yumi.hq_blog

New Member

Download miễn phí Những vấn đề cơ bản về việc làm và ảnh hưởng của việc làm ở nông thôn tới phát triển kinh tế xã hội nước ta





LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ VIỆC LÀM VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC LÀM Ở NÔNG THÔN TỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI NƯỚC TA 2

I-/ MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN 2

1-/ Việc làm: 2

2-/ Dân số hoạt động kinh tế: 2

3-/ Người có việc làm: 2

4-/ Người thất nghiệp: 3

5-/ Tỷ lệ người có việc làm: 3

6-/ Tỷ lệ người thất nghiệp: 3

II-/ ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC LÀM Ở NÔNG THÔN TỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI NƯỚC TA: 3

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG - VIỆC LÀM Ở NÔNG THÔN

NƯỚC TA HIỆN NAY 5

1-/ Việt Nam là một nước nông nghiệp có lực lượng lao động nông thôn

khá đông đảo: 5

2-/ Mặc dù có lực lượng lao động đông đảo về số lượng, song chất lượng nguồn

lao động nông thôn lại hết sức khiêm tốn, nếu không muốn nói là còn yếu kém: 7

3-/ Về cơ cấu kinh tế, phân bố và sử dụng nguồn lao động: 9

4-/ Tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông thôn đã và đang được thực hiện, nhằm tiến tới một nông thôn phát triển bền vững, kinh tế tăng trưởng, công bằng xã hội được thực hiện. Nó không tách rời với việc xoá đói giảm nghèo bởi người nghèo ở nông thôn chiếm phần lớn trong số người nghèo của cả nước. 11

5-/ Luồng di dân tự do từ nông thôn ra đô thị ngày càng tăng. Trong luồng

di dân gồm có người di dân thông thường và người di dân tạm thời: 12

CHƯƠNG III: NHỮNG GIẢI PHÁP CHÍNH ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

LAO ĐỘNG - VIỆC LÀM TRONG KHU VỰC NÔNG THÔN 14

1-/ Phát triển kinh tế xã hội nói chung, phát triển nông nghiệp và xây dựng

nông thôn nói riêng nhằm tạo mở việc làm. 14

2-/ Giải quyết việc làm ở nông thôn phải gắn bó hữu cơ với phát triển

chất lượng lực lượng lao động: 15

3-/ Vấn đề tạo việc làm cho lao động ở nông thôn không thể tách rời khỏi

vấn đề huy động vốn đầu tư cho sản xuất, kinh doanh: 16

4-/ Cần phát triển và đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp: 17

5-/ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động và phát triển ngành nghề

