daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Một Số Vấn Đề Hoàn Thiện Kế Toán Hoạt Động Đầu Tư Góp Vốn Liên Doanh Trong Các Doanh Nghiệp Tại Việt Nam
Một khoản đầu tư là một tài sản sử dụng để làm tăng tài sản qua những khoản phân chia nhận được; tăng giá vốn hay các lợi ích khác cho nhà đầu tư. Hoạt động đầu tư là quá trình bỏ tài sản, tiền vốn vào hoạt động kinh doanh với mục đích thu lợi nhuận [34]. Hoạt động đầu tư trong DN bao gồm đầu từ bên trong và đầu tư ra bên ngoài DN. Đầu tư bên trong là việc bỏ tài sản, tiền vốn nhằm thực hiện nhiệm vụ SXKD của DN như đổi mới công nghệ, tăng cường cơ sở vật chất phục vụ SXKD, làm tăng giá trị tài sản DN. Đầu tư ra bên ngoài là việc DN đem tài sản, tiền vốn đầu tư vào DN hay tổ chức kinh tế khác nhằm thu lợi nhuận và được gọi là đầu tư tài chính.
Hoàn hiện kế toán đầu tư liên doanh trong chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam hiện hành
Luận văn thạc sĩ kinh tế
Chuyên ngành Kế toán
Người hướng dẫn: TS Trần Văn Thảo
Tác giả: Phạm Thị Huyền Quyên
Số trang: 85
Kiểu file: PDF
Ngôn ngữ: Tiếng Việt
CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN HOẠT
ĐỘNG ĐẦU TƯ GÓP VỐN LIÊN DOANH
1.1. KHÁI NIỆM HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ GÓP VỐN LIÊN DOANH
1.1.1. KHÁI NIỆM HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ VÀ CÁC HÌNH THỨC ĐẦU TƯ
1.1.1.1. Khái niệm
Một khoản đầu tư là một tài sản sử dụng để làm tăng tài sản qua những
khoản phân chia nhận được; tăng giá vốn hay các lợi ích khác cho nhà đầu tư.
Hoạt động đầu tư là quá trình bỏ tài sản, tiền vốn vào hoạt động kinh
doanh với mục đích thu lợi nhuận [34].
Hoạt động đầu tư trong DN bao gồm đầu tư bên trong và đầu tư ra bên
ngoài DN. Đầu tư bên trong là việc bỏ tài sản, tiền vốn nhằm thực hiện nhiệm
vụ SXKD của DN như đổi mới công nghệ, tăng cường cơ sở vật chất phục vụ
SXKD, làm tăng giá trị tài sản DN. Đầu tư ra bên ngoài là việc DN đem tài sản,
tiền vốn đầu tư vào DN hay tổ chức kinh tế khác nhằm thu lợi nhuận và được
gọi là đầu tư tài chính.
Theo chuẩn mực kế toán quốc tế: “Đầu tư tài chính là một tài sản do DN
đang nắm giữ để làm tăng tài sản của mình nhờ các khoản lợi tức, tiền bản
quyền, cổ tức và tiền thuê, làm tăng vốn đầu tư hay thu đuợc những lợi ích khác
cho nhà đầu tư như những lợi ích thu được từ quan hệ thương mại nhưng không
phải là tài sản tồn kho, tài sản máy móc thiết bị … “ [13]. Như vậy, đầu tư tài
chính là những khoản đầu tư ra bên ngoài DN, vào thị trường vốn chứ không
phải là các hoạt động SXKD trong chức năng của DN. DN bỏ tiền ra để nắm giữ
các công cụ tài chính với mục đích kiểm soát nguồn lực kinh doanh ở những DN
khác hoặïc để sinh lợi.
