nghe_an

New Member
Link download miễn phí cho anh em Ketnooi: Đề án: PHÁT TRIỂN NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM
Phần 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI
1. Định nghĩa và phân loại :
1.1 Định nghĩa :
- Ủy thương mại liên bang Hoa Kỳ : Hợp đồng nhượng quyền là hợp đồng theo đó bên giao hỗ trợ đáng kể cho bên nhận trọng việc điều hành doanh nghiệp hay kiểm soát chặt chẽ cách thức vận hành của bên nhận, chuyển quyền sở hữu nhãn hiệu cho bên nhận đề phân phối sản phẩm hay dịch vụ theo nhãn hiệu hàng hóa của bên giao và yêu cầu bên nhận thanh toán cho bên giao một khoản phí tối thiểu.
- Liên minh châu Âu EU : Quyền thương mại là một tập hợp những quyền sở hữu công nghiệp và sở hữu trí tuệ liên quan tới nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, biều hiện cửa hàng, giải pháp hữu ích, kiểu dáng, bản quyền tác giả, bí quyết, hay sang chế sẽ được khai thác đề bán sản phẩm, hay cung cấp dịch vụ tới người sử dụng cuối cùng
- Hiệp hội nhượng quyền Pháp : Nhượng quyền thương mại là một cách hợp tác giữa một bên là nhà nhượng quyền và bên còn lại là một hay nhiều nhà nhận quyền để khai thác hàng hóa, dịch vụ hay công nghệ mà người nhượng quyền sở hữu. Trong đó bao gồm quyền sở hữu của hàng hóa hay dịch vụ, bí mật hay bí quyết kinh doanh và sản phẩm, dịch vụ hay công nghệ. Trên cơ sở đối tượng nhượng quyền này, nhà nhượng quyền xây dựng thành một hệ thống nhượng quyền mà những người tham gia có trách nhiệm bảo tồn và phát triển hệ thống đó
- Luật thương mại Việt Nam : Nhượng quyền thương mại là một hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận nhượng quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo hai điều kiện chính, được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền qui định và được gắn với nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền. Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành nhượng quyền kinh doanh
Mỗi quốc gia, tổ chức có một cách định nghĩa riêng về Franchise. Tuy nhiên đề có thể nắm bắt được tinh thần cốt lõi của Franchise thì rong các định nghĩa trên có những khái niệm mà chúng ta cần hiều như sau
- Bên nhượng quyền ( Franchisor) : Là một các nhân hay tổ chức sở hữu thương hiệu, sản phẩm hay dịch vụ hay bí quyết, có mô hình kinh doanh tối ưu… và tiến hành hình thức kinh doanh băng cách nhượng quyền cho một hay nhiều đối tác qua việc thực hiện hợp đồng nhượng quyền thương mại
- Bên nhận quyền : Là cá nhân hay tổ chức kinh doanh được bên nhận quyền thông qua hợp đồng nhượng quyền cho phép sử dụng thương hiệu, mô hình kinh doanh, hệ thống qui trình… để kinh doanh sản phẩm hay dịch vụ theo một chuẩn thống nhất được nhà nhượng quyền qui định trong cẩm nang nhượng quyền trong một khoảng thời gian, địa điểm và phạm vi nhất định.
- Phí nhượng quyền : Là khoản phí không hoàn lại mà bên nhận quyền phải trả cho bên nhượng quyền để gia nhập hệ thống nhượng quyền cho việc kinh doanh ở một địa điểm hay khu vực xác định trong một khoảng thời gian nhất định được hai bên thống nhất trong hợp đồng nhượng quyền. Tùy vào chiến lược kinh doanh, ngành nghề kinh doanh và uy tín trên thương trường của bên nhượng quyền mà mức phí này có giá trị khác nhau. Đôi khi mức phí này cũng thay đổi tùy theo vùng miền địa lý của từng hệ thống nhượng quyền thương mại
