daigai

Well-Known Member
LINK TẢI LUẬN VĂN MIỄN PHÍ CHO AE KET-NOI
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về nguồn nhân lực của Cảnh sát cơ động Công an thành phố Hà Nội

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ NGUỒN NHÂN LỰC CỦA CẢNH SÁT CƠ ĐỘNG - CÔNG AN THÀNH PHỐ HÀ NỘI................................. 10 1.1. Khái quát về nguồn nhân lực của Cảnh sát Cơ động .......................................... 10
1.2. Quản lý nhà nƣớc về nguồn nhân lực của cảnh sát cơ động..............................17 Kết luận chƣơng 1................................................................................................................ 28
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ NGUỒN NHÂN LỰC CỦA CẢNH SÁT CƠ ĐỘNG - CÔNG AN THÀNH PHỐ HÀ NỘI .......................................... 29 2.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội, tình hình an ninh trật tự trên địa bàn thành phố Hà Nội...................................................................................................29 2.2. Nguồn nhân lực của cảnh sát cơ động Công an Thành Phố Hà Nội..................35 2.3. Thực trạng quản lý nhà nƣớc về nguồn nhân lực của Cảnh sát cơ động - Công an thành phố Hà Nội.....................................................................................................49 2.4. Đánh giá quản lý về nguồn nhân lực của Cảnh sát cơ động - Công an Thành phố Hà Nội .................................................................................................................... 56 Kết luận chƣơng 2................................................................................................................ 59 Chƣơng 3. HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ NGUỒN NHÂN LỰC CỦA CẢNH SÁT CƠ ĐỘNG - CÔNG AN THÀNH PHỐ HÀ NỘI .......................................... 60 3.1. Phƣơng hƣớng nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực của Cảnh sát cơ động - Công an Thành phố Hà Nội ......................................................................................... 60 3.2. Các giải pháp nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực của Cảnh sát cơ động - Công an Thành phố Hà Nội ......................................................................................... 61 Kết luận chƣơng 3................................................................................................................ 74 KẾT LUẬN.......................................................................................................................... 75 DANH M C TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................. 77 PH L C ............................................................................................................................ 83

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Bảng 2.1: Quy mô dân số và diện tích 30 quận huyện của TP Hà Nội .......... 30 Bảng 2.2: Thống kê tình hình phạm pháp hình sự phát hiện qua công tác tuần tra kiểm soát của.............................................................................................. 34 cảnh sát cơ động Công an thành phố Hà Nội (từ năm 2012 đến năm 2016) .. 34 Bảng 2.3: Thống kê tổng quân số Trung đoàn CSCĐ - CATP Hà Nội..........38 qua các năm 2012 - 2016 ................................................................................ 38 Bảng 2.4: Tình hình quân số của cảnh sát cơ động Công an thành phố Hà Nội từ năm 2012 đến năm 2016 ............................................................................. 39 Bảng 2.5: Thống kê quân số các Ban, Đội, Đại đội trực thuộc ...................... 40 Trung đoàn CSCĐ - CATP Hà Nội năm 2016 ............................................... 40 Bảng 2.6: Thống kê quân số đƣợc phân bổ từ năm 2012 đến 2016................ 43 Bảng 2.7: Thống kê quân số trong biên chế nghỉ hƣu, xuất ngũ, chuyển công tác đến Công an các quận huyện, đi học cử tuyển cắt quân số ....................... 44 Bảng 2.8: Thống kê tỷ lệ sai phạm trong CBCS ............................................. 46 Bảng 2.9: Địa điểm đóng quân và địa bàn TTKS của Trung đoàn CSCĐ - CATP Hà Nội .................................................................................................. 51
Hình 2.1: Địa giới hành chính của Thành phố Hà Nội ................................... 31 Sơ đồ 2.1: Mô hình cơ cấu tổ chức trung đoàn CSCĐ - CATP Hà Nội ......... 37 Biểu đồ 2.1: Tỉ lệ quân số Trung đoàn CSCĐ - CATP Hà Nội năm 2016.....41