1.1.1.2. Các hình thức đầu tư tài chính
Các tài sản đầu tư tài chính có nhiều hình thức khác nhau và mục đích
nắm giữ các tài sản của các nhà đầu tư cũng khác nhau, do đó để quản lý tốt các
tài sản đầu tư cần phân loại chúng.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi3
Các khoản đầu tư thường được phân loại theo thời hạn đầu tư, bởi vì thời
hạn đầu tư sẽ ảnh hưởng đến tính chất tài sản nhà đầu tư đang nắm giữ và từ đó
ảnh hưởng đến phương pháp trình bày tài sản đó trên BCTC. Theo thời hạn đầu
tư, đầu tư tài chính được phân thành các loại sau:
Các khoản đầu tư ngắn hạn: là những khoản đầu tư có thể sẵn sàng
chuyển đổi thành tiền và dự định nắm giữ không quá một năm. Các khoản đầu
tư tài chính ngắn hạn thường được coi là một khoản tương đương tiền vì chúng dễ
dàng chuyển đổi thành tiền và luôn tồn tại một thị trường để trao đổi các khoản
đầu tư này. Đồng thời DN không có ý định giữ chúng lâu dài vì chúng được dùng
cho mục đích thương mại hay lưu trữ tạm thời các nguồn tiền dư thừa. Các
khoản đầu tư ngắn hạn bao gồm chứng khoán có thể trao đổi trên thị trường (trái
phiếu, cổ phiếu, …), các khoản cho vay ngắn hạn, các khoản ứng trước có sinh
lời…
Các khoản đầu tư dài hạn: Là những khoản đầu tư nắm giữ trên một năm
nhằm kiểm soát một cơ sở kinh doanh khác hay nhằm mục đích sinh lời mà
không phải là khoản đầu tư ngắn hạn. Đầu tư dài hạn được xếp vào khoản mục
tài sản dài hạn. Đối với các DN, ảnh hưởng của thông tin về các khoản đầu tư
này khác với các khoản đầu tư ngắn hạn, tác động của chúng ảnh hưởng lớn đến
hiện trạng tài chính của DN (vì mức độ rủi ro lớn), nên cần trình bày trên BCTC
sự tác động này để người sử dụng thông tin có thể biết được thực trạng kinh tế
của các tài sản đầu tư.
Các khoản đầu tư tài chính dài hạn bao gồm:
- Chứng khoán có thể trao đổi trên thị trường với thời gian nắm giữ trên
một năm để nhận lãi suất, cổ tức, … không nhằm mục đích kiểm soát DN được
đầu tư.
- Các khoản cho vay dài hạn để sinh lợi và các khoản ứng trước với thời
gian trên một năm được hưởng lãi như ký quỹ, ký cược dài hạn …
- Các khoản đầu tư thương mại như vàng, đá quý, công trình nghệ thuật, …4
- Các khoản đầu tư vào công ty con: Công ty con là DN chịu sự kiểm soát
của một DN khác (gọi là công ty mẹ). Kiểm soát là quyền chi phối chính sách
tài chính và hoạt động của DN nhằm thu được các lợi ích kinh tế từ các hoạt
động của DN đó [10].
- Các khoản đầu tư vào công ty liên kết hoạt động dưới sự kiểm soát dài
hạn. Công ty liên kết là công ty trong đó nhà đầu tư có ảnh hưởng đáng kể
nhưng không phải công ty con hay công ty liên doanh của nhà đầu tư. Ảnh hưởng
đáng kể là quyền tham gia của nhà đầu tư vào việc đưa ra các quyết định về
chính sách tài chính và hoạt động của bên nhận đầu tư nhưng không kiểm soát
chính sách đó [10].
- Các khoản đầu tư vào liên doanh hoạt động dưới sự kiểm soát dài hạn.
1.1.2. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG LIÊN DOANH
Liên doanh là thỏa thuận bằng hợp đồng của hai hay nhiều bên để cùng
thực hiện hoạt động kinh tế, mà hoạt động này được đồng kiểm soát bởi các bên
góp vốn liên doanh [10].
