iamyen

New Member
Khảo sát và thống kê hệ thống thành ngữ thuần Việt và Hán Việt trong Truyện Kiều

Phần mở đầu 2
Phần nội dung 4
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung 4
1.1. Về tác giả Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều 4
1.1.1. Về tác giả Nguyễn Du 4
1.1.1.1. Cuộc đời 4
1.1.1.2 Sự nghiệp sáng tác 5
1.1.2 Về tác phẩm Truyện Kiều 7
1.1.2.1. Giá trị nội dung 7
1.1.2.2. Giá trị nghệ thuật 8
1.2 Về thành ngữ, thành ngữ thuần Việt và thành ngữ Hán Việt 9
1.2.1 Thành ngữ 9
1.2.2 Thành ngữ thuần Việt 11
1.2.3 Thành ngữ Hán Việt 11
1.2.4. Đặc điểm tu từ của thành ngữ thuần Việt và thành ngữ Hán Việt 12
Chương 2: Hệ thống thành ngữ trong Truyện Kiều 13
2.1 Khảo sát và thống kê thành ngữ Hán Việt trong Truyện Kiều 13
2.2. Khảo sát và thống kê thành ngữ Thuần Việt trong Truyện Kiều 17
2.3. Khảo sát và thống kê thành ngữ bán Hán Việt trong Truyện Kiều 26
Chương 3: Nhận xét về nghệ thuật sử dụng thành ngữ trong Truyện Kiều 38
3.1. Về số lượng 38
3.2. Đặc điểm nghệ thuật sử dụng thành ngữ trong Truyện Kiều 41
3.2.1 Đặc điểm về nghệ thuật sử dụng thành ngữ Hán Việt 41
3.2.2. Đặc điểm về nghệ thuật sử dụng thành ngữ thuần Việt và bán Hán Việt 42
Phần kết luận 44
Tài liệu tham khảo 46





Phần mở đầu
Nói đến nền văn học cổ điển Việt Nam không thể không nhắc đến đại thi hào Nguyễn Du với kiệt tác Truyện Kiều. Khi viết Truyện Kiều, Nguyễn Du khiêm nhường coi đây chỉ là Lời quê góp nhặt một vài trống canh, nhưng thực tế đã chứng minh vị trí không thể thay thế của kiệt tác này trong nền văn học dân tộc. Từ xưa đến nay, hầu như tất cả các nhà nghiên cứu, bình luận Truyện Kiều đều khẳng định Nguyễn Du là bậc thầy của ngôn ngữ dân tộc, là tập đại thành về ngôn ngữ của thời đại ông, là người đã nâng ngôn ngữ văn học dân tộc của thời đại lên một đỉnh cao chói lọi. Đào Nguyên Phổ đánh giá Truyện Kiều là một khúc Nam âm tuyệt xướng. Giáo sư Nguyễn Khánh Toàn so sánh đóng góp của Nguyễn Du về phương diện phát triển ngôn ngữ dân tộc với công của Puskin trong việc phát triển ngôn ngữ văn học Nga. Những đánh giá trên hoàn toàn có cơ sở. Tác phẩm này đã bất chấp quy luật tinh lọc trong tiếp nhận của công chúng và sự sàng lọc khắc nghiệt của thời gian để chứng minh sức sống bất tử của mình.
Về mặt ngôn ngữ, Truyện Kiều vừa mang vẻ đài các, kiêu sa của một đóa mẫu đơn, vừa mang nét giản dị, mộc mạc của một cành sen giữa ao làng. Truyện Kiều đánh dấu một bước phát triển mới về chất, có ý nghĩa đặc biệt trong việc học tập thơ ca dân gian và ngôn ngữ quần chúng của nhà thơ. Một trong những lý do làm người đọc cảm nhận ngôn ngữ trong Truyện Kiều đẫm chất dân gian, gần gũi với đời sống hàng ngày là nghệ thuật sử dụng tiếng nói quần chúng của đại thi hào qua biệt tài vận dụng thành ngữ, tục ngữ. Có lẽ trong lịch sử thi ca của ta từ xưa đến nay, khó tìm được một tác phẩm nào mà thành ngữ xuất hiện nhiều và đặc sắc như trong Truyện Kiều. Đại thi hào sử dụng cả thành ngữ thuần Việt lẫn thành ngữ Hán Việt. Và cách xuất hiện cũng hết sức linh hoạt, khi thì nguyên văn, khi thì được biến đổi bằng cách chèn thêm một số từ khác, cho hợp tình, hợp cảnh. Nguyễn Du sử dụng khéo léo đến nỗi, lắm lúc chúng ta không còn biết được những câu thành ngữ quen thuộc đã nhập vào trong Truyện Kiều, hay chính Truyện Kiều đã tạo ra những thành ngữ ấy.
