minhhien_pal

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 5
NỘI DUNG TIỂU LUẬN 7
Chương 1: Các Rủi Ro Trong Quá Trình Sản Xuất
Của Doanh Nghiệp 7
1. Rủi Ro Từ Thảm Họa: 7
1.1. Thảm Họa Động Đất: 8
1.2. Thảm Họa Do Núi Lửa: 9
1.3. Thảm Họa Do Lũ Lụt: 9
1.4. Thảm Họa Do Hỏa Hoạn: 10
1.5. Thảm Họa Do Chiến Tranh: 11
1.6. Thảm Họa Do Khủng Bố: 11
2. Rủi Ro Tác Nghiệp: 12
2.1. Rủi Ro Về Nguyên Vật Liệu Trong Đầu Tư Vùng
Nguyên Liệu: 12
2.2. Rủi Ro Trong Tổ Chức Doanh Nghiệp: 14
3. Rủi Ro Thương Mại: 19
3.1. Rủi Ro Từ Việc Gia Nhập WTO: 19
3.2. Rủi Ro Từ Các Vụ Kiện Bán Phá Giá: 20
3.3. Rủi Ro Từ Toàn Cầu Hóa: 22
3.4. Đầu Tư Quốc Tế : 25
Chương 2: Các Biện Pháp Quản Trị Rủi Ro 28
1. Biện Pháp Quản Trị Rủi Ro Từ Thảm Họa: 29
2. Biện Pháp Quản Trị Rủi Ro Tác Nghiệp: 30
3. Biện Pháp Quản Trị Rủi Ro Thương Mại: 31
KẾT LUẬN 34





LỜI MỞ ĐẦU
{
Trên thế giới, Quản trị doanh nghiệp trở nên phổ biến từ đầu thập kỷ 90 của thế kỷ trước. Đặc biệt đối với các nước Châu Á sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997, các doanh nghiệp đã nhận thức được tầm quan trọng và giảm thiểu rủi ro trong quá trình vận hành khi áp dụng nguyên tắc Quản trị công ty tốt, trong đó quản lý rủi ro là trọng tâm. Đồng thời xu thế hội nhập kinh tế làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không còn bó hẹp trong phạm vi mỗi nước mà đã vượt qua biên giới quốc gia để hòa vào dòng chảy kinh tế khu vực và thế giới, bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế một mặt đã mang đến cho doanh nghiệp thêm nhiều cơ hội nhưng bên cạnh đó cũng phải thường xuyên đối mặt với những rủi ro trong hoạt động sản xuất. Đặc biệt quản trị rủi ro trong quá trình sản xuất ngày càng trở nên quan trọng đối với từng doanh nghiệp. Một trong những vấn đề là khi doanh nghiệp tham gia thương trường phải luôn luôn chấp nhận và đối mặt với rất nhiều nguy cơ rủi ro, tổn thất về tinh thần, tài sản, sự nghiệp,… Vậy câu hỏi đặt ra là: Doanh nghiệp có thể hạn chế được rủi ro để nâng cao hiệu quả sản xuất và duy trì sự phát triển bền vững hay không? Trong quá trình sản xuất doanh nghiệp gặp phải những rủi ro gì? Ứng xử của doanh nghiệp trước những rủi ro đó ra sao? Đã có chiến lược điều hành kiểm soát rủi ro đó như thế nào? Còn những tồn tại gì trong quá trình thực hiện?. Do đó cách tốt nhất cho doanh nghiệp để tồn tại và phát triển là thực hiện chức năng quản trị chung, phát triển chức năng quản trị đồng bộ rủi ro bằng cách tăng cường nhận dạng, kiểm soát rủi ro và tài trợ phục hồi trong quá trình sản xuất khi rủi ro xảy ra. Xuất phát từ thực tiễn trên chúng tui tiến hành nghiên cứu đề tài: “Phân tích các rủi ro trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp và biện pháp quản trị”. Trong quá trình nghiên cứu nhóm không tránh khỏi những thiếu xót mong thầy cùng các bạn thông cảm và đóng góp ý kiến cho bài tiểu luận được hoàn chỉnh hơn. Nhóm thành thật cảm ơn!

