mafiaboy2001

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là một trong những nguồn lực quan trọng nhất của mọi chế độ xã hội. Đất
đai là tư liệu sản xuất đặc biệt. Đối với nông nghiệp, lâm nghiệp, đất đai là yếu tố không
thể thay thế, còn đối với công nghiệp, dịch vụ là yếu tố quan trọng hàng đầu. Đất đai còn
là địa bàn cư trú của dân cư, tạo môi trường không gian sinh tồn cho xã hội loài người. Đất
đai có đặc điểm là bị giới hạn về mặt số lượng (diện tích). Việc sử dụng đất đai cần có
sự quản lý chung của nhà nước. Vì vậy, các quốc gia đều quan tâm đến vấn đề quản lý nhà
nước về đất đai, nhằm đảm bảo hiệu quả đối với việc sử dụng đất và duy trì các mục tiêu
chung của xã hội.
Quản lý nhà nước về đất đai tốt hay xấu có tác động rất lớn đến nhiều lĩnh vực,
nhiều mặt của kinh tế - xã hội, nhất là trong giai đoạn phát triển nền kinh tế thị trường,
như: việc thu hút đầu tư (phụ thuộc vào các quy định của nhà nước quyền và nghĩa vụ của
các nhà đầu tư, giá đất, tiến độ giải phóng mặt bằng, thủ tục hành chính…); sự ổn định
chính trị - xã hội (liên quan đến thu nhập, việc làm của người nông dân, tình hình khiếu
kiện, tranh chấp đất đai…). Vì vậy, làm tốt công tác quản lý nhà nước về đất đai có ý
nghĩa hết sức quan trọng.
Trong thời kỳ đổi mới vừa qua, Việt Nam đã có nhiều thay đổi trong quản lý nhà
nước về đất đai. Luật Đất đai ban hành lần đầu tiên năm 1987, đến nay đã qua 2 lần sửa
đổi (1998, 2001) và 2 lần ban hành luật mới (1993, 2003). Tuy nhiên, đến nay, tình hình
diễn biến quan hệ về đất đai xuất hiện những vấn đề mới và phức tạp, về lý luận cũng như
thực tiễn của công tác quản lý nhà nước về đất đai vẫn còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng
yêu cầu đổi mới của cơ chế thị trường. Vì vậy, việc nghiên cứu thực tiễn quá trình thi hành
luật để từ đó có những đề xuất sửa đổi bổ sung theo hướng phù hợp hơn với những yêu
cầu mới là hết sức cần thiết.
Công tác quản lý nhà nước về đất đai ở Việt Nam nói chung và tại Hà Tĩnh nói
riêng vẫn bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém. Tình hình vi phạm trong quản lý, sử dụng đất
còn khá phổ biến, thị trường bất động sản còn yếu và hỗn loạn, tình trạng sử dụng lãng phí
đất đai diễn ra ở nhiều nơi, việc khiếu kiện tập thể về đất đai luôn là vấn đề nóng bỏng của xã hội… Bản thân học viên là người công tác trong ngành Tài nguyên và Môi trường
(trước đây là ngành Địa chính), có mong muốn nghiên cứu, tìm hiểu về thực trạng công tác
quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, đánh giá những mặt tốt cũng như
chỉ ra được những vấn đề còn yếu kém, bất cập và nguyên nhân để từ đó đề xuất những
giải pháp nhằm hoàn thiện hơn công tác quản lý đất đai tại địa phương. Vì vậy, việc chọn
đề tài “Quản lý nhà nước về đất đai tại Hà Tĩnh - thực trạng và giải pháp” có ý nghĩa cả
về lý luận và thực tiễn, đáp ứng yêu cầu hiện nay trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
2. Tình hình nghiên cứu
Đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề đất đai. Tuy nhiên, trong thời kỳ kinh
tế kế hoạch hoá, các công trình nghiên cứu trong nước chủ yếu liên quan đến đất nông
nghiệp và nhằm mục đích phát triển nông nghiệp. Chuyển sang thời kỳ đổi mới, cùng với
sự ra đời của Luật Đất đai năm 1987, tình hình nghiên cứu về đất đai nói chung và quản lý
nhà nước về đất đai nói riêng cũng phát triển khá mạnh. Ngoài các vấn đề liên quan đến
quản lý đất nông nghiệp thì các vấn đề quản lý nhà nước về đất đai gắn với mục tiêu
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giảm phân hoá giàu nghèo, thực hiện công bằng xã hội hay các
vấn đề quản lý mang tính kỹ thuật như quy hoạch - kế hoạch sử dụng đất, định giá đất…
được đề cập khá nhiều. Trong những lần chuẩn bị để bổ sung sửa đổi và ban hành mới
Luật Đất đai (1993, 1998, 2001, 2003), đã có nhiều nghiên cứu về chính sách đất đai của
các nước và kinh nghiệm đối với Việt Nam. Gần đây thì các vấn đề về quản lý đất đai và
thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản, các vấn đề về giá đất, đền bù
giải phóng mặt bằng hay các chính sách đối với những vùng bị mất nhiều đất sản xuất là
