daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
tiểu luận cao học môn kỹ năng LÃNH đạo và quản lý một số vấn đề về công tác quản lý báo chí hiện nay

Trong những năm qua, thực hiện quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà
nước là phát triển phải đi đôi với quản lý tốt, hệ thông thông tin báo chí nước
ta đã có sự phát triển mạnh mẽ không chỉ về số lượng, chất lượng, nội
dung, hình thức mà cả về loại hình báo chí và đội ngũ những người làm
báo. Thông tin báo chí ngày càng làm tốt hơn chức năng là phương tiện
thông tin đại chúng thiết yếu của đời sống xã hội, cơ quan ngôn luận của
tổ chức Đảng và Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, xã hội – nghề
nghiệp và là diễn đàn của nhân dân; góp phần quan trọng vào sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, mở rộng giao lưu, hợp tác quốc tế vì mục
tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Tuy nhiên trong sự phát triển của thông tin báo chí cũng đã bộc lộ
một số khuyết điểm, yếu kém. Đó là, tình trạng báo chí nhiều nhưng
không mạnh, việc thông tin sai sự thật, thiếu chính xác, giật gân, câu
khách, một chiều,.. vẫn chưa được khắc phục có hiệu quả; hoạt động báo
chí vẫn còn gặp không ít khó khăn khi tiếp cận nguồn tin; việc cung cấp
thông tin sai sự thật, thiếu chính xác, giật gân, câu khách, một chiều,…
vẫn chưa được thực hiện nghiêm theo quy định của pháp luật hiện hành;
công tác chỉ đạo quản lý thông tin trên báo chí chưa theo kịp tình hình;
tính dự báo trong quản lý còn hạn chế; các quy định của pháp luật, cơ
chế, chính sách chậm bổ sung, sửa đổi; công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý
vi phạm còn chưa nghiêm, thiếu kịp thời.
Tác giả chọn đề tài “Một số vấn đề về công tác quản lý báo chí
hiện nay” để nghiên cứu, làm sáng rõ vấn đề. Tiểu luận sẽ tập trung
phân tích thực trạng, tình hình, những vấn đề đặt ra trong công tác quản
lý, chỉ đạo và phát triển báo chí; đồng thời cũng đứa ra những giải pháp
cơ bản để tạo điểu kiện quản lý báo chí hiện nay.

1


Mặc dù đã cố gắng trong quá trình nghiên cứu, song do nhiều yếu
tố khiến tiểu luận sẽ khó tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót.
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ LÃNH ĐẠO VÀ QUẢN LÝ
1.1.Khái niệm lãnh đạo và quản lý
1.1.1. Khái niệm lãnh đạo
Lãnh đạo là quá trình dẫn dắt, định hướng của các chủ thể lãnh đạo
đối với đối tượng lãnh đạo nhằm đạt đến một mục tiêu nào đó của tổ chức
.Một số đặc điểm của lãnh đạo là : Trước hết, lãnh đạo là lãnh đạo con người,
nhóm người, tổ chức người. Thứ hai, lãnh đạo là quá trình ảnh hưởng của
người lãnh đạo đến người dưới quyền, lãnh đạo chủ yếu lấy thuyết phục làm
phương tiện để tác động đến người dưới quyền. Thứ ba, lãnh đạo là quá trình
tác động, dẫn dắt, định hướng con người tiến đến mục tiêu của tổ chức.
Hoạt động lãnh đạo là họat động thực tiễn quan trọng của nhân loại:
Không có hoạt động lãnh đạo, không có chỉ huy điều khiển, hướng dẫn và
phối hợp, con người không thể tiến hành sản xuất xã hội, không thể tiến hành
hoạt đông tập thể, lại càng không thể hình thành lực lượng sản xuất xã hội.
Hoạt động lãnh đạo là nhân tố quan trọng không thể thiếu để thúc đẩy phát
triển lực lượng sản xuất. Hoạt động lãnh đạo có thể đứng ngoài lực lượng
sản xuất và quá trình sản xuất; nhưng thông qua ngoại lực nó tác động gián
tiếp vào lực lượng sản xuất, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển: Vai trò
bên ngoài của hoạt động lãnh đạo đối với lực lượng sản xuất, biểu hiện ở sự
phát huy chức năng dẫn đầu, hướng dẫn của người lãnh đạo; ở hoạch định
đường lối, chiến lược và chính sách;Hoạt động lãnh đạo thông qua những
quyết sách khoa học thúc đẩy lực lượng sản xuất;Hoạt động lãnh đạo thông
qua việc dùng người để thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển.
1.1.2 Khái niệm quản lý