Thành công của Nguyễn Du về phương diện ngôn ngữ có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với lịch sử văn học dân tộc. Nó khẳng định một cách đầy thuyết phục sự phong phú và khả năng to lớn của ngôn ngữ dân tộc trong sáng tác văn học. Khó lòng mà liệt kê hết tất cả những nghiên cứu, khảo sát, bình luận của các tác giả trong và ngoài nước về Truyện Kiều. Tác phẩm đã làm tốn không biết bao nhiêu giấy mực của các nhà tư tưởng, nhà lí luận, nhà ngôn ngữ học… thế mà dường như người ta vẫn cảm giác chưa nói hết, nói đủ về nó. Với vị trí là đỉnh cao nghệ thuật của đất nước, Truyện Kiều được hầu hết những nhà nghiên cứu lớn về văn học tìm hiểu, với những tên tuổi như Đào Duy Anh, Trương Chính, Hoài Thanh, Nguyễn Lộc, Đặng Thanh Lê, Nguyễn Đăng Na, Trần Nho Thìn v.v. Trong đó có thể kể đến những công trình như chương viết về Nguyễn Du trong cuốn giáo trình Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII - hết thế kỷ XIX của Nguyễn Lộc, Truyện Kiều và thể loại truyện Nôm của Đặng Thanh Lê v.v. Đây là những công trình nghiên cứu trọn vẹn về Nguyễn Du và Truyện Kiều.
Xưa nay, nghiên cứu ngôn từ nghệ thuật trong Truyện Kiều, người ta thường hay chú ý trước hết đế những chỗ dùng từ chính xác, từ hay, tinh tế thường được gọi là lối dùng từ đắt của Nguyễn Du, cũng như cách dùng hư từ, khối lượng từ đồng nghĩa... Các nhà nghiên cứu cũng dành một sự quan tâm đặc biệt trong việc khảo sát và phân tích nghệ thuật sử dụng thành ngữ của tác giả. Có thể điểm qua một số công trình như: Truyện Kiều và biệt tài vận dụng thành ngữ của Nguyễn Du của Vương Trọng; Cách sử dụng tục ngữ, thành ngữ trong Truyện Kiều của Nguyễn Du của Thanh Công…. Tuy nhiên các tác giả chỉ mới dừng lại ở thao tác phát hiện và thống kê mà chưa đi sâu phân tích nghệ thuật sử dụng thành ngữ trong Truyện Kiều cũng như chưa phân loại và chỉ rõ vị trí của chúng trong tác phẩm.
Chúng tui tiến hành bài tiểu luận “Khảo sát và thống kê hệ thống thành ngữ Hán Việt và thành ngữ Việt trong Truyện Kiều” với hi vọng đem đến cho các bạn một cái nhìn tổng quan về việc sử dụng thành ngữ của Nguyễn Du trong kiệt tác của dân tộc.

Bài tiểu luận ngoài phần mở đầu và kết luận bao gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lí luận chung.
Chương 2: Khảo sát và thống kê hệ thống thành ngữ Hán Việt và thành ngữ Việt trong Truyện Kiều.
Chương 3: Nhận xét về nghệ thuật sử dụng thành ngữ trong Truyện Kiều.




