daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Ket-noi
Mục lục
Chương I. Giới thiệu chung về chính sách ngoại thương và thuế quan
1. Chính sách ngoại thương
1.1. Khái niệm, chức năng và các công cụ chủ yếu
1.1.1. Khái niệm chính sách ngoại thương
1.1.2. Chức năng của chính sách ngoại thương trong nền kinh tế
1.1.3. Các công cụ chủ yếu
1.2. Hai xu hướng của chính sách ngoại thương
1.2.1. Định hướng phát triển xuất khẩu
1.2.2. Định hướng nhập khẩu
2. Công cụ thuế quan
2.1. Khái niệm và vai trò
2.1.1. Khái niệm
2.1.2. Vai trò
2.2. Phân loại
Chương II. Thực trạng áp dụng thuế quan trong chính sách ngoại thương của Việt Nam
1. Thực trạng áp dụng thuế quan trong chính sách ngoại thương Việt Nam qua các giai đoạn
1.1. Giai đoạn từ 1986-2000
1.2. Giai đoạn từ 2001-2006
1.3. Giai đoạn 2006 đến nay và dự báo trong thời gian tới
2. Đánh giá ưu nhược điểm của việc áp dụng thuế quan trong chính sách ngoại thương của Việt Nam
2.1. Ưu điểm
2.2. Nhược điểm
3. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện việc áp dụng thuế quan trong chính sách ngoại thương Việt Nam thời gian tới




CHƯƠNG 1. Giới thiệu chung về chính sách ngoại thương và thuế quan
1. Chính sách ngoại thương
1.1.Khái niệm, chức năng và các công cụ chủ yếu
1.1.1 Khái niệm chính sách ngoại thương:
Chính sách ngoại thương là chính sách của nhà nước bao gồm một hệ thống nguyên tắc và biện pháp thích hợp được áp dụng để điều chỉnh hoạt động ngoại thương phù hợp với lợi ích chung của Nhà nước trong từng giai đoạn. Nó phục vụ đắc lực cho đường lối phát triển kinh tế trong mỗi thời kỳ; ảnh hưởng tới quá trình tái sản xuất xã hội và sự tham gia của nền kinh tế quốc dân vào quá trình phân công lao động quốc tế.
1.1.2 Chức năng của chính sách ngoại thương trong nền kinh tế:
- Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước thâm nhập và mở rộng thị trường ra nước ngoài, khai thác triệt để lợi thế so sánh của nền kinh tế trong nước.
- Bảo vệ thị trường nôi địa, tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong nước đứng vững và vươn lên trong hoạt động kinh doanh.
- Chính sách ngoại thương là một bộ phận trong chính sách đối ngoại của một quốc gia.
1.1.3 Các công cụ chủ yếu
Thuế quan ( sẽ được nêu rõ ở mục 2)
Phi thuế quan
Hạn ngạch
Hạn ngạch là quy định của Nhà nước về số lượng cao nhất của một hàng hoá hay một nhóm hàng hoá được phép xuất khẩu hay nhập khẩu trong một thời gian nhất định thường là một năm đối với một thị trường cụ thể.
Có tác động làm hạn chế số lượng nhập khẩu đồng thời ảnh hưởng đến giá nội địa của hàng hóa; là công cụ quan trọng để thực hiện chiến lược sản xuất thay thế nhập khẩu, bảo hộ sản xuất nội địa.
Đối với Chính phủ và các doanh nghiệp, hạn ngạch cho biết trước số lượng nhập khẩu. Xét về mặt bảo hộ không có sự khác biệt nào giữa thuế quan và hạn ngạch. Tuy nhiên sự tác động của hạn ngạch nhập khẩu khác với sự tác động của thuế quan ở hai mặt. Mức thuế quan tối thiểu ít nhất cũng mang lại thu nhập cho Chính phủ, có thể cho phép giảm những loại thuế khác và do đó nó bù đắp một phần nào cho người tiêu dùng trong nước.
Trong khi đó, hạn ngạch nhập khẩu lại đưa lại lợi nhuận có thể rất lớn cho những người may mắn xin được giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch.
Hạn ngạch nhập khẩu thường được quy định cho một loại sản phẩm đặc biệt hay sản phẩm và thị trường đặc biệt. Ở Việt Nam hiện nay hạn ngạch nhập khẩu chỉ áp dụng đối với 4 loại hàng:
ô tô 12 chỗ ngồi, xe 2 bánh gắn máy, linh kiện điện tử CKD, SKD, nguyên liệu phụ liệu sản xuất thuốc lá. Để quản lý nhập khẩu các nước cũng áp dụng hạn ngạch xuất khẩu. Hạn ngạch xuất khẩu được quy định theo mặt hàng, theo nước và theo thời gian nhất định.