MỞ ĐẦU
Nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực của ngành công an đóng vai trò quyết định đối với nhiệm vụ giữ gìn an ninh, trật tự xã hội. Trong đó, cảnh sát cơ động Công an TP Hà Nội là một bộ phận của lực lƣợng Cảnh sát nhân dân với mô hình biên chế tổ chức độc lập, quân số tập trung, có khả năng cơ động, chiến đấu cao trong đấu tranh, trấn áp các thế lực thù địch, các loại tội phạm. Là lực lƣợng vũ trang đƣợc Đảng, nhà nƣớc, Bộ Công an, Giám đốc CATP giao những nhiệm vụ quan trọng nhƣ: thƣờng xuyên ứng trực và giải quyết các tình huống đột xuất đấu tranh phòng, chống tội phạm trên các địa bàn trọng điểm. Tham gia tuần tra kiểm soát, tuần tra chống đua xe máy trái phép, bảo vệ các kỳ cuộc, các sự kiện văn hóa, kinh tế, chính trị lớn diễn ra trên địa bàn Thủ đô, đảm bảo lực lƣợng, phƣơng tiện sẵn sàng giải quyết các tình huống đột xuất, tăng cƣờng lực lƣợng theo kế hoạch 141, 142. Thực hiện nghi thức, nghi lễ Công an nhân dân. Ngay từ những buổi đầu thành lập ngày 15/5/1989, quân số ban đầu chỉ có 600 CBCS đƣợc biên chế thành 6 đầu mối trực thuộc. Trải qua chặng đƣờng chiến đấu trƣởng thành, đến nay quân số của đơn vị đã lên đến gần 1000 CBCS đƣợc biên chế thành 5 tiểu đoàn 1 Đội và 4 Ban giúp việc. Làm nhiệm vụ trên khắp các địa bàn các Quận nội và huyện ngoại thành Hà Nội.
Hiện nay, trƣớc tình hình an ninh trật tự đang có những diễn biến hết sức phức tạp. Thủ đoạn hoạt động của các loại tội phạm ngày càng tinh vi, manh động, có tổ chức nhƣ: xã hội đen, đâm thuê chém mƣớn, tội phạm công nghệ cao, môi trƣờng, ma túy, mại dâm. Tội phạm kinh tế, chính trị, phản động lôi kéo, kích động gây rối, biểu tình, bạo loạn, tôn giáo... có chiều hƣớng gia tăng và diễn biến hết sức khó lƣờng. Bọn tội phạm sẵn sàng dùng mọi thủ đoạn, vũ khí, công cụ hỗ trợ và các trang thiết bị hiện đại để chống trả lực lƣợng Cảnh
1. Tính cấp thiết của đề tài
1

sát cơ động – CATP Hà Nội làm nhiệm vụ. Trƣớc thực trạng đó, để đảm bảo đủ đội ngũ CBCS tinh nhuệ, vững về nghiệp vụ, tinh thông quân sự võ thuật, vũ trang chiến đấu, uy hiếp trấn áp các thế lực phản động, các hoạt động tội phạm xứng danh quả đấm thép giữa lòng thủ đô “thức cho dân ngủ ngon, gác cho dân vui chơi” nhƣ lời cố Bộ trƣởng Trần Quốc Hoàn đã từng căn dặn lực lƣợng CAND. Hàng năm, số lƣợng chiến sỹ nghĩa vụ đã qua huấn luyện hàng khóa và số cán bộ, chiến sĩ tốt nghiệp các trƣờng, Học viện Công an nhân dân liên tục đƣợc bổ sung, tăng cƣờng nguồn nhân lực cho đơn vị. Đây là nguồn nhân lực cơ bản đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, phối hợp hiệp đồng, tác chiến giữ vững an ninh chính trị, trât tự an toàn xã hội, bảo vệ tài sản của nhà nƣớc, tập thể, bảo vệ quyền lợi ích của công dân.
Tuy nhiên, quân số điều động thực tế vẫn còn quá ít so với nhu cầu sử dụng. Một số cán bộ chiến sĩ đào tạo chuyên ngành Cảnh sát vũ trang, Cảnh sát cơ động, sau khi tốt nghiệp đã không làm đúng chuyên môn đƣợc đào tạo. Số khác là chiến sỹ nghĩa vụ, có nguyện vọng phục vụ nhƣng thƣờng không đủ điều kiện để đƣợc ở lại đào tạo tiếp. Trong khi đó, sự phức tạp của bối cảnh xã hội ngày một gia tăng kéo theo nhiệm vụ của Cảnh sát cơ động ngày càng nặng nề, vất vả, gian truân. Ngoài công tác chuyên môn, lực lƣợng cơ động phải thƣờng xuyên tăng cƣờng, bổ sung quân số cho các lực lƣợng nghiệp vụ khác nhƣ: giao thông, hình sự, phòng, chống ma túy... khi xảy ra các vấn đề phức tạp liên quan đến ANTT hay thực hiện các nhiệm vụ đột xuất theo chỉ đạo của Ban giám đốc CATP. Nguồn nhân lực vừa thiếu, yêu cầu công việc lại gia tăng đã phần nào trực tiếp ảnh hƣởng đến chất lƣợng công tác của lực lƣợng Cảnh sát cơ động Công an Thành phố Hà Nội. cần có sự nhìn nhận, đánh giá một cách chính xác, khoa học về nguồn nhân lực của lực lƣợng cảnh sát cơ động – CATP Hà Nội, trên cơ sở đó xây dựng những giải pháp quản lý nhà nƣớc hữu hiệu, gắn với thực tiễn nhằm tăng cƣờng chất lƣợng hiệu quả nguồn nhân lực cảnh sát cơ động – CATP Hà Nội
2