Phần nội dung
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG
1.1. Về tác giả Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều
1.1.1. Về tác giả Nguyễn Du
1.1.1.1. Cuộc đời
Theo gia phả của dòng họ Nguyễn ở làng Nghi Xuân, Nguyễn Du sinh ngày 23 tháng 11 năm Ất Dậu 1766 tại phường Bích Câu, Thăng Long. Cha là Nguyễn Nghiễm, người làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh), có biệt hiệu là Hồng Ngư cư sĩ, đậu Nhị giáp tiến sĩ, làm quan đến chức Đại tư đồ (Tể tướng), tước Thượng thư bộ Hộ triều Lê. Mẹ là bà Trần Thị Tần, con gái của một người làm chức câu kê, quê làng Hoa Thiều, xã Minh Đạo, huyện Tiên Du, xứ Kinh Bắc (nay là Tỉnh Bắc Ninh). Bà Tần là vợ thứ ba của Nguyễn Nghiễm (kém chồng 32 tuổi, sinh được năm con, bốn trai và một gái). Tổ tiên của Nguyễn Du có nguồn gốc từ làng Canh Hoạch, huyện Thanh Oai, trấn Sơn Nam (nay thuộc Hà Nội), sau di cư vào Hà Tĩnh, có truyền thống khoa hoạn nổi danh ở làng Tiên Điền.
Cuộc đời Nguyễn Du trải qua nhiều sóng gió. Năm 1775, anh trai cùng mẹ là Nguyễn Trụ qua đời. Năm 1776, cha Nguyễn Du qua đời. Năm 1778, mẹ Nguyễn Du qua đời. Cũng trong năm này, anh thứ hai của Nguyễn Du là Nguyễn Điều được bổ làm trấn thủ Hưng Hóa, mới 13 tuổi Nguyễn Du mồ côi cả cha lẫn mẹ nên ông phải ở với người anh khác mẹ là Nguyễn Khản (hơn ông 31 tuổi).
Năm Quý Mão (1783), Nguyễn Du thi Hương ở trường Sơn Nam, đậu tam trường (Tú tài). Ông lấy vợ, là con gái Đoàn Nguyễn Thục và ông được tập ấm chức Chánh thủ hiệu quân hùng hậu của cha nuôi họ Hà ở Thái Nguyên.
Mùa đông năm Bính Thìn (1796), Nguyễn Du trốn vào Gia Định theo chúa Nguyễn Ánh nhưng bị Quận công Nguyễn Thận bắt giam ba tháng ở Nghệ An, sau khi được tha ông về sống ở Tiên Điền.
Mùa thu năm Nhâm Tuất (1802), vua Gia Long diệt nhà Tây Sơn, Nguyễn Du ra làm quan Tri huyện Phù Dung, Phủ Khoái Châu, Trấn Sơn Nam (nay thuộc tỉnh Hưng Yên). Mấy tháng sau thăng Tri phủ Thường Tín, trấn Sơn Nam Thượng (nay thuộc Hà Nội).
Năm 1805, ông được thăng Đông các đại học sĩ (hàm Ngũ phẩm), tước Du Đức Hầu và vào nhậm chức ở kinh đô Phú Xuân. Năm 1807 được cử làm giám khảo kì thi Hương ở Hải Dương. Mùa thu năm 1808 ông xin về quê nghỉ.
Năm 1809 ông được bổ chức Cai bạ (hàm Tứ phẩm) ở Quảng Bình. Năm Quý Dậu 1813 ông được thăng Cần chánh điện học sĩ và được cử làm chánh sứ sang nhà Thanh. Năm 1814 ông đi sứ về, được thăng Hữu tham chi bộ Lễ (hàm Tam phẩm).
Năm 1820 Gia Long qua đời, Minh Mạng nối ngôi. Lúc này Nguyễn Du được cử đi làm Chánh sứ sang nhà Thanh báo tang và cầu phong nhưng ông bị bệnh dịch, mất ngày mồng 10 tháng 8 âm lịch ( 16 tháng 9 năm 1820), lúc 54 tuổi.
Năm Giáp Thân 1824, di cốt của ông được cải táng về quê nhà làng Tiên Điền, Hà Tĩnh.
1.1.1.2 Sự nghiệp sáng tác
 Các sáng tác chính: Nguyễn Du sáng tác cả chữ Hán lẫn chữ Nôm.
• Sáng tác bằng chữ Hán: hiện nay giới nghiên cứu đã sưu tầm được 249 bài thơ chữ Hán do Nguyễn Du sáng tác vào các thời kì khác nhau:
 Thanh Hiên thi tập gồm 78 bài chủ yếu trong những năm tháng trước khi ra làm quan nhà Nguyễn.