2


Quản lý theo Từ điển tiếng Anh, từ quản lý (Management) được dùng
với nghĩa vừa quản lý, vừa điều khiển các tổ chức công việc. Quản lý là sự tác
động có tổ chức, có hướng đích,có kế hoạch của chủ thể quản lý đến đối tượng
quản lý bằng một hệ thống các luật lệ, các chính sách các nguyên tắc, các
phương pháp cụ thể nhằm đạt được những mục tiêu nhất định và có hiệu quả
Quản lý là một dạng hoạt động đặc biệt quan trọng của con người. Quản
lýchứa đựng nội dung rộng lớn, đa dạng phức tạp và luôn vận động,
biến đổi, pháttriển. Vì vậy, khi nhận thức về quản lý, có nhiều cách tiếp cận
và quan niệm khácnhau.
F.W Taylor (1856-1915) l à m ộ t t r o n g n h ữ n g n gư ờ i đ ầ u t i ê n
kh a i s in h r a khoa học quản lý và là “ông tổ” của trường phái “quản lý theo
khoa học”, tiếp cận quản lý dưới góc độ kinh tế - kỹ thuật đã cho rằng:
Quản lý là hoàn thành công việc của mình thông qua người khác và biết
được một cách chính xác họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và
rẻ nhất.
H. Fayol (1886-1925) là người đầu tiên tiếp cận quản lý theo quy trình
và là người có tầm ảnh hưởng to lớn trong lịch sử tư tưởng quản lý từ thời kỳ
cận - hiện đại tới nay, quan niệm rằng: Quản lý hành chính là dự đoán
và lập kế hoạch, tổ chức, điều khiển, phối hợp và kiểm tra.
M.P Follet (1868-1933) tiếp cận quản lý dưới góc độ quan hệ con
người, khi nhấn mạnh tới nhân tố nghệ thuật trong quản lý đã cho rằng:
Quản lý là một nghệ thuật khiến cho công việc của bạn được hoàn thành
thông qua người khác.
C. I. Barnarrd (1866-1961) là đại biểu xuất sắc của lý thuyết quản lý
tổ chức cho rằng: Quản lý không phải là công việc của tổ chức mà là công
việc chuyên môn để duy trì và phát triểntổ chức. Điều quyết định đối với
sự tồn tại và phát triển của một tổ chức đó là sự sẵn sàng hợp tác,
sự thừa nhận mục tiêu chung và khả năng thông tin.

3


H. Simon (1916) cho rằng ra quyết định là cốt lõi của quản lý.
Mọi công việc của tổ chức chỉ diễn ra sau khi có quyết định của chủ
thể quản lý. Ra quyết định quản lý là chức năng cơ bản của mọi cấp trong
tổ chức.
Paul Hersey và Ken Blanc Harh tiếp cận quản lý theo tình huống quan
niệm rằng không có một cách quản lý và lãnh đạo tốt nhất
cho mọi tình huống khác nhau. Người quản lý sẽ lựa chọn phương pháp
quản lý căn cứ vào tình huốngcụ thể.
J.H Donnelly, James Gibson và J.M Ivancevich t r o n g kh i n hấ n
m ạ n h t ớ i hiệu quả sự phối hợp hoạt động của nhiều người đã cho
rằng: Quản lý là một quá trình do một người hay nhiều người thực
hiện nhằm phối hợp các hoạt động của những người khác để đạt được kết
quả mà một người hành động riêng rẽ không thể nào đạt được.
Stephan Robbins quan niệm: Quản lý là tiến trình hoạch định, tổ chức,
lãnh đạo và kiểm soát những hành động của các thành viên trong tổ chức và
sử dụng tất cả các nguồn lực khác của tổ chức nhằm đạt được mục tiêu đã
đặt ra
Bản chất của quản lý: Bản chất của quản lý là một loại quan hệ xã hội
đặc thù. Quan hệ gắn bó hữu cơ, tác động biện chứng giữa những con người
(thuộc chủ thể quản lý) và những con người (thuộc đối tượng quản lý). Bản
chất đó biểu hiện cụ thể trên mấy đặc điểm sau đây:Một là: Thực hiện mối
quan hệ giữa quyền uy và phục tùng. Hai là: Quản lý là hoạt động chủ quan
của chủ thể quản lý và nó chỉ đúng và đạt kết quả khi hoạt động đó phù hợp
với yêu cầu của quy luật và thực tế khách quan. Ba là: Mục tiêu và động lực
của quản lý là thực hiện quan hệ lợi ích hợp lý, hài hoà, đảm bảo công bằng,
tiến bộ xã hội.
Quản lý là một vấn đề quan tâm trước hết của mọi tổ chức và trong

