Rudy

New Member

Download miễn phí Đề án Quá trình hình thành và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay





MỤC LỤC

A. LỜI MỞ ĐẦU 1

B. NỘI DUNG 2

I. Những vấn đề lý luận chung về nền kinh tế thị trường 2

1. Các điều kiện để hình thành nền kinh tế thị trường 2

2. Các giai đoạn phát triển của nền kinh tế thị trường 4

3. Cơ chế thị trường 5

4. Vai trò kinh tế củaNhà nước trong nền kinh tế thị trường 7

II. Đặc trưng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam 9

1. Sự cần thiết khách quan phải chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta 9

2. Đặc trưng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay 14

3. Thực trạng và các mâu thuẫn trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay 18

III. Giải pháp 22

1. Tạo lập, duy trì và phát triển tự do kinh tế 22

2. Xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật, một điều kiện cho sự phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 23

3. Tạo dựng hành lang và cơ chế đảm bảo giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa đối với nền kinh tế thị trường 23

4Tạo lập bộ máy Nhà nước vững mạnh 24

C. KẾT LUẬN 28

 

 

 

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ủa sự phát triển LLSX đạt đến một trình độ nhất định, đạt đến trình độ cao của kinh tế thị trường như hiện nay là phản ánh trình độ phát triển cao của LLSX. Đến lượt nó, kinh tế thị trường phát triển cao cũng có những tác động thúc đẩy LLSX vốn đã phát triển cao lại càng cao thêm.
Với những tư duy mới, chúng ta có thể khẳng định rằng : Kinh tế thị trường không phải là sản phẩm riêng có của chủ nghĩa tư bản. Nó không đối lập mà là sản phẩm chung của nền văn minh nhân loại. Xây dựng và phát triển kinh tế thị trường là một trong những tính quy luật phổ biến của sự phát triển lực lượng sản xuất xã hội.
Do điều kiện kinh tế, chính trị và xã hội khác nhau nên mỗi nước có một mô hình kinh tế thị trường riêng. Chẳng hạn, ở Cộng hoà liên bang Đức có mô hình kinh tế thị trường- xã hội; ở Trung Quốc có mô hình kinh tế thị trường mang màu sắc Trung Quốc....
Việt Nam từ giữa những năm 80 của thế kỷ XX đã tiến hành công cuộc đổi mới và nền kinh tế của đất nước được xây dựng theo mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Sự hình thành và phát triển KTTT định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta đã trải qua quá trình nghiên cứu, thử nghiệm và tổng kết thực tiễn. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986) đánh dấu công cuộc đổi mới nền kinh tế được khởi xướng, nhưng phải trải qua 5 năm thực hiện, đến Đại hội lần thứ VII (1991), mới đưa ra phương hướng : “ Phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa”. Hội nghị đại biểu giữa nhiệm kỳ khoá VII bổ sung thêm cơ chế vận hành nhằm cụ thể hoá thêm một bước phương hướng nói trên là : “Xây dựng đồng bộ cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN”. Đại hội Đảng lần thứ VIII (1996) lại cụ thể hoá thêm một bước nữa là : “ Xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN”; ... “ phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN”. Trong dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội IX có viết về con đường đi lên CNXH ở nước ta. Đây là thành quả tổng kết lý luận qua nhiều năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng. Một trong bốn nội dung về con đường này, dự thảo chỉ rõ : “Đảng và Nhà nước ta chủ trương thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN, nói gọn lại là nền kinh tế thị trường định hướng XHCN”.
Cơ chế của nền kinh tế ở nước ta là cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN. Trong mô hình này nổi lên 3 khía cạnh chủ yếu :
Thứ nhất: Với tư cách cái chung-KTTT- đòi hỏi trong quá trình kết hợp phải tạo lập và vận dụng đồng bộ các yếu tố:
Cơ sở kinh tế mang tính đa dạng về sở hữu và thành phần kinh tế để nền kinh tế có thể “tự do hoá kinh tế” (tự do cạnh tranh, tự do kinh doanh và tự chủ).
Các phạm trù kinh tế vốn có của KTTT như hàng hoá, tiền tệ, thị trường, cạnh tranh, cung-cầu, giá trị thị trường, giá cả thị trường và lợi nhuận.
Các quy luật kinh tế của KTTT (quy luật giá trị, quy luật lưu thông tiền tệ, quy luật cạnh tranh và quy luật cung cầu)
Cơ chế vận hành nền KTTT- cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước.
