daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

MỤC LỤC
Trang
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu 3
1.2.1 Mục tiêu chung 3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể 3
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 4
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 4
Phần II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. Cơ sở lý luận 5
2.1.1. Khái niệm về đất nông nghiệp 5
2.1.2. Vai trò của đất nông nghiệp 6
2.1.2.1. Đất nông nghiệp là tư liệu sản xuất không thể thay thế của hoạt động sản xuất nông nghiệp 6
2.1.2.2. Sử dụng đất nông nghiệp hợp lý 7
2.1.2.3. Đất nông nghiệp là nguồn cung cho các mục đích sử dụng 8
2.1.3. Đặc điểm, phân loại đất nông nghiệp 9
2.1.3.1. Đất nông nghiệp không tự sinh ra và có khả năng tái tạo 9
2.1.3.2. Tính sở hữu và sử dụng 10
2.1.3.3. Đất nông nghiệp có tính đa dạng và phong phú 11
2.1.4. Phân loại đất nông nghiệp 12
2.1.5. Khái quát Quản lý nhà nước về đất nông nghiệp 12
2.1.6. Sự cần thiết Quản lý nhà nước về đất nông nghiệp 13
2.1.7. Nội dung công tác Quản lý nhà nước về đất nông nghiệp 14
2.1.7.1. Ban hành văn bản pháp luật về quản lý, sử dụng đất nông nghiệp và tổ chức thực hiện văn bản đó. 15
2.1.7.2. Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất nông nghiệp, lập bản đồ hiện trạng và bản đồ quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp 15
2.1.7.3. Lập, quản lý và thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp 15
2.1.7.4. Công tác giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp 16
2.1.7.5. Chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp. 16
2.1.7.6. Thu hồi đất nông nghiệp 16
2.1.7.7. Thống kê, kiểm kê đất nông nghiệp 17
2.1.7.8. Công tác đăng ký và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp 17
2.1.7.9. Thực hiện công cụ tài chính trong công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp 17
2.1.7.10. Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật của người dân sử dụng đất nông nghiệp và của cơ quan Quản lý nhà nước về đất đai 18
2.1.7.11. Công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất nông nghiệp 18
2.1.8. Bộ máy Quản lý nhà nước về đất nông nghiệp 18
2.1.9. Đô thị hóa, Công nghiệp hóa và những vấn đề đặt ra cho công tác Quản lý Nhà nước về đất nông nghiệp. 19
2.1.10 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác Quản lý nhà nước về đất nông nghiệp 23
2.1.10.1. Điều kiện tự nhiên. 24
2.1.10.2. Điều kiện kinh tế xã hội 24
2.1.10.3. Yếu tố khoa học và công nghệ công nghệ ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp 25
2.2. Cơ sở thực tiễn 26
2.2.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về đất nông nghiệp ở một số địa phương và các nước. 26
2.2.1.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc 26
2.2.1.2. Kinh nghiệm của Cộng hòa Pháp 29
2.2.1.3. Kinh nghiệm của Mỹ 30
2.2.1.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về đất nông nghiệp của một số tỉnh, thành phố trong quá trình đô thị hoá 31
2.2.2. Bài học rút ra cho tỉnh Hưng Yên về Quản lý Nhà nước về đất nông nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hoá. 33
2.3. Những nghiên cứu liên quan đến đề tài 35
Phần III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Điều kiện tự nhiên kinh tế, xã hội của tỉnh Hưng yên ảnh hưởng đến việc Quản lý nhà nước về đất nông nghiệp 38
3.1.1. Điều kiện tự nhiên 38
3.1.1.1. Vị trí địa lý 38
3.1.1.2. Khí hậu 38
3.1.1.3. Thuỷ văn 39
3.1.2. Điều kiện về đất đai của tỉnh Hưng Yên 39
3.1.3. Tài nguyên Dân số và lao động 44
3.1.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật của tỉnh. 46
3.1.4.1. Giao thông 46
3.1.4.2. Thuỷ lợi 48
3.1.4.3. Giáo dục-đào tạo 48
3.1.4.4. Y tế 49
3.1.4.5. Văn hoá 49
3.1.4.6. Thể dục thể thao 50
3.1.4.7. Năng lượng, Bưu chính viễn thông 50
3.1.4.8. Tài nguyên khoáng sản 50
3.1.5. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội 51
3.1.5.1. Tăng trưởng kinh tế 51
3.1.5.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 52
3.1.6. Những thuận lợi và khó khăn trong quản lý đất nông nghiệp 52
3.2 Phương pháp nghiên cứu 53
Phần IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU & THẢO LUẬN
