buingoc_duc2003

New Member

Download miễn phí Đề tài Một số vấn đề còn tồn tại và một số kiến nghị về chế độ hạch toán tài sản cố định vô hình





 

I- LỜI MỞ ĐẦU: 1

II- NỘI DUNG 2

1- Những quy định chung về TSCĐ vô hình: 2

1.1- Khái niệm và những tiêu chuẩn để xác định TSCĐ vô hình: 2

1.1.1- Khái niệm: 2

1.1.2- Tiêu chuẩn để xác định TSCĐ vô hình: 2

1.2- Phân loại: 4

1.3- Nguyên tắc quản lý TSCĐ vô hình: 4

1.4- Nhiệm vụ hạch toán TSCĐ vô hình 5

1.5- Đánh giá TSCĐ vô hình: 6

1.5.1- Xác định nguyên giá TSCĐ vô hình: 6

1.5.2- Khấu hao TSCĐ vô hình: 9

1.5.3. Giá trị còn lại của TSCĐ. 13

2- Phương pháp kế toán theo chế độ hiện hành: 14

2.1- Tài khoản sử dụng: 14

2.2 - Hach toán tình hình tăng TSCĐ vô hình 15

2.3- Hạch toán tình hình giảm TSCĐ vô hình 18

2.4 Kế toán khấu hao TSCĐ vô hình 19

3- Một số tồn tại, kiến nghị về chế độ hạch toán TSCĐ vô hình 19

3.1- Vấn đề về xác định TSCĐ vô hình theo tiêu chuẩn về TSCĐ vô hình 19

3.2- Vấn đề về phương pháp khấu hao TSCĐ vô hình: 23

III- Kết luận: 27

I- Tài liệu tham khảo: 28

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


á trị hợp lý ban đầu và các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa TSCĐ vào sử dụng theo dự tính
g. TSCĐ vô hình được hình thành từ nội bộ:
Để đánh giá một tài sản vô hình được tạo ra từ nội bộ DN được ghi nhận vào ngày phát sinh nghiệp vụ đáp ứng được định nghĩa và tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình, DN phải phân chia quá trình hình thành tài sản theo 2 giai đoạn:
Giai đoạn nghiên cứu: Toàn bộ chi phí phát sinh trong giai đoạn này không được ghi nhận là TSCĐ vô hình mà được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ.
Giai đoạn triển khai: Tài sản vô hình được tạo ra trong giai đoạn triển khai được ghi nhận là TSCĐ vô hình nếu thoả mãn được 7 điều kiện sau:
+ Tính khả thi về mặt kỹ thuật đảm bảo cho việc hoàn thành và đưa tài sản vô hình vào sử dụng theo dự tính hay để bán.
+ DN có khả năng sử dụng hay bán tài sản vô hình đó.
+ Tài sản vô hình đó phải tạo ra được lợi ích kinh tế trong tương lai.
+ Có đầy đủ các nguồn lực về kỹ thuật, tài chính và các nguồn lực khác để hoàn tất các giai đoạn triển khai, bán hay sử dụng tài sản vô hình đó.
+ Có khả năng xác định một cách chắc chắn toàn bộ chi phí trong giai đoạn triển khai để tạo ra tài sản vô hình đó.
+ Ước tính có đủ tiêu chuẩn về thời gian sử dụng và giá trị theo quy định cho TSCĐ vô hình.
Nếu DN không thể phân biệt giai đoạn nghiên cứu với giai đoạn triển khai của một dự án nội bộ để tạo ra TSCĐ vô hình, DN phải hạch toán vào chi phí để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ toàn bộ chi phí phát sinh liên quan đến dự án.
TSCĐ được hình thành từ nội bộ DN được đánh giá theo nguyên giá là toàn bộ chi phí phát sinh từ thời điểm mà tài sản vô hình đáp ứng được định nghĩa và tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình đến khi TSCĐ vô hình được đưTSCĐ vào sử dụng. Các chi phí phát sinh trước thời điểm này phải tính vào chi phí SXKD trong kỳ.
Nguyên giá TSCĐ vô hình được tạo ra từ nội bộ DN bao gồm tất cả các chi phí liên quan trực tiếp hay được phân bổ theo tiêu thức hợp lý và nhất quán từ khâu thiết kế, xây dựng, sản xuất thử nghiệm đến chuẩn bị đưa tài sản đó vào sử dụng theo dự tính.
Nguyên giá TSCĐ vô hình được tạo ra từ nội bộ DN bao gồm:
Chi phí nguyên liệu, vật liệu hay dịch vụ đã sử dụng trong việc tạo ra TSCĐ vô hình;
Tiền lương, tiền công và các chi phí khác liên quan đến việc thuê nhân viên trực tiếp tham gia vào việc tạo ra tài sản đó;
Các chi phí liên quan trực tiếp đến việc tạo ra tài sản, như chi phí đăng ký quyền pháp lý, khấu hao bằng sáng chế phát minh và giấy phép được sử dụng để tạo ra tài sản đó;
Chi phí sản xuất chung được phân bổ theo tiêu thức hợp lý và nhất quán vào tài sản (Ví dụ: phân bổ khấu hao nhà xưởng, máy móc thiết bị, phí bảo hiểm, tiền thuê nhà xưởng, thiết bị);
Các chi phí sau không được tính vào nguyên giá TSCĐ vô hình được tạo ra từ nội bộ DN:
- Chi phí bán hàng, chi phí quản lý DN và chi phí sản xuất chung không liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào sử dụng;