Đồng kiểm soát là quyền cùng chi phối của các bên góp vốn liên doanh
về các chính sách tài chính và hoạt động đối với hoạt động kinh tế trên cơ sở
thoả thuận bằng hợp đồng [10]. Quyền đồng kiểm soát cho thấy các quyết định
thuộc mọi lĩnh vực cần thiết cho việc thực hiện mục tiêu của liên doanh đều phải
có sự đồng ý của các thành viên liên doanh, không một thành viên cá biệt nào
có quyền đơn phương điều hành liên doanh.
Thành viên trong liên doanh có hai loại:
- Thành viên – bên góp vốn liên doanh: Là một bên tham gia vào liên doanh
và có quyền đồng kiểm soát đối với liên doanh đó.
- Thành viên – nhà đầu tư trong liên doanh: Là một bên tham gia vào liên
doanh nhưng không có quyền đồng kiểm soát đối với liên doanh đó.
Các hình thức liên doanh có hai đặc điểm chung như sau:
- Hai hay nhiều bên góp vốn liên doanh hợp tác với nhau trên cơ sở thỏa
thuận bằng hợp đồng; và
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi5
- Thỏa thuận bằng hợp đồng thiết lập quyền đồng kiểm soát.
Đặc trưng nổi bật của liên doanh so với các hình thức đầu tư khác là mối
quan hệ giữa các bên liên doanh được quy định bởi hợp đồng liên doanh, thường
bằng văn bản để thiết lập quyền đồng kiểm soát. Đặc trưng này giúp cho việc
phân biệt giữa đầu tư vào liên doanh với những khoản đầu tư tài chính khác như
đầu tư chứng khoán hay đầu tư vào công ty liên kết. Những hoạt động mà hợp
đồng không thiết lập quyền đồng kiểm soát thì không phải là liên doanh.
Thỏa thuận bằng hợp đồng bao gồm các nội dung sau:
- Hình thức hoạt động của liên doanh, thời gian hoạt động và nghĩa vụ báo cáo
của các bên góp vốn liên doanh;
- Bổ nhiệm thành viên quản trị để quản lý hoạt động kinh tế của liên doanh và
quyền biểu quyết của các bên góp vốn liên doanh;
- Phần vốn góp của các bên góp vốn liên doanh; và
- Việc phân chia sản phẩm, thu nhập, chi phí hay kết quả của liên doanh cho
các bên góp vốn liên doanh.
Thỏa thuận bằng hợp đồng có thể chỉ định rõ một trong các bên góp vốn
liên doanh đảm nhiệm việc điều hành và quản lý liên doanh. Bên điều hành liên
doanh không kiểm soát liên doanh mà chỉ thực hiện trong khuôn khổ những
chính sách tài chính và hoạt động đã được các bên nhất trí trên cơ sở thoả thuận
bằng hợp đồng và ủy nhiệm cho ban điều hành. Nếu bên điều hành liên doanh
có toàn quyền quyết định các chính sách tài chính và hoạt động kinh tế thì bên
đó là người kiểm soát và khi đó không tồn tại liên doanh [10].
1.2. HÌNH THỨC, CƠ CẤU PHÁP LÝ CỦA HOẠT ĐỘNG LIÊN DOANH VÀ YÊU
CẦU ĐỐI VỚI KẾ TOÁN
Một vấn đề trọng yếu trong kế hoạch của một DN chuẩn bị tham gia liên
doanh là việc lựa chọn hình thức và cơ cấu pháp lý để tiến hành hoạt động kinh
doanh. Cơ cấu của liên doanh có thể gây ảnh hưởng đối với các hoạt động tài
chính, pháp lý, thuế đối với các thành viên của chúng. Khi một hình thức liên
doanh được lựa chọn, bên góp vốn thường phải đoán được các ảnh hưởng6
tiềm tàng của các hình thức được chọn đối với các vấn đề thuế, trách nhiệm
quản lý, khả năng tài chính của từng thành viên đối với liên doanh. Hình thái và
cơ cấu pháp lý của liên doanh được đề cập trong chuẩn mực kế toán quốc tế số
31 và trong chuẩn mực kế toán Việt Nam số 08 – Thông tin tài chính về những
khoản vốn góp liên doanh.
