kimyuong_hi

New Member
Chia sẻ miễn phí cho các bạn tài liệu: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam trong hệ thống phân phối tại thị trường nội địa thời kỳ hậu WTO
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Sau gần 12 năm đàm phán, ngày 07 tháng 11 năm 2006 Việt Nam đã chính thức được kết nạp vào WTO và trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức này. Gia nhập WTO, Việt Nam đã thể hiện sự hội nhập một cách mạnh mẽ và toàn diện với thế giới thông qua những cam kết cụ thể cả trong lĩnh vực hàng hoá, dịch vụ, trợ cấp, đầu tư liên quan đến thương mại, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ... Trong đó, các cam kết về mở cửa thị trường dịch vụ phân phối của Việt Nam trong WTO được đánh giá là khá mạnh mẽ. Vì vậy, ngành phân phối bán lẻ của Việt Nam sẽ chịu nhiều tác động từ quá trình mở cửa thị trường trong khuôn khổ thực hiện các cam kết của WTO. Các tác động này đặc biệt phụ thuộc vào năng lực cạnh tranh của các nhà bán lẻ trong nước.
Các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam rất dễ bị tổn thương khi phải đương đầu với những áp lực cạnh tranh từ phía các nhà phân phối bán lẻ nước ngoài vì mức độ phát triển của ngành dịch vụ này ở Việt Nam còn khá thấp. Ở thời điểm hiện tại, một số tập đoàn bán lẻ nước ngoài đã có những bước đi đầu tiên khá vững chắc tại thị trường Việt Nam; một số khác đang chuẩn bị cho những kế hoạch lớn, dài hơi với mục tiêu chiếm lĩnh thị trường bán lẻ Việt Nam - như họ từng làm và từng thành công tại nhiều quốc gia khác. Sức ép đối với các nhà phân phối, bán lẻ trong nước là rất lớn. Đối mặt với các tập đoàn nước ngoài hùng mạnh trong điều kiện cơ sở hạ tầng yếu kém, Nhà nước chưa có những chính sách, quy hoạch rõ ràng cho thị trường bán lẻ, lại gặp rất nhiều khó khăn về vốn, nhân lực, hậu cần, kinh nghiệm…các nhà bán lẻ trong nước đang đứng trước nguy cơ “thua trên sân nhà”. Nếu thua trên quy mô ngày càng rộng, hậu quả sẽ không chỉ dừng lại ở chỗ mất thị trường bán lẻ vào tay các tập đoàn nước ngoài, mà kéo theo nó là sự sụp đổ của các nhà sản xuất trong nước, và hoạt động nhập khẩu cũng bị chi phối. Đó sẽ không chỉ là nạn thất nghiệp của hàng vạn, thậm chí hàng chục vạn thương nhân, mà còn là tình trạng mất thị trường tiêu thụ của hàng triệu lao động cả ở nông thôn lẫn đô thị.
Vậy, Nhà nước và các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam phải đối mặt với nguy cơ đó như thế nào? Cần những giải pháp gì để nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam trong điều kiện chúng ta mở cửa thị trường?
Nhận thấy đây là một vấn đề rất cấp thiết trong tình hình hiện nay, người viết chọn nghiên cứu đề tài: “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam trong hệ thống phân phối tại thị trường nội địa thời kỳ hậu WTO”.
2. Tình hình nghiên cứu
Cho tới nay ở Việt Nam chưa có một nghiên cứu đầy đủ, chuyên sâu nào về thị trường bán lẻ. Các vấn đề lý thuyết về bán lẻ chiếm vị trí khiêm tốn trong các tài liệu, nghiên cứu về hệ thống phân phối hàng hoá. Số liệu thống kê về thị trường bán lẻ chỉ được đề cập đến trong các báo cáo thường niên hay trong các thống kê về hoạt động thương mại nội địa của Bộ Thương mại, Bộ Kế hoạch - Đầu tư, Tổng cục Thống kê.
Cũng đã có một số nghiên cứu đề cập đến một vài khía cạnh của vấn đề, như: “Đánh giá một số tác động về kinh tế và xã hội của việc thực hiện các cam kết mở cửa thị trường dịch vụ phân phối của Việt Nam trong khuôn khổ WTO” của Bộ Thương Mại; “Quy hoạch phát triển ngành thương mại Việt Nam” do Viện Nghiên cứu Thương mại - Bộ Thương mại thực hiện, được điều chỉnh vào năm 2000-2001; “Những giải pháp phát triển mạng lưới siêu thị ở Việt Nam trong giai đoạn từ nay đến 2010” của TS. Nguyễn Thị Nhiễu; “Giải pháp phát triển cửa hàng tiện lợi vận doanh theo chuỗi ở Việt Nam đến năm 2010” của Th.S Lê Minh Châu; và một số đề tài nghiên cứu cấp Bộ do Bộ Thương mại chủ trì về mô hình tổ chức trung tâm thương mại, các giải pháp phát triển chợ, giải pháp phát triển kênh phân phối hàng hoá…Trong khoảng thời gian 3 năm gần đây, có một số cuộc hội thảo về vấn đề phát triển hệ thống phân phối bán lẻ đã được tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.
