big_baby_194

New Member

Download miễn phí Cẩm nang ngành lâm nghiệp - Khai thác và vận chuyển lâm sản





Mục lục.
1. Khai thác lâm sản . 4
1.1.Tổng quan vềhoạt động khai thác rừng ởViệt Nam. 4
1.1.1. Đối tượng rừng được phép đưa vào khai thác. 4
1.1.2. cách khai thác. 4
1.1.3. Sản lượng khai thác. 4
1.1.4. Các loại công cụkhai thác. 5
1.2. Công nghệvà kỹthuật khai thác gỗ, tre nứa. 8
1.2.1. Khai thác rừng tựnhiên. 8
1.2.2. Khai thác rừng trồng . 18
1.2.3. Khai thác tre nứa . 20
1.2.4. Tổchức khai thác và năng suất lao động . 21
1.2.5. Định mức trong khai thác. 23
2. Kho gỗvà bốc xếp . 26
2.1. Kho gỗ. 26
2.1.1 Kho gỗI. 26
2.1.2. Kho gỗII. 26
2.2. Các chỉtiêu kỹthuật của kho lâm sản. 27
2.3. Thiết kếmặt bằng kho lâm sản . 28
2.3.1. Xác định vịtrí và sốlượng của kho lâm sản . 28
2.3.2. Thiết kếmặt bằng kho lâm sản. 28
2.3.3. Phương pháp tính toán diện tích kho lâm sản . 29
2.5. Bốc xếp . 31
2.5.1. Bốc xếp thủcông. 31
2.5.2. Bốc gỗbằng các cần cố định. 33
2.5.3. Bốc gỗbằng các thiết bịdi động . 34
3. Vận xuất gỗvà tre nứa. 36
3.1. Các kỹthuật vận xuất và điều kiện áp dụng . 36
3.1.1. Vận xuất gỗbằng súc vật . 36
3.1.2. Vận xuất gỗbằng máng lao. 38
3.1.3. Vận xuất gỗbằng máy kéo. 39
3.1.4. Vận xuất gỗbằng đường dây cáp. 42
3.2. Tiêu chuẩn kỹthuật và quy trình thiết kế đường vận xuất . 44
3.2.1. Đường vận xuất bằng súc vật (Trâu, voi). 44
3.2.2. Đường máy kéo. 45
3.2.3. Đường máng lao. 50
3.2.4. Đường dây cáp lao gỗ. 53
4. Vận chuyển gỗvà tre nứa . 57
4.1. Đường ô tô lâm nghiệp . 57
4.1.1. Các loại đường ô tô lâm nghiệp . 57
4.1.2.Yêu cầu kỹthuật của đường ô tô lâm nghiệp. 59
4.1.3. Khảo sát thiết kế đường ô tô lâm nghiệp. 66
4.1.4. Thiết kế, thi công đường ô tô lâm nghiệp theo tiêu chí tác động thấp . 68
4.1.5. Duy tu bảo dưỡng đường ô tô lâm nghiệp . 69
4.2. Đường vận chuyển thuỷ. 70
4.2.1. Những đặc điểm của đường vận chuyển thuỷvà điều kiện áp dụng. 70
4.2.2. Yêu cầu kỹthuật của các tuyến vận chuyển đường thuỷ. 71
4.2.3. Sửa chữa gia cố đường thuỷ. 73
Tài liệu tham khảo . 74



