cobe_doihon9150

New Member

Download miễn phí Cẩm nang ngành lâm nghiệp - Hấp thụ các bon





Mục lục
Những chữviết tắt.i
1. Giới thiệu1
2. Gới thiệu vềcông ước khung của Liên Hợp Quốc vềbiến đổi khí hậu và Nghị định thưKyôtô3
2.1. Công ước khung của Liên hợp quốc vềbiến đổi khí hậu (UNFCCC). 3
2.2. Nghị định thưKyôtô 4
2.2.1. Cơchế đồng thực hiện – Joint Implementation. 5
2.2.2. Mua bán phát thải – Emission Trading . 5
2.2.3. Cơchếphát triển sạch (Clean Development Mechanism) . 5
2.3. Các thông tin chung vềdựán CDM. 8
2.3.1. Các bên có liên quan đến các dựán CDM . 8
2.3.2. Chu trình dựán CDM. 9
2.3.3. Dựán CDM qui mô nhỏ. 12
2.4. Triển vọng thực hiện Nghị định thưKyôtô và cơchếphát triển sạch CDM ởViệt Nam. 13
2.4.1. Thông tin quốc gia vềNghị định thưKyôtô và Cơchếphát triển sạch CDM . 13
2.4.2. Vai trò và triển vọng hấp thụcácbon trong ngành lâm nghiệp . 17
2.4.3. Chu trình phê duyệt dựán CDM ởViệt Nam . 18
3. Hấp thụcác bon trong lâm nghiệp21
3.1. Một sốkhái niệm cơbản liên quan đến hấp thụcácbon và dựán CDM trong lâm nghiệp. 21
3.2. Phương pháp điều tra hấp thụcácbon trong lâm nghiệp . 27
3.2.1. Phương pháp luận chung . 27
3.2.2. Sinh khối và hấp thụcácbon của lớp thực vật trên bềmặt đất . 32
3.2.3. Rác hữu cơtrên mặt đất . 39
3.2.4. Sinh khối dưới mặt đất . 40
3.2.5. Cácbon trong đất . 41
3.3. Đánh giá giá trịcủa rừng với hấp thụcácbon. 48
3.3.1. Giá trịchung. 48
3.3.2. Xác định giá trịcủa rừng với hấp thụcác bon . 49
4. Thiết lập, quản lý dựán CDM lâm nghiệp50
4.1. Ranh giới dựán . 51
4.2. Đo đếm, giám sát và xác nhận GHG . 52
4.2.1. Đường cơsở. 53
4.2.2. Xác định cácbon và các khí nhà kính khác . 54
4.2.3. Thiết kếhệthống ô đo đếm và phương pháp tính lượng hấp thụcácbon của các dựán
LULUCF trong lâm nghiệp . 56
4.2.4. Đo đếm hiện trường và phân tích sốliệu để ước lượng các bểcácbon dựán . 62
4.2.5. Giám sát . 66
4.3. Tác động, hiệu quảvà chi phí của dựán LULUCF trong lâm nghiệp . 66
4.4. Quá trình thiết lập một dựán CDM trồng rừng và tái trồng rừng . 68
4.5. Dựán CDM trồng rừng và tái trồng rừng qui mô nhỏ. 69
Phụlục70
Phụlục 1. Thuật ngữ- Glossary. 70
Phụbiểu 2. Hướng dẫn viết đềxuất dựán cho dựán CDM trồng rừng và tái trồng rừng. 76
Phụbiểu 3. Hướng dẫn đềxuất phương pháp mới cho việc xác định đường cơsởvà giám sát dựán
trồng rừng và tái trồng rừng. 76
Phụbiểu 4. Quy trình và thủtục đăng ký dựán CDM vềtrồng rừng và tái trồng rừng. 76
Phụbiểu 5. Hướng dẫn quy trình và thủtục cho dựán CDM trồng rừng và tái trồng rừng qui mô nhỏ
. 76
Tài liệu tham khảo



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ơng trình quan hệ giữa sinh khối cây và các nhân tố điều tra khác. Điều
này dẫn đến sai số của phương trình xác định được lớn, phương trình không thay mặt được cho
tổng thể. Clark (1979) cho rằng số lượng mẫu từ 20-40 là có thể thay mặt được cho tổng thể
khi nghiên cứu về thể tích, sinh khối của rừng. Một số tác giả khác thì đề xuất cứ mỗi cỡ
đường kính 2,5cm thì đo đếm 3 mẫu nghiên cứu. Mặc dù đây chỉ là những đề xuất mang tính
kinh nghiệm, đa số các tác giả cho rằng, nó đáp ứng được yêu cầu chính xác cho điều tra hấp
thụ cácbon và động thái (Snowdon et al., 2002).