Hoạt động đầu tư liên doanh có ba hình thức phổ biến sau:
- Hợp đồng hợp tác kinh doanh dưới hình thức hoạt động kinh doanh được đồng
kiểm soát bởi các bên góp vốn liên doanh (hoạt động được đồng kiểm soát).
- Hợp đồng hợp tác kinh doanh dưới hình thức liên doanh tài sản được đồng
kiểm soát bởi các bên góp vốn liên doanh (tài sản được đồng kiểm soát).
- Hợp đồng liên doanh dưới hình thức thành lập cơ sở kinh doanh mới được
đồng kiểm soát bởi các bên góp vốn liên doanh (cơ sở được đồng kiểm soát).
1.2.1. HỢP ĐỒNG HỢP TÁC KINH DOANH DƯỚI HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH ĐƯỢC
ĐỒNG KIỂM SOÁT BỞI CÁC BÊN GÓP VỐN LIÊN DOANH.
Hoạt động kinh doanh được đồng kiểm soát là hoạt động của một số liên
doanh được thực hiện bằng cách sử dụng tài sản và nguồn lực khác của các bên
góp vốn liên doanh mà không thành lập một cơ sở kinh doanh mới. Mỗi bên góp
vốn liên doanh tự quản lý và sử dụng tài sản của mình và chịu trách nhiệm về
các nghĩa vụ tài chính và các chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động. Hoạt
động của liên doanh có thể được tiến hành song song với các hoạt động khác của
bên góp vốn liên doanh đó. Hợp đồng liên doanh thường quy định căn cứ phân
chia doanh thu và khoản chi phí chung phát sinh từ hoạt động liên doanh cho các
bên góp vốn liên doanh [10].
Ví dụ hoạt động kinh doanh được đồng kiểm soát là khi hai hay nhiều bên
góp vốn liên doanh cùng kết hợp các hoạt động, nguồn lực và kỹ năng chuyên
môn để sản xuất, khai thác thị trường và cùng phân phối một sản phẩm nhất
định. Như việc sản xuất và tiêu thụ một chiếc máy bay, các công đoạn khác
nhau của quá trình sản xuất do mỗi bên góp vốn liên doanh đảm nhiệm. Mỗi bên
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi7
tự trang trải chi phí phát sinh và được chia doanh thu từ việc bán máy bay, phần
chia này được căn cứ theo thoả thuận ghi trong hợp đồng liên doanh.
Khi tham gia liên doanh, vốn góp liên doanh vẫn thuộc quyền sở hữu của
bên góp vốn. Điều đó cho thấy liên doanh theo hình thức hoạt động được đồng
kiểm soát không phải là đầu tư tài chính, thực chất đây là việc đầu tư vào hoạt
động SXKD trong chức năng của DN.
Liên doanh không phải lập sổ kế toán và BCTC riêng. Tuy nhiên, các bên
góp vốn liên doanh có thể mở sổ kế toán để theo dõi và đánh giá hiệu quả hoạt
động kinh doanh trong liên doanh [10].
1.2.2. HỢP ĐỒNG HỢP TÁC KINH DOANH DƯỚI HÌNH THỨC LIÊN DOANH TÀI SẢN ĐƯỢC
ĐỒNG KIỂM SOÁT BỞI CÁC BÊN GÓP VỐN LIÊN DOANH
Hình thức liên doanh này được thiết lập trên cơ sở hợp đồng cùng chung
quyền kiểm soát và quyền sở hữu đối với một hay nhiều tài sản được góp, hoặc
tài sản do liên doanh mua để phục vụ cho các mục đích của liên doanh. Mỗi bên
góp vốn liên doanh sẽ được nhận lãi hay sản phẩm thu được từ việc sử dụng tài
sản và phân chia phần chi phí phát sinh theo thỏa thuận ghi trong hợp đồng [10].