trong tình hình mới. Chính vì vậy, học viên đã chọn đề tài: “Quản lý nhà nước về nguồn nhân lực của Cảnh sát cơ động Công an thành phố Hà Nội” làm đề tài luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Quản lý công.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Từ thực tế cần có những giải pháp nâng cao hiệu quả trong công tác, đào tạo, quản lý nhà nƣớc về nguồn nhân lực đối với Cảnh sát cơ động – CATP Hà Nội, đáp ứng yêu cầu công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm,giữ gìn an ninh trật tự xã hội, đã có nhiều nhà khoa học và những ngƣời hoạt động thực tiễn quan tâm, nghiên cứu. Việc nghiên cứu các vấn đề liên quan đến đề tài này thể hiện trong nhiều công trình khoa học, hội thảo đã đƣợc công bố trên nhiều tài liệu sách, báo, tạp chí chuyên ngành và các công trình nghiên cứu từ luận án Tiến sĩ, luận văn Thạc sĩ... Có thể nêu ra các công trình sau:
- Ở nƣớc ngoài: liên quan đến nguồn nhân lực nói chung, nguồn nhân lực trong các tổ chức nói riêng đã có tác phẩm “HRD in Small Organisations Researchand practice” (Jim Stewart và Graham Beaver chủ biên, Nxb. Routledge Publisher, 2004). Cuốn sách gồm có 3 phần: Phần 1: gồm các nghiên cứu về đặc điểm của các tổ chức quy mô nhỏ và những gợi ý trong việc thiết kế và thực hiện nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực; Phần 2: gồm những bài trình bày kết quả nghiên cứu về các cách tiếp cận để phát triển nguồn nhân lực trong các tổ chức quy mô nhỏ; Phần 3 đề cập đến các phƣơng pháp phát triển nguồn nhân lực mà các tổ chức quy mô nhỏ thƣờng áp dụng và thực hành. Cuốn sách đã có nhiều gợi ý cho việc xây dựng cơ sở lý luận đối với đề tài luận văn.
- Trong nƣớc: liên quan đến chủ đề này, có nhiều công trình và tác phẩm nhƣ cuốn “Con người và nguồn lực con người trong phát triển” của Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn Quốc gia, (Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995). Cuốn sách đã tập hợp các bài viết, các công trình nghiên cứu của nhiều
3

