dried_tear

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

LỜI MỞ ĐẦU


Xã hội loài người đã phát triển trải qua nhiều hình thái kinh tế xã hội nối tiếp nhau.Theo Các Mác : “ Sự phát triển của hình thái kinh tế xã hội là một quá trình phát triển lịch sử tự nhiên. Nguồn gốc sâu xa của sự vận động phát triển của xã hội là ở sự phát triển của lực lượng sản xuất”. Lực lượng sản xuất luôn đóng vai trò to lớn trong đời sống xã hội. Sự phát triển của nó dẫn đến sự thay đổi quan hệ sản xuất do đó kiến trúc thượng tầng thay đổi theo dẫn đến hình thái kinh tế xã hội cũ được thay thế, hình thái kinh tế mới cao hơn, tiến bộ hơn.
Đất nước Việt Nam ta đang trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, gặp rất nhiều thách thức, vấn đề cấp bách hiện nay là phải tranh thủ cơ hội vượt qua thách thức tiếp tục đổi mới toàn diện, đồng bộ phát triển nhanh và bền vững nền kinh tế. Muốn có một xã hội định, một nền kinh tế phát triển thì nhiệm vụ hàng đầu là phải phát triển xây dựng lực lượng sản xuất.
Bản thân là một sinh viên trường đại học Kinh tế Quốc dân,với những kiến thức đã được trang bị em nhận thấy tính cấp thiết cần nghiên cứu đề tài “Vai trò của lực lượng sản xuất trong đời sống xã hội và vận dụng trong quá trình phát triển lực lượng sản xuất ở Việt Nam hiện nay”. Việc nghiên cứu không những giúp em rèn luyện kỹ năng thực hiện nghiên cứu một đề tài khoa học mà còn trang bị, xây dựng những kiến thức nền tảng để từ đó vận dụng trong quá trình học tập các bộ môn khác của trường đại học cũng như trong đời sống xã hội một cách đúng đắn và chính xác hơn.