Hình thức liên doanh tài sản được đồng kiểm soát không đòi hỏi phải
thành lập một pháp nhân mới. Liên doanh hoạt động dưới tư cách pháp nhân của
một trong các bên tham gia góp vốn, không nhất thiết phải có bộ máy điều hành
chung mà từng bên thông qua quyền kiểm soát sẽ điều hành sử dụng tài sản
phục vụ cho lợi ích của mình.
Hình thức liên doanh tài sản được đồng kiểm soát cũng không thỏa mãn
điều kiện một tài sản đầu tư tài chính, giống như hình thức liên doanh hoạt động
được đồng kiểm soát, đây là hoạt động SXKD trong chức năng của DN.
Hình thức liên doanh này thường được sử dụng trong công nghệ dầu mỏ,
hơi đốt và khai khoáng. Chẳng hạn nhiều công ty sản xuất dầu khí cùng tiến
hành liên doanh và điều khiển một đường ống dẫn dầu, mỗi bên góp vốn liên
doanh sử dụng đường ống dẫn dầu để vận chuyển sản phẩm của mình. Trong
trường hợp nhận vận chuyển dầu cho bên thứ ba thì thu nhập từ dịch vụ này sẽ8
phân chia cho các đối tác trong liên doanh. Đồng thời theo thỏa thuận trong hợp
đồng các bên góp vốn liên doanh phải đồng thời gánh chịu chi phí chung để vận
hành đường ống [10].
Tuy hình thức liên doanh này khác với hình thức liên doanh hoạt động
được đồng kiểm soát về hình thức nhưng cơ cấu pháp lý giống nhau, do vậy việc
quản lý vốn góp cũng không có sự khác biệt lắm. Mỗi bên góp vốn liên doanh
sẽ xác định phần tài sản là vốn góp tính theo tỷ lệ và được phân loại theo tính
chất của tài sản. Chẳng hạn trong ví dụ trên đường ống dẫn dầu được coi là
khoản mục máy móc thiết bị chứ không phải là khoản mục đầu tư. Để có được
tài sản này bên góp vốn liên doanh phải huy động từ một khoản vay thì bên góp
vốn liên doanh phải có nghĩa vụ trả nợ. Ngoài ra để có được tài sản mà liên
doanh phải vay nợ thì khoản nợ này chia sẻ cho các bên tham gia liên doanh
theo tỷ lệ vốn góp.
Bên góp vốn liên doanh kiểm soát liên doanh theo tỷ lệ góp vốn là tài sản
hay nguồn hình thành tài sản. Việc quản lý vốn góp thực chất là quản lý tài
sản, quản lý các khoản nợ của liên doanh phục vụ cho hoạt động này. Các khoản
nợ của liên doanh, thu nhập và chi phí đều tính theo tỷ lệ vốn góp.
Việc hạch toán tài sản được đồng kiểm soát phản ánh nội dung, thực trạng
kinh tế và thường là hình thức pháp lý của liên doanh. Những ghi chép kế toán
riêng lẻ của liên doanh chỉ giới hạn trong những chi phí phát sinh chung có liên
quan đến tài sản đồng kiểm soát bởi các bên góp vốn liên doanh và do các bên
góp vốn liên doanh chịu theo phần được chia đã thỏa thuận. Trong trường hợp
này, liên doanh không phải lập sổ kế toán và BCTC riêng. Tuy nhiên, bên góp
vốn liên doanh có thể mở sổ kế toán để theo dõi và đánh giá hiệu quả hoạt động
kinh doanh trong việc tham gia liên doanh.
