Frasier

New Member
Luận văn Một số vấn đề chủ yếu cần giải quyết để chuyển Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt nam thành Tập đoàn kinh tế

Download miễn phí Luận văn Một số vấn đề chủ yếu cần giải quyết để chuyển Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt nam thành Tập đoàn kinh tế





MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN 1
MỞ ĐẦU 2
1. Sự cần thiết 2
2. Mục tiêu, yêu cầu 2
3. Phạm vi nghiên cứu 3
CHƯƠNG I 5
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TẬP ĐOÀN KINH TẾ 5
1.1 ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ, TÍNH TẤT YẾU KHÁCH QUAN VỀ SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TẬP ĐOẠN KINH TẾ 5
1.1.1 Quan niệm về Tập đoàn kinh tế và đặc điểm của tập đoàn kinh tế 5
1.1.2 Các hình thức chủ yếu của Tập đoàn kinh tế 6
1.1.3 Tính tất yếu khách quan của sự hình thành, phát triển Tập đoàn kinh tế và vai trò của Tập đoàn kinh tế 8
1.1.4 Phân biệt giữa Tổng công ty và Tập đoàn kinh tế 12
1.2 GIỚI THIỆU MỘT SỐ TẬP ĐOÀN KINH TẾ TRÊN THẾ GIỚI 14
1.2.1 Giới thiệu một số Tập đoàn kinh tế nói chung và một số Tập đoàn Viễn thông trên thế giới 14
1.2.2 Những kinh nghiệm rút ra từ việc nghiên cứu các Tập đoàn kinh tế trên thế giới 21
1.2.2.1 Quá trình hình thành: 21
1.2.2.2. Cơ cấu tổ chức và mối quan hệ quan hệ kinh tế: 21
1.2.2.3. cách quản lý: 21
1.2.2.4. Chiến lược kinh doanh: 22
1.2.2.5 Nguyên tắc hoạt động: 23
CHƯƠNG II. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔ HÌNH TỔNG CÔNG TY BƯU CHÍNH – VIỄN THÔNG VIỆT NAM 25
2.1 NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN ẢNH HƯỞNG TỚI TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA TỔNG CÔNG TY 25
2.1.1 Đặc điểm về sự phát triển của dịch vụ Bưu chính Viễn thông 25
2.1.2 Đặc điểm về chính sách quản lý Bưu chính Viễn thông 26
2.1.3 Đặc điểm về môi trường kinh doanh 27
2.1.4 Đặc điểm về kinh tế kỹ thuật của Tổng công ty 29
2.1.5 Đặc điểm về đội ngũ lao động 30
2.2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG MÔ HÌNH TỔNG CÔNG TY BƯU CHÍNH –VIỄN THÔNG VIỆT NAM 30
2.2.1 Thực trạng mô hình Tổng công ty 30
2.2.1.1 Những ưu điểm của mô hình hiện đang áp dụng 30
2.2.1.2 Những nhược điểm (bất cập còn tồn tại) 35
2.2.2 Sự cần thiết phải chuyển Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Vịêt nam thành tập đoàn kinh tế 42
CHƯƠNG III. ĐỀ XUẤT ĐỊNH HƯỚNG TỔNG CÔNG TY BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM THEO MÔ HÌNH TẬP ĐOÀN KINH TẾ 48
3.1 MỤC TIÊU CƠ BẢN CỦA VIỆC CHUYỂN TỔNG CÔNG TY BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM THÀNH TẬP ĐOÀN KINH TẾ 48
3.1.1 Mục tiêu cơ bản 48
3.1.2 Mục tiêu cụ thể 50
3.2. NHỮNG QUAN ĐIỂM VÀ ĐỊNH HƯỚNG TRONG VIỆC CHUYỂN TỔNG CÔNG TY THEO MÔ HÌNH TẬP ĐOÀN KINH TẾ 51