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

uyển, sản lượng gỗ lấy ra, công nghệ khai thác và các phương
tiện phục vụ trên bãi; nhưng diện tích bãi gỗ lớn nhất không vượt quá 900 m2 (hình 8).
Khi xây dựng bãi gỗ, phải đóng cọc mốc xác định ranh giới của bãi gỗ; khi thi công
phải đảm bảo các yêu cầu sau: không được thải đất đá xuống khu vực dòng chảy, bãi gỗ phải
có độ dốc nhỏ để thoát nước tốt; xung quanh bãi gỗ phải làm hệ thống thoát nước và có biện
pháp phòng chống cháy (đối với đường vận xuất, vận chuyển tham khảo ở phần vận chuyển
lâm sản).
10
Hình 8: Vị trí bãi gỗ
(2) Chặt hạ
Chặt hạ bao gồm các bước sau:
Chọn hướng cây đổ: Khi chọn hướng cây đổ cần dựa trên những nguyên tắc sau:
- Đối với khu khai thác có độ dốc i > 100 thì không được chọn hướng đổ xuôi theo
sườn dốc;
- Hướng đổ của cây phải tạo điều kiện thuận lợi cho những công việc tiếp theo sau như
cắt cành ngọn, cắt khúc, vận xuất...đối với khu khai thác có độ dốc i > 100 thì những cây nằm
ở hai bên đường vận xuất cần chọn hướng cây đổ phải song song, hay hợp với hướng đường
vận xuất một góc α ≤ 45 0 .
- Khi cây đổ cần đảm bảo an toàn cho người và thiết bị, tránh hiện tượng chống chày,
gác chênh vênh trên vách núi, lao xuống khe đá vỡ gỗ, mất cây.
- Nếu chiều đổ của cây cùng chiều với hướng gió thì sẽ làm cho cây đổ sớm và ngược
lại, nếu chiều đổ của cây ngược chiều với hướng gió thổi thì khi cây đổ sẽ bị cản trở một
phần, hay sẽ xẩy ra hiện tượng cây đổ không đúng hướng mong muốn, trường hợp này, khi
chặt hạ phải điều chỉnh hướng cây đổ bằng các biện pháp kỹ thuật khác.
Chặt hạ: Bao gồm các
bước công việc như: mở miệng,
cắt gáy và chừa bản lề (hình 9),
cụ thể:
- Nếu độ nghiêng của cây
f > 100 thì nhất thiết phải chọn
hướng đổ theo chiều nghiêng
thực tế của cây.
Độ sâu của mạch mở miệng bằng 1/5-1/3 đường kính của cây; mặt cắt dưới của miệng
cách mặt đất tối đa bằng 1/3 đường kính gốc cây.
- Cắt gáy: Mạch gáy là mạch cắt đối diện với miệng và được cắt sau khi mở miệng,
mạch cắt gáy phải cao hơn mạch cắt dưới của miệng từ 2-4 cm.
11
Chừa bản lề: Đối với cây có hướng đổ tự nhiên trùng với hướng đổ quy định thì bản lề
được chừa là một hình chữ nhật, có chiều rộng từ 3-4 cm, nếu hướng đổ của cây theo quy
định khác với hướng đổ tự nhiên của cây, cần điều chỉnh hướng cây đổ (lái hướng cây
đổ) bằng bản lề hình tam giác, đáy lớn của bản lề được để về phía cây đổ mong muốn (tuỳ
theo lái hướng nhiều hay ít mà đáy lớn của bản lề để to hay bé, thường đáy lớn của bản lề từ 3
÷ 8cm)
a
(9.1) (9.2)
Hình 9: Mở miệng, cắt gáy và bản lề trong quá trình chặt hạ
9.1: Bản lề hình chữ nhật (1. mạch mở miệng, 2. mạch cắt gáy, 3. bản lề);
9.2 : Bản lề hình tam giác (a. mạch mở miệng, b. hướng đổ mong muốn, c. mạch
cắt gáy, d. hướng đổ tự nhiên)
(3) Kỹ thuật chặt hạ bằng cưa máy
Hạ cây có đường kính nhỏ hơn hay bằng hai lần bản cưa (hình 10)
Hình 10: Quá trình hạ cây bằng cưa xăng
12
Hình 11: Thao tác mở miệng từ 2 bên
Tiến hành mở miệng sâu khoảng 1/5 - 1/3
đường kính của cây (mở miệng càng sát mặt đất
càng tốt, vừa để tận dụng gỗ vừa tạo thuận lợi cho
những công việc tiếp theo) miệng được tạo bởi 2
mạch cắt nằm trên mặt phẳng nằm ngang, mạch
cắt chéo tạo nên một góc 30-400. Đường thẳng tạo
bởi 2 mạch (2.3) vuông góc với hướng đổ. Nếu
loại gỗ dễ bị toác thân chân cây thì cần cắt thêm 2