ở nông thôn: 18

6-/ Các biện pháp về việc làm liên quan đến xoá đói giảm nghèo ở nông thôn: 19

7-/ Phát triển các trung tâm thông tin dịch vụ về việc làm: 20

KẾT LUẬN 22

TÀI LIỆU THAM KHẢO 23

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


g lao động nông thôn chiếm 75% lực lượng lao động của cả nước. Mỗi năm lực lượng này được bổ sung thêm khoảng 1 triệu người. Đất canh tác ít, kinh tế nông thôn còn kém đa dạng, tập trung chủ yếu là kinh tế nông nghiệp. Bởi vậy khả năng thu hút lao động và giải quyết việc làm cho bản thân số lao động hiện có và số lao động mới gia tăng là hết sức khó khăn.
Nắm bắt được nông thôn là nơi cư trú, sinh sống và làm ăn của một bộ phận lớn lao động và dân cư cả nước cũng như nắm bắt được tầm quan trọng của phát triển nông thôn trong bối cảnh phát triển chung của đất nước Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VIII (tháng 6-1996) đã nhấn mạnh: “công nghiệp hoá đất nước trước hết là công nghiệp hoá nền kinh tế nông thôn”.
Bàn về lao động và việc làm nông thôn hiện nay ta cần chú ý tới một số nét sau:
1-/ Việt Nam là một nước nông nghiệp có lực lượng lao động nông thôn khá đông đảo:
Đến năm 1997, nguồn lao động xã hội có khoảng gần 43 triệu người, chiếm 53,37% dân số cả nước. Trong đó khu vực nông thôn có trên 32 triệu người chiếm khoảng 74,4% tổng nguồn lao động. Cùng với xu hướng giảm dần diện tích đất canh tác (mỗi năm đất nông nghiệp giảm trung bình 2000ha) mỗi năm ở nông thôn tăng thêm khoảng 67 vạn lao động1 Số liệu được tham khảo từ bài viết: “Về sử dụng nguồn lao động ở nông thôn hiện nay” - PTS. Trần Văn Luận - Bộ lao động thương binh và xã hội - Tạp chí kinh tế dự báo, 1998.
. Thêm vào đó, ruộng đất liên tục bị chia nhỏ, vụn vặt do bắt nguồn từ hiện tượng lập gia đình sớm, tách hộ nhanh. Theo tài liệu điều tra của Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn năm 1996 thì tại một số huyện của Thanh Hoá, Thái Bình, Ninh Bình trung bình mỗi hộ có từ 6 đến 12 khoảng đất (mỗi khoảng rộng trên dưới 200 m2).
Các số liệu thống kê cho ta thấy số liệu sau:
Lực lượng lao động nông thôn
Lực lượng lao động nông thôn trong độ tuổi lao động
Số người thiếu việc làm ở nông thôn
Tổng số
Từ 15-24 tuổi
Từ 25-34 tuổi
Số lượng
Tỉ lệ
Số lượng
Tỉ lệ
32 tr
27 tr
7,2 tr
2,63 tr
36-37 (%)
2 tr
27-28 (%)
Nguồn: Số liệu ở bảng này tham khảo từ bài viết: “Phát triển dạy nghề cho thanh niên nông thôn nhằm công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn” của Lê Doãn Khải - Tạp chí lao động xã hội, 3/1999.
Các tỉ lệ này cho thấy tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn hiện nay khá trầm trọng và chủ yếu lại ở vào lứa tuổi thanh niên là số lao động khoẻ mạnh, nhanh nhạy và có khả năng tiếp thu nhanh các kiến thức mới.
Bên cạnh vấn đề số lượng dân số bước vào độ tuổi lao động tăng nhanh gây ra hiện tượng dư thừa lao động, hơn nửa triệu lao động dôi dư phải trở về làm ruộng, trong những năm qua do tinh giảm biên chế ở khu vực Nhà nước cũng được coi là một lý do đáng kể gây ra sức ép lớn đối với vấn đề việc làm ở nông thôn. Ngày nay quá trình đô thị hoá diễn ra rất mạnh, đất nông nghiệp mất dần nhất là ở các vùng ven đô, ven đường giao thông. Theo báo cáo điều tra của Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp năm 1996 cho thấy diện tích đất canh tác tính bình quân cho một lao động nông thôn Việt Nam rất thấp (0,3 ha/1 lao động) thời gian làm việc nông nghiệp thấp (khoảng 4-7 tiếng/ngày). Chỉ có khoảng 18% lao động nông nghiệp làm 210 ngày/năm còn lại làm dưới 200 ngày/năm. Đặc biệt có khoảng 21% làm việc 90 ngày/năm. Theo tính toán nếu như chỉ là lao động thuần nông, với số lượng người lao động và với quỹ đất canh tác như hiện thời thì lao động nông thôn dư thừa khoảng 30% (8-9 triệu người).
