Anoki

New Member

Download miễn phí Đề tài Khảo sát và phân loại câu đơn trong tiểu thuyết “Thời xa vắng” của tác giả Lê Lựu





MỤC LỤC
 
I. Cơ sở lý thuyết 1
1. Câu đơn 1
2. Phân loại câu đơn 1
3. Mô hình tổng quát câu đơn 2
II. Tư liệu 4
1. Câu đơn bình thường 4
2. Câu đơn đặc biệt 17
III. Nhận xét 21
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Khảo sát và phân loại câu đơn trong tiểu thuyết “Thời xa vắng” của tác giả Lê Lựu
I. Cơ sở lý thuyết
1. Câu đơn
Là loại câu cơ sở, phổ biến nhất của loại hoạt động giao tế ngôn từ. Phần lớn câu đơn tiếng Việt ứng với một kết cấu chủ - vị. Câu đơn mang thông tin ngữ nghĩa tự thân, trong khi câu ghép phần lớn mang thông tin ngữ nghĩa kết hợp.
Câu đơn, ngoài kết cấu chủ - vị là hạt nhân, còn được xây dựng bằng những đơn vị khác, bằng các kết cấu khác. Đó là câu đơn một tiếng: “Mưa!”, “Cháy!”; câu đơn một từ đa tiết: “Cánh đồng”; câu đơn một đoản ngữ: “Một buổi sáng mùa thu”, “Đêm trắng”, “Càng đánh càng mạnh”; câu đơn một kết cấu cố định: “Ý chí kiên cường và phẩm chất cao cả.” v.v…
Kết cấu cú pháp của câu đơn quy định nghĩa cú pháp của nó. Câu có thể là câu kể, câu hỏi, câu cầu khiến và trong mỗi kiểu câu như vậy lại có thể là câu khẳng định hay phủ định.
Các kiểu câu đơn trên đây có sự đối lập về dạng thức. Dạng thức trong tiếng Việt được thể hiện bằng con đường từ vựng - ngữ pháp và bằng ngữ điệu với các từ tình thái.
2. Phân loại câu đơn
Có thể có nhiều cách phân loại câu đơn theo những tiêu chí khác nhau.
- Phân theo tiêu chuẩn từ loại làm vị ngữ, chúng ta có những kiểu câu với những ý nghĩa khác nhau: câu định danh, câu quá trình, câu tính chất, v.v…
- Phân theo thói quen sử dụng, chúng ta có câu bình thường với nòng cốt chủ - vị và câu đặc biệt không đủ nòng cốt chủ - vị.
- Phân theo cơ sở cấu tạo, chúng ta có câu hai thành phần được cấu tạo trên cơ sở kết cấu chủ - vị, câu một thành phần được cấu tạo trên cơ sở từ và cụm từ.
- Phân theo cơ sở ngữ nghĩa, có hai nhóm kiểu câu cơ bản là câu sự kiện và câu định danh.
3. Mô hình tổng quát câu đơn
Sự khác nhau trong nội bộ các câu đơn tiếng Việt không phải là sự khác nhau về độ ngắn dài mà cái quy định sự khác nhau là tính chất các quan hệ trong mô hình. Trong câu có các thành phần chính và các thành phần phụ và chúng có những quan hệ khác nhau ở trong câu. Chẳng hạn, cũng là thành phần phụ thuộc nhưng định ngữ và bổ ngữ có giá trị khác nhau đối với toàn câu. Sự hiện diện của bổ ngữ có tác động đến tổ chức chính của câu. Còn định ngữ chỉ có tác động đến một từ hay một nhóm từ trong thành phần chính và thành phần thứ mà thôi. Vì vậy có thể xem bổ ngữ như là thành phần thường trực của câu. Có thể khái quát quá trình hình thành mô hình câu đơn điển hình của tiếng Việt như sau:
Mô hình cơ sở C – V
Mô hình tổng quát P – C – V – B
Ở đây P là thay mặt cho các thành phần phụ. Vị trí thay mặt của nó là đầu câu (chủ yếu là trạng ngữ).
Mô hình suy diễn Px – Cx – Vx – Bx
Ở đây x tượng trưng cho quá trình khai triển cấu trúc của các thành phần câu. Chính yếu tố x này cũng tạo ra những khó khăn khi phân loại. Yếu tố x cũng có tổ chức của riêng mình. Nó có thể là một tiếng, một từ, một tổ hợp từ hay đoản ngữ, một kết cấu chủ - vị theo những mối quan hệ một chiều và nhiều chiều đối với thành phần mà nó liên đới.
Tóm lại, trong tiếng Việt các câu đơn có thể quy thành các mô hình tiêu biểu như sau:
- Câu đơn một từ: một dạng của câu đơn không đủ thành phần, không có chủ ngữ, không có vị ngữ.