4.1. Thực trạng quản lý nhà nước về đất nông nghiệp của tỉnh Hưng Yên 56
4.1.1. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý nhà nước về đất nông nghiệp và tổ chức thực hiện 56
4.1.2. Tình hình thực hiện quản lý nhà nước về đất nông nghiệp. 60
4.1.2.1. Giao đất nông nghiệp cho dân. 60
4.1.2.2. Quy hoạch đất nông nghiệp 62
4.1.2.3. Phát triển công nghiệp và đô thị liên quan đến đất nông nghiệp. 65
4.1.2.4. Thu hồi đất, đền bù và giải phóng mặt bằng 73
4.1.2.5. Đất chuyển mục đích phi nông nghiệp 76
4.1.2.6. Đất sau khi chuyển đổi mục đích sử dụng 77
4.1.2.8. Chính sách bảo vệ đất nông nghiệp 77
4.2. Định hướng và các giải pháp quản lý nhà nước về đất nông nghiệp của tỉnh Hưng Yên trong điều kiện đô thị hóa - công nghiệp hóa. 80
4.2.1. Cơ sở khoa học của định hướng và giải pháp 80
4.2.1.1. Quản lý nhà nước về đất nông nghiệp là phải chú ý đến lợi ích của người nông dân, của ngành nông nghiệp 80
4.2.1.2. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai, khai thác triệt để, tiết kiệm quỹ đất nông nghiệp 80
4.2.1.3. Quan điểm điều chỉnh những bất hợp lý trong Quản lý nhà nước về đất nông nghiệp 81
4.2.1.4. Quản lý nhà nước về đất nông nghiệp phải gắn liền với quan điểm kết hợp giữa phát triển kinh tế với đảm bảo an ninh, quốc phòng 81
4.2.1.5. Quản lý nhà nước trên quan điểm tăng cường bảo vệ cảnh quan môi trường 81
4.2.2. Các giải pháp chủ yếu 82
4.2.2.1. Tăng cường tuyên truyền giáo dục pháp luật và thông tin về đất đai, ban hành và tổ chức thực hiện đồng bộ hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý nhà nước về đất nông nghiệp 82
4.2.2.2. Kiện toàn bộ máy Quản lý nhà nước về đất nông nghiệp 84
4.2.2.3. Hoàn thiện xây dựng và quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 86
4.2.2.4. Có chính sách phát triển hài hoà CNH- ĐTH 88
4.2.2.5. Thực hiện chính sách giáo dục đào tạo một cách hợp lý 88
4.2.2.6. Tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về đất nông nghiệp 92
4.2.3. Mục tiêu đạt được của các giải pháp tăng cường quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp ở tỉnh Hưng Yên 93
4.2.3.1. Mục tiêu 93
4.2.3.2. Phương hướng Quản lý nhà nước về đất nông nghiệp 95
Phần thứ V: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
5.1 Kết luận 98
5.2. Kiến nghị với Nhà nước và cơ quan quản lý cấp trên 98
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ………………………………………...101



DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Đất đai tỉnh Hưng Yên qua các năm 2008 - 2009 - 2010 45
Bảng 3.2: Phân vùng đất nông nghiệp 46
Bảng 3.3: Phân hạng đất nông nghiệp 47
Bảng 3.5: Phân bố dân số của tỉnh Hưng Yên 50
Bảng 3.6: Dịch chuyển cơ cấu kinh tế tỉnh Hưng yên 57
Bảng 4.1: Diện tích, cơ cấu sử dụng đất năm 2010 tỉnh Hưng Yên 71
Bảng 4.2: Diện tích đất sử dụng cho các khu công nghiệp 72
Bảng 4.3: Cơ cấu đất dùng cho đô thị 73
Bảng 4.4: Tình hình biến động đất nông nghiệp của Hưng Yên 74
Bảng 4.5. Biến động diện tích đất nông nghiệp ở cấp huyện và toàn tỉnh 75
Bảng 4.6. Biến động diện tích đất trồng lúa ở cấp huyện và toàn tỉnh 76
Bảng 4.7: Biến động diện tích đất trồng cây hàng năm khác ở cấp huyện và toàn tỉnh 76
Bảng 4.8: Biến động diện tích đất trồng cây lâu năm ở cấp huyện và toàn tỉnh 77
Bảng 4.9: Biến động diện tích đất nuôi trồng thuỷ sản ở cấp huyện và toàn tỉnh 78
Bảng 4.11: Thu hồi đất nông nghiệp của tỉnh Hưng Yên 80
Bảng 4.12: Chuyển đổi mục đích sử dụng đất của tỉnh Hưng Yên 82



DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CÁC CHỮ VIẾT TẮT

TT Viết tắt Nội dung
1 CNH Công nghiệp hóa
2 HĐH Hiện đại hoá
3 ĐNNo Đất nông nghiệp
4 ĐTH Đô thị hóa
5 KH-KT Khoa học kỹ thuật
6 KT-XH Kinh tế xã hội
7 QHSDĐ Quy hoạch sử dụng đất
8 QLĐĐ Quản lý đất đai
9 QLNN Quản lý Nhà nước
10 SHTT Sở hữu tập thể
11 SHTN Sở hữu tư nhân





PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai tồn tại từ xa xưa, từ trước khi xuất hiện loài người, qua nhiều thiên niên kỷ, con người sống và tồn tại vĩnh hằng cùng đất đai, đất đai gắn bó với con người một cách chặt chẽ cả về mặt vật chất và tinh thần. Đất là nguồn tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt trong nông nghiệp, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh và quốc phòng.
