Jock

New Member

Download miễn phí Đề tài Một số vấn đề đặt ra nhằm đảm bảo nguồn vốn đầu tư nước ngoài giai đoạn 2006 - 2010





Lời mở đầu 1

Nội dung 2

I. Những vấn đề chung về hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài. 2

1. Khái niệm về hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài 2

2. Đặc điểm của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài 2

3. Các hình thức của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài 3

II. Vai trò của nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với Việt Nam 4

1. Góp phần tăng nguồn vốn cho phát triển kinh tế 4

2. Thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế 6

3. Tăng thu ngân sách, góp phần cải thiện cán cân thanh toán 7

4. Thúc đẩy chuyển giao công nghệ và học tập kinh nghiệm quản lí 8

5. Góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh và mở rộng thị trường. 9

6. Thúc đẩy nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, đưa nền kinh tế Việt Nam hội nhập nhanh với nền kinh tế thế giới 10

7. Góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động 11

IV. Một số vấn đề đặt ra nhằm đảm bảo nguồn vốn đầu tư nước ngoài giai đoạn 2006- 2010 13

1. Cỏc yếu tố thuận lợi và khụng thuận lợi 14

2.Một số giải pháp nhằm huy động và sử dụng cú hiệu quả nguồn vốn FDI trong thời gian tới 18