1.2.3. HỢP ĐỒNG LIÊN DOANH DƯỚI HÌNH THỨC THÀNH LẬP CƠ SỞ KINH DOANH MỚI
ĐƯỢC ĐỒNG KIỂM SOÁT BỞI CÁC BÊN GÓP VỐN LIÊN DOANH
Cơ sở kinh doanh được đồng kiểm soát bởi các bên góp vốn liên doanh
đòi hỏi phải thành lập một cơ sở kinh doanh mới. Hoạt động của cơ sở kinh
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi9
doanh này cũng giống như hoạt động của các DN khác, chỉ khác là thỏa thuận
bằng hợp đồng giữa các bên góp vốn liên doanh quy định quyền đồng kiểm soát
của họ đối với các hoạt động kinh tế của cơ sở này [10].
Liên doanh là một DN hoạt động độc lập và tách biệt ra khỏi các bên góp
vốn liên doanh. Cơ sở kinh doanh được đồng kiểm soát phải tổ chức công tác kế
toán riêng như các DN khác theo quy định của pháp luật hiện hành về kế toán.
Công ty liên doanh chịu trách nhiệm kiểm soát tài sản, nợ phải trả, chi phí
và thu nhập phát sinh tại đơn vị mình. Liên doanh sử dụng pháp nhân riêng của
mình trong các hợp đồng và tạo nguồn tài chính để phục vụ cho các mục đích
của hoạt động kinh doanh của liên doanh. Mỗi bên góp vốn liên doanh có quyền
được hưởng một phần kết quả của hoạt động của cơ sở kinh doanh hay được
chia sản phẩm của liên doanh theo thỏa thuận của hợp đồng liên doanh.
Các bên góp vốn liên doanh góp vốn bằng tiền hay bằng các tài sản
khác vào liên doanh. Khi tài sản đã góp vào liên doanh thì nó không còn là sở
hữu của bên góp vốn liên doanh nữa mà thuộc sở hữu của liên doanh. Phần vốn
góp liên doanh này được ghi sổ kế toán và phản ánh trong BCTC của bên góp
vốn liên doanh như một khoản mục đầu tư vào cơ sở kinh doanh được đồng kiểm
soát.
Hình thức liên doanh này thỏa mãn điều kiện của một tài sản đầu tư tài
chính, các bên góp vốn liên doanh quản lý vốn góp như một khoản đầu tư tài
chính dài hạn thông qua quyền kiểm soát được xác định trên cơ sở hợp đồng.
1.3. PHƯƠNG PHÁP KẾ TOÁN HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ GÓP VỐN LIÊN DOANH
Phương pháp kế toán ở mỗi quốc gia phụ thuộc rất lớn chính sách tài
chính của từng quốc gia. Vì vậy để có một khung pháp lý chung cho kế toán
được đa số các quốc gia trên thế giới chấp nhận phải dựa trên chuẩn mực kế
toán quốc tế để xây dựng. Phần này sẽ trình bày toàn bộ nội dung kế toán hoạt
động đầu tư góp vốn liên doanh theo chuẩn mực kế toán quốc tế IAS 31.10
1.3.1. KẾ TOÁN ĐẦU TƯ LIÊN DOANH THEO HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH ĐƯỢC
ĐỒNG KIỂM SOÁT BỞI CÁC BÊN GÓP VỐN LIÊN DOANH
Hình thức liên doanh này có đặc trưng cơ bản:
- Liên doanh không thành lập một pháp nhân mới.
- Được sử dụng tài sản, các nguồn vốn khác của các bên góp vốn liên doanh.
- Mỗi bên góp vốn liên doanh tự quản lý và sử dụng tài sản của mình và chịu
trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính và các chi phí phát sinh trong quá trình
hoạt động.
- Trong hợp đồng thỏa thuận rõ thể thức phân chia quyền lợi và nghĩa vụ của
các đối tác liên doanh.
Với đặc trưng như trên, có thể khẳng định đây là hoạt động đầu tư vào SXKD
được đồng kiểm soát bởi các bên góp vốn liên doanh. Mỗi bên góp vốn liên
doanh hạch toán hoạt động được đồng kiểm soát như các hoạt động SXKD khác
của mình.