 Nam trung tạp ngâm có 40 bài viết thời gian làm quan ở Huế và Quảng Bình, những địa phương ở phía Nam Hà Tĩnh - quê hương ông.
 Bắc hành tạp lục gồm 131 bài thơ sáng tác trong chuyến đi sứ Trung Quốc.
Thơ chữ Hán của Nguyễn Du thể hiện tư tưởng, tình cảm, nhân cách của ông. Các bài thơ trong Thanh Hiên thi tập và Nam Trung tạp ngâm tuy biểu hiện một tâm trạng buồn đau, day dứt nhưng đã cho thấy rõ khuynh hướng quan sát, suy ngẫm về cuộc đời, về xã hội của tác giả. Trong Bắc hành tạp lục, những điểm đặc sắc của tư tưởng, tình cảm Nguyễn Du được thể hiện rõ ràng hơn. Xét về đề tài và cảm hứng sáng tác, có nhiều điểm tương đồng giữa Truyện Kiều và các bài thơ chữ Hán trong Bắc hành tạp lục.
• Sáng tác bằng chữ Nôm: tiêu biểu nhất là Đoạn trường tân thanh (còn gọi là Truyện Kiều) và Văn chiêu hồn.
Truyên Kiều được sáng tác trên cơ sở cốt truyện của tiểu thuyết chương hồi Trung Quốc Kim Vân Kiều truyện. Tuy nhiên, Nguyễn Du đã sáng tạo nên một tác phẩm mới, với cảm hứng mới, nhận thức lý giải nhân vật theo cách của riêng ông, với thể loại truyện thơ khác hẳn Kim Vân Kiều truyện là tác phẩm tự sự văn xuôi. Trên một nền tảng nhân đạo chủ nghĩa vững chải, với tài năng điêu luyện, với sự lựa chọn thể loại truyện thơ kết hợp nhuần nhuyễn cả chất tự sự và chất trữ tình, với sự am hiểu đồng thời cả ngôn ngữ bình dân cũng như ngôn ngữ văn học bác học, Nguyễn Du đã sáng tạo nên một kiệt tác độc nhất vô nhị của văn học trung đại Việt Nam.
Văn chiêu hồn nguyên tên là Văn tế thập loại chúng sinh (Văn tế mười loại chúng sinh) viết bằng thể thơ song thất lục bát. Bài văn tế thể hiện một phương diện quan trọng của chủ nghĩa nhân đạo trong sáng tác Nguyễn Du. Theo quan niệm xưa, hồn của những người chết bất hạnh cần được siêu sinh tịnh độ. Nguyễn Du viết bài thơ chiêu hồn cho nhiều hạng người khác nhau, kể cả những người thuộc tầng lớp phong kiến quý tộc. Song tấm lòng nhân ái của nhà thơ vẫn hướng về những thân phận nhỏ bé, dưới đáy xã hội như các em nhỏ, các kĩ nữ, những anh học trò nghèo.
 Một vài đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của thơ văn Nguyễn Du
• Đặc điểm nội dung: Nếu so với nhiều nhà nho xưa làm thơ để nói chí thì nét nổi bật xét về nội dung của sáng tác Nguyễn Du là sự đề cao xúc cảm, tức đề cao tình. Nội dung quan trọng hàng đầu trong thơ chữ Hán, Truyện Kiều, Văn chiêu hồn là tình cảm chân thành, là sự cảm thông sâu sắc của tác giả đối với cuộc sống và con người, đặc biệt là những con người nhỏ bé, bất hạnh, người phụ nữ. Người ăn mày, người mù hát rong, những ca nhi, kĩ nữ,…vốn bị xã hội cũ coi rẻ được nhà thơ nói đến bằng một tấm lòng trân trọng, thương yêu. Những khái quát của ông về cuộc đời, về thân phận con người thường mang tính triết lí cao và thấm đẫm cảm xúc. Nhà thơ triết lí với nỗi đau về thân phận bất hạnh của phụ nữ trong xã hội cũ: “Đau đớn thay phận đàn bà – Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung” (Truyện Kiều), “Đau đớn thay phận đàn bà – Kiếp sinh ra thế biêt là tại đâu ?” (Văn chiêu hồn). Ông khái quát bản chất tàn bạo của xã hội phong kiến, bộc lộ sự phẫn nộ đối với những kẻ đã hãm hại Khuất Nguyên : “Hậu thế nhân nhân giai Thượng quan – Đại địa xứ xứ giai Mịch La” (người đời sau ai cũng là Thượng Quan – trên mặt đất đâu cũng có song Mịch La). Ý nghĩa xã hội sâu sắc của thơ ca Nguyễn Du gắn chặt với tình đời, tình người bao la của nhà thơ.