Trong nông nghiệp, đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, là cơ sở của sản xuất nông nghiệp, là đối t¬ượng lao động độc đáo, đồng thời cũng là môi trường sản xuất ra l¬uơng thực, thực phẩm, là một nhân tố quan trọng của môi tr¬ường sống và trong nhiều trư¬ờng hợp lại chi phối sự phát triển hay huỷ diệt các nhân tố khác của môi trường. Vì vậy, chiến l¬ược sử dụng đất hợp lý là một phần của chiến l¬ược nông nghiệp sinh thái bền vững của tất cả các n¬ước trên thế giới cũng như¬ của nư¬ớc ta hiện nay.
Nông nghiệp là hoạt động sản xuất cổ nhất và cơ bản nhất của loài người. Hầu hết các n¬ước trên thế giới đều phải xây dựng một nền kinh tế trên cơ sở phát triển nông nghiệp dựa vào khai thác tiềm năng của đất nông nghiệp (ĐNNo), lấy đó làm bàn đạp cho việc phát triển các ngành khác. Vì vậy, tổ chức sử dụng nguồn tài nguyên đất nông nghiệp hợp lý, có hiệu quả cao theo quan điểm sinh thái và phát triển bền vững đang trở thành vấn đề mang tính toàn cầu. Mục đích của việc sử dụng đất nông nghiệp là làm thế nào để bắt nguồn t¬ư liệu có hạn này mang lại hiệu quả kinh tế, hiệu quả sinh thái, hiệu quả xã hội cao nhất, đảm bảo lợi ích tr¬ước mắt và lâu dài. Nói cách khác, mục tiêu hiện nay của loài ng¬ười là phấn đấu xây dựng một nền nông nghiệp toàn diện về kinh tế, xã hội, môi tr¬ường một cách bền vững. Để thực hiện mục tiêu này cần bắt đầu từ nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp một cách toàn diện, như¬ G.S Bùi Huy Đáp đã viết “Phải bảo vệ một cách khôn ngoan tài nguyên đất còn lại cho một nền sản xuất nông nghiệp bền vững” .
Theo số liệu thống kê của Bộ Tài nguyên - Môi tr¬ường và Tổng cục Thống kê năm 2009, Việt Nam có tổng diện tích tự nhiên là 33.105,1 nghìn ha, trong đó ĐNNo chỉ có 9.598,8 nghìn ha chiếm 28.99%. Bình quân diện tích đất tự nhiên trên đầu ng¬ười là 0,43 ha bằng 1/7 mức bình quân thế giới. Bình quân ĐNNo trên đầu ngư¬ời là 1230 m2 bằng 1/3 mức bình quân thế giới. Mặt khác, ĐNNo phân bố không đồng đều, tập trung chủ yếu ở khu vực đồng bằng. Chính vì vậy, việc tăng cường quản lý nhà nước về đất nông nghiệp và nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp là nhiệm vụ cấp bách, lâu dài của Đảng và Nhà n¬ước ta.
Thực tế, trong những năm qua Nhà nước đã có nhiều biện pháp nhằm tăng cường công tác quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp như¬ tiến hành giao quyền sử dụng đất lâu dài, ổn định cho ng¬ười sử dụng đất, hoàn thiện hệ thống thuỷ lợi, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đ¬a dạng hoá và đưa các giống cây tốt, năng suất cao vào sản xuất, nhờ đó mà năng suất cây trồng, hiệu quả sử dụng đất đư¬ợc nâng lên. Trong đó, việc thay đổi cơ cấu cây trồng, sử dụng giống mới với năng suất và chất l¬ượng cao, áp dụng các tiến bộ KH-KT, có biểu hiện ảnh hư¬ởng rõ rệt đến hiệu quả sử dụng đất. Tuy nhiên do ĐNNo thì có hạn, diện tích không tăng mà còn có nguy cơ bị giảm đi do xu hướng khí hậu nóng lên làm mực nước biển dâng cao. Bên cạnh đó là việc sử dụng đất lãng phí, không hiệu quả, huỷ hoại đất cũng như tốc gia tăng về dân số, đặc biệt là tốc độ công nghiệp hóa (CNH), đô thị hóa (ĐTH) nhanh khiến cho ĐNNo đã mất dần lại càng trở nên khan hiếm hơn. Trong khi đó, Quản lý nhà nước (QLNN) về ĐNNo đã bộc lộ nhiều vấn đề bất cập, làm đau đầu nhiều nhà chính trị và quản lý, là mối quan tâm hàng đầu của các tầng lớp nhân dân. Vấn đề này cần được nghiên cứu một cách nghiêm túc, bằng những luận cứ khoa học để có những biện pháp, chính sách điều chỉnh thích hợp.
