P©tur

New Member

Download miễn phí Một số vấn đề lý luận về công tác dạy nghề





- Tăng cưồng công tác tuyên truyền về vai trò, vị trí của đào tạo nghề đối với sự phát triển kinh tế xã hội trong các nhà trường và toàn thể xã hội. Trong đó các phương tiện thông tin đại chúng đóng vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao nhận thứccủa nhân dân, nhất là lớp trẻ vè vấn đề hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS, và PTTH, qua các nội dung sau:

 + Thông tin về phân luồng học sinh, cơ cấu lao động ở các nước đã phát triển để thấy xu hướng quốc tế, giúp tác động đến nhận thức của các tầng lớp nhân dân ta.

 + Nêu các thông tin về nhu cầu lao động trên thị trường trong nước và quốc tế.

 + Nêu những tấm gương lao động thành đạt của thanh niên từ nhiều con đường khác nhau, trong đó đặc biệt chú ý những gương “phân luồng” từ học sinh phổ thông và đi lên bằng những con đường khác nhau(bằng các bài viết trên sách báo, phim ảnh )

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


: 51,33% - 33,63% - 15,64%.
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhìn nhận không tốt về chất lượng dạy lý thuyết của các trường dạy nghề, trong số 34 ý kiến thì chỉ có 20,59% cho rằng các trường dạy nghề đào tạo lý thuyết tốt, đến 47,06% cho rằng chỉ tương đối tốt, 20,59% cho rằng đạt mức trung bình; đặc biệt, có 11,76% ý kiến đánh giá đạt loại kém.
Đối với trung tâm dạy nghề
Nhìn chung các doanh nghiệp đều cho rằng việc trang bị kiến thức, hiểu biết cơ bản cho học sinh của các trung tâm dạy nghề còn nhiều hạn chế nhất là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (90% đánh giá là mức trung bình)
2.2. Về dạy thực hành
Biểu 6: Ý kiến của doanh nghiệp về chất lượng đào tạo thực hành của các cơ sở dạy nghề
Đơn vị:số ý kiến
LOẠI HÌNH
DOANH NGHIỆP
TRƯỜNG DẠY NGHỀ
TRUNG TÂM DẠY NGHỀ
TỐT
TƯƠNG ĐỐI
TRUNG BÌNH
KÉM
TỐT
TƯƠNG ĐỐI
TRUNG BÌNH
KÉM
1. Doanh nghiệp nhà nước
54
57
18
2
0
2
6
2
2. Doanh nghiệp tư nhân
55
47
8
3
0
8
2
0
3. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
6
12
13
3
0
0
8
2
Đối với trường dạy nghề:
Doanh nghiệp tư nhân nhận xét việc dạy thực hành trong các trường dạy nghề cao hơn so với đánh giá của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Có đến 48,67% ý kiến của doanh nghiệp tư nhân cho rằng trường dạy nghề dạy thực hành tốt, chỉ có 7,08% cho rằng đạt mức trung bình và 2,65% đánh giá là kém. Trong khi đó, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đánh giá chất lượng dạy thực hành ở trường dạy nghề là thấp nhất: chỉ 20,69% đánh giá loại tốt, có đến 44,83% đánh giá là chỉ ở mức trung bình và 10,34% đánh giá loại kém
Đối với trung tâm dạy nghề:
Nhận xét của doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài về dạy thực hành của trung tâm dạy nghề tương tự như về dạy lý thuyết: đa số ý kiến cho rằng chỉ ở mức trung bình và kém.
Tóm lại, các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhận xét chất lượng dạy thực hành ở các cơ sở đào tạo kém hơn so với chất lượng dạy lý thuyết.
2.3. Về giáo dục ý thức và tác phong lao động
Biểu7: Nhận xét của doanh nghiệp về giáo dục ý thức và tác phong lao động của các cơ sở dạy nghề
Đơn vị:số ý kiến
LOẠI HÌNH
DOANH NGHIỆP
TRƯỜNG DẠY NGHỀ
TRUNG TÂM DẠY NGHỀ
TỐT
TƯƠNG ĐỐI
TRUNG BÌNH
KÉM
TỐT
TƯƠNG ĐỐI
TRUNG BÌNH
KÉM
1. Doanh nghiệp nhà nước
61
61
9
0
0
3
6
1
2. Doanh nghiệp tư nhân
58
38
17
0
0
7
2
1
3. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
7
17
7
4
0
1
7
2
Đối với trường dạy nghề
Tỉ lệ ý kiến nhận xét tốt, tương đối tốt, trung bình và kém của các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đối với việc giáo dục ý thức và tác phong lao động tương ứng là: trong đó, doanh nghiệp nhà nước đánh giá cao về trường dạy nghề, ngược lại, doanh nghiệp có vốn đầu tư chưa hài lòng với ý thức và tác phong lao động của những người học từ trường dạy nghề .
Đối với trung tâm dạy nghề :