- Các chi phí không hợp lý như: nguyên liệu, vật liệu lãng phí, chi phí lao động, các khoản chi phí khác sử dụng vượt quá mức bình thường;
- Chi phí đào tạo nhân viên để vận hành tài sản.
h. TSCĐ hình thành trong quá trình sáp nhập DN:
Nguyên giá TSCĐ vô hình hình thành trong quá trình sáp nhập DN có tính chất mua lại là giá trị hợp lý của tài sản đó vào ngày mua (ngày sáp nhập DN).
DN phải xác định nguyên giá TSCĐ vô hình một cách đáng tin cậy để ghi nhận tài sản đó một cách riêng biệt. Giá trị hợp lý có thể là:
Giá trị niêm yết tại thị trường hoạt động;
Giá của nghiệp vụ mua bán TSCĐ vô hình tương tự.
1.5.2- Khấu hao TSCĐ vô hình:
a. Giá trị hao mòn:
Hao mòn của TSCĐ là sự giảm dần giá trị của TSCĐ trong quá trình sử dụng do tham gia vào quá trình kinh doanh bị cọ xát, bị ăn mòn hay do tiến bộ kỹ thuật …
Hao mòn TSCĐ là một phạm trù mang tính khách quan, muốn xác định giá trị hao mòn của một TSCĐ nào đó thì cơ sở có tính khách quan nhất là thông qua giá cả thị trường, tức là phải so sánh giá cả của TSCĐ cũ với TSCĐ mới cung loại. Tuy nhiên, TSCĐ được đầu tư mua sắm là để sử dụng lâu dài cho quá trình kinh doanh, do vậy, các DN không thể xác định giá trị hao mòn TSCĐ theo phương pháp nói trên.
Nhận thức được sự hao mòn TSCĐ có tính khách quan, cho nên khi sử dụng TSCĐ, các DN phảI tính toán và phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá của TSCĐ vào chi phí kinh doanh trong từng kỳ hạch toán và gọi là khấu hao TSCĐ. Mục đích của việc trích khấu hao TSCĐ là giúp cho các DN tính đúng, tính đủ chi phí sử dụng TSCĐ và thu hồi vốn đầu tư để tái tạo TSCĐ khi chúng bị hư hỏng hay thời gian kiểm soát hết hiệu lực. Như vậy, khấu hao TSCĐ là một hoạt động có tính chủ quan là một con số giả định về sự hao mòn của TSCĐ trong quá trình sử dụng. Chính vì vậy, về phương diện kế toán, giá trị hao mòn của TSCĐ được tính bằng số khấu hao luỹ kế đến thời điểm xác định. Khi TSCĐ bắt đầu đưa vào sử dụng tại DN thì giá trị hao mòn coi như bằng không (trừ trường hợp TSCĐ chuyển giao giữa các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc trong DN, giá trị hao mòn TSCĐ bên nhận được tính bằng giá trị hao mòn ghi trên sổ của đơn vị giao.
b. Các phương pháp khấu hao và cách tính khấu hao:
TSCĐ của DN có nhiều thứ, nhiều loại với đặc tính khác nhau, cho nên, các DN phảI xác định phương pháp tính khấu hao phù hợp với từng TSCĐ. Tuy nhiên, các phương pháp khấu hao khác nhau sẽ cho kết quả khác nhau về chi phí khấu hao TSCĐ và qua đó ảnh hưởng đến thu nhập chịu thuế của DN, do vậy, việc vận dụng phương pháp khấu hao TSCĐ phải nằm trong khuôn khổ quy định của Nhà nước.
Theo chế độ tài chính hiện hành, các DN có thể tính khấu hao theo 3 phương pháp là: phương pháp khấu hao đường thẳng, phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh và phương pháp khấu hao theo số lượng sản phẩm.
* Phương pháp khấu hao theo đường thẳng:
Theo phương pháp này, mức khấu hao hàng năm của một TSCĐ (Mkhn) được tính theo công thức sau:
Mkhn = Nguyên giá của TSCĐ x Tỷ lệ khấu hao năm.
Trong đó:1
Số năm sử dụng dự kiến
Tỷ lệ khấu hao năm = x 100
Đối với những TSCĐ được mua sắm hay đầu tư mới thì số năm sử dụng dự kiến phải nằm trong khoảng thời gian sử dụng tối đa và tối thiểu do Nhà nước quy định. Tuy nhiên, để xác định số năm sử dụng dự kiến cho từng TSCĐ cụ thể, DN phải dựa vào những căn cứ chủ yếu sau:
+ Tuổi thọ kỹ thuật của TSCĐ theo thiết kế;
+ Hiện trạng TSCĐ (thời gian TSCĐ đã qua sử dụng, thế hệ TSCĐ, tình trạng thực tế của tài sản … );
+ Tuổi thọ kinh tế của TSCĐ: được quyết định bởi thời gian kiểm soát TSCĐ hay yếu tố hao mòn vô hình do sự tiến bộ kỹ thuật.
* Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh:
Phương pháp này được áp dụng đối với DN thuộc các lĩnh vực có công nghệ đòi hỏi phảI thay đổi, phát triển nhanh và TSCĐ phải thoả mãn đồng thời các điều kiện sau:
+ Là TSCĐ đầu tư mới (chưa qua sử dụng);
+ Là các loại máy móc, thiết bị, công cụ làm việc đo lường, thí nghiệm.
Theo phươ...

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top