NỘI DUNG TIỂU LUẬN
{
Chương 1: Các Rủi Ro Trong Quá Trình Sản Xuất Của Doanh Nghiệp
1. Rủi Ro Từ Thảm Họa:
Trong sản xuất kinh doanh và hoạt động sản xuất nông nghiệp nói chung thì nguy cơ gặp các rủi ro từ thảm họa là rất lớn chẳng hạn như: động đất, sự phun trào của núi lửa, lũ lụt, hỏa hoạn, chiến tranh, khủng bố . . . gây thiệt hại về tài sản của quốc gia như: cơ sở hạ tầng bị phá hủy…và thiệt hại cho các doanh nghiệp và người dân chẳng hạn như: nhà xưởng, máy móc thiết bị hư hỏng nặng hay bị phá hủy, không thực hiện được các hợp đồng kinh tế đã ký; lương thực, hoa màu bị hư hỏng hay mất trắng…. đó là chưa kể đến những thiệt hại về người nếu có và việc khắc phục hậu quả và ổn định việc làm sau thảm họa. Ngoài ra thì thảm họa cũng sẽ gây hoang mang, lo sợ, mất ổn định trong một bộ phận công nhân viên đang làm việc tại công ty làm cho năng suất lao động kém; còn người dân thì không còn đủ vốn để tái sản xuất . . .
Mặt khác, các thảm họa xảy ra trong sản xuất cũng làm ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế vĩ mô của đất nước như là làm cho lạm phát tăng cao do thiếu lương thực, thực phẩm, hàng hóa thiết yếu . . . và tốc độ tăng trưởng GDP có thể sẽ bị giảm mạnh làm ảnh hưởng đến nền kinh tế của Quốc gia.
Sau đây là một vài ví dụ cho thấy ảnh hưởng của rủi ro do thảm họa gây ra đối với nền kinh tế của các nước:


1.1. Thảm Họa Động Đất:
Doanh nghiệp sản xuất thiết bị phát điện lớn nhất Trung Quốc là Công ty Tập đoàn Điện khí Đông phương, tỉnh Tứ Xuyên, đang đứng trước tình hình khó khăn chưa từng thấy do động đất gây ra. Ước tính riêng thiệt hại tài sản cố định của công ty là 600 triệu nhân dân tệ.
Tứ Xuyên lại là một tỉnh nông nghiệp lớn, chiếm 8,2% tổng diện tích trồng trọt cả nước, sản lượng lương thực chiếm 9,2%, nhất là gạo chiếm 9,2% sản lượng gạo TQ. Động đất làm nông nghiệp bị thiệt hại nặng về trang thiết bị, tư liệu sản xuất và công cụ sản xuất, do đó sản lượng lương thực sẽ bị giảm.
Tứ Xuyên còn là vùng sản xuất thịt heo lớn nhất TQ. Động đất gây khó khăn cho giao thông vận tải nên việc chuyên chở heo sống sang tỉnh khác bị hạn chế, làm giá thịt tăng lên. Bản báo cáo trên cho thấy lượng thịt heo do Tứ Xuyên cung cấp ra tỉnh ngoài chiếm 4% tổng lượng tiêu thụ thịt heo của TQ. Động đất làm giảm một nửa lượng thịt heo xuất ra ngoài tỉnh, do đó sẽ làm giá thịt heo tăng khoảng 6%. Công ty Trung Tín cho rằng động đất sẽ làm chỉ số giá tiêu dùng CPI cả năm tăng 0,3%.
Tứ Xuyên cũng là tỉnh sản xuất khí đốt lớn nhất TQ, chiếm 27% sản lượng khí đốt cả nước. Báo cáo trên cho biết, giả thiết động đất làm giảm một nửa sản lượng khí đốt của tỉnh này thì cuối cùng sẽ làm chỉ số giá xuất xưởng của hàng hóa công nghiệp PPI tăng 0,4%. Theo báo cáo của Cục Thống kê Nhà nước, giá tiêu dùng tăng 8,5%. Công ty Trung Tín cho rằng sau hai vụ thiên tai bão tuyết và động đất vừa rồi, Chính phủ Trung Quốc hầu như không thể thực hiện được mục tiêu kiềm chế lạm phát ở mức 4,5% nữa.