Liên doanh không phải là một pháp nhân nên không cần lập BCTC của
liên doanh. Nếu BCTC được lập thì sẽ lập trên cơ sở hợp nhất các BCTC riêng
của từng bên góp vốn liên doanh bằng cách xác định các khoản mục tổng cộng
mà không cần có thủ tục sáp nhập hay điều chỉnh nào đối với từng khoản mục.
Đối với khoản vốn góp liên doanh trong hoạt động kinh doanh được đồng
kiểm soát, mỗi bên góp vốn liên doanh phải hạch toán trong BCTC riêng của
mình và sau đó trên BCTC hợp nhất:
- Tài sản do bên góp vốn liên doanh kiểm soát và các khoản nợ phải trả mà họ
phải gánh chịu.
- Chi phí phải gánh chịu và doanh thu được chia từ bán hàng hay cung cấp
dịch vụ của liên doanh [11].
1.3.2. KẾ TOÁN ĐẦU TƯ LIÊN DOANH THEO HÌNH THỨC TÀI SẢN ĐƯỢC ĐỒNG KIỂM SOÁT
BỞI CÁC BÊN GÓP VỐN LIÊN DOANH
Các đặc trưng cơ bản của hình thức liên doanh này là:
- Không thành lập pháp nhân mới.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi1 Thứ hai: Nhà nước cần xây dựng cơ chế quản lý tài chính đối với hoạt
động đầu tư đầu tư liên doanh để hướng dẫn và kiểm soát các DN trong quá trình
thực hiện. Cần có quy định rõ ràng về mặt quan hệ kinh tế giữa bên góp vốn liên
doanh và liên doanh, về mẫu hợp đồng liên doanh, về các nghiệp vụ mới và sẽ
phát sinh đối với loại hoạt động này, … .
Về phương diện kế toán
Thứ nhất: Để hoàn thiện hệ thống kế toán quốc gia, Việt Nam cần tập
trung nghiên cứu và ban hành các chuẩn mực kế toán còn thiếu so với chuẩn
mực kế toán quốc tế và yêu cầu thực tiễn của Việt Nam. Những chuẩn mực kế
toán có liên quan phải được soạn thảo và công bố đồng bộ, để tránh hiện tượng
một số nội dung trong các chuẩn mực có liên quan với nhau mà công bố không
đồng bộ thì tính khả thi của chuẩn mực không cao.
Ví dụ, đối với kế toán khoản đầu tư vào công ty liên doanh nhà đầu tư
không có quyền kiểm soát hay không có ảnh hưởng đáng kể đối với liên doanh
thì phải hạch toán theo chuẩn mực kế toán “Công cụ tài chính”; đối với trường
hợp nhà đầu tư mua cổ phần vốn góp của các đối tác trong liên doanh để trở
thành chủ sở hữu duy nhất của liên doanh phải hạch toán theo quy định của
chuẩn mực kế toán “Hợp nhất kinh doanh” nhưng hiện nay các chuẩn mực này
đều chưa được ban hành.
Thứ hai: Môi trường tài chính Việt Nam đang phát triển nên có nhiều
biến chuyển nhanh chóng với nhiều nghiệp vụ ngày càng phức tạp, đòi hỏi phải
có sự điều chỉnh trong chuẩn mực kế toán để bắt kịp những thay đổi này. Công
việc này cần tiến hành thường xuyên và đồng thời với việc soạn thảo và ban
hành chuẩn mực kế toán còn thiếu, không nên chờ tới khi hoàn thành hệ thống
chuẩn mực mới tiến hành rà soát, cập nhật và điều chỉnh.