- Phí hoạt động hay phí vận hành ( Royalty fee) : Là khoản phí mà bên nhận quyền phải trả hàng tháng hay quí hay năm cho nhà nhượng quyền, được căn cứ trên doanh thu thu được tại điểm hoạt động của mình. Mức phí này có thể là tỷ lệ phần trăm doanh thu của tất cả sản phẩm được bán tại cửa hàng hay là một mức phí cố định mà bên nhận quyền phải trả cho bên nhượng quyền khi tham gia vào hệ thống. Cũng như trường hợ phí nhượng quyền, tùy vào chiến lược kinh doanh hay uy tín của bên nhượng quyền mà mức phí này có giá trị khác nhau. Thông thường phí hoạt động này được nhà nhượng quyền tái đầu tư lại hệ thống thông qua các chương trình xúc tiến bán hàng hay các chương trình đào tạo, khen thưởng… cho hệ thống nhượng quyền của mình
- Cẩm nang nhượng quyền: Là tài liệu do nhà nhượng quyền biên soạn, trong đó bao gồm toàn bộ các yếu tố chuyển giao của hệ thống, các định hướng, tôn chỉ hoạt động cũng như những chuẩn mực tạo tiền đề để các yếu tố quan hệ được hình thành và phát triển. Nhà nhận quyền sẽ hoạt động tuân theo cẩm nang nhượng quyền này.
Bản thân nhượng quyền kinh doanh không phải một cơ sở kinh doanh mà đó là một cách thức kinh doanh, đó là một mối quan hệ kinh doanh toàn diện và liên tục bao gồm không chỉ sản phẩm, dịch vụ, nhãn hiệu hàng hóa… mà là toàn bộ hệ thống và mô hình kinh doanh, trong đó bao gồm quản lí hoạt động, tài liệu hướng dẫn (cẩm nang nhượng quyền), cách thức quản lí kinh doanh, giám sát và tổ chức, quản lí chất lượng, trợ giúp và hỗ trợ ban đầu và liên tục. Nếu hoạt động của các bên tham gia không tương thích với yêu cầu của hệ thống nhượng quyền thương mại sẽ làm cho cả hệ thống sụp đổ hay chuyển sang một hình thức kinh doanh khác thậm chí là biến mất khỏi thị trường. Do vậy mô hình nhượng quyền kinh doanh đòi hỏi phải có trách nhiệm rất cao giữa hai bên nhượng quyền và nhận quyền
1.2 Các hình thức nhượng quyền :
1.2.1 Hợp đồng nhượng quyền riêng lẻ (single franchise) :
- Theo hình thức này người mua franchise sẽ kí hợp đồng với người bán, người bán này có thể là chủ thương hiệu hay là master franchisee (sẽ giới thiệu sau). Người mua là một cá nhân hay là một công ty riêng lẻ được chủ thương hiệu cấp quyền kinh doanh tại một địa điểm nhất định trong một khoảng thời gian nhất định thường là từ 3- 5năm, sau khoảng thời gian này nếu người mua muốn gia hạn hợp đồng thì phải nộp thêm một khoản phí,ngoài ra việc kéo dài hợp đồng còn phụ thuộc vào tình hình hoạt động kinh doanh của người mua franchise. Đặc điểm nổi bật của hình thức này là người mua chỉ được phép kinh doanh trên 1 cửa hàng đã đăng kí mà không được mở thêm chi nhánh hay thực hiện nhượng lại quyền của thương hiệu mà mình đang đi nhận quyền.
1.2.2 Hợp đồng nhượng quyền độc quyền ( master franchise) :
- Người chủ thương hiệu sẽ cấp phép cho người mua master franchise độc quyền kinh doanh thương hiệu của mình trong một khu vực, lãnh thổ, thành phố trong một thời gian nhất định ( thường là lâu hơn hợp đồng franchise riêng lẻ ).Khi mua franchise theo hình thức này người mua sẽ được phép mở thêm cửa hàng, đại lý hay nhượng lại thương hiệu mà mình nhận quyền. Người mua master franchise cũng phải cam kết phải mở/nhượng quyền tối thiểu hay chỉ mở/nhượng quyền tối đa bao nhiêu cửa hàng trong khoảng thời gian qui định trong hợp đồng. Nếu không làm được có thể bị rút độc quyền trong khu vực hay lãnh thổ đó. Ngoài ra người mua franchise phải xây dựng một bản kế hoạc trong vòng 3-5 năm trong đó cam kết phải xây dựng được kế hoạch đào tạo những người mua frachise sau này tuân thủ các chương trình huấn luyện đào tạo nhằm đảm bảo uy tín và chất lượng của thương hiệu. Do vậy những người mua master franchise ngoài những kinh nghiệm trong kinh doanh mặt hàng franchise còn cần có đủ tiềm lực về tài chính cũng như kỹ năng quản trị đề có thể xây dựng cả một hệ thống phục vụ cho tất cả cửa hàng trong khu vực độc quyền của mình
1.2.3 Hợp đồng nhượng quyền phát triền khu vực (Area development franchise)