3.2.1 Một số quan điểm chủ yếu 51
3.2.1.1. Quan điểm hiệu quả kinh tế - xã hội 52
3.2.1.2 Quan điểm đa dạng hóa sở hữu trong Tổng công ty 54
3.2.1.3 Quan điểm về chủ quản 55
3.2.1.4 Quan điểm phát triển 56
3.2.2 Những định hướng của mô hình tập đoàn kinh tế áp dụng cho Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt nam 58
3.3.2.1 Định hướng phát triển của Tổng công ty bưu chính Viễn thông Việt Nam 58
* Mục tiêu tổng thể: 58
* Về Bưu chính: 58
* Về Viễn thông: 59
* Về sản xuất công nghiệp: 59
* Về hoạt động tài chính: 59
3.3.2.2 Xu thế phát triển cua ngành Bưu chính Viễn thông trong khu vực và trên thế giới 60
3.3.2.3 Mục tiêu phát triển kinh doanh của Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt nam 61
3.3 MÔ HÌNH TẬP ĐOÀN KINH TẾ ÁP DỤNG CHO TỔNG CÔNG TY 64
3.3.1 Xây dựng mô hình Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam theo mô hình “Công ty mẹ - công ty con” 64
3.3.1.1 Hình thức tổ chức các đơn vị trong Tập đoàn 65
3.2.1.2 Quản lý tài chính 66
* Về quyền sở hữu vốn: 66
* Nhiệm vụ quản lý các quỹ tại Tập đoàn: 66
* Quyền hạn của Tập đoàn: 66
* Trách nhiệm của tập đoàn: 67
3.3.1.3 Quản lý kinh doanh 67
3.3.1.4 Quản lý hành chính: 67
3.3.1.5 Cơ chế điều hành cụ thể cho từng loại hình doanh nghiệp: 68
3.3.2. Xây dựng phương án về mô hình tổ chức của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam 69
CHƯƠNG IV 83
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHỦ YẾU CẦN GIẢI QUYẾT ĐỂ CHUYỂN TỔNG CÔNG TY BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM THÀNH ĐOÀN KINH TẾ 83
4.1. SẮP XẾP LẠI TỔ CHỨC SẢN XUẤT KINH DOANH HIỆN NAY CỦA TỔNG CÔNG TY 83
4.1.1. Khối các doanh nghiệp kinh doanh khai thác dịch vụ Viễn thông 84
4.1.2. Khối khai thác Bưu chính 85
4.1.3. Khối công nghiệp, xây lắp, thương mại 85
4.1.4 Khối công nghệ thông tin 87
4.1.5 Khối kinh doanh tài chính 87
4.1.6 Khối các đơn vị sự nghiệp 88
4.1.7 Cục Bưu điện Trung Ương 89
4.2 CHUYỂN ĐỔI CƠ CHẾ QUẢN LÝ VỐN MANG TÍNH HÀNH CHÍNH NHƯ HIỆN NAY SANG HÌNH THỨC ĐẦU TƯ VỐN CUẢ CÔNG TY MẸ VÀ ĐẦU TƯ VỐN LẪN NHAU GIỮA CÁC CÔNG TY CON (CÔNG TY THÀNH VIÊN) 91
4.2.1 Một số quy định chung 91
4.2.2 Đầu tư của công ty mẹ (Tập đoàn) 92
4.3 CHUYỂN ĐỔI BỘ MÁY QUẢN LÝ VÀ XÁC LẬP CƠ CHẾ ĐIỀU HÀNH 93
4.3.1 Hình thành bộ máy quản lý của Tập đoàn 93
4.3.2 Xác lập cơ chế quản lý điều hành thích hợp 95
4.3.2.1 Quản lý tài chính 95
4.3.2.2 Quản lý kinh doanh 97
4.3.2.3 Quản lý hành chính (quản lý tổ chức) 97
4.4 TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ BỖI DƯỠNG NGUỒN NHÂN LỰC 98
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

, giao trách nhiệm cho các đơn vị hạch toán phụ thuộc chưa rõ.
- Hạn chế sự chủ động tích cực của các đơn vị, tạo nên sự ỷ lại trông chờ vào cấp trên.
