daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................................... 3
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................. 4
MỤC LỤC ............................................................................................................................ 5
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................................... 9
DANH MỤC HÌNH VẼ .....................................................................................................11
DANH MỤC BẢNG BIỂU ................................................................................................ 13
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................ 14
CHƯƠNG I - NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN VỀ MẠNG 4G (LTE/LTE ADVANCED)
............................................................................................................................................ 15
1.1 Tổng quan mạng 4G LTE/LTE Advanced ............................................................... 15
1.1.1 Tổng quan mạng 4G LTE .................................................................................. 15
1.1.2 Tổng quan mạng 4G LTE - Advanced .............................................................. 18
1.2 Kiến trúc mạng 4G LTE/ LTE Advanced ................................................................ 23
1.2.1 Mạng truy nhập vô tuyến E-UTRAN ................................................................ 23
2.2.2 Kiến trúc mạng lõi LTE (EPC – Evolved Packet Core) .................................... 29
1.2.2.1 Thực thể quản lý tính di động MME (Mobility Management Entity)............ 29
1.2.2.2 Cổng phục vụ S – GW (Serving gateway) ..................................................... 32
1.2.2.3 Cổng mạng dữ liệu gói P – GW (Packet Data Network gateway) ................. 35
1.2.2.4 PCRF (Policy and Charging Resource Function) ........................................... 37
1.2.2.5 Máy chủ thuê bao thường trú HSS (Home Subscriber Server) ...................... 38
1.2.3 Các vùng dịch vụ............................................................................................... 39
1.2.3.1 Mô hình cung cấp dịch vụ thoại VoLTE ........................................................ 39
1.2.3.2 Mô hình cung cấp dịch vụ thoại CSFB .......................................................... 43
1.2.4 Các giao thức và giao diện trong kiến trúc cơ bản của hệ thống ....................... 49
1.2.4.1 Các giao thức trong lớp NAS: ........................................................................ 50
1.2.4.2 Các giao thức trong giao diện vô tuyến: ......................................................... 51
1.2.4.3 Các giao thức trong giao diện S1 giữa E – UTRAN và mạng lõi EPC: ......... 56
1.2.4.4 Các giao thức trong giao diện S5/S8 trong mạng lõi EPC: ............................ 57
1.2.4.5 Các giao thức trong giao diện X2: .................................................................. 58
2.2.5 Các kênh trong kiến trúc của LTE ..................................................................... 59
1.2.5.1 Các kênh logic ................................................................................................ 60
1.2.5.2 Các kênh truyền tải ......................................................................................... 61
1.2.5.3 Các kênh vật lý ............................................................................................... 64
1.3 Kết luận: ................................................................................................................... 66
CHƯƠNG II - NGHIÊN CỨU TIÊU CHUẨN VÀ CÁC CÔNG CỤ ĐO KIỂM, ĐÁNH
GIÁ CHẤT LƯỢNG MẠNG & DỊCH VỤ 4G (LTE / LTE ADVANCE) ....................... 68
2.1 Phương pháp đo kiểm và đánh giá chất lượng mạng và dịch vụ 4G (LTE/ LTE
Advanced) ....................................................................................................................... 68