- Đây là hình thức trung gian giữa hai hình thức master franchise và single franchise nghĩa là người mua franchise trong trường hợp này được cấp độc quyền đại lý cho một khu vực hay một thành phố trong một khoảng thời gian nhưng không được phép bán franchise cho bất kì ai.Người mua franchise cũng được yêu cầu phải mở bao nhiêu của hàng trong khoảng thời gian của hợp đồng và rút quyền. Trong trường hợp người mua franchise kinh doanh tốt có thể được xin cấp phép thành master franchise trong khu vực đó.
1.2.4 Liên doanh
- Với hình thức này chủ thương hiệu sẽ liên doanh với một doanh nghiệp địa phương thành lập công ty liên doanh. Công ty này có quyền thay mặt cho chủ thương hiệu toàn quyền quyền quyết định tại một thành phố, lãnh thổ hay khu vực nào đó. Cả hai đối tác trong công ty liên doanh sẽ đàm phán về cổ phần của mình và cách thức huy động vốn. Thông thường doanh nghiệp địa phương sẽ đóng góp kiến thức bằng mặt bằng kinh doanh và kiến thức địa phương còn chủ thương hiệu sẽ đóng góp bí quyết kinh doanh, thương hiệu, cộng thêm một số tiền mặt. Đây là hình thức mà chủ thương hiệu không mấy ưu tiên do phải chấp nhận rủi ro tài chính khi liên doanh sụp đổ. Tuy nhiên trong một số trường hợp khi chủ thương hiệu nhận thấy thị trường sẽ rất tiềm năng nhưng không tìm được người mua franchise thì sẽ chấp nhận hình thức này.
2. Phân biệt Franchise và các hình thức kinh doanh khác :
2.1 Franchise và chuyển giao công nghệ:
- Về tính chất : Nhượng quyền thương mại là hình thức mở rộng kinh doanh bằng một thỏa thuận cho phép người khác sử dụng thương hiệu, qui trình kinh doanh, công nghệ của doanh nghiệp nhượng quyền còn chuyển giao công nghệ là hình thức là hình thức chuyển giao quyền sử dụng hay quyền sở hữu công nghệ để ứng dụng vào qui trình sản xuất kinh doanh.
- Về phạm vi quyền lợi của bên nhượng quyền và đối tượng được chuyền giao :Trong hoạt động chuyền giao công nghệ bên nhượng quyền được phép sử dụng công nghệ được chuyền giao để sản xuất bất kì loại hàng hóa dưới bất kì nhãn hiệu, kiểu dáng nào mà họ muốn. Với nhượng quyền thương mại bên nhận quyền chỉ được sử dụng công nghệ, qui trình để sản xuất ra những loại sản phẩm dịch vụ có cùng chất lượng mẫu mã, dưới tên nhãn hiệu hàng hóa do bên nhượng quyền qui định. Bên nhượng quyền trở thành một thành viên trong mạng lưới kinh doanh trong hệ thống, điều này không có trong hoạt động chuyển giao công nghệ.
- Về phạm vi và đối tượng chuyền giao : Đối tượng của chuyển giao công nghệ là chuyển giao các máy móc, thiết bị dịch vụ, đào tạo, ngoài ra còn có kiến thức công nghệ cho bên mua. Đối tượng chính của nhượng quyền thương mại là quyền kinh doanh hay là cẩm nang nhượng quyền bao gồm quyền qui định, quản lí, huấn luyện nhân viên, thiết kế địa điểm kinh doanh, bí quyết kinh doanh
- Về mối quan hệ kiểm soát hỗ trợ : trong hoạt động chuyển giao công nghệ sau khi đối tượng chuyển giao được chuyển giao xong thì bên nhượng quyền không còn nghĩa vụ gì đối với bên nhận. Nhưng trong hoạt động nhượng quyền thương mại, sau khi nhượng quyền bên nhượng quyền sẽ có quyền kiểm soát toàn diện hay chi tiết vừa có nghĩa vụ phải hỗ trợ bên nhận quyền nhằm đảm bảo tính thống nhất của toàn bộ hệ thống.
2.2 Franchise và phân phối sản phẩm, đại lý
- Nhượng quyền đôi khi còn bị nhầm lẫn với đại lý độc quyền. Mục đích của đại lý thường được qui định thông qua doanh số, thị phần và độc quyền sản phầm mà không quá chú trọng đến qui trình hoạt động, quản lí, hệ thống nhận diện thương hiệu và cách thức mà nhà nhà phân phối hay đại lí độc quyền thực hiện