NỘI DUNG


I. LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT VÀ VAI TRÒ CỦA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI.
1. Một số vấn đề chung về lực lượng sản xuất.
1.1 Khái niệm
Theo truyền thống, lực lượng sản xuất biểu hiện mối quan hệ giữa con người với tự nhiên trong quá trình sản xuất.
Lực lượng sản xuất là năng lực thực tiễn cải biến thế giới tự nhiên của con người nhằm đáp ứng nhu cầu đời sống của mình.
1.2 Kết cấu
Lực lượng sản xuất là sự kết hợp của người lao động và tư liệu sản xuất.
Trong đó, “ lực lượng sản xuất hàng đầu của toàn thể nhân loại là công nhân, là người lao động ” . Con người vừa là một phần trong kết cấu của lực lượng sản xuất, vừa là một tác động đến quá trình phát triển của lực lượng sản xuất. Sự tác động này thể hiện ở chỗ con người có thể đẩy nhanh hay kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất thông qua những hoạt động phù hợp hay không phù hợp với quy luật nội tại của lực lượng sản xuất, với quy luật sự phù hợp của quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất. Mặc dù tư liệu sản xuất, tiền vốn, khoa học và kỹ thuật đều là những yếu tố cần thiết để thực hiện sản xuất song tất cả đều phải thông qua hoạt động của con người mới đem lại hiệu quả kinh tế, những giá trị mới. Những yếu tố trên sẽ tồn tại ở dạng tiềm năng, sẽ trở thành vô hiệu hóa khi nó không được đặt trong mối quan hệ giữa tư liệu sản xuất và sức lao động. Con người tham gia vào quá trình sản xuất với tư cách là sức lao động, vừa với tư cách là con người có ý thức, chủ thể của những quan hệ kinh tế. Trình độ văn hóa, trình độ kỹ thuật chuyên môn, ý thức và thái độ của người lao động đối với sản xuất và sản phẩm là những yếu tố quan trọng để sử dụng, khai thác kỹ thuật và tư liệu sản xuất vốn có để sáng tạo ra trong quá trình sản xuất. Ph. Ăngghen đã nhấn mạnh “ Muốn nâng sản xuất công nghiệp và nông nghiệp lên mức độ cao… mà chỉ có phương tiện cơ giới và hóa học phù trợ thì không đủ. Còn cần phát triển một cách tương ứng năng lực của con người sử dụng những phương tiện đó nữa”.
Cùng với người lao động, công cụ lao động cũng là một yếu tố cơ bản của lực lượng sản xuất, đóng vai trò quyết định trong tư liệu sản xuất. Công cụ lao động do con người sáng tạo ra, là “ sức mạnh của tri thức đã được vật thể hóa”, nó “nhân” sức mạnh của con người trong quá trình lao động là yếu tố động lực của sản xuất. Cùng với quá trình tích lũy kinh nghiệm với những phát minh và sáng chế kỹ thuật, công cụ lao động không ngừng được cải tiến và hoàn thiện. Sự biến đổi công cụ lao động là nguyên nhân suy đến cùng của mọi sự biến đổi của xã hội.
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của lực lượng sản xuất.
Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai mặt của quá trình sản xuất, chúng tồn tại không tách rời nhau, tác động qua lại với nhau một cách biện chứng tạo thành quy luật sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất – quy luật cơ bản nhất của sự vận động phát triển xã hội.
Sự vận động, phát triển của lực lượng sản xuất quy định và làm thay đổi quan hệ sản xuất cho phù hợp với nó. Khi một cách sản xuất mới ra đời, khi đó quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất . Sự phù hợp của quan hệ sản xuất là một trạng thái mà trong đó quan hệ sản xuất là “ hình thức phát triển ” của lực lượng sản xuất. Trong trạng thái đó, tất cả các mặt của quan hệ sản xuất đều “ tạo địa bàn đầy đủ ” cho lực lượng sản xuất phát triển. Điều đó có nghĩa là nó tạo điều kiện sử dụng và kết hợp một cách tối ưu giữa người lao động với tư liệu sản xuất và do đó lực lượng sản xuất có cơ sở để phát triển hết khả năng của nó. Lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất nhưng quan hệ sản xuất cũng có tính độc lập tương đối và tác động trở lại sự phát triển của lực lượng sản xuất. Quan hệ sản xuất quy định mục đích của sản xuất, tác động đến thái độ của con người trong lao động xã hội, đến tổ chức phân công lao động xã hội, đến phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ và do đó tác động đến sự phát triển của lực lượng sản xuất. Quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là động lực thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Ngược lại quan hệ sản xuất lỗi thời, lạc