daigai

Well-Known Member
LINK TẢI LUẬN VĂN MIỄN PHÍ CHO AE KET-NOI

MỤC LỤC
PhầnI: MỞ ĐẦU……………………………………………………..3
PhầnII: NỘI DUNG…………………………………………………6
I. Tính thực tiễn của việc sản xuất nhựa Alkyd………………...6
II. Cơ sở xây dựng công nghệ sản xuất nhựa Alkyd…………...6
1. Cơ sở khoa học xây dựng đơn phối liệu và qui trình công nghệ………………………………………………………………..6
1.1. Phương pháp axít béo (phương pháp 1 giai đoạn)……………6
1.2. Phương pháp rượu hoá (phương pháp 2 giai đoạn)…………..8
2. Các nguyên liệu sản xuất nhựa Alkyd………………………11
2.1. Dầu thảo mộc………………………………………………..11
2.2. Ethylenglycol……………………………………………… .13
2.3. Glyxerin………………………………………….………… .13
2.4. Penta erythrytol…………………………………..………… 13
2.5. Anhydride phthalic………………………………………… 14
2.6. Xylen………………………………………………………...14
2.7. Dầu hoả……………………………………………………..14
3. Các chỉ tiêu kỹ thuật sản phẩm cần đạt yêu cầu và phương pháp kiểm tra………………………………………….15
3.1. Các chỉ tiêu kỹ thuật sản phẩm……………………………...15
3.2. Phương pháp kiểm tra………………………………………15
4. Xây dựng đơn phối liệu thực tế trong sản xuất…………….19
III. Công nghệ sản xuất…………………………………………19
1. Đơn phối liệu…………………………………………..……...19
2. Quy trình thao tác công nghệ………………………………..20
3. Chỉ tiêu kỹ thuật sản phẩm ………………21
IV. Hệ thống thiết bị tổng hợp nhựa Alkyd……………… …21
1. Dây chuyền thiết bị tổng hợp nhựa Alkyd……………..…21
2. Nguyên lý làm việc của dây chuyền thiết bị tổng hợp nhựa Alkyd …………...…… 22
2.1. Quy trình vận hành dây chuyền tổng hợp nhựa Alkyd
2.2. Quy trình vận hành hệ bơm hút chân không
2.3. Quy trình vận hành thiết bị gia nhiệt
2.4. Quy trình vận hành bơm sản phẩm
2.5. Quy trình vận hành bơm nạp liệu tự động
2.6. Quy trình vận hành bơm dung môi
3. Các thiết bị trong dây chuyền tổng hợp nhựa Alkyd…………
3.1. Hệ thống thiết bị gia nhiệt bằng dầu tải nhiệt
3.1.1. Sơ đồ hệ thống thiết bị
3.1.2. Nguyên lý làm việc của hệ thống
3.1.3. Quy trình vận hành hệ thống
3.1.4. Bảo dưỡng hệ thống gia nhiệt bằng dầu tải nhiệt
3.1.5. An toàn PCCN trong phòng lắp thiết bị gia nhiệt bằng dầu tải nhiệt
3.2. Các thiết bị chính
3.2.1. Thiết bị gia nhiệt.
3.2.2. Thiết bị phản ứng
3.2.3. Thiết bị trao đổi nhiệt.
3.2.3.1. Thiết bị trao đổi nhiệt cục bộ.
3.2.3.2. Thiết bị trao đổi nhiệt toàn phần.
3.2.3.3. Thiết bị trao đổi nhiệt dầu tải nhiệt.
4. Nguyên lý làm việc của các thiết bị tự động………………….
4.1.TIC101 và TIC201…………………………………….……22
4.2.TIC102 và TIC202……………………………………….…23
4.3.TIC103 và TIC203……………………………………….…24
4.4.LIC101 và LIC201……………………………………….…25
4.5.Hệ thống cân lường V103 - WIC101……………………….25
4.6.PIC101 và PIC201…………………………………………..25
4.7.Bộ điều chỉnh tốc độ khuấy (Inverter operator) ……………26
4.8.Hệ thống thông báo sự cố (Buzzer) …………………………26
4.9.Hệ thống theo dõi và giám sát……………………………….26
V. Tác dụng của từng công đoạn trong sản xuất những nguy cơ có thể xảy ra và hướng khắc phục các nguy cơ đó……………26
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………...29










PHẦN I
MỞ ĐẦU