2.1.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng mạng và dịch vụ 4G (LTE/LTE
Advanced) ................................................................................................................... 68
2.1.2 Phương pháp đo kiểm đánh giá chất lượng mạng và dịch vụ 4G (LTE/LTE
Advanced) ................................................................................................................... 70
2.1.3 Một số công cụ đo kiểm và đánh giá chất lượng mạng và dịch vụ 4G (LTE/
LTE Advanced) hiện nay ............................................................................................ 73
2.2 Lựa chọn các tham số cho việc đo kiểm và đánh giá chất mạng và dịch vụ 4G
(LTE/LTE Advanced)..................................................................................................... 78
2.2.1 Phân loại các tham số KPI ................................................................................. 80
2.2.2 Công suất tín hiệu thu RSRP – Reference Signal Received Power .................. 80
2.2.3 Chất lượng tín hiệu thu RSRQ – Reference Signal Received Quality .............. 81
2.2.4 Tỷ lệ tín hiệu trên nhiễu SNR – Signal to Noise Ratio ..................................... 83
2.2.5 Chỉ số chất lượng kênh CQI – Channel Quality Indicator ................................ 84
2.2.6 CELL ID và TAC .............................................................................................. 85
2.2.7 Tốc độ tải xuống trung bình Download DS – Download Speed ....................... 86
2.2.8 Tốc độ tải lên trung bình Upload US – Upload Speed ...................................... 86
2.2.9 Tỷ lệ truyền tải gói bị rơi – Packet loss ............................................................. 86
2.2.10 Thời gian trễ truy nhập dịch vụ trung bình – Latency ..................................... 86
2.2.11 Tỷ lệ truy nhập dịch vụ thành công – Service Access Success Rate .............. 86
2.2.12 Tỷ lệ cuộc gọi được thiết lập thành công CSSR – Call Setup Success Rate ... 86
2.2.13 Tỷ lệ cuộc gọi bị rơi CDR – Call Drop Rate ................................................... 87
2.2.14 Chất lượng cuộc gọi MOS – Mean Opinion Score ......................................... 87
2.3 Kết luận: ................................................................................................................... 87
CHƯƠNG III - NGHIÊN CỨU, THIẾT KẾ VÀ XÂY DỰNG BỘ CÔNG CỤ ĐO KIỂM
VÀ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG MẠNG & DỊCH VỤ 4G. .............................................88
3.1 Mục tiêu xây dựng công cụ đo kiểm và đánh giá chất lượng mạng và dịch vụ 4G . 88
3.2 Lựa chọn yêu cầu kỹ thuật cho việc xây dựng bộ công cụ đo kiểm chất lượng mạng
và dịch vụ 4G LTE ......................................................................................................... 89
3.2.1 Yêu cầu phần cứng ............................................................................................ 89
3.2.2 Yêu cầu phần mềm ............................................................................................ 90
3.3 Kiến trúc bộ công cụ đo kiểm chất lượng mạng và dịch vụ 4G LTE ....................... 93
3.3.1 Kiến trúc bộ công cụ.......................................................................................... 93
3.3.2 Thiết kế chức năng ............................................................................................ 94
3.3.3 Thiết kế cơ sở dữ liệu ........................................................................................ 97
3.4 Mô tả công cụ đo kiểm và đánh giá chất lượng mạng và dịch vụ 4G .................... 106
3.4.1 Giới thiệu giao diện công cụ đo kiểm chất lượng dịch vụ 4G ......................... 107
3.4.2 Hướng dẫn thiết lập và đo kiểm ...................................................................... 110
CHƯƠNG IV - THỬ NGHIỆM ĐÁNH GIÁ CÔNG CỤ ĐO KIỂM VỚI CÁC DỊCH VỤ