hậu hay “ tiên tiến ” hơn một cách giả tạo so với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất sẽ kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất. Theo quy luật chung, khi đó quan hệ sản xuất cũ sẽ được thay thế bằng quan hệ sản xuất mới phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất để thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Điều này có thể thẩy rõ qua thực trạng của Việt Nam, thời kỳ bao cấp nền kinh tế tồn tại hình thức sở hữu công hữu về tư liệu sản xuất, tất cả các tư liệu sản xuất đều là của chung, người lao động được phân phối theo tem phiếu nên năng suất lao động không cao do không tạo được động lực sản xuất. Nguyên nhân là do quan hệ sản xuất phát triển tiên tiến là sở hữu công cộng song lại kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất. Trong giai đoạn hiện nay, nền kinh tế cũng tồn tại hình thức sở hữu công hữu về tư liệu sản xuất nhưng nền kinh tế của nước ta hiện nay đã phát triển do có sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất thúc đẩy nền kinh tế ngày càng phát triển.
Sự phát triển của lực lượng sản xuất không chỉ chịu sự tác động của quan hệ sản xuất mà còn nhiều yếu tố khác như: điều kiện tự nhiên, dân số, thời đại, dân tộc, thể chế chính trị…
Dân số của một nước quyết định số lượng của lực lượng lao động. Nước càng đông dân thì nguồn lao động càng dồi dào.
Thời đại : Xã hội loài người đã phát triển trải qua nhiều hình thái kinh tế xã hội nối tiếp nhau. Mỗi một hình thái kinh tế xã hội lại ứng với sự phát triển phù hợp của lực lượng sản xuất. Trong xã hội công xã nguyên thuỷ con người tìm ra lửa để nấu chín thức ăn và đuổi thú dữ. Trong xã hôi chiếm hữu nô lệ, con người đã chế tạo và sử dụng các công cụ đồ thủ công bằng đá để làm vũ khí, săn bắt....Dưới chủ nghĩa tư bản, máy hơi nước ra đời năng suất lao động tăng cao...
2. Vai trò của lực lượng sản xuất trong đời sống xã hội
Nói một cách khái quát : Vai trò của lực lượng sản xuất trong đời sống xã hội là vô cùng quan trọng, quyết định về lượng và chất của đời sống xã hội.
 Về lượng:
Lực lượng sản xuất tạo ra của cải vật chất cho xã hội, đáp ứng nhu cầu của xã hội
Trong quá trình sản xuất con người đã sử dụng công cụ lao động tác động vào tự nhiên, cải biến, các dạng vật chất của giới tự nhiên nhằm tạo ra của cải vật chất thỏa mãn nhu cầu và phát triển của con người.
 Về chất:
Theo quy luật chung của sự phát triển xã hội, khi lực lượng sản xuất không ngừng phát triển mâu thuẫn với quan hệ sản xuất đã lỗi thời, kìm hãm nó, tất yếu phải thay thế quan hệ sản xuất lỗi thời bằng một quan hệ sản xuất mới tiên tiến hơn. C.Mác và Ph. Ăngghen đã chỉ rõ “Từ chỗ là những hình thức phát triển của các lực lượng sản xuất, những quan hệ ấy trở thành những xiềng xích của các lực lượng sản xuất. Khi đó bắt đầu thời đại một cuộc cách mạng xã hội” . Dưới chủ nghĩa tư bản, nhất là từ khi máy hơi nước ra đời, lực lượng sản xuất mang tính chất tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu xã hội. C.Mác đã viết: “Sự tập trung tư liệu sản xuất và xã hội hoá lao động đạt đến cái điểm mà chúng không còn thích hợp với cái vỏ tư bản chủ nghĩa của chúng nữa... nền sản xuất tư bản chủ nghĩa lại đẻ ra sự phủ định bản thân nó, với tính tất yếu của một quá trình tự nhiên”. Sự phát triển của lực lượng sản xuất dẫn đến sự biến đổi quan hệ sản xuất, do đó mà cách sản xuất mới ra đời. cách sản xuất mới nhất định tiến bộ hơn cách sản xuất trước đó. cách sản xuất là sự thống nhất giữa lực lượng sản xuất ở một trình độ nhất định và quan hệ sản xuất tương ứng. Trình độ phát triển của một xã hội thể hiện ở chính cách sản xuất của xã hội hay cụ thể là ở lực lượng sản xuất tồn tại trong xã hội đó. Các Mác đã chứng minh: “ Cái rìu đá cho ta xã hội công xã nguyên thủy. Cái cối xay gió cho ta xã hội phong kiến. Cái máy hơi nước cho ta xã hội tư bản”.
Trong quá trình đấu tranh cho sự phát triển xã hội, Lênin đã nói: “ Suy cho cùng cách sản xuất này thắng cách sản xuất kia chính là ở chỗ tạo ra năng suất lao động xã hội cao hơn”.
3. Vai trò của lực lượng sản xuất đối với sự phát triển của Nhật Bản trong thời kỳ “ phát triển thần kỳ ” (1952 – 1973)