• Đặc điểm nghệ thuật: Nguyễn Du là nhà thơ có học vấn uyên bác. Ông nắm vững nhiều thể thơ của Trung Quốc, làm thơ theo thể ngũ ngôn cổ thi, ngũ ngôn luật, thất ngôn luật và ca, hành (nhạc phủ),… Thơ chữ Hán của ông ở thể thơ nào cũng có bài xuất sắc. Đặc biệt phải nói đến tài năng nghệ thuật của nhà thơ trong các sáng tác bằng chữ Nôm. Nguyễn Du đã góp phần trau dồi ngôn ngữ văn học dân tộc, làm giàu cho tiếng Việt qua việc Việt hóa nhiều yếu tố ngôn ngữ ngoại nhập. Đến Truyện Kiều của ông, thể thơ lục bát đã chứng tỏ khả năng chuyển tải nội dung tự sự và trữ tình to lớn của thể loại truyện thơ.
1.1.2 Về tác phẩm Truyện Kiều
Truyện Kiều có một số phận kì diệu chưa tác phẩm nào sánh kịp. Tác phẩm đã đi vào đời sống, trường tồn trong đời sống văn hóa, tinh thần của hàng triệu triệu công chúng Việt Nam. Truyện Kiều đã thành đề tài nghiên cứu của các nhà Việt Nam học trong nước và trên thế giới, tìm hiểu về văn học, triết học, xã hội học, đạo đức học… Truyện Kiều là nội dung của những sinh hoạt nghệ thuật rất đa dạng, sâu sắc và tinh tế, tài hoa và trí tuệ : Bình Kiều, vịnh Kiều, án Kiều, thổng Kiều, lẩy Kiều… Truyện Kiều đã được chuyển thể ra nhiều loại hình sân khấu dân tộc: Tuồng, chèo, cải lương, kịch, thơ…đã lên màn ảnh, đã gợi ý, gợi cảm cho hội họa, vũ đạo…
1.1.2.1. Giá trị nội dung:
Truyện Kiều là một cuốn tiểu thuyết bằng thơ, là tác phẩm phản ánh xã hội thông qua vận mệnh và tính cách nhân vật trung tâm: Vương Thúy Kiều.
Ngoài nhân vật trung tâm Thúy Kiều, nhân vật Từ Hải giữ vị trí quan trọng thứ hai trong tác phẩm. Từ không chỉ đóng vai trò là vị cứu tinh của Kiều, không chỉ có tác dụng soi sáng một số nét trong tính cách của Kiều mà nhân vật này còn giữ một vị trí tương đối độc lập trong tác phẩm. Từ phản ánh nhiều vấn đề xã hội, Từ biểu hiện nhiều chủ đề có tính độc lập tương đối so với các vấn đề xã hội, các chủ đề được xác định từ nhân vật Thúy Kiều.
Tác phẩm mở đầu bằng thuyết tài mệnh tương đố (tài mệnh ghét nhau) và kết thúc bằng giải pháp tu tâm nhưng chất liệu làm nên tác phẩm lại là những điều trông thấy mà đau đớn lòng của tác giả. Ngoài vấn đề trung tâm được đặt ra trong tác phẩm là vấn đề số phận con người trong xã hội phong kiến suy tàn nhà thơ còn phản ánh khát vọng lớn lao của con người thời đại nên phải phân tích tác phẩm với hai nội dung này.