TRÊN MẠNG DI ĐỘNG 4G (LTE/LTE ADVANCED) TẠIVIỆT NAM ..................... 117
4.1 Bộ bài đo, đánh giá chất lượng dịch vụ 4G ............................................................ 117
4.1.1 Bài đo tỷ lệ thiết lập thành công cuộc gọi chiều đi MO CSSR ....................... 117
4.1.2 Bài đo thời gian thiết lập thành công cuộc gọi chiều đi MO CSSR ................ 118
4.1.3 Bài đo tỷ lệ rớt cuộc gọi DCR ......................................................................... 120
4.1.4 Bài đo MOS ..................................................................................................... 121
4.1.5 Bài đo Download và Upload trên 1 băng tần và băng tầnkết hợp ................... 122
4.1.6 Bài đo Scan tham số mạng .............................................................................. 122
4.2 Kết quả đo kiểm, thử nghiệm công cụ đo 4G ......................................................... 123
CHƯƠNG V - KẾT LUẬN & KHUYẾN NGHỊ............................................................. 126
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................ 128
MỞ ĐẦU
Thông tin di động hiện đang là một trong những ngành công nghiệp viễn thông
phát triển nhanh nhất theo nghiên cứu thì đến hết năm 2015 số lượng thuê bao đã đạt tới
con số 4.7 tỉ thuê bao đi kèm với đó là khoảng 7.6 tỉ kết nối di động trên toàn cầu, doanh
thu của các nhà cung cấp đã đạt hơn 1.000 tỉ đô và dự kiến sẽ còn tiếp tục tăng trưởng
mạnh trong giai đoạn từ 2015-2020. Cùng với sự phát triển của số lượng kết nối và thuê
bao là sự phát triển của các loại hình dịch vụ đòi hỏi tốc độ cao, băng thông lớn, yêu cầu
thời gian thực với độ trễ nhỏ ngày càng trở nên phổ biến và 3G đã không còn đáp ứng
được một cách đầy đủ các tiêu chí trên. Do đó việc phát triển mạng và dịch vụ viễn thông
4G (LTE/ LTE Advanced) là vô cùng cần thiết và là tất yếu cho tất cả các nhà cung cấp
dịch vụ hiện nay.
Công nghệ vô tuyến di động thế hệ kế tiếp (4G) hiện nay đã được triển khai ở một
số các quốc gia trên thế giới. Mỗi một loại hình công nghệ 4G có những ưu nhược điểm,
mức độ hoàn thiện, chuẩn hóa khác nhau. Nhiều quốc gia trên thế giới đã lựa chọn triển
khai công nghệ LTE để tiếp cận thế hệ di động kế tiếp (4G). Tuy nhiên, theo như khuyến
nghị tổ chức 3GPP và nhiều tổ chức uy tín trên thế giới, LTE-Advanced là tiêu chuẩn sẽ
cải thiện, nâng cao và thay thế tiêu chuẩn LTE.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các giải pháp công nghệ, hàng loạt các yêu
cầu mới được đặt ra đối với các vấn đề khai thác và đo kiểm, đánh giá chất lượng
dịch vụ. Bài toán đo kiểm giám sát chất lượng mạng viễn thông luôn là mối quan tâm
hàng đầu và là một trong những vấn đề quan trọng nhất cần giải quyết của các nhà khai
thác mạng viễn thông. Hướng tới công tác đo kiểm chất lượng mạng và dịch vụ trên nền
tảng mạng 4G (LTE/LTE_A) đề tài đã tập trung xây dựng công cụ đo kiểm, đánh giá các
chỉ tiêu chất lượng mạng và dịch vụ như các tham số RSRP, RSRQ, SNR, CSSR, CDR,
MOS, Packet loss, Packet delay, Throughput (Up_load & Download).
Ngoài việc đo kiểm các tham số chất lượng mạng và dịch vụ, công cụ đo cũng hỗ
trợ tổng hợp các thông tin mạng lưới như Cell ID, LAC, và hỗ trợ đo kiểm Driving Test.
CHƯƠNG I - NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN VỀ MẠNG 4G
(LTE/LTE ADVANCED)
1.1 Tổng quan mạng 4G LTE/LTE Advanced
1.1.1 Tổng quan mạng 4G LTE
LTE là một chuẩn cho công nghệ truyền thông dữ liệu không dây và là một sự tiến
hóa của các chuẩn GSM/UMTS. Mục tiêu của LTE là tăng dung lượng và tốc độ dữ liệu
của các mạng dữ liệu không dây bằng cách sử dụng các kỹ thuật điều chế và DSP (xử lý
tín hiệu số) mới được phát triển vào đầu thế kỷ 21 này. Một mục tiêu cao hơn là thiết kế
lại và đơn giản hóa kiến trúc mạng thành một hệ thống dựa trên nền IP với độ trễ truyền
dẫn tổng giảm đáng kể so với kiến trúc mạng 3G. Giao diện không dây LTE không tương
thích với các mạng 2G và 3G, do đó nó phải hoạt động trên một phổ vô tuyến riêng biệt.