mép (5) của bản lề (6).
Mạch cắt gáy (4) phải nằm cao hơn mạch
mở miệng (2) khoảng từ 2,5-5cm và tạo nên bản lề
hợp lý.
Hạ cây có đường kính lớn hơn hai lần bản
cưa
Tiến hành mở miệng từ 2 bên thân cây
phải hoàn thành mặt cắt ngang trước sau đó mới
cắt mạch chéo (hình 11)
Cắt gáy: Trước hết cắt đâm (a) từ phía miệng vào. sau đó cắt gáy (b) giữ lại bản lề rộng 5-6cm
. Mạch cắt gáy cao hơn mạch cắt miệng một khoảng 10-20 cm (hình 12)
13
Hình 12 : Thao tác quá trình cắt gáy
(4) Kỹ thuật chặt hạ bằng công cụ thủ công
Tuỳ theo điều kiện sản xuất mà người ta có thể dùng cưa cung, cưa đơn, cưa mang cá,
cưa rường để hạ cây, nhưng cũng có thể dùng phối hợp với búa, rìu, dao tạ để thực hiện; một
số loại hình chặt hạ bằng công cụ thủ công thường dùng như sau:
Chặt hạ bằng cưa đơn:
tuỳ từng trường hợp vào địa hình, người chặt hạ có thể quỳ hay ngồi để cưa cây. Thường tư thế
ngồi cưa dễ hạ thấp được gốc chặt hơn. Tư thế ngồi như sau: người chặt hạ ngồi đối diện với
gốc cây định hạ, ngồi thẳng lưng, mông và hai gót chân tiếp xúc đều với đất (hình 13).
Hình 13: Tư thế ngồi cưa bằng cưa đơn
Chặt hạ bằng búa:
Một tay cầm cán sát đầu búa ở tư thế ngửa bàn tay. Tay còn lại nắm ở phía cuối cán
(ở tư thế úp bàn tay). Không cần nắm chặt vì dễ mỏi các ngón tay. Dùng hai bàn chân làm
điểm tựa. Chân không thuận đặt sau và trùng gối. Dùng sức của cơ tay vung búa lên và dừng
lại ở độ cao ngang đầu. Tay cầm cuối cán khép nách, cánh tay và bắp tay đặt ở phía trên sát
đầu búa gần vuông góc với nhau.
Động tác chặt cây: ở cuối thời điểm vung búa lên, nhanh chóng thu tay đặt phía trên về
sát tay đặt cuối cán. Chém búa xuống, mắt nhìn vào vị trí định chặt. Tay lái búa đi đúng quỹ
đạo chuyển động để điểm giữa lưỡi búa ăn vào điểm định chặt. Đồng thời chuyển trọng tâm
người về phía trước. Chân sau thẳng, chân trước trùng gối, tạo lực chặt mạnh thêm.
Động tác vung búa lên và chặt được lặp lại nhiều lần cho tới khi mặt cắt hoàn chỉnh
(hình 14).
14
Chặt hạ bằng dao tạ:
Cầm dao tạ chắc chắn để khi chặt gỗ dao không bị lạng, bị mẻ và năng suất cao. Muốn
dao chặt được mạnh và êm tay phải đưa đúng điểm tập trung lực lên lưỡi dao vào chỗ cần chặt
lên cây gỗ (hình 15).
Hình 14: Hạ cây bằng búa Hình 15: Hạ cây bằng dao tạ
(5) Kỹ thuật cắt cành
Cắt cành bằng cưa máy (hình 16).
Hình 16 : Thao tác cắt cành bằng cưa xăng
15
- Tư thế đứng phải vững chắc, an toàn và ở vị trí quan sát được các chướng ngại vật.
- Mắt nhìn vào cưa.
- Cố gắng tạo điều kiện có điểm tựa cho cưa và nâng đỡ trọng lượng của cưa bằng đùi
(a). Có thể đặt hay tựa cưa ngay lên thân cây để cắt cành (b).
- Xê dịch vị trí cầm ở khung tay cầm phía trước cho phù hợp các vị trí và mạch cắt
cành (c).
- Sử dụng cưa xăng như một đòn bẩy, trong đó vị trí mấu bám của cưa là điểm tựa (d).
Cắt cành bằng công cụ thủ công (hình 17 và18).
Có thể cắt cành bằng cưa đơn, cưa mang cá, cưa rường, cưa cung, búa, rìu hay dao tạ.
Sau đây chỉ giới thiệu thao tác cắt cành bằng rìu, búa.
Hình 17: Cắt cành bằng rìu Hình 18: Cắt cành bằng búa
- Vung búa: Dùng toàn thân và hai bắp tay vung búa, rìu lên và dừng lại ở độ cao
ngang đầu. Tay phía gần đầu búa, rìu khép nách, cánh tay gập. Cánh tay và bắp tay phía dưới
gần vuông góc với nhau.
- Chặt b
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top