vuvy_50kg

New Member

Download miễn phí Đầu tư của khu vực tư nhân đối với sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế Việt Nam





MỤC LỤC 1

LỜI MỞ ĐẦU 3

Phần I: LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ CỦA KHU VỰC TƯ NHÂN 4

I-/ Khái niệm 4

1. Đầu tư 4

2. Đầu tư của khu vực tư nhân 4

II-/ Vai trò của đầu tư khu vực tư nhân 3

1. Tạo ra sự tăng trưởng kinh tế 3

2. Tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế 5

3. Góp phần tăng cường năng lực khoa học và công nghệ quốc gia 6

4. Góp phần tăng chất lượng nguồn nhân lực 6

5. Tạo ra nhiều việc làm, tăng thu nhập của người lao động 6

III-/ Các nhân tố tác động đến nhu cầu đầu tư của các nhà đầu tư

tư nhân 6

1. Mô hình đường cầu đầu tư 6

2. Chính sách khuyến khích đầu tư 8

Phần II: ĐẦU TƯ CỦA KHU VỰC TƯ NHÂN ĐỐI VỚI

SỰ TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NỀN KINH TẾ

VIỆT NAM 9

I-/ Khu vực tư nhân 9

1. Sự hình thành khu vực tư nhân 9

2. Các quy định pháp lý về khu vực tư nhân 10

II-/ Tình hình đầu tư của khu vực tư nhân 11

1. Số lượng chủ thể đầu tư của khu vực tư nhân 11

2. Vốn đầu tư 12

3. Đóng góp vào sự tăng trưởng của nền kinh tế 13

III-/ Vai trò đầu tư của khu vực tư nhân đối với sự tăng trưởng

và phát triển của nền kinh tế Việt Nam 14

1. Nguồn vốn đầu tư của khu vực tư nhân ngày càng có vai trò quan

trọng trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội 15

2. Khu vực tư nhân có những đóng góp tích cực vào sự tăng trưởng

kinh tế 16

3. Đầu tư của khu vực tư nhân tác động đến sự chuyển dịch cơ cấu

thành phần kinh tế 19

Đầu tư của khu vực tư nhân góp phần tạo ra nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người lao động





