyển giao dữ liệu số hóa bao gồm cả văn bản, âm thanh và hình ảnh.
Thương mại điện tử đã ra đời từ lâu và đang phát triển vượt bậc, trở thành cách kinh doanh mang lại nhiều lợi ích cho nhân loại trên cơ sở sự phát triển nhanh chóng của các ngành công nghệ. TMĐT trở thành cách kinh
3

doanh thay mặt cho nền kinh tế tri thức. Toàn cầu hóa tạo điều kiện để TMĐT phát huy những điểm mạnh như đẩy nhanh tốc độ kinh doanh, giảm thiểu chi phí. TMĐT tạo nên một hình thức cạnh tranh mới, buộc Ngân hàng phải chọn những dịch vụ mà khách hàng cần, quyết định quy mô các chi nhánh Ngân hàng trong hệ thống và mở rộng hệ thống thanh toán liên Ngân hàng.
1.1.1.2 Dịch vụ Ngân hàng điện tử
Hiện nay có rất nhiều cách hiểu khác nhau về dịch vụ Ngân hàng điện tử. Theo Trương Đức Bảo, Ngân hàng điện tử và các phương tiện giao dịch điện tử, Tạp chí tin học Ngân hàng số 4, tháng 7/2013 cho rằng “Dịch vụ Ngân hàng điện tử là một hệ thống phần mềm vi tính cho phép khách hàng tìm hiểu hay mua dịch vụ ngân hàng thông qua việc nối mạng máy vi tính của mình với ngân hàng. Với dịch vụ Ngân hàng điện tử, khách hàng có khả năng truy cập từ xa vào một ngân hàng nhằm thu thập các thông tin, thực hiện các giao dịch thanh toán, tài chính dựa trên các khoản lưu ký tại ngân hàng và đăng ký các dịch vụ mới.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng đã định nghĩa về dịch vụ Ngân hàng điện tử là: “Các dịch vụ và sản phẩm Ngân hàng hiện đại và đa tiện ích được phân phối đến khách hàng bán buôn và bán lẻ một cách nhanh chóng (trực tuyến, liên tục 24h/ngày và 7 ngày/tuần, không phụ thuộc vào không gian và thời gian) thông qua kênh phân phối (Internet và các thiết bị truy nhập đầu cuối khác như máy tính, ATM, POS, điện thoại để bàn, điện thoại di động,...) được gọi là dịch vụ Ngân hàng điện tử.
Như vậy, tóm lại có thể hiểu dịch vụ Ngân hàng điện tử là các dịch vụ Ngân hàng được cung cấp thông qua các phương tiện điện tử và mạng viễn thông. Trong đó, theo điều 4 Luật Giao dịch điện tử Việt Nam 2005 phương tiện điện tử là các phương tiện hoạt động dựa trên công nghệ điện, điện tử, kỹ thuật số, từ tính, truyền dẫn không dây, quang học điện tử hay công nghệ tương ứng. Mạng viễn thông bao gồm mạng internet, mạng điện thoại, mạng vô tuyến, mạng intranet, mạng extranet,...
4

