Kameron

New Member

Download miễn phí Những vấn đề lý luận chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài





Việt Nam chưa có biện pháp hữu hiệu cung cấp kịp thời thông tin về tình hình đầu tư nói chung và hướng dẫn thực hiện các quy định của Nhà nước do đó có những nhà đầu tư không nắm vững tình hình, yêu cầu của pháp luật nên đã vi phạm trong điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh.

Từ tình hình trên, nhiều nhà đầu tư đề xuất nên tổ chức thành lập “câu lạc bộ các nhà đầu tư” để thường xuyên được trao đổi và phổ biến các quy định mới của Nhà nước ta, được học tập kinh nghiệm quản lý của các đơn vị khác.

Có thể nói tiềm năng trong nước của Việt Nam rất lớn (đội ngũ lao động dồi dào, vị trí địa lý thuận lợi, .), nhưng trình độ công nghệ non kém và nguồn vốn hạn hẹp nên không phát huy được những tiềm năng sẵn có. Vì vậy, Việt Nam cần tranh thủ nguồn vốn, kỹ thuật cao của các nước EU.

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


, Phần Lan.
Để tăng cường liên kết kinh tế, tập hợp sức mạnh của các quốc gia nhằm giải quyết các vấn đề nảy sinh trong từng nước và trong cả Cộng đồng, EU đã lập một số cơ quan siêu quốc gia nhằm hoạch định, điều hành và giám sát quá trình thực hiện của từng quốc gia thành viên. Hiện nay hệ thống các tổ chức của EU bao gồm:
- Hội đồng Châu Âu
- Hội đồng bộ trưởng
- Uỷ ban Châu Âu
- Nghị viện Châu Âu
- Toà kiểm toán và ngân hàng đầu tư Châu Âu
* Hội đồng Châu Âu (The european Council):
Hội đồng Châu Âu giữ vị trí quan trọng đặc biệt trong hệ thống tổ chức. Đây là cơ quan thường xuyên của Liên minh, hoạt động định kỳ và không định kỳ. Hội đồng Châu Âu là cấp quyền lực chung của Liên minh, bao gồm các nhà lãnh đạo cao nhất của các nước thành viên trong Liên minh. Hội đồng Châu Âu thường họp ít nhất hai lần trong một năm. Đây thực sự được coi như là một diễn đàn chính trị ấn định các phương hướng chính cho hoạt động của Liên minh (giải quyết các vấn đề sống còn mà Hội đồng Bộ trưởng không thảo luận được như Liên minh kinh tế tiền tệ, vấn đề mở rộng cộng đồng, các vấn đề ngân sách...).
*Hội đồng Bộ trưởng (The Council of Government):
Đây là cơ quan tối cao của Liên minh. Hội đồng Bộ trưởng thường thông qua những đề nghị của Uỷ ban Châu Âu để đưa ra các chỉ thị, các quy tắc và các quyết định có hiệu lực bắt buộc đối với các nước thành viên. Hội đồng bộ trưởng bao gồm các bộ trưởng của Chính Phủ các nước, có nhiệmvụ phụ trách những vấn đề được thảo luận tại cuộc họp. Các thành viên của Hội đồng luân phiên làm Chủ tịch Hội đồng trong thời hạn 6 tháng. Hội đồng Bộ trưởng thường họp định kỳ tại Bruxel và Luxembourg (vào ngày thứ ba đầu tiên của từng tháng).
*Uỷ ban Châu Âu (The european Committee):
Đây là cơ quan thi hành các chính sách của Liên minh và thay mặt cho quyền lợi của Liên minh. Uỷ ban Châu Âu bao gồm các thay mặt thường trực của các nước thành viên - do các Chính phủ chỉ định và không phụ thuộc vào Chính phủ. Chủ tịch Uỷ ban được đề cử luân phiên với nhiệm kỳ 5 năm. Uỷ ban Châu Âu có bốn chức năng sau:
- Đề nghị lên Hội Đồng Bộ trưởng các thể thức áp dụng một quyết định hay xác định một chính sách đực áp dụng vào một lĩnh vực cụ thể.
- Có thách nhiệm thi hành các Hiệp ước và các quy định của Hội đồng Bộ trưởng.
- Quản lý ngân sách của Liên minh.
- Là tiếng nói chung của tất cả các thành viên ở một vài cấp.
Uỷ ban Châu Âu độc lập với Chính Phủ và chịu sự kiểm soát của Nghị viện Châu Âu.
* Nghị viện Châu Âu (The european Parliament):
Đây là cơ quan cộng đồng trong Liên minh, với nhiệm kỳ 5 năm. Nghị viện Châu Âu tập hợp những thay mặt của nhân dân các nước thành viên và có quyền kiểm soát đối với Uỷ ban Châu Âu. Nghị viện Châu Âu còn có quyền tham gia vào các quá trình quyết sách cuả Liên minh.
* Toà án kiểm toán (The Court of Auditors):
Toà án kiểm toán có vai trò kiểm tra để việc thu và chi được thực hiện “theo một cách thức hợp pháp và đúng chuẩn mực”. Toà án kiểm toán còn quản lý một cách thích hợp các vấn đề tài chính của Liên minh.