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


kinh tế, bảo đảm lợi ích chung của cả xã hội. Mặt khác, hệ thống luật pháp còn thể hiện quan điểm, ý chí của nhà nước.
Xuất phát từ vai trò đó, nhà nước ta đã từng bước xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật quy định về hoạt động của các chủ thể kinh tế, trong đó có kinh tế tư nhân nhằm đảm bảo sự vận hành nhịp nhàng của một nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần.
Hiện nay, theo quy định của pháp luật, chủ thể của khu vực tư nhân bao gồm:
Doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh theo quy định của Luật doanh nghiệp (trước đây là Luật công ty và Luật doanh nghiệp tư nhân). Các chủ thể này thuộc thành phần kinh tế tư bản tư nhân.
Doanh nghiệp hợp tác xã theo quy định của Luật hợp tác xã. Các chủ thể này thuộc thành phần kinh tế tập thể.
Hộ kinh doanh cá thể và hộ nông dân. Các chủ thể này thuộc thành phần kinh tế cá thể và tiểu chủ ở nông thôn và thành thị.
Ngoài ra, trong hoạt động đầu tư, khu vực tư nhân có thể được hưởng các ưu đãi theo quy định của Luật khuyến khích đầu tư trong nước.
Do có rất nhiều quan điểm khác nhau về chủ thể kinh tế của khu vực tư nhân, những phân tích trên đây nhằm xác định phạm vi của khu vực tư nhân trong đề tài này.
ii-/ tình hình đầu tư của khu vực tư nhân
Cùng với chủ trương đổi mới, các chính sách của Đảng và Nhà nước đối với các thành phần kinh tế, đặc biệt là khu vực tư nhân đã thông thoáng, cởi mở hơn. Điều đó đã tạo được động lực mới trong nền kinh tế, tiếp tục giải phóng mọi lực lượng sản xuất, khơi dậy, phát huy được các nguồn lực để phát triển kinh tế. Những biến chuyển tích cực trong hoạt động đầu tư của khu vực tư nhân thời gian qua là một trong những bằng chứng thuyết phục cho tính đúng đắn của đường lối đổi mới.
Mục này sẽ khái quát về tình hình đầu tư của khu vực tư nhân trên ba phương diện: số lượng các loại hình chủ thể đầu tư, quy mô vốn đầu tư và mức đóng góp của khu vực đối với nền kinh tế.
Số lượng chủ thể đầu tư của khu vực tư nhân
Sự tăng trưởng của khu vực kinh tế tư nhân thể hiện trước hết ở sự gia tăng về số lượng chủ thể đầu tư của khu vực này.
Về số lượng hộ nông dân: Đổi mới trong nông nghiệp là khâu đột phá đầu tiên của công cuộc đổi mới nền kinh tế. Việc chuyển từ chủ trương tập thể hoá toàn bộ (lao động, ruộng đất và các tư liệu sản xuất khác) sang chính sách thừa nhận hộ nông dân là đơn vị kinh tế tự chủ đã có tác động khơi dậy những tiềm năng to lớn. Qua các năm, số lượng hộ nông dân liên tục gia tăng (Bảng 1), đến nay, cả nước có khoảng 10 triệu hộ nông dân.
Bảng 1: Số lượng hộ nông dân (triệu hộ)
Năm
1985
1990
1994
1999
Số hộ nông dân
8.32
9.36
9.58
9.6
Nguồn: Tạp chí Những vấn đề kinh tế thế giới S1/1999 (1)
Về số lượng doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp công ty và hộ kinh doanh cá thể: Năm 1990, khi Quốc hội thông qua Luật doanh nghiệp tư nhân và Luật công ty, hoạt động của các doanh nghiệp này chính thức được thừa nhận và được hưởng sự bảo đảm, ưu đãi của nhà nước. Đây chính là một tiền đề cho sự trưởng thành mạnh mẽ của khu vực này. Càng ngày càng có nhiều doanh nghiệp được thành lập (Bảng 2), điều này góp phần quan trọng vào sự hình thành và phát triển của nền kinh tế thị trường tại Việt Nam.
(1) Kinh tế hộ nông dân và mô hình kinh tế trang trại ở Việt Nam, GS Nguyễn Điền (T 50)
Bảng 2: Số lượng doanh nghiệp tư nhân
và doanh nghiệp công ty
Năm
Số doanh nghiệp
Hàng năm
Luỹ kế
1991
414
1992
4784
5198
1993
1610
6808
1994
4073
10881
1995
4395
15276
1996
3623
18899
1997
6103
25002
1998
1019
26021
1999
4474
30500
2000
14443
44943
Nguồn: Tạp chí Phát triển kinh tế (1)
Bảng số liệu trên cho thấy, trong năm 2000, số lượng doanh nghiệp mới được thành lập tăng đột biến so với các năm trước đó. Đây là kết quả trực tiếp của việc Luật doanh nghiệp mới ra đời và bắt đầu có hiệu lực ngày 1/1/2000, thay thế cho hai luật trước đó là Luật công ty và Luật doanh nghiệp tư nhân. Theo quy định của Luật doanh nghiệp, thủ tục thành lập doanh nghiệp đơn giản hơn rất nhiều và các quy định về sở hữu, hoạt động của các doanh nghiệp tư nhân và công ty cũng rõ ràng hơn, thông thoáng hơn. Có lẽ vì vậy mà Luật đã có tác dụng rất lớn trong việc khuyến khích tư nhân đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Cũng trong năm 2000, theo quy định của Luật doanh nghiệp, đã có khoảng 150.000 hộ kinh doanh cá thể mới đăng kí thành lập.
