daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Ket-noi

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 4
Phần 1: Những vấn đề cơ bản về các công cụ của chính sách ngoại thương 5
1.1.Chính sách ngoại thương và vai trò của nó đối với sự phát triển kinh tế 6
1.1.1.Khái niệm 6
1.1.2.Nhiệm vụ và vai trò 6
1.2.Các công cụ chủ yếu của chính sách ngoại thương 8
1.2.1.Thuế quan 8
1.2.2.Các biện pháp phi thuế quan 11
1.3. các dạng chính sách TMQT điển hình 15
1.3.1.Chính sách mặt hàng: 15
1.3.2.Chính sách thị trường: 15
1.3.3.Chính sách hỗ trợ: 15
Phần 2. Thực trạng việc áp dụng các công cụ chủ yếu trong chính sách ngoại thương của VN từ 1986 đến nay. 16
2.1. Công cụ thuế quan 16
2.1.1 Công cụ thuế quan từ 1986-2000 16
2.1.2. Giai đoạn từ năm 2001- 2006 20
2.1.3. Cam kết khi gia nhập WTO 24
2.2 Thực trạng áp dụng các công cụ phi thuế quan (hạn ngạch, các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật, hỗ trợ xuất khẩu) 30
2.2.1 Từ 1986-2000 30
2.2.2. Giai đoạn 2001-2007 34
2.2.3. Giai đoạn từ năm 2007 đến nay: 40
2.3. Đánh giá việc áp dụng các công cụ chủ yếu trong chính sách ngoại thương của Việt Nam từ 1986 đến nay 45
2.3.1. Khái quát thực trạng xuất nhập khẩu Việt Nam 45
2.3.2. Đánh giá việc sử dụng các công cụ chủ yếu trong chính sách ngoại thương của Việt Nam. 50
Phần 3: Định hướng, mục tiêu và các giải pháp để hoàn thiện các công cụ CSNT 53
3.1 Định hướng, mục tiêu của CSNT nói chung và việc áp dụng các công cụ CSNT nói riêng: 53
3.1.1 Định hướng, mục tiêu của chính sách ngoại thương nói chung 53
3.1.2 Định hướng, mục tiêu của việc áp dụng các công cụ CSNT: 54
3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện việc áp dụng các công cụ CSNT 55
3.2.1 Công cụ thuế quan 55
3.2.2. Về công cụ phi thuế quan 56
3.2.3. Các giải pháp khác: 57
KẾT LUẬN 57
\

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính tất yếu của đề tài
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập,kinh tế đối ngoại là hoạt động tất yếu khách quan đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân,phục vụ cho sự phát triển của các nước đang phát triển,có nền kinh tế mở cửa.Đối với Việt Nam hoạt động kinh tế đối ngoại hiện tại là kết quả của quá trình mở cửa hơn 20 năm,là động lực phát triển kinh tế trong thời kỳ hội nhập mới.Bởi hoạt động này làm rút ngắn khoảng cách hội nhập kinh tế của Việt Nam với những nội dung phát triển toàn diện của nó.
Lịch sử đã chứng minh nhiều nước trên thế giới và khu vực đã phát triển nền kinh tế thành công bằng con đường kinh tế đối ngoại với chính sách mở cửa-khoan dung hơn là đóng cửa cô lập và đố kỵ-nghi ngờ.Điển hình là ở Đông Á: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và một số nước ASEAN như: Singapo, Thái Lan…thông qua hoạt động đối ngoại của mình đã nhanh chóng trở thành ‘’những con rồng kinh tế của Châu Á’’.
Từ kinh nghiệm của các nước,trước và khi tham gia hội nhập WTO, Việt Nam đang tổ chức, sắp xếp lại nền kinh tế và hướng nền kính tế ra bên ngoài để tìm’’cú hích ‘’mạnh về tài chính, hợp tác chuyển giao công nghệ-khoa học kỹ thuật, hướng xuất khẩu nhằm đẩy nhanh tiến bộ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Cho nên Việt Nam xem mục tiêu kinh tế đối ngoại là mục tiêu chiến lược-động lực phát triển tất yếu.