Như vậy, vấn đề hạch toán tập trung với quy mô lớn đã xuất hiện một số khó khăn nhất định; các doanh nghiệp thành viên hạch toán phụ thuộc thiếu chức năng động, giảm khả năng cạnh tranh, ảnh hưởng đến việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, vấn đề hạch toán tập trung cũng ảnh hưởng đến việc khó tính toán giá thành dịch vụ.
* Một số vướng mắc khác còn tồn tại:
- Tính chất pháp lý của Tổng công ty và đơn vị thành viên chưa tách bạch rõ ràng, đặc biệt là thay mặt quyền sở hữu vốn của Tổng công ty và đơn vị thành viên: Theo quy định của luật Doanh nghiệp Nhà nước thì Tổng công ty và doanh nghiệp thành viên đều là Doanh nghiệp Nhà nước, đều là pháp nhân kinh tế tức là có tài sản độc lập với các chủ thể khác. Trong mô hình Tổng công ty hiện nay, tài sản và vốn của Tổng công ty lạik nẳm ở chính các doanh nghiệp thành viên tức là nằm ở chính các Bưu điện tỉnh, thành, các Công ty dọc các đơn vị thuộc khối Công nghiệp bưu chính viễn thông. Vốn và tài sản của Tổng công ty trên thực tế chỉ là phép cộng từ vốn và tài sản của các đơn vị thành viên. Mặt khác, hiện nay thay mặt quyền sở hữu về vốn của Tổng công ty và đơn vị thành viên chưa được xác định rõ ràng, doanh nghiệp chỉ có quyền sử dụng vốn chứ không có quyền định đoạt, khiến cho các đơn vị không được tự chủ hoàn toàn trong hoạt động sản xuất kinh doanh: như việc tham gia góp vốn liên kết kinh tế với các đơn vị ngoài ngành cũng như việc thu hút vốn đầu tư, hợp đồng hợp tác kinh doanh.
- Quyền hạn và địa vị pháp lý của Hội đồng quản trị chưa được quy định rõ ràng thể hiện ở khía cạnh Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý của doanh nghiệp hay thay mặt cho sở hữu Nhà nước tại Tổng công ty. Bởi vì, nếu là cơ quan quản lý doanh nghiệp thì chức năng này sẽ trùng với chức năng Tổng giám đốc, còn nếu là thay mặt cho sở hữu Nhà nước tại Tổng công ty thì chức năng này sẽ trùng với chức năng Bộ khác, ví dụ như Bộ tài chính là cơ quan thực hiện một số chức năng của chủ sở hữu Nhà nước tại Tổng công ty (Điều 39 của điêù lệ mẫu).
Ngoài ra, vốn và tài sản của Tổng công ty được hiểu là vốn và tài sản của Nhà nước (của toàn dân). Hội đồng quản trị và các thành viên trong đó có Tổng giám đốc do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm chỉ được uỷ quyền một phần chức năng chủ sở hữu, còn phần lớn chức năng này không thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị. Vì Hội đồng quản trị không có đầy đủ quyền của Nhà nước, đặc biệt là quyền lợi đối với vốn và tài sản tại doanh nghiệp, do đó có thể can thiệp trực tiếp hay gián tiếp vào hoạt động của Tổng công ty.
- Về mối quan hệ giữa Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc: Nhìn chung mối quan hệ giữa Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc ở Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt nam từ khi thành lập được tạo lập tương đối tốt. Tổng giám đốc thực hiện việc điều hành các hoạt động của Tổng công ty trên cơ sở các nghị quyết của Hội đồng quản trị. Hội đồng quản trị không can thiệp sâu vào hoạt động điều hành của Tổng giám đốc. Tuy nhiên, việc quy định chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc cùng do một cấp quyết định bổ nhiệm, cùng kí nhận vốn Nhà nước giao nên quyền hạn và trách nhiệm cũng như địa vị pháp lý của mỗi chức danh này không được xác định rành mạch, gây lúng túng cho quản lý và điều hành của cả Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc.