Đặc tả kỹ thuật LTE chỉ ra tốc độ tải xuống đỉnh đạt 300 Mbit/s, tốc độ tải lên đỉnh đạt 75
Mbit/s và QoS quy định cho phép trễ truyền dẫn tổng thể nhỏ hơn 5 ms trong mạng truy
nhập vô tuyến. LTE có khả năng quản lý các thiết bị di động chuyển động nhanh và hỗ trợ
các luồng dữ liệu quảng bá và đa điểm. LTE hỗ trợ băng thông linh hoạt, từ 1,25 MHz tới
20 MHz và hỗ trợ cả song công phân chia theo tần số (FDD) và song công phân chia theo
thời gian (TDD). Kiến trúc mạng dựa trên IP, được gọi là mạng lõi EPC và được thiết kế
để thay thay thế mạng lõi GPRS, hỗ trợ chuyển giao liên tục cho cả thoại và dữ liệu tới
trạm eNodeB với công nghệ mạng cũ hơn như GSM, UMTS và CDMA 2000, các kiến
trúc đơn giản và chi phí vận hành thấp hơn.
Phần lớn tiêu chuẩn LTE hướng đến việc nâng cấp 3G UMTS để cuối cùng có thể
thực sự trở thành công nghệ truyền thông di động 4G. Một lượng lớn công việc là nhằm
mục đích đơn giản hóa kiến trúc hệ thống, vì nó chuyển từ mạng UMTS sử dụng kết
hợp chuyển mạch kênh + chuyển mạch gói sang hệ thống kiến trúc phẳng toàn IP. EUTRA là giao diện vô tuyến của LTE. Nó có các chức năng chính sau:
• Tốc độ tải xuống đỉnh lên tới 299.6 Mbit/s và tốc độ tải lên đạt 75.4 Mbit/s phụ thuộc
vào kiểu thiết bị người dùng (với 4x4 anten sử dụng độ rộng băng thông là 20 MHz).
5 kiểu thiết bị đầu cuối khác nhau đã được xác định từ một kiểu tập trung vào giọng
nói tới kiểu thiết bị đầu cuối cao cấp hỗ trợ các tốc độ dữ liệu đỉnh. Tất cả các thiết bị
đầu cuối đều có thể xử lý băng thông rộng 20 MHz.
• Trễ truyền dẫn dữ liệu tổng thể thấp (thời gian trễ đi-về dưới 5 ms cho các gói IP nhỏ
trong điều kiện tối ưu), trễ tổng thể cho chuyển giao thời gian thiết lập kết nối nhỏ hơn
so với các công nghệ truy nhập vô tuyến kiểu cũ.
• Cải thiện hỗ trợ cho tính di động, thiết bị đầu cuối di chuyển với vận tốc lên tới
350 km/h hay 500 km/h vẫn có thể được hỗ trợ phụ thuộc vào băng tần.
• OFDMA được dùng cho đường xuống, SC-FDMA dùng cho đường lên để tiết kiệm
công suất.
• Hỗ trợ cả hai hệ thống dùng FDD và TDD cũng như FDD bán song công với cùng
công nghệ truy nhập vô tuyến.
• Hỗ trợ cho tất cả các băng tần hiện đang được các hệ thống IMT sử dụng của ITU-R.
• Tăng tính linh hoạt phổ tần: độ rộng phổ tần 1,4 MHz, 3 MHz, 5 MHz, 10 MHz,
15 MHz và 20 MHz được chuẩn hóa (W-CDMA yêu cầu độ rộng băng thông là
5 MHz, dẫn tới một số vấn đề với việc đưa vào sử dụng công nghệ mới tại các quốc
gia mà băng thông 5 MHz thương được ấn định cho nhiều mạng, và thường xuyên
được sử dụng bởi các mạng như 2G GSM và cdmaOne).