tác giả trên thế giới phân tích về vấn đề con ngƣời theo nhiều góc độ khác nhau, nhằm lý giải mô hình tổng quan về con ngƣời trong xã hội. Tiếp đến là công trình “Vấn đề con ngƣời trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc” do GS, TS. Phạm Minh Hạc, chủ nhiệm đề tài, (Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996). Hay công trình “Phát triển nguồn nhân lực - kinh nghiệm thế giới và thực tiễn nước ta” do TS. Trần Văn Tùng và TS. Lê Ái Lâm đồng chủ biên, (Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996). Cuốn sách giới thiệu những kinh nghiệm về phát triển nguồn nhân lực của các quốc gia trên thế giới, trong đó có chính sách phát triển nguồn nhân lực của một số khu vực Đông Nam Á. Cuốn“Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” do PGS, TS. Mai Quốc Chánh chủ biên, (Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội,1999). đã phân tích thực trạng nguồn nhân lực xã hội và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực trong quá trình xây dựng và phát triển đất nƣớc.
Ngoài ra còn có những giáo trình, bài viết, hay các công trình nghiên cứu chuyên khoa có đề cập đến khía cạnh lý luận quản lý nguồn nhân lực nhƣ tác phẩm “Từ chiến lược phát triển giáo dục đến chính sách phát triển nguồn nhân lực” của Viện phát triển giáo dục, (Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002). Đây là công trình tập hợp kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học và các nhà quản lý ở nhiều lĩnh vực khoa học kinh tế và xã hội khác nhau với mục tiêu thống nhất quan điểm và chính sách về phát triển nguồn nhân lực; đồng thời, đề xuất một khung chính sách phát triển nguồn nhân lực nhằm triển khai thành công các mục tiêu đề ra trong chiến lƣợc phát triển giáo dục và đào tạo. Công trình “Sử dụng hiệu quả nguồn lực con người ở Việt Nam” của TS. Nguyễn Hữu Dũng, (Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003). Tác giả đã đi sâu vào thực tiễn và lý luận trong phát triển, sử dụng, phân bổ nguồn lực con ngƣời. Các chính sách và giải pháp sử dụng có hiệu quả nguồn lực con ngƣời trong nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa.
4

Nhiều công trình nghiên cứu khoa học là các luận án, luận văn trong chƣơng trình đào tạo sau đại học ở các chuyên ngành khác nhau cũng đã đề cập đến nguồn nhân lực nói chung, nguồn nhân lực trong từng lĩnh vực cụ thể nói riêng. Có thể kể ra đây luận án tiến sĩ Triết học “Giáo dục đào tạo với việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay”, Học viện Chính trị Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh của tác giả Lƣơng Công Lý đã đƣa ra những luận điểm khoa học về vai trò của giáo dục, đào tạo đối với sự phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao ở Việt Nam hiện nay. Luận án tiến sĩ ngành kinh tế phát triển “Phát triển nguồn nhân lực tập đoàn điện lực Việt Nam đến năm 2015”, Đại học Kinh tế Quốc dân của tác giả Đinh Văn Toàn, Luận án tiến sĩ kinh tế “Phát triển nguồn nhân lực quản lý nhà nước về tiêu chuẩn đo lường chất lượng của Việt Nam”, Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội của tác giả Trần Quốc Tuấn là những tài liệu tham khảo có giá trị cho học viên trong quá trình triển khai đề tài luận văn của mình.
Với đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Quản lý nhà nước đối với phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam: Vấn đề và giải pháp”, tác giả Ngô Minh Tuấn (Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ƣơng) đã tập trung nghiên cứu về quản lý nhà nƣớc trong phát triển nguồn nhân lực. Trong đó, tập trung nhấn mạnh vai trò và nhiệm vụ của Nhà nƣớc trong phát triển nguồn nhân lực là định hƣớng phát triển nguồn nhân lực, tạo khuôn khổ pháp luật và môi trƣờng cho việc phát triển nguồn nhân lực, can thiệp trực tiếp, điều tiết phát triển nguồn nhân lực và kiểm tra, giám sát và thanh tra thực thi chính sách pháp luật về phát triển nguồn nhân lực.
Luận văn thạc sĩ quản lý công " QLNN về phát triển nguồn nhân lực y tế trong các bệnh viện công trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên của Kiều Đại Lƣợng - Cao học 17. HVHC. 2013) đã đề cập đến khái niệm QLNN về nguồn nhân lực và đặc điểm nguồn nhân lực xã hội tiếp cận từ khoa học quản lý công. Do
5