1.1.2 Lịch sử ra đời và phát triển của Ngân hàng điện tử
Khoảng hơn một thập kỷ trước đây, rất nhiều ngân hàng đã bắt đầu cung cấp một số chương trình phầm mềm giúp khách hàng có thể xem số dư tài khoản đồng thời thực hiện một số lệnh thanh toán cho các dịch vụ công cộng như tiền điện, tiền nước, tiền nhà ở,... Đến năm 1995, ngân hàng điện tử chính thức được triển khai thông qua phần mềm Quicken của công ty Intuit Inc cùng với 16 ngân hàng lớn nhất nước Mỹ tham gia. Khách hàng chỉ cần một máy vi tính, một modem và phần mềm Quicken là có thể sử dụng dịch vụ này.
Bên cạnh việc phát triển hệ thống thanh toán điện tử, các kênh giao dịch điện tử cũng được mở rộng. Tại Mỹ - nước đi tiên phong trong phát triển NHĐT, đến năm 2001 đã có trên 14 triệu KH sử dụng dịch vụ NH trực tuyến. Điều đó cho thấy bước tiến vượt bậc của E-Banking, mở ra triển vọng phát triển trong thế kỷ 21.
Theo thông tin từ nguồn thời báo ngân hàng, trong quá trình hình thành và phát triển như ngày nay thì hệ thống Ngân hàng điện tử đã trải qua bốn hình thái cơ bản sau:
Website quảng cáo (Brochure – ware): là hình thái đơn giản nhất của Ngân hàng điện tử. Hầu hết những ngân hàng khi mới bắt đầu xây dựng Ngân hàng điện tử đều thực hiện theo mô hình này. Việc đầu tiên chính là xây dựng một website chứa những thông tin về ngân hàng, về sản phẩm nhằm quảng cáo, giới thiệu, chỉ dẫn,...thực chất đây là một kênh quảng cáo mới của ngân hàng ngoài những kênh quảng cáo truyền thống (báo chí, truyền hình,...), mọi giao dịch của ngân hàng vẫn thực hiện qua hệ thống phân phối truyền thống như các chi nhánh ngân hàng.
Thương mại điện tử (Ecommerce): ngân hàng sử dụng internet như một kênh phân phối mới cho những dịch vụ truyền thống như xem thông tin tài khoản, nhận thông tin giao dịch chứng khoán,...Internet chỉ đóng vai trò như một dịch vụ tăng thên sự thuận lợi cho khách hàng
Quản lý điện tử (Ebusiness): Trong hình thái này, các xử lý cơ bản của ngân hàng ở cả phía khách hàng (frontend) và cả người quản lý (backend) đều được tích hợp với internet và các kênh phân phối khác. Sự phối hợp chia sẻ dữ liệu giữa hội sở ngân hàng và các kênh phân phối như chi nhánh, mạng internet, mạng không dây,...giúp cho việc xử lý yêu cầu và phục vụ khách hàng được nhanh chóng và chính xác hơn. Internet và khoa học công nghệ đã gia tăng sự
5

liên kết, chia sẻ thông tin giữa ngân hàng, đối tác, khách hàng, cơ quan quản lý,...Một vài ngân hàng tiên tiến trên thế giới đã xây dựng được mô hình này và hướng tới xây dựng một Ngân hàng điện tử hoàn chỉnh
Ngân hàng điện tử (EBanking): Chính là mô hình lý tưởng nhất, một sự thay đổi hoàn toàn trong mô hình kinh doanh và phong cách quản lý. Những ngân hàng này sẽ tận dụng sức mạnh của mạng toàn cầu nhằm cung cấp toàn bộ các giải pháp tài chính cho khách hàng với chất lượng tốt nhất. Từ những bước ban đầu là cung cấp là cung cấp các sản phẩm và dịch vụ hiện hữu thông qua nhiều kênh riêng biệt, ngân hàng có thể sử dụng nhiều kênh liên lạc này nhằm cung cấp nhiều giải pháp khác nhau cho từng đối tưởng khách hàng riêng biệt.
1.1.3 Các loại hình dịch vụ Ngân hàng điện tử
Ở Việt Nam hiện nay đang phát triển các loại hình NHĐT bao gồm:
- Ngân hàng qua mạng (Internet Banking)
- Ngân hàng qua điện thoại (Mobile Banking)
- Ngân hàng tại nhà (Home Banking)
- Máy rút tiền tự động (Automatic Teller Machines – ATM)
- Máy thanh toán tại điểm bán hàng (POS)
- Ngân hàng qua tin nhắn (SMS Banking)
- Call Center
1.1.3.1 Ngân hàng qua mạng (Internet Banking)
Ngân hàng qua mạng Internet-Banking là dịch vụ cung cấp thông tin sản
phẩm và dịch vụ ngân hàng thông qua đường truyền internet, giúp khách hàng
thực hiện các giao dịch với ngân hàng qua mạng toàn cầu. Sau khi đăng ký,
khách hàng có thể thực hiện hầu hết các giao dịch ngân hàng mà không cần
phải đến quầy giao dịch. Việc kết nối này giúp khách hàng không còn phụ thuộc
vào ngân hàng mà có thể thực hiện các giao dịch mọi lúc mọi nơi. Giao dịch
ngân hàng thông qua dịch vụ Internet Banking được bảo mật xác thực bởi mã
OTP được gửi đến số điện thoại đã đăng ký của khách hàng. Không chỉ cung
cấp dịch vụ kiểm tra số dư tài khoản, khách hàng có thể sử dụng các dịch vụ
trực tuyến khác như chuyển khoản, thanh toán hóa đơn điện, nước, điện thoại,
đầu tư chứng khoán,...Internet banking còn là một kênh phản hồi thông tin hiệu
6