• Hiệu suất sử dụng phổ tần đỉnh đường xuống là 16.3 b/s (giả sử sử dụng MIMO 4x4).
Hiệu suất sử dụng phổ tần đường lên là 4.32 b/s (giả sử sử dụng SISO)
• Hỗ trợ kích thước tế bào từ bán kính hàng chục m (femto và picocell) lên tới
các macrocell bán kính 100 km. Trong dải tần thấp hơn dùng cho các khu vực nông
thôn, kích thước tế bào tối ưu là 5 km, hiệu quả hoạt động hợp lý vẫn đạt được ở
30 km, và khi lên tới 100 km thì hiệu suất hoạt động của tế bào vẫn có thể chấp nhận
được. Trong khu vực thành phố và đô thị, băng tần cao hơn (như 2,6 GHz ở châu Âu)
được dùng để hỗ trợ băng thông di động tốc độ cao. Trong trường hợp này, kích thước
tê bào có thể chỉ còn 1 km hay thậm chí ít hơn.
• Hỗ trợ ít nhất 200 đầu cuối dữ liệu hoạt động trong mỗi tế bào có băng thông 5 MHz.
• Đơn giản hóa kiến trúc: phía mạng E-UTRAN chỉ gồm các eNode B
• Hỗ trợ hoạt động với các chuẩn cũ (ví dụ như GSM/EDGE, UMTS và CDMA2000).
Người dùng có thể bắt đầu một cuộc gọi hay truyền dữ liệu trong một khu vực sử
dụng chuẩn LTE, nếu tại một địa điểm không có mạng LTE thì người dùng vẫn có thể
tiếp tục hoạt động nhờ các mạng GSM/GPRS hay UMTS dùng WCDMA hay thậm
chí là mạng của 3GPP2 như cdmaOne hay CDMA2000).
• Giao diện vô tuyến chuyển mạch gói.
• Hỗ trợ cho MBSFN (Mạng quảng bá đơn tần). chức năng này có thể cung cấp các dịch
vụ như Mobile TV dùng cơ sở hạ tầng LTE, và là một đối thủ cạnh tranh cho truyền
hình dựa trên DVB-H.
Tiêu chuẩn LTE chỉ hỗ trợ chuyển mạch gói với mạng toàn IP của nó. Các cuộc gọi
thoại trong GSM, UMTS và CDMA2000 là chuyển mạch kênh, do đó với việc thông qua
LTE, các nhà khai thác mạng sẽ phải tái bố trí lại mạng chuyển mạch kênh của họ. Có 3
cách tiếp cận khác nhau hiện nay để tái bố trí lại mạng chuyển mạch kênh cho các nhà
mạng:
• VoLTE (Voice Over LTE – Thoại trên nền LTE): Hướng này dựa trên mạng IMS.
• CSFB (Circuit Switched Fallback – Dự phòng chuyển mạch kênh): Trong hướng này,
LTE chỉ cung cấp dịch vụ dữ liệu, và khi có cuộc gọi thoại, Lte sẽ trở lại miền CS
(chuyển mạch kênh). Khi sử dụng giải pháp này, các nhà mạng chỉ cần nâng cấp các
MSC (trung tâm chuyển mạch di động) thay vì phải triển khai IMS, do đó có thể cung
cấp các dịch vụ một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, nhược điểm là trễ thiết lập cuộc
gọi dài hơn.