mọi hoạt động của tập thể, đó là sức mạnh gắn bó một tổ chức với nhau và
điều chỉnh cho tổ chức hoạt động đúng với mục tiêu đã đề ra: Quản lý ra đời
4


và phát triển là một cần thiết khách quan bắt nguồn từ tính chất xã hội hoá lao
động và sản xuất. C.Mác đã viết “Trong tất cả những công việc mà có nhiều
người hợp tác với nhau, thì mối liên hệ chung và sự thống nhất của quá trình
tất phải biểu hiện ra một ý chí điều khiển cũng giống như trường hợp nhạc
trưởng của một dàn nhạc vậy. Ông còn nhấn mạnh “người độc tấu vĩ cầm thì
anh ta tự điều khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì phải có nhạc trưởng”.
Theo đó, xã hội càng phát triển, cá mối quan hệ về kinh tế, văn hoá ngày càng
mở rộng và phức tạp (hiện nay đã mang tính toàn cầu) quản lý càng có vai trò
quan trọng. Vai trò của quản lý được biểu hiện: Tạo nên sự thống nhất về
nhận thức, ý chí tư tưởng và hành động (với những tiêu chí, căn cứ xác đáng)
để thực hiện đường lối, kế hoạch đã định. Tổ chức, điều hoà, phối hợp và
hướng dẫn các hoạt động của đối tượng quản lý, nhằm đảm bảo sự ổn định,
hợp lý và đạt hiệu quả cao. Tạo môi trường và điều kiện an toàn, thuận lợi cho
các tổ chức và cá nhân phát huy tính tự chủ, năng động, sáng tạo trong các
hoạt động của mình, khai thác tối đa hợp lý các tiềm năng. nguồn lực, động
lực để kết quả cao nhất. Kiểm tra, đánh giá kết quả các hoạt động, đề ra và
thực hiện các giải pháp thích hợp nhằm hạn chế, khắc phục những sai lầm,
tiêu cực đản bảo thực hiện thắng lợi các mục tiêu của quản lý.Tạo lập và duy
trì các tỷ lệ cân đối, cơ cấu hợp lý, nhất là sự hài hoà về quan hệ lợi ích, đảm
bảo tăng tưởng kinh tế hài hoà với công bằng, tiến bộ xã hội, bảo vệ môi
trường sinh thái, an ninh xã hội, phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế. Mở
rộng giao lưu, hợp tác quốc tế về kinh tế, văn hoá v.v..Tóm lại: Hoạt động
quản lý là hoạt động của nhạc trưởng chỉ huy dàn nhạc
1.2. Lãnh đạo, quản lý là một bộ môn khoa học
Tính Khoa học của lãnh đạo, quản lý biểu hiện ở các nội dung sau:

- Phải đảm bảo tính khoa học trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện
các quyết định lãnh đạo, quản lý: Nó phải được dựa trên một cơ sở khoa học
nhất định (khách quan, toàn diện, lịch sử - cụ thể); giải quyết một cách hài
hòa mối quan hệ giữa mục tiêu và phương tiện, giữa tính nguyên tắc với chủ
5


nghĩa giáo điều và bệnh rập khuôn máy móc, giữa tính linh hoạt cách mạng
với chủ nghĩa cơ hội xét lại, giữa cái phổ biến cái cái đặc thù, giữa hiện tại và
tương lai… Mọi biểu hiện chủ quan, duy ý chí, vi phạm quy luật khách quan
điều có thể dẫn đến các hậu quả xấu trong lãnh đạo quản lý
- Nó đòi hỏi người lãnh đạo, quản lý phải năm vững Lý luận lãnh đạo,
quản lý; các yếu tố cơ bản của người lãnh đạo, quản lý như:
-Phải nắm vững tính khoa học trong Phong cách lãnh đạo - kiểu hoạt
động đặc thù của người lãnh đạo được hình thành trên cơ sở kết hợp chặt chẽ
và tác động qua lại biện chứng giữa yếu tố tâm lý chủ quan của người lãnh
đạo và yếu tố môi trường xã hội trong hệ thống quản lý
-Nó còn đòi hỏi người LĐ,QL phải nắm vững Phương pháp LÃNH
ĐẠO, QUẢN LÝ-cách thức tác động của chủ thể quản lý tác động vào đối
tượng quản lý để đạt được mục tiêu đề ra. Các nhân tố ảnh hưởng đến
phương pháp lãnh đạo và quản lý: Nhân tố khách quan như môi trường và
điều kiện làm việc cơ chế quản lý, nội quy, quy chế, quy định trong lĩnh vực
hoạt động quản lý. Nhân tố chủ quan như trình độ năng lực của người lãnh
đạo, quản lý; tinh thần trách nhiệm, tính tự giác năng động, sáng tạo và ý thức
chấp hành của chủ thể và khách thể bị lãnh đạo quản lý; quyền uy, uy tín của
người lãnh đạo quản lý. Đặc điểm của phương pháp lãnh đạo quản lý: Phương
pháp lãnh đạo, quản lý không có một công thức định sẵn như trong toán học
mà nó luôn thay đổi cùng với sự thay đổi của cơ chế quản lý của những điều
kiện khách quan và chủ quan của ý chí, nghệ thuật lãnh đạo, quản lý rất đa
dạng và mỗi một chủ thể lãnh đạo, quản lý có một phương pháp quản lý, lãnh

đạo riêng để đạt được mục đích của mình. Tính khoa học của Phương pháp
lãnh đạo, quản lý biểu hiện ở quy luật về mối quan hệ biện chứng giữa chủ
thể lãnh đạo, quản lý với đối tượng lãnh đạo, quản lý. Phương pháp quản lý
luôn được điều chỉnh bởi hệ thống các quy luật của quản lý kinh tế, quản lý
nhà nước…Do đó, phương pháp lãnh đạo, quản lý phải được xây dựng trên

6


nền tảng nhận thức khoa học –người lãnh đạo, quản lý phải có trình độ
chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ quản lý và các kiến thức văn hóa khác
- Đối với phong cách lãnh đạo, quản lý: Cần đảm bảo các những đặc
trưng chủ yếu sau: Đó là sự thống nhất giữa tính Đảng, tính nguyên tắc cao
với chức năng động, sắng tạo, sự nhạy cảm với cái mới; Sự thống nhất giữa
nhiệt tình cách mạng với tính trung thực, khách quan, khoa học; Sự thống
nhất giữa cách làm việc dân chủ, tập thể với tính quyết đoán và tinh thần
trách nhiệm cá nhân cao; Sự thống nhất giữa nhận thức và hoạt động thực
tiễn, lời nói đi đôi với việc làm; Sâu sát cơ sở, thường xuyên liên hệ mật
thiết với nhân dân.
-Đối với phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống: Thứ nhất; tiếp tục đẩy
mạnh việc thực hiện cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh.Thứ hai, tiếp tục thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của các
tổ chức cơ sở Đảng. Thứ ba, phát huy tính tiên phong, gương mẫu và thực
hiện tốt vai trò, trách nhiệm của mỗi đảng viên.Thứ tư, tiếp tục tăng cường
công tác kiểm tra của các cấp ủy Đảng.Thứ năm, phát huy vai trò giám sát của
các tổ chức đoàn thể nhân dân.Thứ sáu, thường xuyên tăng cường sự lãnh đạo
của các cấp ủy Đảng
- Đối với quan hệ giao tiếp, ứng xử: Hình thành kỹ năng ứng xử trong
giao tiếp cảu quá trình lãnh đạo, quản lý thể hiện trong tâm lý lãnh đạo, quản
lý cần tuân thủ những nội dung sau:Thứ nhất: “Biết người, biết ta ”. Thứ hai:

Cần cóthái độ chín chắn, tự chủ, khiêm nhường vàbiết lắng nghe – đây là yếu
tố quan trọng nhằm cảm hóa, chinh phục đối tượng.Thứ 3: Cần gây ấn tượng
tích cực, phù hợp với từng tình huống, từng đối tượng giao tiếp thông qua vai
trò của ngôn ngữ cơ thế, không gian và thời gian để thực hiện quan hệ giao
tiếpvới thái độ lịch thiệp.Thứ 4: Sử dụng ngôn ngữ (âm ngữ và câu nói) một
cách tương thích với từng tình huống và đối tượng trong giao tiếp. Thứ 5: Đặc
biệt cần có khả năng kiềm chế sự tức giận, bực tức, nóng vộitrong mọi trường
hợp và phải luôn biết khoan dung, hoan hỉ, độ lượng với đối tượng giao tiếp

yêu cầu nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động báo chí trong tình hình mới.
Đề tăng cường hơn nữa vai trò quản lý nhà nước về báo chí cần sớm
ban hành các văn bản pháp luật về báo chí như các quy chế: giấy cấp phép

hoạt động báo chí; xác định nguồn tin trên báo chí; thu hồi, tịch thu ấn phẩm
báo chí; đình bản tạm thời và thu hồi giấy phép hoạt động báo chí. Bên cạnh
đó cần tiến hành sắp xếp hợp lý hệ thống báo chí; rà soát, chấn chỉnh tình
trạng cơ quan báo chí xa rời tôn chỉ, mục đích và không chấp hành nghiêm

18


luật pháp, nhất là Luật Báo chí; thực hiện thanh tra, kiểm tra hoạt động cơ
quan báo chí theo đúng quy định hiện hành.

19


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đỗ Quý Doãn, Quản lý và phát triển thông tin báo chí ở Việt Nam,
Nxb Thông tin và Truyền thông, 2014
2. Hội nhà báo Việt Nam, Văn hóa truyền thông trong thời kỳ hội nhập,
Nxb Thông tin và Truyền thông, 2014
3. Bộ Thông tin và Truyền thông, Những nội dung cơ bản về nghiệp vụ
báo chí xuất bản, Nxb Thông tin và Truyền thông, 2014
4. Học viện ngoại giao, Quản lý nhà nước và pháp luật về báo chí, Nxb
Văn hóa thông tin.
5. Luật báo chí
6. Bộ Thông tin và Truyền thông, Một số văn bản trong chỉ đạo và quản
lý của Đảng, Nhà nước về hoạt động báo chí

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Một số biện pháp để quản lý tài chính của công ty xây dựng số 1 - Vinaconex Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng và một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác tổ chức lao động khoa học cho lao động quản lý tại Công ty cơ khí 79 Văn hóa, Xã hội 0
D Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt và đề xuất một số giải pháp quản lý chất lượng nước trên địa bàn Huyện Mê Linh Nông Lâm Thủy sản 0
D Một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần cảng Vật Cách Quản trị Nhân lực 0
D Hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại công ty TNHH một thành viên 95 Kiến trúc, xây dựng 0
D Hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại công ty TNHH một thành viên 27 bộ quốc phòng Luận văn Kinh tế 0
B Một số biện pháp hoàn thiện công tác quản lý sản xuất tại công ty tnhh piaggio việt nam Luận văn Kinh tế 1
V Xây dựng chương trình quản lý phục vụ quá trình cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” tạ Luận văn Kinh tế 0
H Một số biện pháp để nâng cao công tác quản lý của bộ phận lễ tân tại khách sạn Đông Á Luận văn Kinh tế 2
H Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tập trung quản lý thu NSNN qua KBNN huyện Phong thổ Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top