Trợ cấp xuất khẩu
Trợ cấp xuất khẩu được sử dụng để hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu hàng hoá từ trong nước ra nước ngoài đặc biệt là đối với hàng hoá mới tham gia xuất khẩu. Trợ cấp xuất khẩu có thể được thực hiện bằng cách Nhà nước cấp vốn trực tiếp cho các doanh nghiệp thông qua chính sách đầu tư, thực hiện cho vay ưu đãi thông quan chính sách tín dụng hay bằng cách trợ giá.
Hạn chế xuất khẩu tự nguyện
Là một biện pháp hạn chế xuất khẩu mà một quốc gia nhập khẩu đòi hỏi quốc gia xuất khẩu phải hạn chế bớt hàng xuất khẩu sang nước mình một cách tự nguyện, nếu không họ sẽ áp dụng
các biện pháp trả đũa kiên quyết.
Áp dụng cho các quốc gia có khồi lượng xuất khẩu quá lớn ở một mặt hàng nào đó.
Các biện pháp hành chính, kỹ thuật hạn chế xuất khẩu
Là những tiêu chuẩn về vệ sinh, đo lường, an toàn lao động, bao bì đóng gói, đặc biệt là tiêu chuẩn về vệ sinh thực phẩm, vệ sinh phòng dịch, tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường sinh thái.
Những quy định này có tác dụng bảo hộ đối với thị trường trong nước, hạn chế dòng vận động của dòng hàng hóa trên thị trường thế giới.
Những nước phát triển sẽ có lợi hơn so với các nước chậm phát triển trong việc áp dụng những quy định này.
Tín dụng xuất khẩu
Là hình thức khuyến khích xuất khẩu bằng cách nhà nước lập các quỹ tín dụng xuất khẩu hỗ trợ cho hệ thống ngân hàng thương mại đảm bảo gánh chịu rủi ro nhằm tăng cường tín dụng cho hoạt động xuất khẩu. Tín dụng xuất khẩu thường được áp dụng cho các nước phát triển và áp
dụng chủ yếu cho các nhóm hàng thiết bị máy móc, dây chuyền...
Một số biện pháp khác:
- Giấy phép xuất khẩu.
- Bán phá giá.
- Hệ thống thuế nội địa
- Cơ quan quản lý ngoại tệ và tỷ giá hối đoái.
- Độc quyền mua bán.
- Quy định về chính thư khi làm thủ tục xuất - nhập khẩu.
- Thưởng xuất khẩu.
- Đặt cọc nhập khẩu.
1.2.Hai xu hướng của chính sách ngoại thương
1.2.1. Định hướng phát triển xuất khẩu:
Chủ trương dành ưu tiên cao nhất cho xuất khẩu; tạo nguồn hàng có chất lượng, có giá trị gia tăng và sức cạnh tranh cao để xuất khẩu, góp phần giải quyết việc làm cho xã hội, tạo nguồn dự trữ ngoại tệ, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ thời kỳ 2011-2020 phải đạt mức tăng trưởng bình quân từ 11 % -12 % /năm. Để đạt được kế hoạch đề ra, nhà nước ta đã định hướng phát triển xuất khẩu như sau:
- Một là, phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Triển khai thực hiện Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2020…; Xác định cụ thể các mặt hàng xuất khẩu có tiềm năng.
Xây dựng và ban hành cơ chế, chính sách nhằm phát triển sản xuất các mặt hàng xuất khẩu có tiềm năng, có lợi thế cạnh tranh cấp quốc gia, có tốc độ tăng trưởng và giá trị gia tăng cao thuộc các nhóm hàng vật liệu xây dựng, sản phẩm hóa dầu, sản phẩm cao su, sản phẩm chất dẻo, điện tử, điện thoại di động... Thường xuyên nắm tình hình áp dụng các biện pháp bảo hộ mậu dịch, hàng rào kỹ thuật của nước nhập khẩu đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt là các mặt hàng nông, lâm, thủy sản...