Đa số ý kiến cho rằng chất lượng xây dựng ý thức và tác phong lao động của các trung tâm dạy nghề chỉ đạt mức trung bình. Cả 3 loại doanh nghiệp đều không có ý kiến đồng ý đạt loại tốt.
2.4. Thời gian tập việc
Doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có những đánh giá khác nha về thời gian cần thiết để công nhân kỹ thuật tuyển mới làm quen với công việc, tương ứng là: 6,6 – 3,9 – 8,5 tuần.
Theo đánh giá của chính công nhân kỹ thuật đang làm việc tại các doanh nghiệp thì thời gian trung bình cần thiết để có thể đáp ứng tốt yêu cầu công việc tại vị trí đảm nhận là khoảng 5,85 tuần, ngắn hơn so với đánh giá của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhưng dài hơn so với doanh nghiệp tư nhân. Để làm quen với công việc, 82,86% ý kiến cho rằng phải tự học trong quá trình làm việc là chính; 12,79% ý kiến đề cập tới hình thức học bổ sung do các doanh nghiệp tổ chức; có 4,35% cho rằng cần học lại từ đầu do doanh nghiệp tổ chức.
Thời gian tập việc tại các doanh nghiệp cho thấy:
Thời gian tập việc phụ thuộc vào trình độ công nghệ mà doanh nghiệp sử dụng.
Việc đào tạo tại các cơ sở dạy nghề không thể thoả mãn tuyệt đối nhu cầu của các doanh nghiệp
Để khắc phục tình trnạg này thì việc gắn đào tạo với các cơ sở sản xuất kinh doanh là một nhu cầu thực tế khách quan. Chỉ có gắn đào tạo với sửdụng mới nâng cao được hiệu quả đào tạo, rút ngắn khoảng cách giữa đào tạo và sử dụng.
Qua những phân tích tổng quát trên đây, có thể đánh giá rằng việc đào tạo ở các trung tâm dạy nghề vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động. Các phần sau sẽ làm rõ hơn các yếu tố tác động cơ bản tới công tác dạy nghề của các cơ sở dạy nghề:
Cơ sở vật chất
Chương trình, giáo trình
Đội ngũ giáo viên
Chính sách của Nhà nước
III. CƠ SỞ VẬT CHẤT CỦA CÁC CƠ SỞ DẠY NGHỀ
A. Nhà xưởng
1. Trường dạy nghề
1.1 Diện tích mặt bằng
Biểu đồ 4:
Phần lớn trường ngoài công lập có diện tích nhỏ hơn 5000 m2 và không có trường nào có diện tích lớn hơn 40 000 m2. Còn trường công lập: diện tích lớn hơn 40000 m2 chiếm tỷ lệ cao nhất (23%). Diện tích mặt bằng bình quân của một trường là 24,4 nghìn m2, của trường công lập cao gấp 20 lần các trường ngoài công lập, trong khi số học sinh bình quân cao gấp 10 lần. Như vậy về khía cạnh nào đó các trường ngoài công lập đang phải chịu tải lớn hơn.
Biểu 8: Diện tích xây dựng/1 học viên và số phòng học/1000 đang đào tạo học viên của các trường
CẤP QUẢN LÝ
HÌNH THỨC SỞ HỮU
DIỆN TÍCH XÂY DỰNG /1 HỌC VIÊN (M2)
DIỆN TÍCH PHÒNG HỌC /1 HỌC VIÊN (M2)
SỐ PHÒNG HỌC TRÊN 1000 HỌC VIÊN (PHÒNG)
Trung ương
Công lập
21.55
2.42
21.29
Ngoài công lập
8.09
3.68
89.57
Chung
21.08
2.46
23.64
Địa phương
Công lập
14.08
1.65
20.71
Ngoài công lập
5.20
2.26
114.09
Chung
9.22
1.98
71.85
Tổng số
Công lập
18.53
2.11
21.06
Ngoài công lập
5.32
2.32
113.07
Chung
14.06
2.18
52.16
Về diện tích phòng học trên 1 học sinh thì không có sự khác nhau lớn giữa các trường công lập và ngoài công lập (2,1 và 2,3 m2/học viên) và giữa các trường ở trung ương và địa phương (2,46 và 1,98 m2). Có sự khác nhau lớn giữa tổng diện tích xây dựng giữa các trường trung ương và địa phương (gấp 6 lần) và giữa các trường công lập và ngoài công lập (gấp 19 lần). Điều đó chứng tỏ rằng các diện tích phụ trợ khác cho học tập tính trên một học viên như thư viện, xưởng thực hành... thì các trường công lập và các trường trung ương bảo đảm tốt hơn rất nhiều so với các trường ngoài công lập và các trường địa phương. Số phòng học trên 1000 học viên của các trường ngoài công lập vào gấp 2 lần các trường công lập.
1.2 Chất lượng nhà xưởng
Không có sự khác biệt về tỷ trọng chất lượng phòng học và xưởng thực hành giữa các trường trung ương và các trường địa phương, đồng thời cũng không có sự khác nhau lớn giữa các trường công lập và ngoài công lập. Nhìn chung diện tích phòng học là nhà tạm chiếm từ 5,5% đến 7,5%,...

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top