Kết luận 21





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


trưởng của nền kinh tế Việt Nam.
Bảng 1: Cơ cấu vốn đầu tư theo thành phần kinh tế giai đoạn 1995- 2005
Đơn vị: %
Năm
Tổng số
Kinh tế
nhà nước
Kinh tế ngoài
nhà nước
Kinh tế có vốn đàu tư nước ngoài
1995
100
42
27.6
30.4
1996
100
49.1
24.9
26.0
1997
100
49.4
22.6
28.0
1998
100
55.5
23.7
20.8
1999
100
58.7
24.0
17.3
2000
100
59.1
22.9
18.0
2001
100
59.8
22.6
17.6
2002
100
57.3
25.3
17.4
2003
100
52.9
31.1
16.0
2004
100
48.1
37.7
14.2
2005
100
47.1
38.0
14.9
Nguồn: http:// www.gso.gov.vn
Nguồn vốn nước ngoài tạo ra lực phát triển mạnh mẽ cho nền kinh tế: các dự án ĐTNN hiện chiếm 35% giá trị sản lượng công nghiệp của Việt Nam; cụ thể: khu vực ĐTNN chiếm 100% các dự án khai thác dầu thô, sản xuất lắp ráp ô tô; sản xuất máy giặt, tủ lạnh, máy điều hoà nhiệt độ; thiết bị văn phòng, máy tính. Các dự án ĐTNN chiếm 60% sản lượng thép cán; 55% sản xuất sợi các loại phục vụ cho ngành công nghiệp dệt may; 49% sản lượng sản xuất da và giầy dép; 76% công cụ y tế chính xác; 33% về sản xuất máy móc thiết bị điện; 28% tổng sản lượng xi măng; 25% về thực phẩm và đồ uống…
Bên cạnh việc bổ sung vốn, đầu tư trực tiếp nước ngoài còn tác dụng tích cực đến thị trường tài chính nước nhận đầu tư. Thúc đẩy sự hình thành các thể chế tài chính như ngân hàng, thị trường chứng khoán… để tạo nguồn cho hoạt động đầu tư.
2. Thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Đầu tư trực tiếp nước ngoài được thực hiện ở nhiều lĩnh vực, trong đó nhà đầu tư tự bỏ vốn điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh và tìm mọi biện pháp để có được lợi nhuận tối đa. Vì vậy các hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài thường mang lại hiệu quả cao, góp phần duy trì và thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế của một quốc gia.
Bảng 2: Cơ cấu đóng góp trong giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế phân theo ngành kinh tế giai đoạn 1996- 2005
Đơn vị: %
Năm
Tổng số
Kinh tế
nhà nước
Kinh tế ngoài
nhà nước
Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
1996
100
49.6
23.9
26.5
1997
100
47.3
23.7
29.0
1998
100
45.4
21.4
33.2
1999
100
39.9
22.0
38.1
2000
100
34.2
24.5
41.3
2001
100
31.4
27.0
41.6
2002
100
31.4
27.0
41.6
2003
100
29.3
27.6
43.1
2004
100
27.4
28.9
43.7
2005
100
25.1
31.2
43.7
Nguồn: http:// www.gso.gov.vn
Tỷ lệ đóng góp của các dự án FDI trong GDP tăng dần qua các năm: năm 1995 đạt 6,3%; năm 1996 đạt 7,4%; năm 1998 đạt 10,1%; năm 1999 đạt 11,8%; từ năm 2000 đến 2003 mỗi năm đều đạt trên 13% GDP.
Đối với các nước đang phát triển, nguồn vốn FDI có vai trò hết sức quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Điểm mấu chốt của các nước này là vấn đề huy động vốn, tập trung vốn cao độ để thay đổi cơ cấu kinh tế, từ cơ cấu kinh tế nông nghiệp còn giữ vai trò là chủ đạo sang cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá với tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ cao. Với vai trò là nguồn vốn khởi đầu, giúp các nước đang phát triển hoạch định phương hướng chiến lược phát triển ổn định bền vững, FDI đã thực sự có tác động thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hợp lý, hội nhập với xu thế phát triển chung của nền kinh tế thế giới hiện nay. ở những năm 1988- 1995 FDI chủ yếu thực hiện trong các ngành kinh doanh bất động sản như xây dựng khách sạn, khu nghỉ mát, khu chế xuất, văn phòng cho thuê… thì thời kỳ 1996- 2005 FDI thực hiện nhiều hơn vào các ngành sản xuất công nghiệp và dịch vụ (chiếm 53% vốn đăng ký và 73% vốn thực hiện), các dự án đầu tư vào dịch vụ bưu chính viễn thông, dịch vụ kỹ thuật tăng 1,4 lần ở thời kỳ này. Tính đến tháng 10- 2006, tổng số vốn đầu tư cho khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ trọng lớn nhất 61,8%; tiếp đến là khu vực dịch vụ với 31,3%; còn lại là khu vực nông lâm ngư nghiệp. Đặc biệt, FDI đã tạo ra nhiều ngành nghề, sản phẩm mới với công nghệ hiện đại, chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế, góp phần tăng đáng kể năng lực sản xuất và khả năng cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam.
3. Tăng thu ngân sách, góp phần cải thiện cán cân thanh toán
Theo số liệu của Bộ kế hoạch và đầu tư thì giai đoạn 1996- 2000 thu từ khu vực FDI chiếm 6- 7% nguồn thu ngân sách quốc gia (nếu kể cả ngành dầu khí thì chiếm gần 20% thu ngân sách), đạt khoảng 1,45 tỷ USD ; gấp 4,5 lần so với 5 năm trước đó, với nguồn thu bình quân khoảng 290 triệu USD/năm. Đến giai đoạn 2001- 2005 tăng lên đến 1 tỷ USD/năm.
Hoạt động FDI trên bình diện tổng thể nền kinh tế đã góp phần quan trọng đối với vấn đề đẩy mạnh xuất khẩu và cải thiện cán cân thanh toán. Xuất khẩu là một trong những giải pháp tăng trưởng kinh tế, góp phần tăng thu nhập cho nền kinh tế để từ đó giải quyết các vấn đề xã hội. Theo quy luật của các nước đang phát triển, cán cân thanh toán của các nước này luôn ở tình trạng thâm hụt. Do vậy, hoạt động FDI đã góp phần vào việc hạn chế một phần nào đó tình trạng thâm hụt của cán cân thanh toán thông qua thặng dư xuất khẩu và chuyển vốn đầu tư vào nước tiếp nhận FDI. Thông qua FDI, hoạt động xuất nhập khẩu của các nền kinh tế chủ nhà được kích hoạt, trở nên hết sức sôi động. Khởi đầu là việc xuất khẩu các sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp và khai khoáng, tiếp đến là các sản phẩm thuộc các ngành công nghiệp cần nhiều lao động như dệt may, công nghiệp chế biến và sau đó là sản phẩm có hàm lượng tư bản cao như sản phẩm điện, điện tử, cơ khí,... Có thể nói hoạt động FDI đã góp phần quan trọng vào việc thực hiện chiến lược công nghiệp hoá theo định hướng xuất khẩu của các nước chủ nhà. Tác động thúc đẩy xuất khẩu, cải thiện cán cân thanh toán của FDI cũng góp phần đưa các nước đang phát triển tham gia hiệu quả vào phân công lao động quốc tế, thúc đẩy mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện đường lối đối ngoại mở rộng, đa dạng hoá, đa phướng hoá và hội nhập kinh tế quốc tế.
Nếu không kể dầu khí thì kim ngạch xuất khẩu của khu vực có vốn FDI thời kỳ 1991- 1995 ở nước ta đạt trên 1,12 tỷ USD ; thời kỳ 1996- 2000 đạt trên 10,6 tỷ USD, tăng hơn 8 lần so với 5 năm trước và chiếm 23% kim ngạch xuất khẩu cả nước.
Bảng 3: Cơ cấu trị giá xuất khẩu hàng hoá theo khu vực kinh tế (kể cả xuất khẩu dầu thô)
Đơn vị : %
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
Khu vực kinh tế trong nước
73.0
70.3
65.0
65.7
59.4
53.0
54.8
52.9
49.6
45.3
42.8
Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
27.0
29.7
35.0
34.3
40.6
47.0
45.2
47.1
50.4
54.7
57.2
Nguồn: http:// www.gso.gov.vn
4. Thúc đẩy chuyển giao công nghệ và học tập kinh nghiệm quản lí
Các nước đang phát triển do điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, khoa học kĩ thuật và công nghệ còn lạc hậu dẫn đến năng suất lao động thấp. Phần lớn công nghệ mới, hiện đại có được ở các nước này đều băt nguồn từ nước ngoài bằng các con đường khác nhau. Trong đó đầu tư trực tiếp nước ngoài được coi là một kênh quan trọng để có được công nghê cao từ bên ngoài.
Khi thực hiện đầu tư, nhà ĐTNN không chỉ chuyển vốn dưới dạng tiền mà còn chuyển vồn dưới dạng vật thể...

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top