- Ngoài ra trong quan hệ đại lý , quyền sở hữu đối với hàng hóa hay tiền bán hàng thuộc về bên giao đại lý, bên đại lý chỉ bán sản phẩm để hưởng thù lao hoa hồng, tuy hợp đồng cung ứng sản phẩm dịch vụ được ký kết giữa đại lý và bên thứ ba nhưng quyền và nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng này là ràng buộc bên giao đại lý .
Đối với nhượng quyền thương mại, thì tính chất mối quan hệ giữa các chủ thể hoàn toàn khác, quyền sở hữu hàng hóa dịch vụ thuộc bên nhận quyền, bên nhận quyền có quyền nhân danh chính mình cung ứng sản phẩm, dịch vụ cho bên thứ ba. Bên nhận quyền cũng là người trực tiếp xác lập quan hệ thương mại với khác hàng, chịu trách nhiệm về các vấn đề phát sinh từ sản phẩm, dịch vụ do mình cung cấp
2.3 Franchise và license
- Về đối tượng chuyển giao: nếu hoạt động license chỉ dừng lại ở việc chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp, thì trong nhượng quyền thương mại, quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp chỉ là một phần của hoạt động chuyển giao, vì bên cạnh đó, bên nhượng quyền còn chuyển giao cách thức, bí quyết tiến hành kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, thiết kế, trang trí địa điểm kinh doanh…nói một cách tổng quát là chuyển giao cả phần nội dung và hình thức của quy trình kinh doanh. Rõ ràng, đối tượng của nhượng quyền thương mại rộng và bao quát hơn so với hoạt động license.
- Về mục đích của quá trình chuyển giao: trong hoạt động license, mục đích mà bên nhận license hướng tới là nhãn hiệu hàng hóa, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế, giải pháp hữu ích nhằm xác định hình thức, nội dung sản phẩm, còn trong nhượng quyền thương mại, mục tiêu mà bên nhượng quyền và bên nhận quyền hướng tới là phát triển một hệ thống kinh doanh, trong đó nhãn hiệu hàng hóa, các đối tượng khác của quyền sở hữu công nghiệp chỉ là một bộ phận.
- Sự hỗ trợ/ kiểm soát giữa các bên trong quá trình chuyền giao với hoạt động license chỉ là sự hỗ trợ ban đầu khi bân chuyển giao nhượng các đối tượng sở hữu công nghiệp cho bên nhận chuyển giao, còn trong nhượng quyền thương mại sự hỗ trợ của bên nhượng quyền đối với bên nhận quyền là liên tục trong suốt quá trình của thời gian ký hợp đồng, sự hỗ trợ này cũng được qui định rõ trong hợp đồng.
Bên cạnh đó, bên chuyển giao trong hoạt động license chỉ có quyền kiểm soát khi cần thiết và trong phạm vi hẹp đối với bên nhận chuyển giao (do đối tượng của hợp đồng license hơn đối tượng của hợp đồng nhượng quyền thương mại). Trong nhượng quyền thương mại, bên nhượng quyền có quyền kiểm tra sâu sát, toàn diện đối với hoạt động của bên nhận quyền (bằng hình thức kiểm tra định kỳ hay đột xuất). Và, việc đối xử bình đẳng với các thương nhân nhận quyền trong hệ thống nhượng quyền đã được luật định (đối xử bình đẳng về mức đầu tư ban đầu, mức phí nhượng quyền, phí định kỳ…,nghĩa vụ hỗ trợ các hoạt động quản lý, huấn luyện nhân viên, thiết kế, trang trí các địa điểm kinh doanh….), vấn đề này trong hoạt động licenset buộc thực hiện.
3. Thuận lợi và thách thức khi kinh doanh theo hình thức Franchise :
Tỷ lệ các doanh nghiệp thành công khi kinh doanh theo hình thức nhượng quyền thương mạ là rất nhiều. Theo một thống kê của Bộ Thương Mại Hoa Kỳ thì tại Mỹ có đến 95% doanh nghiệp thành công nhờ hình thức này. Tuy nhiên con số này có thể gây hiểu lầm biết đâu trong số 95% này lại tồn tại những doanh nghiệp vẫn tồn tại nhưng kinh doanh không hiệu quả. Nhượng quyền thương mại có những thuận lợi nhưng tất nhiên không có gì là tuyệt đối. Phần sau đây sẽ trình bày những thuận lợi và thách thức đặt ra khi sử dụng mô hình franchise cho cả người mua và người bán
3.1 Đối với người mua