Trước tình hình đó,việc nghiên cứu đề tài ‘’Công cụ chính sách ngoại thương Việt Nam’’ là cần thiết,giúp sinh viên hiểu biết và nắm rõ về công cụ chính sách ngoại thương Việt Nam,đặc biệt là giai đoạn từ năm 1986 đến nay.Từ đó đưa ra những định hướng và giải pháp phù hợp với hoàn cảnh đất nước,nhằm đạt mục tiêu củng cố và tăng cường phát triển kinh tế-xã hội bền vững lâu dài của Việt Nam.
2.Mục tiêu nghiên cứu
-Hệ thống hóa những vấn đề về thương mại quốc tế
-Tìm hiểu sự tác động của ngoại thương đến sự phát triển kinh tế
-Phân tích đánh giá thực trạng của ngoại thương hiện nay
-Đề xuất các giải pháp cho ngoại thường Việt Nam
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
-Công cụ chính sách của ngoại thương Việt Nam hiện nay
-Chính sách của nhà nước liên quan đến thương mại quốc tế
4.Phương pháp nghiên cứu
-Thu thập thông tin,số liệu từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau
-Thống kê,tổng hợp,phân tích những thông tin thu được
5.Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu và danh mục tài liệu tham khảo,kết cấu đề tài của nhóm gồm các phần chính như sau:
Phần 1: Những vấn đề cơ bản về các công cụ của chính sách ngoại thương
Phần 2: Thực trạng việc áp dụng các công cụ chủ yếu trong chính sách ngoại
thương của VN từ 1986 đến nay.
Phần 3: Định hướng, mục tiêu và các giải pháp hoàn thiện công cụ chính sách ngoại thương.



Phần 1: Những vấn đề cơ bản về các công cụ của chính sách ngoại thương
1.1.Chính sách ngoại thương và vai trò của nó đối với sự phát triển kinh tế
1.1.1.Khái niệm
-Chính sách ngoại thương là một hệ thống các nguyên tắc, biện pháp kinh tế, hành chính và pháp luật dùng để thực hiện các mục tiêu đã xác định trong lĩnh vực ngoạị thương của một nước trong thời kỳ nhất định.
-Mục tiêu cơ bản của chính sách ngoại thương là hướng tới việc sử dụng và phân bổ có hiệu quả các nguồn lực trong và ngoài nước trong quá tŕnh phát triển kinh tế xă hội. Chính sách ngoại thương vùa thể hiện chính tất mở của nền kinh tế, vừa thể hiện sự phân biệt đối xử đối với các nhà sản xuất, kinh doanh nước ngoài theo nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi.
1.1.2.Nhiệm vụ và vai trò
-Nhiệm vụ chủ yếu của chính sách Ngoại thương là tạo điều kiện thuận lợi nhất nhất cho các doanh nghiệp mở rộng buôn bán với nước ngoài, cũng như thông qua đàm phán quốc tế để đạt được mở rộng thị trường hợp pháp cho các doanh nghiệp. Đồng thời chính sách ngoại thương cũng phải góp phần bảo hộ nền sản xuất nội địa, hạn chế cạnh tranh bất lợi cho các doanh nghiệp trong nước.
-Chính sách ngoại thương bao gồm các bộ phận cấu thành như: chính sách thị trường, chính sách sản phẩm, chính sách thuế quan, biện pháp cấm đoán, kiểm soát hạn chế nhập khẩu và khuyến khích xuất khẩu.