Sơn là ngành kỹ thuật đang trên đà phát triển theo nhịp độ chung của nền kinh tế quốc dân. Trong công cuộc phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Hầu hết các lĩnh vực của nghành công nghiệp đều liên quan đến sơn với mục đích bảo vệ, chống sự ăn mòn và trang trí các bề mặt. Ngoài những loại sơn thông thường cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật. Ngày càng xuất hiện nhiều loại sơn với chức năng đặc biệt như: Sơn chịu nhiệt, sơn bền trong môi trường hoá chất, sơn cách điện, sơn chống hầu hà có tuổi thọ cao và không gây độc hại với môi trường sống. Lĩnh vực sử dụng của sơn rất đa dạng: Từ xây dựng, đồ hộp, điện tử đến sơn giao thông như: Sơn tàu, ô tô, xe đạp, sơn vạch đường, sơn cầu cống, sơn chịu điều kiện ở biển…
Hàng năm lượng sơn tiêu thụ trên thế giới ước tính 22 triệu tấn/năm như vậy khoảng 4 kg/người/năm. Ở nước ta lượng sơn tiêu thụ chỉ vào cỡ 0,5 kg/người/năm đây là một con số quá nhỏ. Sơn được phân loại tùy theo mục đích sử dụng, theo gốc nhựa, theo phương pháp sản xuất, mục đích sản xuất. Ngay trong lĩnh vực sơn tổng hợp người ta cũng chia ra nhiều loại khác nhau: Sơn sử dụng dung môi hữu cơ (alkyd, vinyl, epoxy, polyuretan, acrylic, polyester không no…) sơn nước, sơn bột…
Trong các loại sơn tổng hợp , sơn trên cơ sở nhựa alkyd (đôi khi người ta gọi là sơn alkyd) chiếm 60 - 70% sản lượng bởi các ưu điểm của chúng như: Bóng, bền, đẹp, dễ sử dụng ,trộn hợp tốt với nhiều loại nhựa tổng hợp và thiên nhiên…
Việc sản xuất nhựa Alkyd là rất cần thiết vì sản lượng hàng năm rất lớn. Lần đầu tiên vào năm 1927 KIENLE đã tìm ra nhựa Alkyd đây là sản phẩm của phản ứng giữa rượu đa chức và axit đa chức hay các Anhydride của các axit đa chức này. Nhựa có cấu trúc không gian tương đối chặt chẽ, rắn chắc nên khó hoà tan, dù có hoà tan được thì nhựa cũng rắn, giòn, dễ nứt, chịu nước kém không bền với tác dụng của hoá chất, chỉ số axit và hydroxyl cao. Thời gian sau đó khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, người ta đã biến tính vào phản ứng tạo nhựa alkyd các loại dầu thảo mộc hay các axit béo đơn chức. Chính điều này đã cải tiến được chức năng của nhựa và phạm vi ứng dụng của nhựa alkyd trong công nghiệp các chất phủ bề mặt. tuỳ từng trường hợp vào lượng axit đa chức và rượu đa chức mà người ta đã tổng hợp được các sản phẩm có chức năng ưu việt. Nhựa alkyd có khả năng tương hợp tốt với các loại nhựa khác, bột màu, dễ hoà tan. Ngoài ra nhựa alkyd còn có thể biến tính được với nhựa thiên nhiên và tổ hợp được với các nhựa khác khi dùng để sản xuất ra nhiều chủng loại sơn, nhằm phục vụ cho nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau trong nền kinh tế quốc dân.
Tùy thuộc vào hàm lượng dầu thảo mộc (axit béo đơn chức) biến tính có thể chia nhựa alkyd thành 3 loại sau:
+ Nhựa alkyd béo (dài)
Dầu chiếm 56 - 70%
+ Nhựa alkyd trung bình
Dầu chiếm 46 - 55%
+ Nhựa alkyd gầy (ngắn)
Dầu chiếm 30 - 45%
Dựa vào chủng loại các axit béo có trong Dầu thảo mộc, bản chất cấu tạo của các axit béo và loại nhựa alkyd, mà biết được nhựa có thể khô ở điều kiện thường, tạo thành màng thông qua phản ứng oxy hoá, hay phải tổ hợp với các loại nhựa tổng hợp khác, cùng sấy ở nhiệt độ yêu cầu mới tạo được màng. Đa số các nhựa alkyd khô ở điều kiện thường là nhựa alkyd béo và nhựa alkyd trung bình. Nhựa alkyd gầy thường không khô ở điều kiện thường. Nhựa alkyd gầy dùng để sản xuất sơn, sau khi gia công thành màng sơn, màng này có thể giữ được độ bóng, giữ màu, cứng, chịu mài mòn, chịu được nhiều môi trường tốt hơn sơn đi từ nhựa alkyd béo.