Hưng Yên là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng, nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ và trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, cùng với việc CNH nhanh, mở rộng quy mô sản xuất, kinh tế liên tục phát triển, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân trong 5 năm, từ 2003-2007 đạt 13,17%/năm. Cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh trong những năm qua có bước chuyển dịch mạnh theo hướng tăng nhanh tỷ trọng khối ngành công nghiệp - xây dựng, giảm tỷ trọng khối ngành nông nghiệp và thuỷ sản. Tỉnh Hưng Yên đang từng bước thay đổi theo dáng dấp của một quần thể đô thị mới hiện đại.
Tuy nhiên, cùng với quá trình CNH và ĐTH phát triển nhanh chóng, thực trạng phát triển KT-XH trong thời gian qua của tỉnh Hưng Yên cho thấy áp lực đối với ĐNNo của tỉnh ngày càng gia tăng. Thực tế trong những năm vừa qua QLNN về ĐNNo của Tỉnh Hưng Yên đang đối mặt là phức tạp, mang nhiều nét đặc trưng mà nhiều tỉnh, thành phố khác trên cả nước thường gặp phải. Do vậy, nếu QLNN về ĐNNo tại tỉnh Hưng Yên được nghiên cứu, giải quyết tốt sẽ mang lại những bài học cả về lý thuyết và thực tiễn cho các Tỉnh, Thành phố khác tham khảo và học tập

Vấn đề đặt ra là:
1. Thực trạng quản lý nhà nước về đất đai trong đó có đất nông nghiệp của tỉnh Hưng Yên trong những năm qua diễn ra như thế nào?
2. Quá trình Công nghiệp hóa, Đô thị hóa ảnh hưởng như thế nào đến vấn đề an ninh lương thực, Quản lý nhà nước về đất nông nghiệp?
3. Vấn đề đặt ra cho nông thôn thay đổi ra sao?
4. Giải pháp nào đảm bảo quá trình CNH-ĐTH và tăng cường Quản lý nhà nước về đất nông nghiệp?
Để trả lời câu hỏi trên chúng tui tiến hành nghiên cứu đề tài: “Hoàn thiện Quản lý nhà nước về đất nông nghiệp ở tỉnh Hưng Yên trong điều kiện đô thị hóa và công nghiệp hóa”.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng QLNN về ĐNNo của tỉnh Hưng Yên trong quá trình ĐTH-CNH, đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện QLNN đối với ĐNNo của tỉnh Hưng Yên.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa lý luận và thực tiễn về Quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trong quá trình CNH-ĐTH.
- Đánh giá thực trạng QLNN về ĐNNo của tỉnh Hưng Yên trong quá trình ĐTH-CNH
- Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến công tác QLNN về ĐNNo của tỉnh Hưng Yên
- Đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện QLNN đối với ĐNNo của tỉnh Hưng Yên.

1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Những vấn đề về QLNN về ĐNNo trên địa bàn tỉnh Hưng Yên trong điều kiện ĐTH - CNH. Tuy nhiên, Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu các yếu tố tác động trực tiếp và gián tiếp đến QLNN về ĐNNo của tỉnh như: mối liên hệ trong hệ thống QLNN về ĐNNo, hoạt động của các tổ chức và cá nhân tham gia vào quá trình QLNN và sử dụng ĐNNo.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Hoạt động QLNN về ĐNNo thể hiện trên những khía cạnh về nội dung QLNN trong điều kiện ĐTH - CNH.
- Về thời gian, không gian nghiên cứu: Công tác QLNN về ĐNNo ở tỉnh Hưng Yên từ năm 2005 đến nay và định hướng đến năm 2015.


Phần II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Khái niệm về đất nông nghiệp
Đất đai được hình thành thông qua quá trình lịch sử lâu dài nhờ vào sự phong hoá đá mẹ dưới sự tác động của không khí, gió, nước, sinh vật. Sản phẩm của quá trình phong hoá đá đó là các chất vô cơ như: N,C,S,Mg... Theo thời gian sản phẩm của quá trình phong hoá đó tích tụ thêm các chất hữu cơ từ xác của động vật, thực vật bị chết, phân, chất thải cửa động, thực vật (đây chính là một phần nguồn dinh dưỡng quan trọng sẽ cung cấp cho thực vật sau này)... . và hình thành nên đất.