Thứ ba: Việt Nam đang soạn thảo và ban hành chuẩn mực kế toán quốc
gia. Thực tiễn công bố 4 chuẩn mực kế toán đợt 1, 6 chuẩn mực kế toán đợt 2 và
6 chuẩn mực kế toán đợt 3 cho thấy chuẩn mực kế toán chưa đi vào thực tế, mà
chỉ là một văn bản pháp luật do nhiều nguyên nhân cả chủ quan lẫn khách quan.82
Vì vậy, cùng với việc công bố các chuẩn mực kế toán phải ban hành chế độ kế
toán hướng dẫn, tổ chức phổ biến nội dung chuẩn mực kế toán cho các kế toán
viên và các nhà quản lý tài chính tại các DN để chuẩn mực có thể đi vào thực tế
công tác kế toán.
Thứ tư: Trong quá trình phát triển hệ thống kế toán, cần hoàn thiện hệ
thống văn bản, quy định trong lĩnh vực kế toán. Cần tiến hành rà soát lại những
văn bản đã ban hành để loại bỏ những quy định quá cũ không còn phù hợp, điều
chỉnh những điểm chưa thống nhất với chuẩn mực kế toán và các văn bản khác.
Bộ tài chính nên thường xuyên công bố danh sách những văn bản, quy định đang
còn hiệu lực trong lĩnh vực kế toán nhằm thuận tiện cho việc theo dõi và thực
hiện.
3.3.2. ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP
Việc phân loại khoản đầu tư theo mức độ ảnh hưởng của khoản đầu tư
đến cơ sở được đầu tư giúp cho DN xác định được vị thế của mình đối với cơ sở
được đầu tư, từ đó xây dựng chiến lược kinh doanh hay đưa ra các quyết định
kinh tế hợp lý. Ngoài ra việc phân loại khoản đầu tư như trên là cơ sở để xây
dựng chính sách kế toán các khoản đầu tư cụ thể ở DN. Chính vì vậy các DN
phải rà soát lại các khoản đầu tư tại đơn vị mình, và xác định bản chất của từng
khoản đầu tư dựa trên mức độ ảnh hưởng của khoản đầu tư của DN mình đến cơ
sở được đầu tư.
Trên cơ sở Luật kế toán, chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán các DN phải
tự xây dựng chính sách kế toán (trong đó có chính sách kế toán về khoản đầu tư
góp vốn liên doanh) để áp dụng tại DN. Đây là một bộ phận không thể thiếu
được của hệ thống kiểm soát nội bộ trong DN. Căn cứ vào chuẩn mực kế toán
Việt Nam và chế độ kế toán, các DN xây dựng phương pháp hạch toán, trình bày
và báo cáo các thông tin về các khoản đầu tư trên BCTC. Nhiều DN không chú
trọng xây dựng các chính sách kế toán dẫn đến người quản lý không sử dụng
một cách hữu hiệu vai trò, chức năng quản lý và chức năng cung cấp thông tin
của kế toán.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi83
Tóm lại, dựa trên lý luận chung về hoạt động đầu tư góp vốn liên doanh,
qua khảo sát thực trạng về kế toán hoạt động đầu tư góp vốn liên doanh của hệ
thống kế toán Việt Nam cũng như việc vận dụng chế độ kế toán tại các DN,
chương 3 đưa ra một số giải pháp để hoàn thiện kế toán hoạt động đầu tư góp
vốn liên doanh áp dụng cho các DN Việt Nam. Các giải pháp ở chương 3 bao
gồm:
- Bổ sung tiêu thức phân loại hoạt động đầu tư tài chính và hoạt động đầu tư
góp vốn liên doanh ở Việt Nam hiện nay.
- Hoàn thiện chuẩn mực kế toán Việt Nam số 08 – Thông tin tài chính về
những khoản vốn góp liên doanh.
- Hoàn thiện kế toán hoạt động đầu tư góp vốn liên doanh áp dụng cho các DN
Việt Nam.
Bên cạnh đó đề xuất những biện pháp cụ thể từ phía Nhà nước và từ phía DN để
các giải pháp hoàn thiện có tính khả thi cao
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top