-Việc ban hành các chính sách ngoại thương làm giảm bớt sự bất trắc bằng cách tạo ra một thể chế tương đối ổn định cho công cuộc kinh doanh của doanh nghiệp, để khi họ muốn lập một công ty, muốn bán một hàng hoá, muốn vay tiền.... Doanh nhân phải biết tôn trọng các chính sách của các nước khác, nếu họ muốn kinh doanh ở nước ngoài. nhưng sự ổn định của các chính sách ngoại thương không phủ nhận một thực tế là chúng luôn thay đổi. Và sự thay đổi của chính sách ngoại thương là một qúa tŕnh tất yếu. chính sách ngoại thương tác động đến chiều hướng phát triển của nền kinh tế, đến công thương nghiệp thông qua ảnh hưởng của chúng đến các chi phí troa đổi và sản xuất. Vậy tác động của chính sách ngoại thương đến nền kinh tế, dến chính sự phát triển ngoại thương theo chiều hướng nào phụ thuộc vào chính sách đó có quan tâm đến lợi ích của doanh nhân và người tiêu dùng hay không. Do đó chính sách ngoại thương phải bắt đầu từ lợi ích của các nhà kinh doanh, của giới tiêu dùng. Tuy nhiên các chính sách ngoại thương sẽ hạn chế 1 số lựa chọn của nhà sản xuất và tiêu dùng. Đảm bảo sự hài hoà lợi ích của doanh nghiệp, của người tiêu dùng và quốc gia trong hoạt động ngoại thương là mục tiêu quan trọnh của chính sách ngoại thương. Tuy là bộ phận hợp thành của chính sách kinh tế nói chung của nhà nước trong mỗi thời kỳ nhất định nhưng chính sách ngọai thương có những đặc điểm riêng. Đó là:
+ Việc ban hành chính sách ngoại thương là công việc nội bộ của mỗi quốc gia, phải xuất phát từ lợi ích nước ḿnh nhưng không được gây tổn hại đến lợi ích nước khác.
+ Chính sách ngoại thương làm cầu nối liên kết kinh tế trong nước với kinh tế thế giới, tạo điều kiện cho một quốc gia hội nhập về kinh tế với các nền kinh tế khu vực và quốc tế theo những bước đi có hiệu quả.
+ Chính sách ngoại thương có nhiệm vụ cân bằng cán cân thanh toán thu chi. Các hoạt động ngoại thương không chỉ đơn thuần tác động đến sự phát triển vầ cân đối nền kinh tế quốc dân mà c̣n có nhiệm vụ đặc thù là cân bằng cán cân thanh toán quốc tế.

1.2.Các công cụ chủ yếu của chính sách ngoại thương
1.2.1.Thuế quan
-Là loại thuế lấy vật phẩm xuất nhập qua biên giới quốc gia hay quá cảnh làm đối tượng thu thuế, tạo thành khoản thu nhập thuế của nhà nước do hải quan thực hiện. Một số hiệp định quốc tế đă đưa ra định nghĩa rõ ràng hơn về thuế quan là “ Thuế thu theo tỷ suất thuế kê rơ trong biểu thuế xuất khẩu, nhập khẩu”. khái niệm này mmột mặt tách đối tượng nghiên cứu với thuế trong nước, mặt khác tách biệt thuế quan với các loại thuế khác thu được từ xuất khẩu, nhập khẩu như thuế chống phá giá, thuế trả đũa... các loại thuế như vậy chuyên thu với hàng nhập khẩu không gắn với thuế quan.
1.2.1.1 Vai tṛò của thuế quan
lâu dài, mức thuế cao nhất phải giảm và số lượng mức thuế cũng phải giảm để phù hợp với các quy định của các tổ chức Việt Nam đã tham gia (AFTA, WTO…) nhưng phải cắt giảm dần dần.
3.2.1.3. Đổi mới công tác tổ chức, quản lý thi hành chính sách thuế xuất nhập khẩu:
- Xây dựng luật thuế xuất nhập khẩu: cần giảm tối đa việc giao cho các bộ chức năng đưa ra những quy định hướng dẫn thực hiện luật.
- Sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện chính sách thuế XNK một cách thường xuyên và kịp thời là cần thiết để phù hợp với sự thay đổi của thị trường trong và ngoài nước. Tuy nhiên, cần có thời gian cho doanh nghiệp thích nghi kịp thời, tránh gây ra thiệt hại cho doanh nghiệp.
- Các thông tin về thuế XNK phải được thông báo nhanh chóng, chính xác, công khai minh bạch đến các doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp có phương án kinh doanh.
- Đơn giản hoá các thủ tục về thuế xuất nhập khẩu.