Về số lượng hợp tác xã. Tính đến tháng 8/1997 cả nước có 10.500 hợp tác xã đã đăng kí hoạt động(2). Hoạt động của hợp tác xã hiện nay không còn mang tính bắt buộc và hình thức như trong thời bao cấp nữa mà thực sự là sự hợp tác tự nguyện của tập thể người lao động. Các hợp tác xã không chỉ tồn tại trong lĩnh vực nông nghiệp mà còn phát triển trong các lĩnh vực công nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ.
Một điểm đáng chú ý là 98% số doanh nghiệp thuộc khu vực tư nhân và 100% hộ kinh doanh cá thể, hộ nông dân có quy mô sản xuất vừa và nhỏ, kĩ thuật sản xuất còn lạc hậu, khả năng cạnh tranh chưa cao. Do đó, để tạo điều kiện cho sự phát triển của khu vực này đòi hỏi nhà nước cần có các chính sách đảm bảo, hỗ trợ về mặt thị trường và tiêu thụ sản phẩm.
Kinh tế tư nhân Việt Nam, thực trạng và giải pháp, TS Võ Phước Tấn, ThS Đỗ Hồng Điệp
Doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thực trạng và giải pháp, Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam
Vốn đầu tư
Bảng 3 cho biết tình hình vốn đầu tư của khu vực ngoài quốc doanh trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội và trong mối quan hệ so sánh với vốn đầu tư của nhà nước và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Bảng 3: Vốn đầu tư toàn xã hội (tỷ đồng)
Năm
Vốn nhà nước
Vốn ngoài QD
Vốn ĐTTTNN
Tổng số
Tỷ VND
%
Tỷ VND
%
Tỷ VND
%
Tỷ VND
%
1991
5,115
38.0
6,430
47.7
1,926
14.3
13,471
100.0
1992
8,688
35.1
10,864
43.9
5,185
21.0
24,737
100.0
1993
18,556
44.0
13,000
30.8
10,621
25.2
42,177
100.0
1994
20,796
38.3
17,000
31.3
16,500
30.4
54,296
100.0
1995
26,048
38.3
20,000
29.4
22,000
32.3
68,048
100.0
1996
35,894
45.2
20,773
26.2
22,700
28.6
79,367
100.0
1997
46,570
48.1
20,000
20.6
30,300
31.3
96,870
100.0
1998
52,536
54.0
20,500
21.1
24,300
24.9
97,336
100.0
1999
65,300
62.1
21,000
20.0
18,900
18.0
105,200
100.0
2000
74,700
61.9
23,500
19.5
21,800
18.6
120,000
100.0
Nguồn: Thời báo kinh tế Việt Nam (1)
Trong giai đoạn 1991-2000, tỷ lệ vốn đầu tư ngoài quốc doanh trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội bình quân là 24.7%, trong khi tỷ lệ này đối với vốn đầu tư nhà nước là 50.5% và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là 24.8%.
Tuy nhiên, nếu so sánh với tiềm năng của khu vực này thì khối lượng vốn huy động được còn chưa lớn. Thứ nhất, tiết kiệm của dân cư, theo kết quả điều tra và ước tính của Bộ kế hoạch và đầu tư và Tổng cục thống kê, cơ cấu sử dụng tiền tiết kiệm của dân cư như sau:
Mua vàng và ngoại tệ: 44%
Mua nhà đất, cải thiện điều kiện sinh hoạt: 20%
Gửi tiết kiệm (chủ yếu là ngắn hạn): 17%
Đầu tư cho các dự án: 19% (Tạp chí Những vấn đề kinh tế thế giới S3/2000)(2)
Như vậy, chỉ khoảng 36% vốn hi

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Giải pháp nâng cao hiệu quả quy trình sau tuyển dụng nhân sự của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Thuận Lợi Quản trị Nhân lực 0
D Tác động của toàn cầu hóa kinh tế đối với dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào việt nam Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá hoạt động Marketing bất động sản của Công ty Cổ phần đầu tư địa ốc Thắng Lợi Miền Trung Marketing 0
D Giải pháp hoàn thiện các chương trình du lịch nội địa của công ty cổ phần đầu tư Mở - Du lịch Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của dự án đầu tư xây dựng kênh phước xuyên Luận văn Kinh tế 2
D Tình hình thực hiện các lĩnh vực quản trị của công ty đầu tư - Xây dựng Hà Nội Kiến trúc, xây dựng 0
D Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của hàn quốc vào việt nam Luận văn Kinh tế 0
D Đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc vào Việt Nam trong thập niên đầu thế kỷ 21 Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá hoạt động quản trị danh mục đầu tư và trạng thái thanh khoản của 1 NHTM Việt Nam trong giai đoạn gần đây Luận văn Kinh tế 0
D Nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư vào doanh nghiệp của NHTMCP Á Châu Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top