Mục đích: Mục đích nghiên cứu ban đầu của nhiều nghiên cứu không phải là để xác
định sinh khối của cây hay của lâm phần (vd: mục đích điều tra ban đầu chỉ là để lập biểu thể
tích, nhưng sau đó lại được dùng đề ước lượng sinh khối cây), vì vậy không đảm bảo rằng
những đo đếm và tính toán đảm bảo độ tin cậy cần thiết.
Mô hình quan hệ: Xu hướng chủ quan trong lựa chọn mô hình toán học thường không
đem lại độ chính xác tốt nhất cho phép ước lượng.
Ghi chép dữ liệu - mô tả lâm phần: Mô tả lâm phần được sử dụng cho nghiên cứu sinh
khối nên bao gồm tối thiểu:
35
- Kiểu rừng;
- Tuổi nếu là rừng đồng tuổi;
- Tác động và thời gian tác động;
- Mật độ lâm phần, tổng tiết diện ngang và độ đầy;
- Trung bình và phạm vi của đường kính ngang ngực, chiều cao của cây nghiên cứu,
chiều cao lâm phần;
- Ước lượng sinh khối của các phần khác nhau của sinh khối trên mặt đất của lâm phần.
Ghi chép số liệu - phân tích thống kê: Báo cáo nên gồm:
- Mô tả phương trình và phương pháp ước lượng giá trị của các tham số;
- Ước lượng độ hệ số và sai tiêu chuẩn của chúng;
- Sai số trung bình bình phương của phương trình;
- Tổng sai số, tổng sai số bình phương cho biến độc lập và phụ thuộc.
(6) Phương pháp dựa trên vật liệu khai thác
Lượng cácbon mất đi từ rừng từ khai thác kinh tế được tính bằng công thức:
C = H . E . D;
Trong đó H là thể tích gỗ tròn khai thác được; D là tỷ trọng gỗ (wood density) và E là
hệ số chuyển đổi từ tổng sinh khối khai thác từ rừng. Từ đó tính được sinh khối, lượng cácbon
và động thái quá trình này, đặc biệt sau khai thác (Snowdon et al., 2002).
Phương pháp này thường được sử dụng để ước lượng lượng cácbon bị mất do khai
thác gỗ thương mại. Vì thế nó giúp cho việc tính tổng lượng cácbon của rừng và động thái của
biến đổi cácbon trong rừng.
(7) Phương pháp dựa trên mô hình sinh trưởng
Mô hình sinh trưởng từ những biểu đồ đơn giản nhất cho đến những phần mềm máy
tính phức tạp đã và đang là những công cụ quan trọng trong quản lý rừng (Vanclay, 1998;
Pote' and Bartelink, 2002). Sinh khối và hấp thụ cácbon có thể được xác định bằng mô hình
sinh trưởng. Trên thế giới đã có rất nhiều mô hình sinh trưởng đã được phát triển và không thể
tìm hiểu được phương pháp cụ thể của mỗi mô hình. Vì vậy cần xác định được những
điểm chung để phân loại mô hình (Vanclay, 1998). Rất nhiều tác giả đã cố gắng để phân loại
mô hình theo các nhóm khác nhau với những tiêu chuẩn khác nhau (Pote' and Bartelink,
2002). Có thể phân loại mô hình thành các dạng chính sau đây:
36
1. Mô hình thực nghiệm/thống kê (empirical model) dựa trên những đo đếm của sinh
trưởng và các điều kiện tự nhiên của thời điểm đo đếm mà không xét đến các quá trình
sinh lý học.
2. Mô hình động thái (process model)2/mô hình sinh lý học mô tả đầy đủ các cơ chế hóa
sinh, lý sinh trong hệ sinh thái và sinh vật (Constable and Friend, 2000).