Truyện Kiều có giá trị hiện thực sâu sắc. Nó là bản cáo trạng bằng thơ về một xã hội phong kiến đang trên đà mục nát, đầy rẫy sự bất công, tàn bạo. Phản ánh sâu sắc hiện thực xã hội đương thời là cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX. Phản ánh thân phận thấp hèn của người phụ nữ trong xã hội, cho dù là người phụ nữ có nhan sắc cũng không nắm được số phận của mình.
Bên cạnh đó Truyện Kiều còn có giá trị nhân đạo rất cao khi khẳng định, ca ngợi tài năng, nhan sắc của người phụ nữ; ca ngợi tình yêu cao đẹp và ca ngợi nhân phẩm con người. Nàng Kiều - người con gái thông minh, nhạy cảm, giàu tình yêu thương, giàu đức hi sinh, có ý thức về nhân phẩm, sẵn sàng đấu tranh để bảo vệ phẩm giá nhưng lại bị xã hội phong kiến chà đạp.
1.1.2.2. Giá trị nghệ thuật
Tất cả mọi người đọc Truyện Kiều đều nhất trí cho rằng nghệ thuật của tác phẩm là tuyệt diệu. Chỗ được nhất trí cao nhất là ngôn ngữ Truyện Kiều phong phú, tinh luyện, giàu sưc gợi cảm, gợi tả và trong sáng. Nghệ thuật viết Truyện Kiều như kết cấu chuyển đoạn, kể chuyện, mô tả... đều đạt đến mức tuyệt diệu. Nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật cũng phát triển lên met đỉnh cao mới, vượt xa các tác phẩm cùng thời. Nhân vật trong Truyện Kiều nói chung là sinh động, có sức sống lâu bền là nhờ ông đã cá thể hóa nhân vật qua cách miêu tả ngoại hình, ngôn ngữ nhân vật, hành động nhân vật và cả những suy nghĩ sâu kín, nội tâm của nhân vật.
Xét về cả hai mặt nội dung và nghệ thuật Truyện Kiều xứng đáng là tác phẩm ưu tú nhất của văn học Việt Nam trong quá khứ. Tác phẩm không phải là sáng tác của một cá nhân mà là tập đại thành của truyền thống văn học dân tộc, là kết tinh của một giai đoạn phát triển rực rỡ của nền văn học dân tộc.
Như vậy, Truyện Kiều là một di sản quý gía bậc nhất trong kho tàng văn hóa dân tộc. Hơn thế nữa, Truyện Kiều từ mấy trăm năm qua trên các chặng đường lịch sử đau khổ, vinh quang của dân tộc đã đi vào đời sống của nhân dân từ thế hệ này sang thế hệ khác, trở thành trí tuệ, tình cảm máu thịt của con người Việt Nam.
Các nhà nghiên cứu trên thế giới đều đánh giá cao Truyện Kiều. Năm 1926 dịch giả người Pháo Ronecresac khi dịch Truyện Kiều đã viết bài nghiên cứu có đoạn viết: Kiệt tác của Nguyễn Du có thể so sánh một cách xứng đáng với kiệt tác của bất kỳ quốc gia nào, trong bất kỳ thời đại nào. Ông so sánh: Trong tất cả các nền văn chương Pháp, không một tác phẩm nào được phổ thông, được toàn dân sùng kính và yêu chuộng bằng quyển truyện này ở Việt Nam. Cuối cùng ông kết luận: Sung sướng thay bậc thi sĩ với một tác phẩm độc nhất vô nhị đã làm rung động và ca vang tất cả tâm hồn của một dân tộc.
1.2 Về thành ngữ, thành ngữ thuần Việt và thành ngữ Hán Việt
1.2.1 Thành ngữ
1.2.1.1. Khái niệm thành ngữ
Thành ngữ là những đơn vị định danh biểu thị khái niệm nào đó dựa trên những hình ảnh những biểu tượng cụ thể (Nguyễn Thiện Giáp - Từ vựng tiếng Việt).
Thành ngữ là những cụm từ mang ngữ nghĩa cố định (chưa phải một câu hoàn chỉnh về mặt ngữ pháp, không thể thay thế và sửa đổi về mặt ngôn từ) và độc lập riêng rẽ với từ ngữ hay hình ảnh mà thành ngữ sử dụng.Thành ngữ được sử dụng tương đương một từ (cụm từ). Thành ngữ là loại ngữ cố định, đã hình thành từ trước, thuộc loại đơn vị có sẵn, chứ không phải sản phẩm nhất thời trong giao tiếp như cụm từ tự do.