Đất đai được hình thành trên bề mặt trái đất do đó đất đai là một khoảng không gian có giới hạn theo chiều thẳng đứng (gồm khí hậu, lớp đất phủ bề mặt,... ); và theo chiều ngang (là sự kết hợp của thổ nhưỡng, địa hình, thuỷ văn, thảm thực vật., .). Quỹ đất đai của mỗi vùng, địa phương luôn bị giới hạn bởi địa giới hành chính của vùng, địa phương đó. Quỹ đất đai của một đất nước bi giới hạn bởi biên giới, địa giới lãnh thổ quốc gia. Tổng quỹ đất của toàn thế giới bị giới hạn bởi bề mặt trái đất. Chính vì thế không ai có thể nói rằng đất đai là nguồn tài nguyên vô tận, không có giới hạn mà ngược lại đất đai có giới hạn.
Đất nông nghiệp (ĐNNo) là nơi con người khai thác các loài động vật, thực vật bằng cách săn bắn, hái lượm, sản xuất... ĐNNo cung cấp cho con người từ thời nguyên thuỷ tất cả những sản phẩm cần thiết của đời sống, đời sống con người những năm nguyên thủy là đời sống cộng đồng, hoạt động sản xuất nông nghiệp còn rất thô sơ, và đất đai là tư liệu lao động quý giá nhất mà họ có lúc bấy giờ. Dần dần, khi cuộc sống con người ngày càng phát triển, nhu cầu của con người ngày càng tăng lên. Con người nguyên thuỷ bắt đầu có những nhận thức mới, những nhu cầu và sự thay đổi mới trong xã hội. Lúc này, chỉ dựa hoàn toàn vào thiên nhiên không có sự canh tác thôi không thể đáp ứng được nhu cầu ngày một cao được nữa. Từ đó con người đã biết dựa vào ĐNNo để chăn nuôi, cày cấy, trồng trọt và từ đây cuộc sống con người bước sang một thời kỳ mới, thời kỳ mà con người biết tự canh tác tạo ra của cải vật chất cho bản thân, hạn chế ảnh hưởng của thiên nhiên đến đời sống. Sản phẩm mà con người tạo ra ngày càng đa dạng, đầy đủ hơn, nhờ biết khai thác sức mạnh của ĐNNo mà đời sống con người ngày càng nâng lên nhanh chóng, kéo theo nó là sự phát triển của xã hội, nền kinh tế và nhận thức.
Cho đến ngày nay, khi con người nhờ có KH-KT mà đời sống ngày một cải thiện và chất lượng ngày một nâng cao nhưng cuộc sống con người vẫn không thể tách rời khỏi ĐNNo. Dọc theo quá trình phát triển ta có thể thấy mục đích đầu tiên của con người đối với đất đai để sản xuất nông nghiệp; vả bây giờ có thêm rất nhiều ngành sản xuất mới ra đời, sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ. Cho đến nay, con người vẫn không rời bỏ được nền sản xuất nông nghiệp đã tồn tại từ rất lâu đời. Như vậy, một nguồn đất trong tổng quỹ đất của loài người là phục vụ cho mục đích trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng... quỹ đất đó được gọi là ĐNNo.
Theo luật đất đai năm 2003, “ĐNNo là đất được sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp như: Trồng trọt, chăn nuôi, làm muối, nuôi trồng thuỷ sản... hay sử dụng để nghiên cứu thí nghiệm về nông nghiệp”.
Đất đai khi được sử dụng vào mục đích nông nghiệp thì được gọi là ruộng đất. Con người tác động vào ĐNNo tạo ra của cải, vật chất cho đời sống. ĐNNo - ruộng đất là đối tượng lao động đồng thời là tư liệu lao động của con người. Lúc đầu, con người canh tác chỉ để đáp ứng nhu cầu của bản thân, gia đình nền kinh tế “tự cung tự cấp”. Xã hội phát triển quá trình chuyên môn hoá diễn ra, nông phẩm không đơn giản chỉ để phục vụ cho bản thân người sản xuất nữa. Nông phẩm là một mặt hàng quan trọng trên thị trường, mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho người sử dụng đất và cho toàn xã hội. Vì vậy, đất đai sử dụng vào sản xuất nông nghiệp - ruộng đất chiếm vị thế đáng kể đối với sự phát triển của nền sản xuất xã hội loài người.