“Sơ bộ ước tính trận động đất Vấn Xuyên sẽ làm tốc độ tăng trưởng GDP hạ thấp 0,2%” nhà phân tích vĩ mô hàng đầu của Công ty Chứng khoán Trung Tín Chư Kiến Phương nói. Động đất làm cho sản xuất ở vùng chịu tác hại bị gián đoạn khoảng 1 tháng. Vùng này chiếm 50% GDP tỉnh Tứ Xuyên hay 2% GDP cả nước cho nên tốc độ tăng trưởng sản xuất công nghiệp toàn quốc sẽ giảm 0,3%. Do thiệt hại lớn về người và tài sản nên tốc độ tăng tiêu dùng của vùng thiên tai sẽ giảm 30%, dẫn đến tiêu dùng của cả nước giảm 0,6%.
Báo cáo của Công ty Trung Tín cho rằng huyện Vấn Xuyên ở tâm chấn là vùng núi, chiếm 0,3% sản lượng công-nông nghiệp Tứ Xuyên. Các tỉnh, thành phố bị rung chuyển tương đối nặng như Cam Túc, Thiểm Tây, Trùng Khánh, Vân Nam, Sơn Tây, Quý Châu và Hồ Bắc chỉ chiếm 18% GDP cả nước và về cơ bản sản xuất không bị phá hoại.
1.2. Thảm Họa Do Núi Lửa:
Đám mây bụi núi lửa đang hoạt động từ Iceland lan rộng khắp châu Âu, gây ra những tình huống chưa từng có tiền lệ trong lịch sử và ảnh hưởng đến hàng loạt lĩnh vực tại châu lục này, sau gần một tuần vận tải hàng không bị tê liệt.
Hoạt động kinh doanh nói chung cũng bị thiệt hại do phải huỷ hàng loạt các cuộc họp, nhiều nhân viên bị mắc kẹt ở nước ngoài và sự chậm trễ của hoạt động thư tín bằng đường không.
Khả năng sản xuất ở một số nước như Anh có thể chịu ảnh hưởng vì công nhân không thể quay lại làm việc đúng kế hoạch. Nhiều công ty chuyển phát nhanh có quy mô lớn như FedEx, DHL và TNT đã thông báo về việc chậm trễ hay gián đoạn trong dịch vụ của mình.
1.3. Thảm Họa Do Lũ Lụt:
Tại Việt Nam, chỉ tính riêng năm 2007, thiên tai đã làm 435 người chết và mất tích, 7.800 ngôi nhà bị sập đổ, 113.800 ha lúa bị hư hại, phá hủy và làm hư hỏng nặng 1.300 công trình đập, cầu, cống, làm sạt lở 1.500 km đê, thiệt hại ước tính 11.600 tỷ đồng, tương đương 1% GDP. Đầu tháng 8/2008 và đầu tháng 7/2009, mưa lũ và sạt lở ở các tỉnh miền núi phía Bắc đã gây thiệt hại lớn về người và của cải. Đầu năm 2008, trận rét lịch sử kéo dài 40 ngày đã làm hơn 150.000 hec ta lúa, 9.600 héc ta mạ bị chết. Tại các tỉnh miền núi phía Bắc, chỉ tính riêng về giống, thiệt hại đã lên tới khoảng 180 tỷ đồng, gia súc bị chết thiệt hại khoảng 200 tỷ đồng. Các ngành công nghiệp sản xuất trong vùng cũng bị đình trệ do hệ thống giao thông bị ách tắc, thiếu lao động, nhà xưởng và máy móc bị hư hỏng nặng, các nguồn cung cấp nguyên liệu từ nông nghiệp có xu hướng bị di chuyển, . . .
1.4. Thảm Họa Do Hỏa Hoạn:
Theo cơ quan chức năng, chỉ trong 6 ngày cuối năm 2009 và đầu năm 2010, trên địa bàn TP.HCM xảy ra ít nhất 13 vụ cháy. Trong đó chiếm hơn một nửa cơ sở sản xuất, nhà xưởng của doanh nghiệp, hộ kinh doanh như vụ cháy xảy ra tại các công ty Pouyen, Tân Nghĩa Phát, Cty CP bột mì Bình An . . .