1.2.1.2.Cấu tạo thành ngữ
Thành ngữ có cấu tạo ngắn gọn, cân đối, cố định và thường được tạo ra bằng các cách sau:
- Thành ngữ được cấu tạo theo quy tắc đối.
Ví dụ: Đầu voi đuôi chuột; Đầu xuôi đuôi lọt; trên đe dưới búa; Mẹ tròn con vuông…
- Thành ngữ được cấu tạo theo quy tắc so sánh.
Ví dụ: Vắng như chùa bà Đanh; Khỏe như trâu, Ngu như bò ...
- Thành ngữ cấu tạo bằng ghép từ.
Ví dụ: : Theo voi hít bã mía; Gió chiều nào xoay chiều ấy; Trăm voi không được bát nước xáo; Vạch áo cho người xem lưng; Chọc gậy bánh xe ...
1.2.1.3. Đặc điểm thành ngữ
- Tính hình tượng:
Đây là đặc trưng cơ bản của thành ngữ. Thành ngữ được cấu tạo dựa vào quy tắc ngữ pháp, quy luật âm thanh, nhưng những quy luật trên đều do sự chi phối của quy tắc ngữ nghĩa - đó là cơ sở tạo nên tính hình tượng.
Thành ngữ bao giờ cũng có hai nghĩa: nghĩa đen là do bản thân nghĩa của các thành tố trong tổ hợp từ mang lại nên có tính cụ thể, sinh động, giàu hình ảnh. Nghĩa bóng, được nảy sinh trên cơ sở các quy tắc chuyển nghĩa nhất định và được lấy làm biểu tượng.
- Tính chặt chẽ, hàm súc
Đặc tính này có quan hệ nhân quả với tính hình tượng. Nó được xây dựng nhằm đạt hiệu quả ít lời nhiều ý. Tính hàm súc này còn do nghĩa bóng (nghĩa hình tượng) mang lại.
- Tính cân đối
Xuất phát từ đặc điểm cấu tạo theo quy tắc đối. Tính cân đối thể hiện ở ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa.
+ Hai vế cùng chiều: Mèo mả gà đồng; Cá chậu chim lồng; Mẹ tròn con vuông...
+ Hai vế ngược chiều: Miệng hùm gan sứa; Mặt sứa gan lim ...
Tính cân đối còn thể hiện ở sự hài hòa về âm thanh, luật bằng trắc: Nhà tranh vách đất; Xanh vỏ đỏ lòng; Đội trời đạp đất...
1.2.2 Thành ngữ thuần Việt
Căn cứ vào nguồn gốc, hệ thống thành ngữ gồm hai loại: Thành ngữ Việt và thành ngữ Hán Việt.
Thành ngữ thuần Việt là những thành ngữ có nguồn gốc bản địa, có thể do người Việt hoàn toàn sáng tạo ra hay dịch từ thành ngữ Hán Việt. Nó sử dụng từ ngữ thân thuộc gần gũi, do chính cha ông ta sáng tạo hay chuyển hóa từ tiếng Hán trong quá trình lao động sinh hoạt hằng ngày, phù hợp với tâm lý tư duy của người Việt.
Gía trị tu từ của thành ngữ Thuần Việt: được sử dụng rộng rãi trong lời ăn tiếng nói hằng ngày của nhân dân, có cách ví von rất hay, giàu hình ảnh, rất thấm thía, mang tính cụ thể, sinh động…
Ví dụ: Vui như mở cờ trong bụng; Đen như cột nhà cháy; Đẹp như tiên; Xấu như ma lem; Vắng ngắt như chùa Bà Đanh…
1.2.3 Thành ngữ Hán Việt
Từ Hán Việt có nguồn gốc từ tiếng Hán được du nhập vào bộ phận tiếng Việt của chúng ta vào giai đoạn đời Đường. Những từ này đã được người Việt đọc thành âm

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:



Chúc mọi người học tốt ạ
 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top