- Hai là, Phát triển thị trường, xúc tiến thương mại: Khẩn trương xây dựng trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Chiến lược đàm phán các hiệp định thương mại tự do (FTA) đến năm 2020, tập trung các nguồn lực để đàm phán FTA vào các thị trường, khu vực thị trường trọng điểm, nhiều tiềm năng; Xây dựng đề án phát triển, đẩy mạnh xuất khẩu đối với từng khu vực thị trường nhằm đa dạng hóa mặt hàng và thị trường xuất nhập khẩu, khai thác tốt tiềm năng và đặc thù của từng khu vực thị trường; Đẩy mạnh các hoạt động đàm phán song phương, đa phương; rà soát các hiệp định, cam kết quốc tế đã ký với từng nước, khu vực để có biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu vào các thị trường này, đồng thời bảo đảm sự đồng bộ trong quá trình thực hiện các cam kết; Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến xuất khẩu, tập trung phát triển sản phẩm xuất khẩu mới có lợi thế cạnh tranh, không bị hạn chế về thị trường, xuất khẩu vào các thị trường còn nhiều tiềm năng; Rà soát, đánh giá kết cấu hạ tầng thương mại tại các khu vực cửa khẩu biên giới, nhất là các khu vực có lượng hàng hóa xuất nhập khẩu lớn, từ đó đề xuất cơ chế, chính sách nhằm hoàn thiện, phát triển kết cấu hạ tầng thương mại tại các khu vực này; tăng cường hợp tác, trao đổi
thông tin với các nước có chung đường biên giới để bảo đảm xuất khẩu ổn định, dự báo và chủ động phòng ngừa những bất ổn phát sinh; sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách thương mại biên giới theo hướng linh hoạt, khuyến khích tối đa cho xuất khẩu, bảo đảm nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu; Có giải pháp cụ thể để tăng cường và nâng cao hiệu quả hoạt động ngoại giao phục vụ kinh tế nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu cho hàng hóa Việt Nam...
- Ba là, Hoàn thiện chính sách thương mại, tài chính, tín dụng và đầu tư phát triển sản xuất hàng xuất khẩu: Rà soát, hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách liên quan đến quản lý nhà nước trong lĩnh vực xuất nhập khẩu; Nâng cao vai trò của Ngân hàng Phát triển Việt Nam trong việc cung cấp tín dụng, bảo lãnh tín dụng xuất khẩu và đầu tư cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa; Rà soát, xây dựng các mức thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phù hợp với lộ trình hội nhập quốc tế và khu vực nhằm tạo điều kiện đẩy mạnh xuất khẩu, phát triển sản xuất trong nước; Đánh giá tổng thể tình hình đầu tư nước ngoài của Việt Nam thời gian qua và định hướng chính sách đến năm 2020. Đề xuất những giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có chất lượng, Thực hiện điều hành chính sách tiền tệ, tỷ giá và quản lý ngoại hối linh hoạt bảo đảm khuyến khích xuất khẩu.
- Bốn là, Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, dịch vụ phục vụ xuất nhập khẩu hàng hóa và đẩy nhanh xã hội hóa dịch vụ logistics: Đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông, kho tàng bến bãi tại các cảng biển lớn và các địa điểm thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Xây dựng và hoàn thiện khung khổ pháp lý, chính sách phát triển dịch vụ logistics, đồng thời chuẩn hóa quy trình dịch vụ, nâng cấp cơ sở hạ tầng và chất lượng nguồn nhân lực; Xây dựng cơ chế, chính sách nâng cao năng lực, hiệu quả cung cấp và phát triển dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu của Việt Nam.
- Năm là, Đào tạo phát triển nguồn nhân lực: Xây dựng, cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng đầu tư, tham gia vào lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực phục vụ các ngành hàng sản xuất, xuất khẩu; Tăng cường đào tạo, phổ biến kiến thức và chính sách, pháp luật thương mại của các nước cho các địa phương, doanh nghiệp để tận dụng các ưu đãi trong các cam kết quốc tế và có biện pháp tích cực, chủ động phòng tránh các hàng rào trong thương mại để phát triển xuất khẩu các mặt hàng chủ lực, mặt hàng mới của Việt Nam...
- Sáu là, Nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp và vai trò của Hiệp hội
3 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện việc áp dụng thuế quan trong chính sách ngoại thương Việt Nam thời gian tới

1. Đổi mới trong quy chế, điều tiết và linh động việc áp dụng thuế quan
Thứ nhất, xây dựng một cơ chế quản lý ngoại thương mới với một cơ quan quản lý thuế quan tập trung có thẩm quyền đủ lớn để hoạch định chính sách, pháp luật thuế quan, ngoại thương, thống nhất, hiệu quả.