2.1.2. Vai trò của đất nông nghiệp
2.1.2.1. Đất nông nghiệp là tư liệu sản xuất không thể thay thế của hoạt động sản xuất nông nghiệp
ĐNNo là tư liệu sản xuất không thể thay thế được, là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá đối với mỗi quốc gia, là điều kiện tồn tại, là điều kiện tiên quyết không thể thiếu được cho sản xuất cơ bản. Quả thật, trong quá trình sản xuất và tồn tại của con người, con người không thể tách rời đất đai. Vai trò của đất đai trong ngành trồng trọt và ngành sản xuất nông nghiệp còn được thể hiện rõ ràng hơn.
Thứ nhất, ĐNNo là đối tượng của sản xuất thể hiện ở chỗ người sản xuất tác động vào đất đai để sản xuất ra của cải nông nghiệp như: lương thực, thực phẩm, rau quả... Nhờ vào KH-KT, sự tiên tiến của công nghệ, con người đã tác động làm thay đổi tính chất, độ phì của đất để phục vụ mục đích cuối cùng là sản lượng cây trồng với năng suất ngày càng cao, chất lượng cây trồng ngày càng tăng lên không ngừng, khả năng chống chọi với những tác động bất lợi đến cây trồng ngày càng lớn.
Hoạt động của con người tác động vào đất có thể là trực tiếp hay gián tiếp Con người trực tiếp tác động vào đất đai như là một tư liệu sản xuất, đối tượng sản xuất như: Cày bừa, cuốc đất, trồng trọt... Con người tác động vào đất đai gián tiếp như: sản xuất phân bón, hoá chất... ứng dụng vào đất đai. Tất cả để phục vụ cho đời sống của con người.
Thứ hai, ĐNNo là tư liệu sản xuất, từ ĐNNo cây cối, động vật được trồng trọt, chăn nuôi cho ra sản phẩm. ĐNNo là nguồn cung cấp môi trường sống cho động, thực vật các nguồn khoáng vi lượng và dinh dưỡng cho sự sống của thực vật. Trong ĐNNo chứa đầy đủ thức ăn, dinh dưỡng, không khí... mà cây trồng cần thiết cho sự sống. Chính vì vậy người sản xuất đã có trong tay một tư liệu sản xuất vô cùng quan trọng không thể thay thế được.
Mặt khác, mặc dù con người đã cố gắng để tạo ra sản phẩm nông nghiệp mà không cần dùng đến đất đai như: trồng cây trên nước, trồng cây bằng dung dịch dinh dưỡng... Nhưng chưa có một quốc gia nào có thể tách rời trồng trọt với ĐNNo cả. Những sản phẩm tạo ra từ những thí nghiệm chỉ có khối lượng rất nhỏ và năng suất rất thấp, Điều này càng chứng minh sự cần thiết, và tầm quan trọng của đất đai nói chung và ĐNNo. Có thể khẳng định con người luôn cần đến ĐNNo để sản xuất và đó là tư liệu sản xuất không thể thay thế được.
2.1.2.2. Sử dụng đất nông nghiệp hợp lý
Đất nông nghiệp là một trong những yếu tố cấu thành nên môi trường, gắn liền với môi trường tự nhiên và điều kiện sinh thái. Theo quy luật của mối liên hệ phổ biến thì để có được môi trường trong sạch, các yếu tố trong môi trường phải được bảo vệ và trong lành, nếu không yếu tố này sẽ ảnh hưởng đến yếu tố khác, một yếu tố không được bảo vệ có thể gây ảnh hưởng xấu đến các yếu tố khác và như thế môi trường sẽ bị ô nhiễm.
Nếu ĐNNo không có được môi trường trong sạch, hiệu quả sử dụng đất nói chung sẽ giảm sút đáng kể. Chúng ta có thể thấy nếu đất đai bị ô nhiễm hậu quả tất yếu là nguồn nước bị ô nhiễm, không khí bị ô nhiễm, môi trường sống bị ô nhiễm... Con người khai thác đất đai không có ý thức thường chỉ xét đến các lợi ích trước mắt mà không thể nhìn thấy được lợi ích lâu dài. Điều này càng lành suy giảm môi trường của cuộc sống hơn.

* Phân vùng kinh tế nông nghiệp:
- Vùng phía bắc: Bao gồm các huyện Văn Giang, Văn Lâm, Mỹ Hào, Yên Mỹ và Khoái Châu; chiếm 48% diện tích tự nhiên và 53% dân số toàn tỉnh. Đây là vùng có lợi thế của địa bàn ven đô tiếp giáp với Hà Nội, địa bàn phân bố nhiều khu công nghiệp, đời sống kinh tế văn hoá của dân cư tương đối phát triển. Địa hình đất đai tương đối bằng phẳng, phần lớn đất đai có chất lượng tốt, hệ thống thuỷ nông, giao thông khá phát triển. Đây là vùng có ưu thế trong phát triển sản xuất hàng hoá theo hướng đa dạng sản phẩm. Định hướng phát triển thành vùng sản xuất dược liệu, hoa cây cảnh.