3.2.2. Về công cụ phi thuế quan
Trong khi các biện pháp bảo hộ bằng thuế quan cần cắt giảm để phù hợp với yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế thì các công cụ phi thuế quan có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ nền sản xuất trong nước và thúc đẩy phát triển các ngành sản xuất có lợi thế so sánh của Việt Nam trong bối cảnh hiện nay. Để hoàn thiện hơn nữa công cụ này, sau đây là một số giải pháp:
3.2.2.1. Hạn ngạch
Để phù hợp với quy định của các tổ chức tham gia cũng như của các hiệp định, Việt Nam cần cắt giảm dần công cụ hạn ngạch, thực hiện mở cửa thị trường.
3.2.2.2. Các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật
- Cần nhanh chóng hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn hàng hoá (như các tiêu chuẩn về thông số, kích thước, nhãn mác, bao gói, thời gian sử dụng…). Điều này không những giúp bảo hộ các ngành sản xuất trong nước mà còn khiến cho việc nhập khẩu các mặt hàng của Việt Nam trở nên có chọn lọc hơn.
- Xây dựng và hoàn thiện các tiêu chuẩn về môi trường
- Tăng cường các biện pháp kiểm dịch động thực vật, vệ sinh an toàn thực phẩm.
3.2.2.3. Các biện pháp hỗ trợ xuất khẩu
Cần tăng cường các biện pháp hỗ trợ xuất khẩu, nhưng phải phù hợp với quy định của các tổ chức quốc tế đã tham gia.
- Cung cấp đầy đủ thông tin về môi trường thương mại, luật pháp – chính sách của các thị trường, nhất là các thị trường mới thông qua các cơ quan như đại sứ quán của Việt Nam ở nước ngoài để các doanh nghiệp có định hướng thuận lợi nhất
- Ổn định tỉ giá hối đoái
- Đối với các mặt hàng nông sản, chính phủ có thể tiến hành thu mua dự trữ để tránh tình trạng bị ép giá khi vào mùa vụ, nhằm tạo điều kiện có lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu của VN.
- Hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu tiếp cận nguồn vốn ưu đãi từ các ngân hàng
3.2.3. Các giải pháp khác:
- Xây dựng cơ sở hạ tầng kết hợp với đơn giản các thủ tục hành chính; đồng bộ, nhất quán trong việc thực hiện chính sách và luật nhằm tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước cũng như nước ngoài trong việc trao đổi thương mại cũng như đầu tư.
- Cần có những biện pháp cụ thể để giảm sự tác động xấu đến môi trường từ hoạt động sản xuất kinh doanh: khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào công nghệ thân thiện với môi trường, nhập khẩu những sản phẩm không gây ô nhiễm… hướng tới phát triển bền vững

KẾT LUẬN
Đề tài “Công cụ chính sách ngoại thương của Việt Nam hiện nay” đã giúp chúng ta tìm hiểu về thực trạng thực hiến các công cụ chính sách ngoại thương của Việt Nam cũng như các tác động của những công cụ này đối với tình hình xuất nhập khẩu của đất nước. Có thể thấy các công cụ CSNT của Việt Nam ngày càng hoàn thiện hơn, song vẫn không thể tránh khỏi những hạn chế và bất cập cần được khắc phục trong thời gian tới. Việc hoàn thiện các công cụ này là một yếu tố quan trọng góp phần tạo nên sự thành công trong việc thực hiện chính sách thương mại quốc tế nhằm thúc đẩy tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu cũng như tăng trưởng kinh tế của Việt Nam một cách bền vững.
Trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay, Việt Nam không còn nhiều sự lựa chọn trong việc lựa chọn lộ trình hội nhập. Vì vậy, Việt Nam cần có những bước đi đúng đắn phù hợp trong quá trình hoàn thiện các công cụ CSNT, phù hợp với từng thời kỳ, phát huy tối đa lợi thế quốc gia. Việc sử dụng các công cụ này cũng cần linh hoạt và phù hợp với luật quốc tế. Nhóm đã đưa ra một số giải pháp về việc hoàn thiện công cụ CSNT trong thời gian sắp tới, tuy nhiên trước tình hình phức tạp hiện nay, để xác định giải pháp nào thật sự có hiệu quả không phải một việc dễ dàng, Việt Nam vẫn đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện các công cụ này để phù hợp với xu hướng hội nhập và nhất là các quy định của WTO

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top