3. Mô hình hỗn hợp (hybrid/mixed model), kết hợp phương pháp xây dựng hai loại mô
hình trên đây để xây dựng mô hình hỗn hợp
Mô hình thực nghiệm đòi hỏi ít tham số (biến số) và có thể dễ dàng mô phỏng sự đa
dạng về quản lý cũng như xử lý lâm sinh, nó là công cụ định lượng sử dụng có hiệu quả và
phù hợp trong quản lý và lập kế hoạch quản lý rừng (Landsberg and Gower, 1997; Vanclay
and Skovsgaard, 1997; Vanclay, 1998). Phương pháp này có thể phù hợp để đoán sản
lượng ngắn hạn trong khoảng thời gian mà các điều kiện tự nhiên cho sinh trưởng của rừng
được thu thập số liệu tạo nên mô hình vẫn chưa thay đổi lớn. Mô hình thực nghiệm thường
được thể hiện bằng các phương trình quan hệ hay phương trình sinh trưởng dựa trên số liệu
sinh trưởng đo đếm thực nghiệm mà thông thường không xét đến ảnh hưởng trực tiếp của các
yếu tố môi trường vì các ảnh hưởng này được coi như đã được tích hợp vào sinh trưởng của
cây. Đối với mô hình thực nghiệm, các phương trình sinh trưởng và biểu sản lượng có thể
phát triển thành một biểu sản lượng sinh khối hay cácbon tương ứng. Tuy nhiên, mô hình
sinh trưởng thực nghiệm không đầy đủ. Chúng không thể sử dụng để xác định hệ quả của
những thay đổi của điều kiện môi trường đến hệ sinh thái và cây như sự tăng lên của nồng độ
khí nhà kính, nhiệt độ, hay chế độ nước… (Landsberg and Gower, 1997; Peng et al., 2002).
Mô hình động thái mô phỏng quá trình sinh trưởng, với đầu vào là các yếu tố cơ bản
của sinh trưởng như ánh sáng, nhiệt độ, dinh dưỡng đất…, mô hình hóa quá trình quang hợp,
hô hấp và sự phân phát những sản phẩm của các quá trình này trên rễ, thân và lá (Landsberg
and Gower, 1997; Vanclay, 1998). Nó còn gọi là mô hình cơ giới3 (mechanistic model) hay
mô hình sinh lý học (physiological model). Mô hình động thái phức tạp hơn rất nhiều so với
mô hình thực nghiệm nhưng có thể sử dụng để khám phá hệ quả của sự thay đổi môi trường
đến hệ sinh thái, sinh vật (Dixon et al., 1990; Landsberg and Gower, 1997). Tuy nhiên, mô
hình động thái cần một số lượng lớn các tham số (biến số) đầu vào, nhiều tham số lại không
dễ đo, cần thời gian dài để đo và/hay không thể đo được với cá điều kiện cơ sở vật chất kỹ
thuật ở các nước đang phát triển (vd. Mô hình nổi tiếng CENTURY mô phỏng động thái
cácbon trong hệ sinh thái rừng và nông lâm kết hợp cần tới hơn 600 tham số đầu vào (Ponce-
Hernandez, 2004)).
2 Tác giả.
3 Tác giả
37
Cho đến nay trên thế giới đã có rất nhiều mô hình động thái hay mô hình hỗn hợp
được xây dựng để mô phỏng quá trình phát triển của hệ sinh thái rừng như BIOMASS,
ProMod, 3 PG, Gen WTO, CO2Fix, CENTURY… (Landsberg and Gower, 1997; Snowdon et
al., 2000; Schelhaas et al., 2001). Trong trường hợp không đủ số liệu đầu vào thu thập được từ
các quá trình tự nhiên của hệ sinh thái và cây, để sử dụng các mô hình này, người ta phải sử
dụng hàng loạt các giả định (assumptions), chính vì vậy tính chính xác của mô hình phụ thuộc
rất nhiều vào các sự phù hợp của các giả định này đối với đối tượng nghiên cứu.
Có nhiều loài cây và rừng trồng của các loài cây này đã xây dựng được biểu thể tích
và biểu sản lượng từ các mô hình sinh trưởng và quan hệ thực nghiệm ở Việt Nam như rừng
trồng của các loài Keo lá tràm (Acacia auriculiformis), Mỡ (Manglietia glauca), Quế
(Cinnamomum cassia), Sa...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top