- Vùng phía nam: Gồm các huyện Ân Thi, Phù Cừ, Kim Động, Tiên Lữ, thị xã Hưng Yên. Vùng này chiếm 52% diện tích tự nhiên và 47% dân số toàn tỉnh. Đây là vùng giao thông còn hạn chế, kinh tế nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn, đời sống kinh tế văn hoá của nhân dân còn khó khăn. Địa hình nhiều khu vực trũng, dễ ngập úng trong mùa mưa, chất lượng đất trong vùng không đồng đều, một phần đất đất trên địa bàn có phản ứng chua, đòi hỏi phải đầu tư thâm canh cao trong canh tác. Đây là vùng thích nghi cao với một số cây ăn quả truyền thống có giá trị cao như nhãn lồng. Định hướng phát triển thành vùng sản xuất lúa cao sản, cây ăn quả và nuôi trồng thuỷ sản có năng suất cao.
Trong bối cảnh diện tích đất trồng lúa ngày càng bị thu hẹp, dân số tiếp tục gia tăng, yêu cầu sử dụng lương thực của thị trường có xu hướng đòi hỏi chất lượng cao, định hướng phát triển sản xuất lương thực cần đảm bảo dự tăng trưởng cả về chất lượng trên cơ sở khai thác hợp lý và nâng cao hiệu quả sử dụng đất bằng cách tăng vụ, tăng năng suất và tăng cơ cấu sản xuất lúa chất lượng cao. Việc sản xuất lúa chất lượng cao được bố trí thành các vùng có quy mô tương đối tập trung, tạo điều kiện cho việc chỉ đạo, đầu tư sản xuất cũng như bảo quản, chế biến, lưu thông, tiêu thụ sản phẩm, vì lúa chất lượng cao sẽ là nguồn lúa hàng hoá chủ yếu.







Phần thứ V: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ

5.1 Kết luận
Nhiệm vụ Quản lý nhà nước về đất nông nghiệp của tỉnh Hưng Yên, cũng như nhiều tỉnh, thành phố khác trên cả nước là một trong những nhiệm vụ quan trọng và nặng nề. Đất nông nghiệp có được quản lý, phân bổ sử dụng đúng mục đích và mang lại lợi ích cho mỗi cá nhân và cộng đồng, nâng cao giá trị sử dụng hay không còn phụ thuộc vào chất lượng QLNN về đất. Để góp phần giải quyết vấn đề trên, Luận văn đã thực hiện một số nội dung sau:
Hoàn thiện lý luận cơ bản của QLNN về đất nông nghiệp, tổng hợp kinh nghiệm QLNN về đất đai của một số quốc gia và tỉnh thành phố trong nước và trên thế giới cho thấy vai trò của QLNN về đất đai là một nội dung phức tạp, khó kiểm soát, cần liên tục đổi mới, trong đó vai trò tham gia quản lý của người dân là đặc biệt quan trọng; công tác QLNN về đất đai có tác động lớn đến việc phát triển KT-XH lành mạnh, hiệu quả, bền vững, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội.

Luận văn đề ra phương hướng quản lý đất nông nghiệp trong thời gian tới. Từ đó, xây dựng các mục tiêu và đề xuất các giải pháp hoàn thiện QLNN về đất nông nghiệp. Để đảm bảo sự thành công của giải pháp, Luận văn kiến nghị với lãnh đạo tỉnh và Nhà nước có những điều chỉnh nhằm đảm bảo hỗ trợ thực hiện thành công các giải pháp.
Với thời gian nghiên cứu và năng lực còn có phần hạn chế, tác giả tuy đã cổ gắng tìm hiểu những vấn đề về lý thuyết, chuyên môn nghiệp vụ và bám sát thực tiễn nhưng bản thân tự nhận thấy luận văn còn thiếu sót. Kính mong các thầy cô giáo, các nhà quản lý, các nhà hoạt động thực tiễn và bạn đọc góp ý kiến để tác giả bổ sung hoàn thiện hơn.

5.2. Kiến nghị với Nhà nước và cơ quan quản lý
Để tăng cường công tác quản lý sử dụng đất nhằm thực hiện tốt hơn yêu cầu đặt ra, qua thực tế tại tỉnh Hưng Yên tui có một số kiến nghị sau:
- Luật đất đai năm 2003 có hiệu lực, đã đem lại ý nghĩa quan trọng cho cuộc sống, đáp ứng được yêu cầu mới đặt ra trong công cuộc phát triển kinh tế, ổn định KT-XH của đất nước, phù hợp với thông lệ và hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Tuy nhiên, Để làm tốt việc hoàn thiện hệ thống pháp luật nhà nước về đất đai với mục tiêu bảo vệ đất cho nông nghiệp đảm bảo an ninh lương thực, Nhà nước cần khẩn trương tiến hành lấy ý kiến của nhân dân đối các nội dung quản lý hiện đang được xem là bức xúc như: Lập và quản lý quy hoạch, KHSDĐ, thủ tục giao đất và cho thuê đất, thu hồi đất GPMB, tài chính về đất đai... nhằm hoàn chỉnh hệ thống pháp luật đất đai và BĐS. Bên cạnh đó cần khẩn trương xây dựng Luật Nông nghiệp, nghiên cứu tiếp tục cải tiến hệ thống luật pháp theo hướng: xem xét tiến tới tăng thời hạn cho thuê đất, giảm bớt thủ tục hành chính; đơn giản hóa thủ tục, cấp giấy CNQSDĐ.