Gần đây nhất là vụ hỏa hoạn xảy ra vào khoảng 9h ngày 4/1/2010, tại một nhà xưởng của cơ sở sản xuất sợi vải thuộc ấp Vân Hàn, xã Trung Lập Thượng, huyện Củ Chi. Nguyên nhân vụ cháy được xác định là do độ ma sát từ mô tơ máy đánh tơi sợi bông dẫn đến bắn ra các tia lửa điện rồi cháy bén vào nguyên vật liệu sản xuất sợi vải dẫn đến phát hỏa, thiêu hủy một diện tích lớn của nhà xưởng.
Hay vụ hỏa hoạn ở Công ty Cheer Hope Việt Nam - Khu công nghiệp Biên Hòa 1 (Đồng Nai). Theo cơ quan điều tra thì nguyên nhân xảy ra hỏa hoạn là do chập điện ở khu vực phun sơn.
Ông Chu Văn Liên- Phó trưởng phòng Cảnh sát PCCC Công an tỉnh Đồng Nai cho biết, thống kê ban đầu của phía Công ty không có thiệt hại về người, riêng tài sản thiệt hại từ phía Công ty Cheer Hope Việt Nam là 100%, gồm 6 nhà xưởng với diện tích khoảng 22.000m2, 20 xe gắn máy của công nhân và hàng trăm xe đạp đã bị thiêu rụi. Tổng giá trị thiệt hại ước tính là 2 triệu USD. Công ty Great Veca nằm cạnh bên cũng bị ảnh hưởng, tuy nhiên, thiệt hại không đáng kể, do lực lượng chữa cháy đã ngăn chặn kịp thời.
Ban Giám đốc Công ty đã thông báo chính thức cho hơn 1.000 công nhân đang làm tại đây về tình hình hiện tại của Công ty. Theo đó, nếu công nhân nào không muốn đi làm thì Công ty sẽ xắp sếp giải quyết tiền lương và chế độ nghỉ việc thỏa đáng. Đối với công nhân vẫn muốn làm việc thì liên hệ trực tiếp với Công ty để có thể sắp xếp chỗ làm mới. Theo Lãnh đạo Công ty, trước mắt, một số công nhân vẫn làm việc tại nhà xưởng 1. Số còn lại sẽ được chuyển tới làm việc tạm thời tại Khu công nghiệp Tam Phước, huyện Long Thành.
- Giấy chứng nhận số lượng cũng phải có sự giám sát của thay mặt phía nhà nhập khẩu hay thay mặt thương mại Việt Nam.
- Cung cấp giấy chứng nhận kiểm tra ( Certificate of inspection ).
• Đối với Các rủi ro khác như: lựa chọn hãng tàu không tin cậy, hư hỏng hàng hoá do xếp hàng không đúng quy định.
- Giành quyền chủ động thuê tàu ( nhập khẩu theo điều kiện nhóm F).
- Chỉ định hãng tàu nổi tiếng, đặc biệt nên thuê tàu của các hãng có văn phòng giao dịch tại nước nhà nhập khẩu.
- Mua bảo hiểm cho hàng hoá.
- Trong hợp đồng nên ràng buộc trách nhiệm của nhà xuất khẩu trong vấn đề xếp hàng lên tàu như nhập khẩu theo điều kiện FOB stowed, CFR stowed, CIF stowed . . .
3. Biện Pháp Quản Trị Rủi Ro Thương Mại:

Trong thời hội nhập, doanh nghiệp phải đối mặt với rất nhiều rủi ro, nhất là khi Việt Nam vừa gia nhập WTO, môi trường pháp lý và môi trường kinh doanh chưa thật hoàn thiện và đang trong quá trình vừa làm vừa sửa. Đây là điều khó tránh khỏi. Chính vì thế, nhận ra các rủi ro có thể xảy đến với mình để đứng vững rồi phát triển là một cuộc cách mạng một mất một còn của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. Con cá vốn được nuôi ở trong ao, nay phải ra biển lớn để tự mình tồn tại thì phải đối mặt với biết bao thách thức và hiểm nguy, cho dù trước mặt nó là những nguồn lợi lớn đang chờ đón.