2.2.2 Sự cần thiết phải chuyển Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Vịêt nam thành tập đoàn kinh tế
2.2.2.1 Thực hiện chủ trương, đường lối chủ đạo của Đảng và Nhà nước về tổ chức, sắp xếp lại, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước; gắn kết thực sự giữa các đơn vị thành viên trong Tổng công ty.
- Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam là một trong số năm Tổng công ty được Chính phủ lựa chọn để xây dựng phương án phát triển thành Tập đoàn kinh tế mạnh. Cơ sở pháp lý quan trọng để thực hiện chủ trương trên là Nghị quyết trung ương lần thứ tư khoá VIII và các chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ:
Quyết định 91/TTg; Chỉ thị số 20/1998/TTg ngày 21/4/1998 về đẩy mạnh sắp xếp và đổi mới doanh nghiệp Nhà nước; chỉ thị số 15/1999CT/TTg ngày 26/5/1999 về việc hoàn thiện tổ chức và hoạt động của các Tổng công ty Nhà nước. Với mục đích củng cố hệ thống tổ chức quản lý, hoàn thiện cơ chế chính sách, tạo điều kiện cho các Tổng công ty Nhà nước và các doanh nghiệp thành viên hoạt động có hiệu quả, thực hiện quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh trên cơ sở đó có phương án xây dựng các Tổng công ty thực sự trở thành những tập đoàn kinh tế mạnh, có hiệu quả và sức cạnh tranh cao, là xương sống của nền kinh tế.
Nhằm thực hiện chủ trương trên của Đảng và Nhà nước, trong thời gian qua Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam đã và đang từng bước tổ chức thực hiện đổi mới cơ chế quản lý, cải cách sắp xếp lại các doanh nghiệp thành viên. Ban đổi mới doanh nghiệp Tổng công ty được thành lập và hoạt động khá hiệu quả, mặc dù các thành viên của Ban không phải là thành viên chuyên trách. Cho đến hêt tháng 5/2000 Tổng công ty đã hoàn thành cổ phần hoá 04 đơn vị, là một trong những tiền đề quan trọng cho việc hình thành tập đoàn sau này. Hiện nay, Ban nghiên cứu xây dựng phương án thành lập Tập đoàn Bưu chính Viễn thông và đã đưa ra được một vài mô hình tập đoàn để tham khảo, lựa chọn áp dụng cho Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt nam. Tuy nhiên, để các phương án và mô hình nói trên có tính chất khả thi cao cần hội tụ đầy đủ các yếu tố như chính sách vĩ mô, phát triển nội lực của chính doanh nghiệp và tham khảo kinh nghiêmk của một số nước trong khu vực và trên thế giới.
2.2.2.2 Phát triển Tổng công ty theo mô hình tập đoàn kinh tế để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng năng lực cạnh tranh trên thị trường khu vực và thế giới
Kể từ khi được thành lập đến nay, Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt nam đã có những bứoc phát triển vượt bậc về khoa học công nghệ, quy mô sản xuất và phạm vi kinh doanh. Tuy nhiên, qua một thời gian hoạt động, mô hình Tổng công ty hiện nay còn nhiều bất cập tồn tại như đã phân tích ở phàn trên. Việc chuyển đổi Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam theo mô hình tập đoàn kinh tế là một trong những yếu tố chủ yếu để khắc phục những tồn tại này. Các mục tiêu cơ bản cần hướng tới khi phát triển theo mô hình tập đoàn sẽ là:
- Cải tiến cách quản lý kinh doanh và nâng cao năng lực hoạt động thông qua đa dạng hoá hình thức sở hữu bằng các biện pháp cổ phần hoá, công ty hoá, bán khoán, cho thuê doanh nghiệp đối với những doanh nghiệp mà Nhà nước không cần nắm giữ 100% vốn. Đây là bước khởi đầu quan trọng, thúc đẩy quá trình đa dạng hoá sở hữu hiện nay của Tổ...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top