• SVLTE (Simultaneous Thoại và LTE đồng thời): Trong hướng này, điện thoại làm
việc đồng thời trong chế độ LTE và CS, với chế độ LTE cung cấp các dịch vụ dữ liệu
a. Xác định vấn đề cần giải quyết (hay định nghĩa các đối tượng)
Ðây là bước đầu tiên và cũng là bước quan trọng nhất để bắt đầu với một quá trình
làm việc mang tính trừu tượng cao. Xác định vấn đề một cách đầy đủ, cụ thể sẽ giúp cho
các đối tượng mà nhà thiết kế quan tâm trong cơ sở dữ liệu của mình trở nên rõ ràng hơn.
Tầm quan trọng của việc xác định vấn đề cần giải quyết được thể hiện trên hai yêu cầu:
- Cơ sở dữ liệu sẽ được sử dụng như thế nào?
- Những thông tin gì cần được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu?
Bước này là bước thực hiện quan trọng đầu tiên. Bởi nguồn dữ liệu trong tương lai
sẽ được truyển tải vào cơ sở dữ liệu mà nhà thiết kế đang tiến hành phân tích luôn mang
những đặc tính tự nhiên vốn có của nó. Điều này cũng đồng nghĩa với suy nghĩ: thông tin
không phải là nguồn gốc của dữ liệu. Thông tin chỉ là cái mô tả hình thức cũng như bản
chất của đối tượng hay những vấn đề cần giải quyết. Ở đây, có thể xuất hiện một số khó
khăn đối với nhiều người thiết kế cơ sở dữ liệu. Đó là những khó khăn xuất phát từ yêu
cầu mô tả thông tin của các đối tượng sẽ có mặt trong cơ sở dữ liệu. Ðối tượng trong thực
tế thường mang những nét đặc thù, có thể thay đổi theo thời gian, theo từng địa điểm, và
suy nghĩ chủ quan của người sử dụng. Vấn đề sẽ được đơn giản hơn khi chúng ta phân
biệt hai hướng thiết kế cơ sở dữ liệu: Hướng thứ nhất: cơ sở dữ liệu sẽ được thiết kế một
cách đơn lẻ phục vụ cho một đối tượng ít thay đổi. Hướng thứ hai: cơ sở dữ liệu được
thiết kế theo hướng tổng quát hóa, xuất phát từ các yêu cầu của nhiều đối tượng khác
nhau.
Một số mâu thuẫn trong ý tưởng thiết kế sẽ nảy sinh và đối chọi với nhau từ hai
vấn đề này. Theo hướng thứ nhất, mức độ đầy đủ, chính xác khi mô tả các đối tượng sẽ dễ
dàng hơn nhưng yêu cầu cho việc phát triển ý tưởng thiết kế sẽ bị bó buộc. Hướng thứ hai
sẽ có lợi cho quá trình phát triển hệ thống, nhưng sẽ khó khăn hơn cho các nhà thiết kế,
cũng như yêu cầu về tính chính xác, đầy đủ của dữ liệu. Lựa chọn hướng thiết kế nào là
điều rất quan trọng, bởi khi đã lựa chọn được hướng thiết kế, thì người thiết kế cơ sở dữ
liệu sẽ xác định được phạm vi cũng như nội dung của của các đối tượng và những vấn đề
cần giải quyết. Trong trường hợp, bạn đang thực hiện một giải pháp tin học mang tính
tổng quát cao hay đang sản xuất một phầm mềm đóng gói có thể áp dụng được nhiều nơi,
dĩ nhiên, hướng thiết kế thứ hai là lựa chọn tốt nhất của bạn. Trường hợp, bạn chỉ thực
hiện một giải pháp tin học trong khuôn khổ một công ty, hay doanh nghiệp nào đó, sẽ tùy
vào từng điều kiện cụ thể khác, ví dụ: yêu cầu phát triển hệ thống, tính ổn định trong các
hoạt động của doanh nghiệp, vấn đề tư vấn, triển khai, giá trị hợp đồng… để bạn có thể
lựa chọn một hướng thiết kế cơ sở dữ liệu thích hợp nhất cho mình.