Một số biện pháp khắc phục:
 Để đối phó với các vụ kiện bán phá giá của các thị trường nhập khẩu, doanh nghiệp và các cơ quan ban ngành, hiệp hội cần tìm hiểu lí do vì sao hàng xuất khẩu của Việt Nam lại bị kiện. Đồng thời, cần có những biện pháp phòng tránh để khỏi vướng vào các vụ kiện và cách thức giải quyết tốt nếu vụ kiện xảy ra. Nếu bị dính vào vụ kiện bán phá giá, Nhà nước của nhà xuất khẩu không nên tham gia vào giải quyết trực tiếp các vụ kiện vì đây là " chuyện " giữa doanh nghiệp và doanh nghiệp.
 Các hiệp hội ngành hàng đóng vai trò hỗ trợ doanh nghiệp trong việc đối phó, thực hiện các công việc giải quyết vấn đề. Doanh nghiệp cần tham gia tích cực vào quá trình điều tra của vụ kiện, hợp tác sẽ mang lại lợi ích cho doanh nghiệp.
Nhà nước cần thực hiện công việc điều tiết xuất khẩu vào các thị trường. Bản thân các doanh nghiệp không thể làm được việc đó, mọi người chỉ biết sản xuất và xuất hàng còn thông tin về tình hình của thị trường đó chỉ có cơ quan ban ngành mới có thể tiếp cận.
Lượng hàng hóa xuất khẩu đi từng thị trường đều có con số cụ thể nằm tại Hải quan. Nếu có thể thì cần hạn chế xuất ở một số lượng nhất định sẽ dễ dàng tránh được những vụ kiện bán phá giá. Vì nếu một mặt hàng nhập khẩu chiếm thị phần vượt qua mức cho phép của thị trường nhập khẩu và có ảnh hưởng đến tình hình sản xuất của doanh nghiệp trong nước thì mới bị khởi kiện.
Bản thân các doanh nghiệp cũng cần nâng cao ý thức chủ động các cách phòng chống các vụ kiện thông qua việc làm minh bạch, rõ ràng sổ sách từ khâu thu mua nguyên liệu đến khâu xuất.
Thực tế này đòi hỏi các doanh nghiệp phải tìm hiểu thật kỹ pháp luật của các nước liên quan, đặc biệt là trong bối cảnh Việt Nam chuẩn bị gia nhập WTO vào cuối năm 2006. Bên cạnh đó, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua 3 pháp lệnh gồm Pháp lệnh về chống bán phá giá hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam, Pháp lệnh chống trợ cấp hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam và Pháp lệnh tự vệ trong nhập khẩu hàng hoá nước ngoài vào Việt Nam.


KẾT LUẬN
{

Trong mọi lĩnh vực hoạt động như: kinh doanh, đời sống, khoa học - kỹ thuật, môi trường, văn hóa - xã hội,… thì rủi ro luôn luôn tồn tại và theo suốt cả quá trình hoạt động của từng lĩnh vực trên. Nếu xét riêng về quá trình sản xuất trong kinh doanh của một doanh nghiệp thì rủi ro có thể nói là rất nhiều và đa dạng. Các rủi ro trong quá trình này được chia ra hai phần để dễ dàng hơn trong việc nhận biết, phân tích, đo lường và khắc phục chúng khi gặp phải. Đó chính là quản trị rủi ro các yếu tố đầu vào của qui trình sản xuất và quản trị rủi ro trong quá trình sản xuất. Hoạt động quản trị rủi ro này giúp cho doanh nghiệp có thể đoán phòng ngừa tốt nhất các rủi ro trong quá trình sản xuất nhằm khắc phục những chi phí tổn thất cho doanh nghiệp. Đề tài này xoay quanh vấn đề rủi ro và quản trị rủi ro đồng thời đề ra giải pháp nhằm đem lại cho doanh nghiệp mức rủi ro thấp nhất trong quá trình sản xuất.


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top