đó công trình này có giá trị tham khảo tốt cho việc xây dựng khung lý luận của luận văn.
Đối với nguồn nhân lực trong lực lƣợng vũ trang, cuốn sách “Xây dựng đội ngũ trí thức Công an nhân dân trong tình hình mới” của Tổng cục xây dựng lực lƣợng, Bộ Công an, (Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2009), đã đề cập toàn diện những vấn đề lý luận và thực tiễn xây dựng đội ngũ trí thức Công an nhân dân. Liên quan đến xây dựng và phát triển nguồn nhân lực Công an nhân dân còn có công trình “Công tác xây dựng lực lượng Công an nhân dân - những vấn đề lý luận thực tiễn” của Bộ Công an, (Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2011). Cuốn sách đã đánh giá một cách toàn diện về công tác xây dựng lực lƣợng Công an nhân dân. Công trình “Quy hoạch phát triển nhân lực ngành Công an giai đoạn 2011-2020” của Bộ Công an, (Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2012). Nội dung công trình khái quát các yếu tố chi phối, ảnh hƣởng đến phát triển nhân lực ngành Công an giai đoạn 2011 - 2020. Đánh giá hiện trạng nhân lực ngành Công an về số lƣợng, cơ cấu và chất lƣợng, xác định mặt mạnh, mặt yếu của nhân lực và nguyên nhân so với yêu cầu thực thi nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự. Đồng thời, đề xuất mục tiêu, quan điểm, nội dung phát triển nhân lực, giải pháp thực hiện Quy hoạch phát triển nhân lực ngành Công an giai đoạn 2011 - 2020.
Các công trình khoa học trên điều nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau liên quan đến công tác quản lý nhà nƣớc về nguồn nhân lực nhà nƣớc, quản lý nguồn nhân lực trong lực lƣợng vũ trang nhân dân nói chung và trong lực lƣợng Công an nhân dân nói riêng. Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện nay, chƣa có một công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống, sâu sắc, toàn diện về quản lý nhà nƣớc đối với nguồn nhân lực của Cảnh sát cơ động tại Thành phố Hà Nội trên cả hai phƣơng diện lý luận cũng nhƣ thực tiễn.
Luận văn này là công trình nghiên cứu đầu tiên về vấn đề này ở trình độ Thạc sĩ chuyên ngành quản lý công. Những công trình khoa học, những bài
6