Với các chức năng nêu trên. Nhựa Alkyd béo được sản xuất với một khối lượng lớn trên thế giới và trong nước. Cùng với tốc độ phát triển kinh tế như hiện nay, nhu cầu về sơn Alkyd các loại ngày càng nhiều. Công ty Cổ phần Sơn Tổng hợp Hà Nội với sản phẩm truyền thống là các loại sơn Alkyd, đang ngày càng chiếm lĩnh và đáp ứng được nhu cầu chất lượng,sản lượng của các thị trường truyền thống trong nước, vươn tới các thị trường khó tính quốc tế. Với các sản phẩm có chất lượng cao, giá thành hạ.
Công ty hiện nay đã đầu tư được dây chuyền sản xuất nhựa Alkyd với công suất 6000 tấn/năm.
PHẦN II
NỘI DUNG
I.Tính thực tiễn của việc sản xuất nhựa Alkyd.
Hiện nay trên thế giới nhựa Alkyd được sản xuất theo nhiều phương pháp khác nhau như: Phương pháp axit béo, phương pháp rượu hoá, phương pháp axit hoá, phương pháp khử nước dầu thầu dầu (ve). Mỗi phương pháp lại tiến hành theo hai cách: Trong khối (nóng chảy) hay trong dung dịch (phương pháp đẳng phí) .Trên thực tế chủ yếu dùng 2 phương pháp: Phương pháp axít béo và phương pháp rượu hoá (alcolphân) , phần lớn tiến hành theo cách đẳng phí
Dựa trên những tài liệu thu được và những lý thuyết về nhựa Alkyd. Công ty hiện tại đang sản xuất các nhựa Alkyd béo. Và nghiên cứu sản xuất được nhựa Alkyd trung bình và Alkyd gầy trên mô hình nhỏ.
Nhựa Alkyd với các chức năng ưu việt: Bóng, bền, đẹp, dễ gia công vẫn là sản phẩm truyền thống và chủ đạo của công ty trong thời gian hiện nay và mai sau.
II. Cơ sở xây dựng công nghệ sản xuất nhựa Alkyd.
1. Cơ sở khoa học xây dựng đơn phối liệu và qui trình công nghệ.
1.1. Phương pháp axít béo (phương pháp 1 giai đoạn).
Đây là phương pháp đi từ axit béo, phương pháp này thực hiện phản ứng nhanh, thao tác dễ dàng , xây dựng đơn phối liệu linh động, sản phẩm có chức năng kỹ thuật tốt như: Trọng lượng phân tử đồng đều, độ cứng, bền va đập, bền nước, chịu môi trường… Song có nhược điểm là nguyên liệu đầu vào có giá thành cao, khó tìm, kiểm soát quá trình thực hiện phản ứng khó. Sản phẩm có giá thành tương đối cao.
(*) Đi từ Glyxerin: phản ứng hoá học xảy ra như sau.

(*) Đi từ Penta erythryt

Quá trình sản xuất được giám sát bằng máy ghi nhiệt độ RECODER. Và máy vi tính. Có thể theo dõi quá trình đang diễn ra hiện tại hay các quá trình sản xuất trước đó.
V. Tác dụng của từng công đoạn trong sản xuất những nguy cơ có thể xảy ra và hướng khắc phục các nguy cơ đó.
Trong sản xuất nhựa Alkyd theo phương pháp 2 giai đoạn biến tính dầu thảo mộc.