- Câu đơn một thành phần: thường không có thành phần chủ ngữ hay chủ ngữ zéro. Thường thường chủ ngữ được rút gọn trong các câu miêu tả, tính chất và quá trình. Mô hình Ø – V.
- Câu đơn hai thành phần có vị ngữ danh từ. Mô hình C – V (là +danh từ)
- Câu đơn hai thành phần có vị ngữ tính từ. Mô hình C – V (là + tính từ)
- Câu đơn hai thành phần với vị ngữ danh từ hay tổ hợp danh từ không có hệ từ. Mô hình C – V (danh từ).
- Câu đơn hai thành phần với vị ngữ động từ. Đây là loại câu cơ bản và phổ biến nhất trong tiếng Việt. Kết cấu và ý nghĩa của vị ngữ kiểu câu này là khá đa dạng và phong phú. Mô hình C – V (động từ). Mô hình này lại có nhiều kiểu mô hình nhỏ:
+ C – V (động từ nội động)
+ C – V – B
+ C1 – V1 – C2 – V2
+ C –V1 – V2 – B
Câu đơn hai thành phần có vị ngữ là tổ động từ + tính từ
Câu đơn hai thành phần với vị ngữ là tổ hợp từ cố định.
Mô hình C – V (thành ngữ).
Câu đơn khai triển: Cx – Vx – Bx.
II. Tư liệu
Trên đây là một số vấn đề về lý thuyết cần lưu ý trước khi đi vào công việc khảo sát và phân loại câu đơn trong tiểu thuyết “Thời xa vắng” của tác giả Lê Lựu (NXB Hội Nhà Văn, Hà Nội, 2002). Phần tư liệu được khảo sát là chương 10. Chúng tui phân loại câu đơn thành câu đơn bình thường và câu đơn đặc biệt.
1. Câu đơn bình thường
Anh nói lại xem nào!
Sẵn mặc cảm sự nhường nhịn chiều chuộng của mình lại hoá thành kẻ mất thế, Sài bực dọc.
Châu muốn thét lên: “đồ ngu”.
Nhưng cô vẫn nói giọng dịu dàng.
Nói xong, cô nhanh chóng bước ra khỏi cửa như chỉ sợ đứng lại thêm một vài giây nữa là cô không thể kìm giữ nổi những câu nói nặng nề thô bạo cứ muốn hắt vào mặt như hắt một bát nước bẩn vào mặt cái con người đần độn, vô ý.
Mấy ngày nay anh ta bế thốc thằng bé ra đường để khoe khi nói chuyện với người quen làm nó nhiễm lạnh.
Sáng nay Châu xin được một bông hồng bạch to như cái chén vại và mấy quả quất hồng bì rồi phải xuống cơ quan giải quyết mấy việc gấp.
Mà anh ta lại thích làm lụng chân tay chứ đâu có ý thích tìm tòi nghiên cứu.
Cô có nề hà gì mà không cố lên tạo điều kiện cho chồng phát triển.
Thật không ngờ Châu đã lầm đến mức này!
Châu luống cuống nhét viên thuốc vào quả chanh nướng rồi lấy ra đốt bằng lửa than cho cháy thành than trắng đem pha vào nước sôi để nguội cho con uống.
Bao nhiêu người quanh khu tập thể chạy đến mách bảo.
Người ta lấy hộ lá thèn lèn, búp ổi rang vàng sắc đặc, cho uống.
Xe của cơ quan anh trai cô cũng đến đưa cháu đi cấp cứu.
Trong mê man hoảng hốt cô chỉ thấy sự đùm bọc của những người ruột thịt nhà mình.
Đấy là chưa kể nỗi hận về kẻ gây ra tai hoạ lại chính là anh.
Tại sao ở ngay nội thành mà để cháu bé mất quá nhiều nước mới đưa đến bệnh viện?
Mạch đập chìm và huyết áp cũng tụt đến mức nguy cấp.
Và lúc ấy một cháu bé ba tháng đã tắt thở trên bàn cấp cứu cũng vì ỉa chảy mất quá nhiều nước.
Người ta phải khiêng cô sang phòng cấp cứu của người lớn.
Trước cảnh cháu, con em mình “ngàn cân treo sợi tóc” nỗi đau đớn hoảng hốt hiện trên hàng chục khuôn mặt của những người ruột thịt của Châu.
Người ta nhìn Sài như một tên tội phạm.
Bằng sự từng trải của mình ngay phút đầu tiên nguy cấp anh trai của Châu đã đánh xe đi đón bạn anh là bác sĩ phó giám đốc của bệnh viện nổi tiếng về khoa nhi của cả thành phố.
Một tập thể bác sĩ và y sinh được tập trung xử lý “ca” này.
Cho đến năm năm sau anh vẫn không hiểu tại sao suốt cả mười hai ngày đêm ấy anh đã không hề chợp mắt một giờ.
Thằng bé chỉ còn như con mèo ốm.
Xót ruột quá Sài kêu lên.
Chị ơi, chị xem... thế nào... hay là...
Các ông, các bà sợ con đau sao ...
 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top