viết trên là những tài liệu tham khảo có giá trị để nghiên cứu và hoàn thiện đề tài luận văn này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích và đánh giá thực trạng quản lý nhà nƣớc về nguồn nhân lực của Cảnh sát cơ động Công an TP Hà Nội, luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cƣờng hoạt động quản lý, nâng cao chất lƣợng phục vụ cho mục tiêu an toàn, trật tự và phòng, chống tội phạm cho xã hội của ngành công an nói chung và Cảnh sát cơ động – CATP Hà Nội nói riêng
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích nghiên cứu, luận văn tập trung giải quyết những nhiệm vụ sau:
Một là: Xây dựng khung lý thuyết về nguồn nhân lực Công an nhân dân nói chung và nguồn nhân lực của Cảnh sát cơ động – CATP Hà Nội nói riêng làm cơ sở tiếp cận và triển khai nội dung đề tài.
Hai là: Trình bày và phân tích thực trạng quản lý nhà nƣớc về phát triển nguồn nhân lực của Cảnh sát cơ động - Công an TP Hà Nội.
Ba là: Xây dựng và đề xuất một số định hƣớng, giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực trong Cảnh sát cơ động - Công an TP Hà Nội.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Trong khuôn khổ của luận văn thạc sỹ quản lý công, luận văn tập trung nghiên cứu hoạt động quản lý nhà nƣớc về nguồn nhân lực tại Trung đoàn Cảnh sát cơ động - Công an TP Hà Nội.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Luận văn nghiên cứu các nội dung trong quản lý nhà nƣớc đối với nguồn nhân lực.
Kết luận chƣơng 3
Phát triển nguồn nhân lực Cảnh sát cơ động – CATP Hà Nội là một nhiệm vụ vừa mang tích trƣớc mắt và cũng là nhiệm vụ lâu dài để duy trì và đảm bảo đội ngũ CBCS Cảnh sát cơ động có trình độ, năng lực, học vấn, nghiệp vụ, văn hóa, kỹ năng, đủ về cơ cấu, đảm bảo số lƣợng, chất lƣợng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ giữ gìn ANTT và TTATXH trên địa bàn Thủ đô. Muốn làm đƣợc việc đó, Bộ Công an, CATP, Trung đoàn Cảnh sát cơ động phải xây dựng và có các cơ chế chính sách phù hợp để định hƣớng và phát huy những khả năng, sở trƣờng trong mỗi CBCS. Mọi hoạt động trong công tác chuyên môn phải đặt dƣới sự lãnh đạo chỉ đạo trực tiếp mọi mặt của Đảng, coi việc giáo dục đào tạo, bổ sung nguồn lực chất lƣợng cao là ƣu tiên hàng đầu. Thực hiện nhiều giải pháp mang tính đồng bộ và khả thi, nâng cao vai trò nhận thức của cấp ủy chỉ huy các cấp và CBCS về chính sách phát triển nguồn nhân lực gắn với việc thay đổi bổ sung cơ chế hỗ trợ các chính sách về tiền lƣơng, nhà ở. Tăng cƣờng công tác kiểm tra giám sát, thi đua, khen thƣởng. Đổi mới lề lối, tác phong làm việc, chủ động làm tốt công tác dự báo tình hình.
74
KẾT LUẬN
Giữ gìn ANCT và TTATXH trên địa bàn Thủ đô là nhiệm vụ của lực lƣợng Công an nhân dân nói chung và Cảnh sát cơ động – CATP Hà Nội nói riêng. Để thực hiện tốt yêu cầu nhiệm vụ đƣợc giao, Cảnh sát cơ động – CATP Hà Nội phải quan tâm chăm lo, nâng cao chất lƣợng phát triển nguồn nhân lực bằng nhiều biện pháp và giải pháp.
Luận văn đã tập trung nghiên cứu làm rõ các khái niệm, hệ thống cơ sở lý luận và thực trạng phát triển nguồn nhân lực tại Trung đoàn Cảnh sát cơ động thuộc Công an TP Hà Nội. Đi sâu nghiên cứu, tập trung phân tích, đánh giá làm rõ những tồn tại hạn chế, nguyên nhân và giải pháp khắc phục. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt đƣợc còn một số hạn chế trong công tác quản lý, sử dụng nguồn nhân lực Cảnh sát cơ động – CATP Hà Nội trong quy hoạch đào tạo bồi dƣỡng, trong thanh tra, kiểm tra, giám sát, đánh giá chất lƣợng. Chế độ chính sách, khen thƣởng, kỷ luật, điều động, luân chuyển. Từ những hạn chế nêu trên đã đề ra phƣơng hƣớng, giải pháp khắc phục nhằm góp phần chuyển biến tích cực, nâng cao chất lƣợng công tác phát triển nguồn nhân lực Cảnh sát cơ động Công an TP Hà Nội.
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, luận văn đã đề xuất 9 giải pháp quản lý nhà nƣớc về phát triển nguồn nhân lực Cảnh sát cơ động Công an TP Hà Nội, đó là:
Đảm bảo tính ổn định, nâng cao hiệu quả chất lƣợng trong công tác chuyên môn.
Quan tâm đầu tƣ cơ sở vật chất hạ tầng hiện đại tập trung.
Tăng cƣờng công tác quản lý tổ chức cán bộ.
Ƣu tiên cho công tác giáo dục đào tạo. Học tập và tự học tập trong
CBCS.
75

Nâng cao hiệu quản công tác sử dụng nguồn nhân lực. Đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật và ngành Công an.
Hoàn thiện công tác quy hoạch nhân lực. Đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật và ngành Công an.
Nâng tác phong, ý thức, thái độ làm việc.
Tích cực chăm lo đời sống, nâng cao thể lực, sức khỏe cho CBCS.
Nâng cao chất lƣợng chính sách đãi ngộ đặc thù với CBCS Trung đoàn
CSCĐ. Tăng cƣờng cơ chế kiểm tra, giám sát, khen thƣởng và xử lý vi phạm đối với cán bộ, chiến sĩ.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top