Thế nhưng đánh giá một cách khách quan, tình trạng việc làm ở khu vực nông thôn nhìn chung bước đầu đã có những chuyển biến tích cực, biểu hiện cụ thể là:
Số người hoạt động kinh tế trong 12 tháng qua (xét ở cuối năm 1997) thiếu việc làm tính đến thời điểm điều tra ở nông thôn cả nước đã giảm từ 27,65% năm 1996 xuống còn 25,47% năm 1997.
Trong 7 vùng lãnh thổ thì có các số liệu sau:
Đồng bằng Sông Hồng (từ 31,9% giảm còn 28,96%)
Đồng bằng Sông Cửu Long (từ 30,94% giảm còn 28,46%).
Các vùng còn lại có 3 vùng giảm 2 vùng tăng. Tuy nhiên tỷ lệ tăng giảm này không đáng kể.
Nguồn: Báo cáo kết quả điều tra lao động - việc làm năm 1997.
Hơn nữa tỉ lệ thời gian lao động được sử dụng ở khu vực nông thôn cuối năm 1997 đã được nâng cao hơn so với năm 1996. Tính chung cả nước đã tăng được từ 72,11% lên 72,90% (với dân số từ đủ 15 tuổi trở lên tới hết độ tuổi hoạt động kinh tế). Cả trên 7 vùng lãnh thổ đều đạt tỉ lệ thời gian lao động được sử dụng gần 72% trở lên. Năm 1996 chỉ có 4 vùng đạt tỉ lệ trên 72%, còn 3 vùng tỉ lệ này từ 62% đến 71% (Nguồn: Báo cáo kết quả điều tra lao động việc làm năm 1997).
2-/ Mặc dù có lực lượng lao động đông đảo về số lượng, song chất lượng nguồn lao động nông thôn lại hết sức khiêm tốn, nếu không muốn nói là còn yếu kém:
Lao động nông thôn có ưu thế phần đông là lao động trẻ khoẻ, song cái hạn chế lớn nhất là trình độ chuyên môn, kỹ thuật không cao. Hơn nữa số lao động có chuyên môn nghiệp vụ qua đào tạo tại khu vực nông thôn lại phân bố không đều, không hợp lý theo chuyên môn của mình. Kết quả nghiên cứu của trung tâm nghiên cứu dân số và nguồn lao động trong chương trình KX03 do Trung tâm khoa học xã hội nhân văn quốc gia chủ trì cho thấy: Chiều cao trung bình của lao động nông thôn là 156 cm, trọng lượng trung bình là 48 kg, trẻ, khoẻ. Tuy nhiên chỉ có 10% số lao động có trình độ trung học, cao đẳng và đại học trở lên trong khu vực nông thôn là được đào tạo về lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp. Về trình độ văn hoá, các số liệu ở chương trình KX03 này cho thấy: Tỷ lệ tốt nghiệp PTTH là 59%, tốt nghiệp PTCS là 10%, tốt nghiệp tiểu học là 10%; biết đọc, biết viết là 4,5% chưa biết chữ là 1,5%.
Xã hội ngày càng phát triển với trình độ khoa học công nghệ hiện đại đòi hỏi phải có đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn hoá cao, biết phát triển và hoàn thiện mình. Thế nhưng trong các cơ sở sản xuất có tới 55% số lao động đang làm việc chưa qua đào tạo nghề, trong các hộ ngành nghề tỷ lệ là 84% riêng lao động trẻ thì tỷ lệ này là 65,4%. Với chất lượng lao động như vậy thì quả là một thách thức lớn cho nước ta nếu muốn nông nghiệp và nông thôn phát triển.
Do trong một thời gian dài chúng ta chưa có một chiến lược đào tạo nghề cho lao động nông thôn nên phần lớn lao động nông thôn nói chung và lao động trẻ nông thôn nói riêng hiện đang làm việc trong tình trạng không được đào tạo nghề một cách hệ thống. Tình trạng này đã cho thấy một bức tranh rất đáng lo ngại ở nông thôn là: có tới 95,6% lao động trẻ làm việc chủ yếu bằng cơ bắp, lao động trí óc và kỹ thuật chỉ chiếm 4,4% (Nguồn: tham khảo từ bài viết: “Phát triển và dạy nghề cho thanh niên nông thôn nhằm công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn” - Lê Doãn Khải - Tạp chí lao động xã hội, tháng 3/1999).
Rõ ràng, đây chính là một trong những nguyên nhân cơ bản của việc chậm chuyển dịch cơ cấu lao động theo ...

 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top