quả giữa khách hàng và ngân hàng. Khánh hàng có thể gửi tất cả các thắc mắc,
góp ý về sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng và được giải quyết nhanh chóng.
1.1.3.2 Ngân hàng qua điện thoại (Mobile Banking)
cách này ra đời nhằm giải quyết nhu cầu thanh toán giao dịch có giá trị nhỏ hay những dịch vụ mang tính tự động. Để sử dụng dịch vụ này, khách hàng phải đăng ký với ngân hàng và cung cấp những thông tin về số điện thoại di động, số tài khoản cá nhân dùng trong thanh toán. Thực tế hiện nay đối với một số ngân hàng, khi khách hàng đăng ký dịch vụ Mobile banking, ngoài các yêu cầu đăng ký về thông tin cá nhân, ngân hàng thực hiện tải phần mềm ứng dụng vào máy di động của khách hàng, khách hàng chỉ cần thực hiện đúng các thao tác chỉ dẫn trên màn hình để thực hiện giao dịch. Cách thức này đã mang lại sự tiện lợi và dễ dàng hơn cho người sử dụng.
1.1.3.3 Ngân hàng tại nhà (Home Banking)
1.1.3.4 Máy rút tiền tự động (ATM)
Mobile-Banking là dịch vụ ngân hàng trên điện thoại di động, cho phép
khách hàng thực hiện nhiều loại giao dịch với thao tác đơn giản, tiện lợi chỉ
trên chiếc điện thoại di động thông qua ứng dụng được cái đặt trên điện thoại.

Home Banking là dịch vụ cho phép khách hàng có thể ngồi tại nơi làm
việc thực hiện hầu hết các giao dịch như chuyển tiền, liệt kê giao dịch, lãi
suất,... Với home banking, khách hàng giao dịch với ngân hàng qua mạng nội
bộ do ngân hàng xây dựng riêng. Các giao dịch được tiến hành tại nhà thông
qua hệ thống máy tính nối với hệ thống máy tính ngân hàng. Dịch vụ này mang
tính bảo mật cao nhờ hoạt động trên mạng thông tin liên lạc cục bộ giữa Ngân
hàng và khách hàng.
Máy rút tiền tự động (ATM) được kết nối vào mạng máy tính của từng
ngân hàng hay liên ngân hàng hỗ trợ tự động khách hàng các dịch vụ như vấn
tin, rút tiền mặt, chuyển tiền, gửi tiền,...Phát triển hệ thống máy ATM này sẽ
dần giảm bớt công việc cho nhân viên giao dịch của ngân hàng, thay thế thói
quen sử dụng tiền mặt và các dịch vụ tiện ích phi tiền mặt. Vì vậy, các ngân
hàng có nhiều thời gian hơn để tư vấn các sản phẩm khác của mình và đáp ứng
nhu cầu của khách hàng tốt hơn.
1.1.3.5 Máy thanh toán tại điểm bán hàng (POS)
Máy thanh toán tại điểm bán hàng (POS) là một loại thiết bị được lắp đặt
tại các cửa hàng, siêu thị...nơi khách hàng sử dụng thẻ để thanh toán hàng hóa
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top