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:


- Bạn nào có tài liệu gì hay thì up lên đây chia sẻ cùng anh em.
- Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở forum, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Xem thêm
Nhượng Quyền Thương Mại. Loại hình kinh doanh có dễ thực giờ VN
bài tập trắc nghiệm nhượng quyền thương mại mọi chủ đề
Nhượng quyền thương mại Co.op Mart
Chuyển nhượng quyền thương mại
Thực trạng hoạt động nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực
Phát triển nhượng quyền thương mại của các doanh nghiệp
Tiểu luận Thực trạng hoạt động nhượng quyền thương mại ở
Khóa luận Pháp luật nhượng quyền thương mại (Franchise) và
Nhượng quyền thương mại và việc áp dụng trong điều kiện hội
Luận án Nhượng quyền thương mại Co.op Mart
Tiểu luận Cà phê trung nguyên - Câu chuyện nhượng quyền
Đề tài Pháp luật về nhượng quyền thương mại
Thực trạng và giải pháp hoạt động quản lý sau nhượng quyền
Tiểu luận Câu chuyện về chuyển nhượng thương mại mô hình G7
Hệ thống nhượng quyền kinh doanh của công ty Cà Phê Trung Nguyên
Tiểu luận Tìm hiểu quy định của pháp luật về nhượng quyền
Giải pháp phát triển kinh doanh bằng hình thức nhượng quyền
Tiểu luận: Tìm hiểu một số quy định của pháp luật về nhượng quyền
Một số vấn đề pháp lý về chủ thể của hợp đồng nhượng quyền
Hệ thống Franchise của vài công ty trên thế giới và khả năng ứng
Bài báo Franchise đang nóng
KFC - Thương hiệu nhượng quyền kinh doanh thành công tại
foci mọi chủ đề
Nghiên cứu về tính hợp lý của việc chuyển nhượng quyền nhân
Nhượng bán cổ phiếu thường đầu tư ngắn hạn
Tiểu luận Thuế thu nhập cá nhân – thực trạng và giải pháp
Khấu hao tăng, giá trị còn lại của TSCD khi nhượng bán
Tiểu luận Phân tích cam kết của Việt Nam với WTO về dịch vụ phân
Tai sao cổ đông nắm giữ cổ phiếu ưu đãi biểu quyết không được tự
 

hoatom

New Member
Re: [Free] Đề án: PHÁT TRIỂN NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM

mods cho em xin link down ạ :)
 

daigai

Well-Known Member
Re: [Free] Đề án: PHÁT TRIỂN NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM

Trích dẫn từ hoatom:
mods cho em xin link down ạ :)


Vừa update link cho em đó
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
N Đề án Thực trạng và giải pháp phát triển TTCK Việt Nam hiện nay Luận văn Kinh tế 0
L Đề án Giải phát phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất Hà Nội Kiến trúc, xây dựng 0
P Đề án Thị trường xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam và phương hướng phát triển Luận văn Kinh tế 0
R Nghiên cứu đề xuất giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng ở các dự án phát triển công trình Khoa học Tự nhiên 0
R [Free] Đề án Quá trình hình thành và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Luận văn Kinh tế 0
B [Free] Đề án Giải pháp chủ yếu tăng cường đầu tư phát triển nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 2001-2005 Luận văn Kinh tế 0
H [Free] Đề án Những giải pháp để phát triển kinh tế hàng hoá Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
G [Free] Đề án Phát triển kinh tế TBNN trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam hiện nay Luận văn Kinh tế 0
N [Free] Đề án Lí luận về lạm phát tiền tệ. Thực trạng và sự vận dụng ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
F [Free] Đề án Phân tích các giải pháp phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việ Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top