b. Nghiên cứu các hệ thống cơ sở dữ liệu sẵn có
Trong hầu hết các trường hợp thiết kế, chúng ta thường bắt gặp những thông tin,
chi tiết đã được thể hiện một cách tương đối chính xác trong một số hệ thống dữ liệu đã
có từ trước. Những hệ thống dữ liệu này sẽ cung cấp cho các nhà thiết kế rất nhiều thông
tin cần thiết, dưới bất kỳ hình thức mô tả nào. Đây chính là một trong những điểm khởi
đầu thích hợp nhất của quá trình thiết kế một cơ sở dữ liệu. Người thiết kế sẽ dễ dàng hơn
trong việc mô tả những đặc tính cần thiết của rất nhiều đối tượng cần được xây dựng
trong cơ sở dữ liệu. Tính thực tế của các hệ thống dữ liệu có sẵn này không những sẽ giúp
cho người thiết kế nắm bắt được thông tin của đối tượng mà còn giúp cho họ thấy được
những mối quan hệ giữa chúng. Đây là một căn cứ rất hữu ích phục vụ cho quá trình mô
tả các ràng buộc sau này.
Trong quá trình nghiên cứu những hệ thống dữ liệu có sẵn này, người thiết kế cần
có các bước chọn lọc thông tin thật hợp lý. Bởi thông tin chứa đựng trong đó chưa chắc
đã hoàn toàn chính xác, có thể thiếu hay dư thừa. Đây là một trường hợp thường gặp
trong thực tế, đặc biệt là khi nghiên cứu những hệ thống dữ liệu ở những đơn vị mà tính
tổ chức cũng như khả năng quản lý chưa cao. Nghiên cứu các hệ thống dữ liệu sẵn có là
một điều hết sức cần thiết trong bất cứ trường hợp thiết kế cơ sở dữ liệu nào. Đối với
trường hợp thiết kế cơ sở dữ liệu đơn lẻ phục vụ cho đối tượng ít thay đổi thì người thiết
kế sẽ hạn chế được việc bỏ sót thông tin và đỡ mất thời gian hơn khi tìm cách thêm bớt
các trường lưu trữ dữ liệu. Ngược lại, trong trường hợp thiết kế theo hướng tổng quát,
người thiết kế sẽ tích lũy được nhiều kiến thức thực tế hơn, từ đó có cái nhìn tổng thể hơn
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên cứu sự hài lòng của người dân về nhà ở tái định cư tại các dự án xây dựng lại nhà chung cư cũ Luận văn Kinh tế 0
D nghiên cứu xây dựng quy trình phân tích các hoạt chất chính trong cây hương thảo Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu và đề xuất quy trình xây dựng hệ thống mạng an toàn Công nghệ thông tin 0
D Nghiên cứu chính sách, giải pháp và xây dựng mô hình liên kết vùng, tiểu vùng trong phát triển du lịch ở vùng Tây Bắc Văn hóa, Xã hội 0
D Nghiên cứu xây dựng quy trình nhân giống nấm kim châm dạng dịch thể và sản xuất nấm kim châm flammulina velutipes Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần vật liệu xây dựng Tuấn Khanh Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu vấn đề điều khiển lò nhiệt. Đi sâu xây dựng chương trình giám sát nhiệt độ lò nhiệt trong phòng thí nghiệm sử dụng card PCI 1710 Công nghệ thông tin 0
D Nghiên cứu khả thi dự án xây dựng trung tâm đào tạo nghề tại huyện yên phong, tỉnh bắc ninh Kiến trúc, xây dựng 0
D nghiên cứu sự tham gia của hội cựu chiến binh trong xây dựng nông thôn mới tại huyện gia lâm, thành phố hà nội Nông Lâm Thủy sản 2
D Nghiên cứu quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch xây dựng đô thị thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh Luận văn Kinh tế 1

Các chủ đề có liên quan khác

Top