tctuvan

New Member
Download đề tài miễn phí

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính tất yếu
Trong tình hình kinh tế toàn cầu hiện nay, tính hiệu quả trong hoạt động là yếu
tố then chốt quyết định sự thành công của doanh nghiệp. Các nhà quản trị doanh
nghiệp đã đặt ra câu hỏi: Làm thế nào để đạt được hiệu quả trong toàn bộ các hoạt
động của doanh nghiệp từ khâu đầu tiên của quá trình sản xuất đến khâu cuối cùng
của quá trình phân phối. Logistics đã ra đời như một giải pháp hữu hiệu để giúp
doanh nghiệp giải quyết vấn đề này và đang có vai trò ngày càng quan trọng đối
với sự thành công của doanh nghiệp.
Hiện nay, để đạt được hiệu quả cao hơn và sử dụng tối ưu nguồn lực có hạn của
mình, các doanh nghiệp đang dần gia tăng việc chuyển sang thuê ngoài các dịch vụ
Logistics từ các nhà cung cấp chuyên nghiệp thay vì tự mình thực hiện những hoạt
dộng này. Chính vì vậy, sự xuất hiện và tồn tại của các doanh nghiệp Logistics là
một tất yếu của nền kinh tế Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới.
Việt Nam được đánh giá là một thị trường Logistics tiềm năng và đang ngày
càng mở rộng sau khi nước ta gia nhập WTO cũng như sự xuất hiện ngày càng
nhiều của các nhà đầu tư nước ngoài. Để đáp ứng mức nhu cầu khổng lồ đó, các
doanh nghiệp Logistics Việt Nam ra đời bên cạnh sự xuất hiện của hàng loạt các
công ty Logistics toàn cầu có tiềm lực tài chính lớn như APL, UPS… . Trước khi
gia nhập WTO, các doanh nghiệp Logistics trong nước có thể dễ dàng cạnh tranh
và tham gia vào thị trường nội địa dưới sự bảo hộ của nhà nước. Tuy nhiên, sau khi
cam kết mở cửa hoàn toàn ngành dịch vụ Logistics trong vòng 5-7 năm sau khi gia
nhập WTO được thực hiện thì các doanh nghiệp Việt Nam sẽ gặp không ít khó
khăn trong cạnh tranh với các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài khi mà họ được
phép hoạt động bình đẳng với các doanh nghiệp trong nước.

Trước thực tế đó, các doanh nghiệp Logistics Việt Nam phải ý thức được khả
năng của mình cũng như những cơ hội và thách thức mang lại khi thị trường được
tự do hóa để từ đó đưa ra những giải pháp thích hợp nhằm nâng cao sức cạnh tranh
và mở rộng thị trường doanh nghiệp. Để làm sáng tỏ những vấn đề này cũng như
đáp ứng nhu cầu học tập, em lựa chọn thực hiện đề án môn học với đề tài “Phát
triển dịch vụ Logistics đối với loại hình doanh nghiệp 3PL ở Việt Nam giai
đoạn 2007-2012 và định hướng đến 2015”.
2. Mục đích nghiên cứu
Đánh giá thực trạng kinh doanh Logistics của các công ty Việt Nam hiện nay
(với tư cách là 3PL) đồng thời với việc đánh giá việc thực hiện vai trò của
Logistics đối với kinh tế quốc gia trước xu thế chung của thế giới.
Định hướng cho sự phát triển của các doanh nghiệp 3PL đến năm 2015 cũng
như đề xuất giải pháp cho những vấn đề còn tồn tại giúp cho các doanh nghiệp
Logistics Việt Nam cạnh tranh và phát triển trong môi trường WTO.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng
Phát triển dịch vụ Logistics đối với loại hình doanh nghiệp 3PL ở Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về chủ thể: Các doanh nghiệp 3PL ở Việt Nam.
Về thời gian: Tập trung vào giai đoạn sau khi Việt Nam gia nhập WTO từ 2007
đến 2012, từ đó đưa ra định hướng phát triển đến năm 2015.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề án sử dụng các phương pháp nghiên cứu: phân tích, tổng hợp, so sánh,…
Nguồn dữ liệu được thu thập từ: Tổng cục Thống kê, Viện Nghiên cứu kinh tế
và phát triển - Đại học Kinh tế quốc dân, Tổng cục đường bộ Việt Nam, Tổng công
ty đường sắt Việt Nam,… và từ mạng Internet.


Link download
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top