tctuvan

New Member
link tải miễn phí
1. Nhật Bản - một thành viên của khu vực Đông Bắc Á
Điều kiện địa lý có ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển xã hội và không có quốc gia nào nằm ngoài quy luật chung đó. Nhật Bản là một dãy quần đảo hình cánh cung trải dài từ vĩ độ 30 đến 45 độ Bắc, ôm lấy lục địa châu Á, gồm có bốn đảo lớn.
Trong số các quốc gia ở Đông Bắc Á, Nhật Bản là quốc đảo duy nhất, lại nằm biệt lập ngoài khơi Thái Bình Dương nên tính chất đảo đã tạo nên một hoàn cảnh địa lý đặc biệt của Nhật Bản. Điều kiện địa lý như vậy, một mặt, làm cho quá trình giao lưu, tiếp xúc với thế giới bên ngoài của Nhật Bản gặp nhiều khó khăn, nhưng mặt khác, nó lại là một thuận lợi không nhỏ cho Nhật Bản trong việc giữ vững nền độc lập của dân tộc mình và phát triển nền văn hoá của riêng dân tộc mình.
Nằm ở phía đông của lục địa châu Á, trong tiến lịch phát triển của lịch sử dân tộc mình, Nhật Bản vừa dự nhập vào những bước tiến chung của lịch sử, văn hoá khu vực Đông Bắc Á, vừa tạo dùng cho mình một bản sắc văn hoá riêng với những dấu Ên bản địa sâu đậm.
Cũng giống nh­ sự hình thành của các nền văn minh cổ đại trên thế giới, các trung tâm văn minh trong khu vực đều có chung nền tảng kinh tế nông nghiệp. Song, nền nông nghiệp của các quốc gia Đông Bắc Á rất đa dạng và phong phú, chịu sự chi phối của điều kiện tự nhiên sâu sắc. Nếu như lưu vực sông Hoàng Hà là nền kinh tế nông nghiệp ôn đới khô thì vùng Hoa Nam và bắc Đông Dương là nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước.Riêng Nhật Bản, do là một quần đảo, có nhiều núi đồi, lại không có những dòng sông dài, nhiều phù sa, không có những đồng bằng châu thổ lớn, nên Nhật Bản có một nền nông nghiệp canh tác trên những vùng thung lũng, kể cả trên những vùng đất có độ dốc lớn với việc sử dụng hệ thống ruộng bậc thang. Do đó, đối với cư dân nông nghiệp Nhật Bản, nước đã trở thành một vấn đề sống còn. Ngoài việc khai thác nước từ trong tự nhiên, người Nhật Bản cũng đã sớm biết xây dựng hệ thống ao hồ, đập chứa nước và phát triển kỹ thuật “dẫn thuỷ nhập điền”. Xuất phát từ việc phát triển nền kinh tế nông nghiệp, và trên cơ sở sự phát triển của nền thuỷ nông đó, tính cố kết cộng đồng đã trở thành một nhân tố thiết yếu cố kết tinh thần dan tộc của Nhật Bản.
Cùng với các quốc gia trong khu vực, Nhật Bản cũng chia sẻ đặc tính chung là sự giao lưu, tiếp xúc văn hoá với các quốc gia, dân tộc xung quanh, bởi đó là nhu cầu tự thân và bức thiết đối với bất kỳ quốc gia nào trên thế giới
Bên cạnh nhữn nét tương đồng, các quốc gia trong khu vực Đông Bắc Á còn có nhiều nét dị biệt trong con đường phát triển, mang đặc trưng của dân tộc mình. Với một cái nhìn khái quát, nếu chúng ta coi toàn bộ khu vực Đông Bắc Á là một “vùng văn hoá lớn” chia sẻ với nhau nhiều nét văn hoá tương đồng, thì cũng có thể coi mỗi một quốc gia trong khu vực này (Việt Nam, Nhật Bản…) là một tiểu vùng văn hoá - vừa chia sẻ những đặc trưng văn hoá giống nhau, nhưng đồng thời cũng có những sự phát triển chuyên biệt, mang bản sắc văn hoá của dân tộc mình.
Với một cái nhìn như vậy, Nhật Bản là một quốc đảo nằm biệt lập ngoài khơi Thái Bình Dương, vừa nằm trong “vùng văn hoá lớn” Đông Bắc Á, nhưng đồng thời cũng là một “tiểu vùng văn hoá” với những bản sắc văn hoá khác biệt. Nhật Bản có yếu tố biển (chỉ số duyên hải của Nhật Bản là..), có truyền thống khai thác biển và có tính hướng ngoại cao. Trong khi Việt Nam và một bộ phận lãnh thổ Trung Quốc có hệ sinh thái phổ tạp (General Ecosystem) với đặc trưng khí hậu cận nhiệt, thì Nhật Bản lại có hệ sinh thái chuyên biệt (Specialized Ecosystem) với khí hậu ôn đới và hàn đới. Mỗi quốc gia nằm trong một hệ sinh thái riêng biệt nh­ vậy, đã quy định nên sự khác nhau trong thế ứng xử, tập quán, lối sống, suy nghĩ của các quốc gia trong khu vực Đông Bắc Á.
Là một quốc đảo nằm tách biệt với thế giới, lại chia cắt với lục địa Trung Một thông qua một đại dương khá lớn, nên khác với nhiều quốc gia khác trong khu vực “ảnh hưởng của vòng cung văn hoá Trung Hoa có nhiều hạn chế, và do đó Nhật Bản có khả năng tạo nên một thế giới mang bản sắc riêng” . Nhưng bản thân Nhật Bản cũng “luôn có nhu cầutìm hiểu về các nền văn hoá láng giềng trong khu vực”
Trong lịch sử phát triển của khu vực Đông Bắc Á, Nhật Bản là một thị trường tiêu thụ rộng lớn. Là một quốc đảo nằm biệt lập với thế giới bên ngoài, và không tự sản xuất được những mặt hàng thiết yếu. Đó là một trong những lý do đã khiến cho Nhật Bản duy trì một mối liên hệ thường xuyên với các quốc gia trong khu vực Đông Bắc Á, đặc biệt là với Trung Quốc.
Từ cuối thế kỷ XII, lịch sử Nhật Bản bước sang mét trang mới với sự thống trị của đẳng cấp võ sĩ, từ đó, một cơ chế chính trị, quan hệ kinh tế theo những nguyên tắc quân sự đã được thiết lập . Cùng với những bước tiến của lịch sử , đẳng cấp võ sĩ ngày càng trở thành lực lượng không thể thiếu được trong xã hội dưới cả hai khía cạnh quân sự và đạo đức.
Tới thế kỷ XV, XVI trên cơ sở sự tan rã của những trang viên, đã bắt đầu xuất hiện nhiều các lãnh địa với những lãnh chúa có nhiều quyền hành

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top