* Giai đoạn 1. Thực hiện phản ứng chuyển hoá Ester của dầu thảo mộc và Rượu đa chức. Để biết được lượng Monoglyxerid tạo thành trong quá trình phản ứng ta dùng Rượu (Ethanol, Methanol) hoà tan lượng này tại nhiệt độ môi trường. Việc kiểm tra phải thật chính xác. Nếu lượng Monoglyxerid không chính xác sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến phản ứng của giai đoạn 2. Nếu kết quả của phương pháp kiểm tra trên còn có sự nghi ngờ. Có thể lấy mẫu thử phối liệu cùng Anhydride phthalic theo đơn. Sau đó đun nhanh lên 2400C. Lấy mẫu đó nhỏ lên tấm kính sạch thấy có dạng viên tròn sáng màu, đồng nhất (trong) là đạt yêu cầu.
Ở giai đoạn 1 này việc theo dõi quá trình hiện tại là rất cần thiết. Nếu nguyên nhân nào đó mà tăng nhiệt quá nhiệt độ phản ứng, dễ xảy ra sự cố trào và cháy nổ. Ở nhiệt độ thoát hơi nước trong dầu thảo mộc từ 1000C - 1300C. Ta tăng nhiệt với tần suất cấp nhiệt nhỏ, để tránh hiện tượng sôi trào. Khi nạp xúc tác, phải nạp đúng nhiệt độ yêu cầu. Nếu nạp tại nhiệt độ cao
Nếu nạp tại nhiệt độ cao hơn dễ gây ra phản ứng tức thì và xuất hiện hiện tượng trào. cần chú ý nạp xúc tác đúng đơn phối liệu, thực hiện phản ứng đúng nhiệt độ yêu cầu, kiểm soát chặt chẽ tốc độ khuấy của khối phản ứng.
* Giai đoạn 2. Thực hiện phản ứng Ester hoá giữa sản phẩm của giai đoạn 1 và Anhydride phthalic.
- Khi làm lạnh khối phản ứng của giai đoạn 1 tới nhiệt độ yêu cầu mới được nạp Anhydride phthalic. Tránh hiện tượng vừa nạp Anhydride phthalic ở nhiệt độ cao cùng lúc xảy ra phản ứng, kiểm tra chặt chẽ tốc độ khuấy tránh hiện tượng trào tức thì do lượng nước tách ra từ phản ứng. Sau khi nạp xong Anhydride phthalic thì mới nạp Xylen hồi lưu, đóng cửa nạp liệu mới được tăng tốc độ khuấy. Phải xác định chính xác điểm nhiệt độ ở đó phản ứng giai đoạn 2 bắt đầu diễn ra, khi phản ứng mới bắt đầu, cần cấp nhiệt với tần suất bé để kiểm soát được tốc độ phản ứng. Phản ứng Ester hoá xảy ra chậm. Để tạo được sản phẩm nhựa Alkyd có trọng lượng phân tử đồng đều và chỉ số axít đạt yêu cầu, phải theo dõi rất kỹ càng chế độ khuấy, tần suất tách nước từ phản ứng, tốc độ hồi lưu của Xylen, tần suất cấp nhiệt, năng lực của thiết bị làm mát toàn phần, cũng như lưu lượng nước vào trong thiết bị làm mát toàn phần.
- Trong việc theo dõi quá trình thực hiện phản ứng giai đoạn 2. Phải thường xuyên kiểm tra chỉ số Axít và độ nhớt của khối phản ứng để tránh hiện tượng keo hoá (gel). Khi xuất hiện hiện tượng keo hoá. Phải tìm mọi cách hạ nhiệt độ khối phản ứng xuống, sau đó nạp dầu cao su, nhựa thông đã hoà tan, nhựa SK120 đã hoà tan, từng lượng nhỏ vào khối phản ứng để tránh hiện tượng keo tiếp diễn.
- Trong khi theo dõi phản ứng giai đoạn 2. Nếu thấy độ nhớt tăng nhanh và chỉ số axít giảm chậm. Phải thực hiện phản ứng ở nhiệt độ thấp hơn. Nếu độ nhớt tăng chậm và chỉ số axít giảm nhanh. Có thể tăng nhiệt và thực hiện phản ứng ở nhiệt độ cao hơn (không được cao quá 2600C), giảm lượng Xylen hồi lưu trong thiết bị phản ứng, bằng cách giảm mực nước ở bình phân ly, để tăng lượng Xylen về bình phân ly nhằm thực hiện tốt hơn phản ứng trùng hợp dầu thảo mộc

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top