Euromonitor International - công ty nghiên cứu thị trường nổi tiếng thế giới đã tiến hành một nghiên cứu khá chi tiết về thực trạng và xu hướng phát triển của thị trường bán lẻ Việt Nam và công bố vào năm 2004. Tuy nhiên, người viết chưa thể tiếp cận với nghiên cứu này, do chi phí quá cao.
3. Mục đích nghiên cứu
Khóa luận đưa ra những phân tích, đánh giá khái quát về các doanh nghiệp phân phối bán lẻ hoạt động trên thị trường Việt Nam và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam trong mối tương quan với các tập đoàn phân phối nước ngoài trên thị trường nội địa; phân tích ảnh hưởng của việc nước ta thực hiện cam kết mở cửa thị trường trong khuôn khổ thực hiện các cam kết của WTO đến các doanh nghiệp này; qua đó đề xuất các giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được mục đích trên, khoá luận có nhiệm vụ:
- Làm rõ một số vấn đề lý luận về bán lẻ và các chỉ tiêu để đánh giá năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bán lẻ.
- Tìm hiểu một số quy định về siêu thị, trung tâm thương mại và một số quy định trong Luật Cạnh tranh.
- Phân tích, đánh giá năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam trong mối tương quan với các nhà phân phối nước ngoài trên thị trường nội địa.
- Phân tích cơ hội và thách thức của các doanh nghiệp bán lẻ khi Việt Nam thực hiện các cam kết của WTO, những xu hướng tác động đến các doanh nghiệp bán lẻ trong thời gian tới.
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp phân phối bán lẻ của Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu: Khóa luận tập trung phân tích đánh giá hoạt động của các doanh nghiệp phân phối bán lẻ Việt Nam và các tập đoàn phân phối nước ngoài qua hệ thống các siêu thị, trung tâm thương mại và các cửa hàng bán lẻ tự chọn.
Do hạn chế về tài liệu, thời gian, nên các phân tích thực trạng chỉ tập trung phân tích những nét tổng quan nhất của các doanh nghiệp bán lẻ tại Việt Nam trong giai đoạn 2000 – 2006; các dự báo, đề xuất được thực hiện cho giai đoạn từ nay đến năm 2010 và sau 2010.
Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp phân phối bán lẻ nói riêng rất nhiều nhưng người viết chỉ xin nêu và phân tích một số chỉ tiêu tiêu biểu: tiềm lực tài chính; trình độ lao động, trang thiết bị, công nghệ; trình độ quản lý và tổ chức kinh doanh, am hiểu tập quán mua bán, thói quen của khách hàng; năng lực R&D, khả năng bao quát thị trường; giá cả và chủng loại hàng hóa cung ứng; truyền tin và xúc tiến; danh tiếng.
Các giải pháp đề xuất chủ yếu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng bán lẻ tự chọn của các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam.



Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:


- Bạn nào có tài liệu gì hay thì up lên đây chia sẻ cùng anh em.
- Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở forum, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Vietinbank Luận văn Kinh tế 0
D Các giải pháp nâng cao hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty TNHH Phú Long Việt Nam Quản trị Nhân lực 0
D Giải pháp nâng cao hiệu quả quy trình sau tuyển dụng nhân sự của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Thuận Lợi Quản trị Nhân lực 0
D Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Môi giới chứng khoán tại Công ty cổ phần chứng khoán VNDirect Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Việt Nam sau M&A Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá thực trạng sản xuất cà phê và giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm Nông Lâm Thủy sản 0
D Các giải pháp nhằm tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả của hoạt động chuyển giao công nghệ qua các dự án FDI vào Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp nâng cao sự gắn bó của nhân viên với tổ chức tại công ty pfizer việt nam Luận văn Kinh tế 0
D Vị thế, yếu tố cản trở và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia Việt Nam Văn hóa, Xã hội 0
D Giải pháp nâng cao giá trị thương hiệu PNJ Silver theo định hướng khách hàng tại thị trường Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top