đề tài được nghiên cứu, trao đổi rất nhiều trên báo chí cũng như các loại tạp chí chuyên
ngành. Đối với các nghiên cứu sinh và học viên cao học, cũng có khá nhiều đề tài nghiên
cứu liên quan đến đất đai và quản lý nhà nước về đất đai, đặc biệt là đối với chuyên ngành
Quản lý đất đai tại các trường đại học. Tại học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ
Chí Minh có một số đề tài nghiên cứu, luận án tiến sỹ, luận văn thạc sỹ như: Luận án tiến
sĩ kinh tế của nghiên cứu sinh Đào Xuân Mùi (năm 2002) với đề tài: “Nâng cao hiệu quả
quản lý nhà nước về đất đai ở ngoại thành Hà Nội”; Luận văn thạc sĩ của học viên Bùi Thị
Tuyết Mai (năm 2004) với đề tài: "Thị trường quyền sử dụng đất ở Việt nam hiện nay”;
Luận văn thạc sĩ của học viên Nguyễn Ngọc Lưu (năm 2006) với đề tài: ‘‘Hoàn thiện quản
lý nhà nước về quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà” … Tại địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, trong những năm qua chỉ mới có 1 Luận văn Thạc sĩ quản
lý đất đai, chuyên đề về công tác giải phóng mặt bằng (Học viên Nguyễn Văn Trị - Đại
học Nông lâm Huế - 2007), ngoài ra, chưa có một công trình nghiên cứu khoa học nào về
công tác quản lý nhà nước về đất đai.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích:
Trên cơ sở phân tích các vấn đề lý luận về quản lý nhà nước về đất đai, đánh giá
thực tiễn công tác quản lý đất đai tại địa phương, từ đó đề xuất các giải pháp chủ yếu đối
với công tác quản lý nhà nước về đất đai tại Hà Tĩnh.
3.2. Nhiệm vụ:
- Phân tích cơ sở lý luận về quản lý nhà nước về đất đai, nội dung và các công cụ
quản lý đối với đất đai.
- Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về đất đai và tình hình sử dụng
một số loại đất tại Hà Tĩnh, những kết quả đạt được, những hạn chế, yếu kém và nguyên
nhân.
- Đề xuất các giải pháp chủ yếu mang tính khả thi để làm tốt quản lý nhà nước về
đất đất đai tại Hà Tĩnh và đề xuất một số vấn đề đối với chính sách đất đai của nhà nước.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng: Luận văn chủ yếu nghiên cứu các nội dung và công cụ sử dụng
trong quản lý nhà nước về đất đai (theo quy định của Luật Đất đai năm 2003), ngoài ra có
đánh giá tình hình sử dụng một số loại đất để làm rõ hơn về nhiệm vụ quản lý và một số
nội dung khác ảnh hưởng đến công tác quản lý.
4.2. Phạm vi: Chỉ nghiên cứu trong địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, thời gian kể từ khi thực
hiện Luật Đất đai (sửa đổi) năm 1993 đến nay, trong đó tập trung vào thời kỳ 2003 - 2007;
một số số liệu minh hoạ, đánh giá, so sánh có thể lấy ở phạm vi vùng hay toàn quốc,
trong hay ngoài các mốc thời gian trên.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận:
- Căn cứ vào lý thuyết, những luận điểm, quan điểm về quản lý nhà nước nói chung
và quản lý nhà nước về đất đai nói riêng.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Quản lý nhà nước về hải quan tại chi cục hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài Luận văn Luật 0
D Quản lý nhà nước về nguồn nhân lực của Cảnh sát cơ động Công an thành phố Hà Nội Văn hóa, Xã hội 0
D Quản lý nhà nước đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện trên cấp huyện Văn hóa, Xã hội 1
D quản lý nhà nước đối với cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh Văn hóa, Xã hội 0
H Em nhờ ad tải hộ em Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước đối với cơ sở du lịch trên địa bàn thành phố hồ chí minh Sinh viên chia sẻ 1
D Quản lý hành chính Nhà nước và quản lý ngành Giáo dục và Đào tạo Luận văn Sư phạm 0
D quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn thị xã hương thủy, tỉnh thừa thiên huế Văn hóa, Xã hội 0
D Quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Bắc Ninh Luận văn Kinh tế 0
D Xây dựng ứng dụng tìm kiếm và quản lý nhà trọ online trên điện thoại Công nghệ thông tin 0
D Hoàn thiện quản lý nhà nước về đất nông nghiệp ở tỉnh hưng yên trong điều kiện đô thị hóa và công nghiệp hóa Nông Lâm Thủy sản 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top