- Lập quy hoạch, KHSDĐ phải đảm bảo mục tiêu về QLNN về đất nông nghiệp và chất lượng quy hoạch thể hiện ở tầm nhìn, Trước mắt Nhà nước cần có những quy định chế độ trách nhiệm của người lập quy hoạch, người duyệt quy hoạch; phải quy hoạch cho được vùng đất nông nghiệp cần được bảo vệ tránh hiện tượng CNH – ĐTH lấn dần đất nông nghiệp, chấm dứt hiện điều chỉnh bổ sung quy hoạch dễ dàng như hiện nay. Quan tâm hơn nữa tới đầu tư cho kinh phí cho công tác cấp GCNQSDĐ, lập hồ sơ địa chính và công tác đo đạc lập bản đồ địa chính.
- Đất đai, đất nông nghiệp là một tài nguyên khan hiếm có giá trị cả về vật chất và tinh thần của đất nước và của cộng đồng. Việc quản lý và SDĐ một cách hiệu quả nhất là trách nhiệm không chỉ của các cơ quan QLNN về đất đai mà còn cả của người sử dụng. Do vậy, Nhà nước cần nghiên cứu bổ sung các quy định QLNN về đất đai, nhấn mạnh quan niệm đất đai là một tài sản khan hiếm của quốc gia, cộng đồng nhằm nâng cao ý thức của mọi người, giảm thất thoát lãng phí, nâng cao trách nhiệm ý thức đối người quản lý và sử dụng.
- Hệ thống hành chính quản lý về đất nông nghiệp bao gồm việc lập hệ thống hồ sơ địa chính (gồm cả bản đồ địa chính), giấy CNQSDĐ và ĐKĐĐ; các thủ tục hành chính; bộ máy và cán bộ QLĐĐ đã được đổi mới khá mạnh nhưng chưa đáp ứng được đòi hỏi của cuộc sống thực tế, chỉ số minh bạch trong quản lý của nước ta vẫn đứng ở hàng rất thấp so với chuẩn quốc tế. Các thủ tục hành chính được đổi mới nhưng vẫn còn sức ì lớn trong triển khai. Nhìn chung trình độ cán bộ quản lý ở cấp địa phương còn yếu, đặc biệt ở cấp xã, phường, thị trấn. Những điểm yếu này, đã tạo nên khe hở trong giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích SDĐ, cấp giấy CNQSDĐ; thu hồi đất và đền bù, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, tạo nên tình trạng tranh chấp, khiếu nại, tố cáo ngày một tăng nhưng giải quyết chưa được nhiều. Giải quyết vấn đề này Nhà nước cần tập trung nâng cao trình độ đội ngũ công chức QLNN về đất nông nghiệp bên cạnh đó cần cải thiện chế độ tiền lương để đội ngũ này có thể sống được bằng tiền lương. Quan tâm đầu tư cho phòng Tài nguyên và Môi trường về trang bị phục vụ chuyên môn, tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ địa chính.
- Đề nghị với phòng Tài nguyên và Môi trường cùng với các xã, phường, thị trấn tiến hành công khai chỉnh lý bản đồ hàng năm đảm bảo tài liệu luôn chuẩn xác đáp ứng yêu cầu công tác quản lý sử dụng đất nông nghiệp.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Hoàn thiện hệ thống quản lý sản xuất tại công ty tnhh hệ thống dây sumi - Hanel Khoa học kỹ thuật 0
D Phân tích và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên Luận văn Kinh tế 0
D hoàn thiện mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Quy Nhơn Khoa học Tự nhiên 0
D Hoàn thiện tổ chức và quản lý kênh phân phối sản phẩm của công ty TNHH thương mại dịch vụ Thiên An Lộc Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Long An Nông Lâm Thủy sản 0
D hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán bctc do aasc thực hiện Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán bctc AAC Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán do AASC thực hiện Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện công tác quản lý quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ Văn hóa, Xã hội 0
D Thực trạng và một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác tổ chức lao động khoa học cho lao động quản lý tại Công ty cơ khí 79 Văn hóa, Xã hội 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top