Thứ hai : Với tư cách là cái đặc thù- định hướng XHCN- trong quá trình kết hợp đòi hỏi phải tuân theo các mục tiêu, nguyên tắc và nhiệm vụ kinh tế cơ bản hướng đến mục tiêu và các đặc trưng của CNXH mà nước ta cần xây dựng. Định hướng XHCN ở nước ta là một sự lựa chọn tất yếu, một khái niệm khoa học. Tuy vậy, vẫn còn có một số cách hiểu khác nhau, thậm chí không phải không có tư tưởng hoài nghi về tính hiện thực của định hướng XHCN mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã lựa chọn.
Lý thuyết hình thái kinh tế-xã hội của K.Marx cho rằng xã hội cộng sản chủ nghĩa mà giai đoạn đầu là xã hội XHCN, được ra đời và phát triển trên cơ sở thay thế, kế tiếp xã hội tư bản chủ nghĩa. Nghiên cứu sự ra đời và phát triển xã hội mới phải được tiếp cận như một quá trình phủ định biện chứng- phủ nhận có kế thừa. Cũng theo lý thuyết này và có tính đến lý thuyết phát triển nền văn minh thì xã hội XHCN phải là một xã hội hàm chứa trong nó những nhân tố kinh tế, chính trị, văn hoá và gắn với mục tiêu giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người. Xã hội cộng sản chủ nghĩa theo K. Marx, lẽ ra phải xuất hiện từ “các nước tư bản văn minh” có nền kinh tế đã phát triển cao. Song, xã hội đó do những điều kiện lịch sử đặc biệt và do sự lựa chọn của Đảng và nhân dân ta, lại xuất hiện ở Việt Nam, một nước mà nền kinh tế có điểm xuất phát thấp. Mặc dù vậy, cũng không nên lấy sự sụp đổ của chế độ XHCN ở Đông Âu và Liên Xô cũng như ta từ bỏ mô hình kinh tế chỉ huy tập trung quan liêu, bao cấp để chứng minh sự lựa chọn CNXH là sai lầm. Thật ra hai sự việc trên chỉ chứng tỏ sai lầm của nhận thức giản đơn, thậm chí nhận thức lệch lạc về CNXH. Cần ý thức rằng định hướng XHCN đã chọn là một tất yếu, vì sự lựa chọn phù hợp với nội dung thời đại- “Thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên CNXH trên phạm vi toàn thế giới”. Đảng ta nhận định : “XHCN trên thế giới, từ những bài học thành công và thất bại cũng như từ khát vọng và sự thức tỉnh của các dân tộc, có điều kiện và khả năng tạo ra bước phát triển mới. Theo quy luật tiến hóa của lịch sử, loài người nhất định sẽ tiến tới XHCN” (Văn kiện Đại hội IX, tr.14). Định hướng XHCN không chỉ là một tất yếu về chính trị và nguyện vọng mong muốn của nhân dân ta, mà còn là một tất yếu kinh tế, nếu chúng ta đặt những tiền đề kinh tế cho việc xây dựng CNXH ở nước ta theo tư duy mới, mở cửa về kinh tế với tất cả các nước trên thế giới,và nếu chúng ta xem xét các tiền đề kinh tế không dừng lại ở điểm xuất phát ban đầu mà xem xét những thành tựu đã đạt được sau hơn 15 năm đổi mới nền kinh tế.
Tuy vậy, cũng phải nhận thấy rằng bên cạnh những thành tựu đã đạt được, đất nước ta còn đang đứng trước những cơ hội và thách thức. Trong bối cảnh đó, để đạt được đầy đủ các mục tiêu của một xã hội XHCN đích thực không đơn giản, mà nên coi các mục tiêu đó chỉ có thể được hình thành từng bước, chỉ là mục tiêu hướng tới, gắn liền với cả thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta. Điều đó giúp ta hiểu vì sao Đảng ta không sử dụng khái niệm KTTT xã hội chủ nghĩa mà chọn và sử dụng khái niệm KTTT định hướng XHCN . Từ mục tiêu của CNXH cần ý thức rằng xã hội XHCN đích thực mà ta hướng tới không phải đã có sẵn hình mẫu. Mô hình này còn đang trong quá trình hình thành. Vì vậy những đặc trưng của mô hình CNXH chỉ nên xác định những thuộc tính khái quát nhất và cơ bản nhất. Trên cơ sở đó, làm thử tổng kết từng bước bổ sung và hoàn thiện. Hiện tại có thể sử dụn...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
B [Free] Đề án Tổ chức hoạch toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất Luận văn Kinh tế 0
B [Free] Đề án Chính sách kinh tế mới của lênin và sự vận dụng nó ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
S [Free] Đề án Giải pháp cho xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 2001-2 Luận văn Kinh tế 0
B [Free] Đề án Giải pháp chủ yếu tăng cường đầu tư phát triển nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 2001-2005 Luận văn Kinh tế 0
H [Free] Đề án Lí thuyết của chủ nghĩa Mác-LêNin về nền kinh tế thị trường và sự vận dụng lí thuyết đó Luận văn Kinh tế 0
X [Free] Đề án Một số biện pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty bánh kẹo HảI Châu Luận văn Kinh tế 0
3 [Free] Đề án Giải pháp nâng cao hiệu quả công cụ điều hành chính sách tiền tệ ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
H [Free] Đề án Vai trò của nhà nước đối với quá trình CNH-HĐH ở nước ta Luận văn Kinh tế 0
G [Free] Dự án hỗ trợ cho giải pháp vấn đề nguồn nhân lực ở trung tâm y tế huyện Thọ Xuân Thanh Hoá Luận văn Kinh tế 0
H [Free] Đề án Những giải pháp để phát triển kinh tế hàng hoá Việt Nam Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top