Quy định trách nhiệm các cơ quan quản lý và xác lập các mối quan hệ giữa các ngành, lĩnh vực. Tổ chức, phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, nhất quán giữa các chủ thể quản lý (Nhà nước và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền) và đối tượng được quản lý (mọi thành phần kinh tế). Nếu chủ thể quản lý và đối tượng được quản lý không tuân thủ các nguyên tắc phối hợp chung sẽ dẫn tới hậu quả đổ vỡ cơ chế, trật tự đã được thiết lập.
2. Cải cách thủ tục hành chính trong quản lý hoạt động thuế quan.
Đẩy mạnh cải các thủ tục hành chính trong quản lý hoạt động thuế quan, xoá bỏ các thủ tục rườm rà, tạo môi trường thuận lợi và thông thoáng cho các hoạt động xuất nhập khẩu theo hướng thị trường, phù hợp với các cam kết của WTO. Bản thân các chính sách thông thoáng lại tạo nền tảng cho cải cách hành chính trong xuất nhập khẩu. Kịp thời phát hiện khó khăn của doanh nghiệp để bổ sung, sửa đổi nhanh các thủ tục hành chính đảm bảo đơn giản, gọn nhẹ, công khai, minh bạch.
3. Cần rà soát, sửa đổi lại các biểu thuế suất hàng xuất khẩu, nhập khẩu.
Rà soát, sửa đổi lại các biểu thuế suất hàng xuất khẩu, nhập khẩu một cách toàn diện và triệt để hơn trên cơ sở phải bảo hộ được nền sản xuất trong nước và không cao hơn cam kết của Việt Nam tại các hiệp định thương mại.
4. Nâng cao vai trò, hiệu lực và hiệu quả quản lý, điều tiết của Nhà nước trong các hoạt động thuế quan (chính sách khuyến khích)
5. Bên cạnh cam kết giảm thuế xuất nhập khẩu theo lộ trình AEC Việt Nam cần điều chỉnh hệ thống thuế nội địa.
Việc điều chỉnh này không trực tiếp nằm trong nội dung cam kết với ASEAN nhưng sẽ giúp hệ thống thuế Việt Nam phù hợp với các thông lệ quốc tế, đơn giản hóa và minh bạch hóa hệ thống thuế; đồng thời xác định mức động viên hợp lý, đảm bảo số thu cho ngân sách. Sử dụng hiệu quả công cụ thuế nhập khẩu và các loại thuế khác (thuế bảo vệ môi trường...) nhằm hỗ trợ ở mức độ phù hợp cho sản xuất trong nước, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa trong nước theo đúng cam kết. Với những hàng hóa trong nước có thể sản xuất được, xem xét duy trì mức trần thuế nhập khẩu theo cam kết trong WTO và có lộ trình xóa bỏ thuế phù hợp cho hàng hóa có xuất xứ từ các nước có Hiệp định thương mại tự do (FTA).

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
V Sử dụng công cụ thuế suất để khuyến khích đổi mới công nghệ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa” (Nghiên Kinh tế quốc tế 0
N Hoàn thiện việc sử dụng công cụ thuế trong quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp công nghiệp ngoài q Tài liệu chưa phân loại 0
M Nâng cao vai trò của thuế - Công cụ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa ở Việt Nam Tài liệu chưa phân loại 0
D Công cụ chính sách ngoại thương của việt nam hiện nay Luận văn Kinh tế 0
D tìm hiểu công nghệ nén ảnh jpeg, chuẩn jpeg và các loại jpeg. thử nghiệm ứng dụng cụ thể Công nghệ thông tin 0
D ứng dụng một số công cụ trực tuyến vào việc dạy và học tiếng anh Ngoại ngữ 0
D Hoàn thiện định vị sản phẩm của công ty trên thị trường mục tiêu tại công ty Dụng Cụ Cắt và Đo Lường Cơ Khí Luận văn Kinh tế 0
D Thảo luận phân tích công cụ và thông điệp của chiến dịch truyền thông pepsi muối của pepsico Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu xây dựng công cụ đo kiểm và đánh giá chất lượng dịch vụ di động 4G (LTE) Công nghệ thông tin 0
D SKKN bước đầu sử dụng công cụ mạng xã hội để hỗ trợ dạy học dự án một số bài trong chương trình sinh học phổ thông Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top