* Ngân hàng đầu tư Châu Âu (EIB - The european Investment Bank):
Đây là tổ chức được thành lập để giúp EU thực hiện các dự án đóng góp vào sự phát triển cân bằng trong Liên minh. EIB sử dụng nguồn vốn do các nước thành viên đóng góp và nhất là vay vốn quốc tế để cấp phát tín dụng cho các tổ chức Nhà nước, xí nghiệp của các nước thành viên hay cho các nước đang phát triển vay.
Có thể nói qúa trình ra đời và phát triển của EU gần nửa thế kỷ qua là cả một quá trình đấu tranh gay gắt, một quá trình tranh chấp và thoả hiệp. Song với những nỗ lực to lớn và cam kết thống nhất về mục tiêu của các nước thành viên, EU đã phát triển vượt bậc, xúc tiến liên kết trên nhiều lĩnh vực đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế, tiền tệ với việc tạo lập thị trường chung và tiến đến thiết lập một khu vực tiền tệ ổn định nhằm cạnh tranh với đồng Đô la Mỹ trên thị trường quốc tế.
2. Quan hệ ASEAN - EU
Nhiều năm qua EU bận rộn với công việc nội bộ, xây dựng thị trường thống nhất Châu Âu, nên quan điểm khá bảo thủ về quan hệ Âu - á đã ngự trị. Nhưng rồi những bước tiến quan trọng của các nước Đông á, các nước ASEAN đã buộc EU điều chỉnh chính sách Châu á của mình. Tại Hội nghị kinh tế cấp cao Châu Âu - Đông á tháng 10/1994, Thủ tường Na Uy đã nói: “Châu Âu sẽ mắc sai lầm lớn nếu không nhận ra tình thế, thế kỷ XXI là thời đại Đông á”. Ông kêu gọi: Phải nhanh chân nhẩy lên con tàu Châu á. Nhiều nhà kinh doanh Châu Âu cũng đã nhận ra: thâm nhập Châu á là chiến lược liên quan đến sự sống còn của các xí nghiệp Châu Âu.
Các nước lớn ở Tây Âu đã liên tiếp khởi thảo chính sách và áp dụng nhiều biện pháp nhằm đẩy nhanh nhịp độ quay trở lại Châu á. Tháng 10/1993, Cộng hoà liên bang Đức công bố “Kế hoạch ngoại giao Châu á” để tăng cường quan hệ với các nước Châu á. Tháng 02/1994, Pháp đề ra “Hành động chủ động của Pháp tại Châu á” với mục tiêu trong vòng 5 năm tăng tỷ trọng xuất khẩu sang Châu á từ 7% lên 10% v.v... Tháng 07/1994, EU đã thông qua một văn kiện quan trọng dưới tiêu đề “Tiến tới một chiến lược mới đối với Châu á”. Trong văn kiện đó đã hoạch định những định hướng và chính sách mới đối với Châu á.
Đây là lần đầu tiên EU hoạch định một tổng thể các biện pháp trong chính sách của liên minh đối với một khu vực, đồng thời định hướng cho chính sách của từng thành viên đối với khu vực ấy. Điều đó chứng tỏ EU đã sớm nhận ra sự cần thiết phải có định hướng mới về chính sách đối với khu vực Châu á - Thái Bình Dương đang phát triển năng động nhất thế giới. Xét từ góc độ đối ngoại và an ninh chung của EU thì qua chính sách chung này, EU đã tiến thêm một bước đáng kể trong chính sách đối ngoại và an ninh chung của mình.
Coi ASEAN là nền tảng của cuộc đối thoại giữa EU với khu vực, chiến lược Châu á mới của EU đã đưa ra hàng loạt chính sách củng cố và tăng cường sự hiện diện của mình ở đây:
Giành cho Châu á những ưu tiên lớn hơn và đi sâu đối thoại với các nước và nhóm trong khuôn khổ song phương hay đa phương.
Coi diễn đàn cấp vùng của ASEAN có ý nghĩa quan trọng đặc biệt vì nó cho phép EU cùng thực hiện những cuộc đối thoại mở rộng về anh ninh, hợp tác kinh tế, thương mại... của cả Châu á - Thái Bình Dương.
Đặc biệt coi trọng hợp tác kinh tế trong các lĩnh vực EU có lợi thế như ngân hàng, năng lượng, công nghệ môi trường, giao thông, viễn thông...
Giành ưu tiên lớn nhất cho các thị trường Châu á mới trong đó có Đông Nam á, Trung Quốc, ấn Độ v.v...
Nếu các nước Châu á muốn tăng cường quan hệ với Châu Âu để tạo thế cân bằng không bị lệ thuộc hoàn toàn vào Mỹ, thì việc EU chọn 10 nước Châu á để tổ chức ASEM cũng chứng tỏ ý đồ kiềm chế Mỹ. Lợi ích hai bên gặp nhau, Hội nghị thượng đỉnh Âu - á đã đề ra một số dự án để gắn bó chặt chẽ hơn nữa Châu Âu với Châu á trên cơ sở hiểu nhau nhiều hơn nữa.
Tuyên bố của Chủ tịch c...

 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top