Trong khoảng hai mươi năm sau chiến tranh (1952 – 1973), nền kinh tế Nhật Bản phát triển với nhịp độ rất nhanh chóng. Nhiều nhà kinh tế thế giới coi đây là giai đoạn phát triển thần kỳ của nền kinh tế Nhật Bản. Từ một nước đứng dậy sau tro tàn của chiến tranh, Nhật Bản đã trở thành cường quốc kinh tế thứ hai thế giới sau Mỹ. Từ 1952 đến 1973, tốc độ tăng tổng sản phẩm quốc dân thực tế của Nhật Bản thường ở mức cao nhất trong các nước tư bản. Đến năm 1968, tổng sản phẩm trong nước của Nhật Bản đã vượt các nước Đức, Anh, Pháp, Italia.
Sự phát triển thần kỳ của nền kinh tế Nhật Bản trong giai đoạn 1952 – 1973 bắt nguồn từ một số nguyên nhân cơ bản song yếu tố đầu tiên phải nhắc đến đó là sự phát huy vai trò nhân tố con người – một trong những yếu tố cấu thành nên lực lượng sản xuất.
Người Nhật Bản không những làm việc chăm chỉ, làm việc có chất lượng nhờ trình độ giáo dục cao mà còn căn cơ, tiết kiệm. Đạo đức làm
Muốn phát triển lực lượng sản xuất thì trước hết phải chủ trương thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nhằm huy động vốn đầu tư phát triển lực lượng sản xuất, sau đó nâng cao trình độ người lao động, trình độ công cụ lao động kết hợp với trình độ tổ chức, quản lí trao đổi lao động, vận dụng khoa học vào sản xuất.
3.1. Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta không chỉ là một tất yếu khách quan mà còn có vai trò to lớn. Nền kinh tế tồn tại nhiều thành phần có nghĩa là tồn tại nhiều hình thức quan hệ sản xuất, sẽ phù hợp với thực trạng thấp kém và không đồng đều của lực lượng sản xuất ở nước ta hiện nay. Sự phù hợp này còn có tác dụng thúc đẩy tăng năng suất lao động, tăng trưởng kinh tế.
3.2. Phát triển người lao động – phát triển nguồn lực chất lượng.
Bắt đầu từ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực về mọi mặt: sức khỏe cao, trình độ dân trí, trí thức, tay nghề, tác phong công nghiệp, đạo đức nghề nghiệp, tính kỷ luật, chấp hành luật pháp đồng thời phải tập trung vào đào tạo để tăng nhanh bộ phận lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao. Vấn đề cơ bản có tính chiến lược ở đây là phải tăng nhanh về số lượng để nâng cao tỷ lệ lao động được đào tạo để đảm bảo cơ cấu đào tạo hợp lí giữa đại học, cao đẳng trở lên so với trung học chuyên nghiệp và đào tạo nghề.
“ Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” cho đất nước, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay. Cân phải tuyên truyền cho mọi người dân thấy được trách nhiệm của mình đối với sự nghiệp chung của đất nước mà quan tâm đến lĩnh vực này. Để đào tạo những cán bộ vừa “hồng” vừa “chuyên” có ý thức năng lực làm chủ đất nước, làm chủ xã hội, cần có sự đổi mới nội dung và phương pháp giáo dục. Phải tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy và học. Phương pháp dạy phải kích thích được tính sáng tạo, sự hăng say tìm tòi nghiên cứu của người học. Phương pháp học phải độc lập tự chủ, biết vận dụng kiến thức đã học vào giải thích và giải quyết những vấn đề thực tiễn cuộc sống đang đặt ra.
Khuyến khích các doanh nghiệp, thày giáo, người học trong lĩnh vực đào tạo nghề chính quy, đào tạo lao động lành nghề và lao động có trình độ cao, có hình thức tôn vinh danh hiệu vinh dự nhà nước phong cho họ.
Đảm bảo sử dụng lao động qua đào tạo đúng ngành nghề được đào tạo, cần có chính sách tiền lương, phụ cấp, bồi dưỡng vật chất cho người lao động, ngoài một số ngành công nghệ cao ngoài tiền lương phải có chế độ đãi ngộ khác hay có chính sách tuyển dụng từ khi tuyển sinh giúp cho người lao động có động lực để làm việc hiệu quả hơn. Xây dựng hệ thống các trường đào tạo trọng điểm.
Mở rộng hợp tác quốc tế, có thể đưa người lao động Việt Nam sang các nước phát triển để học hỏi kinh nghiệm, đào tạo nghề sau đó về áp dụng cho kỹ thuật trong nước.
3.3. Phát triển khoa học công - nghệ.
 Xây dựng các chiến lược phát triển khoa học công nghệ vừa phù hợp với thực tiễn đất nước, vừa tranh thủ những bước đột phá hội nhập với tiến trình phát triển của khoa học công nghệ tiên tiến trong khu vực và trên thế giới trong nền kinh tế tri thức.
 Mở rộng hợp tác khu vực và thế giới, đầu tư phát triển khoa học và công nghệ, nhất là việc chuyển giao công nghệ, đồng thời chú trọng đào tạo đội ngũ chuyên gia và thợ kỹ thuật cao để có thể vận hành, khai thác có hiệu quả các thiết bị công nghệ trong sản xuất.

KẾT LUẬN

Tóm lại, lực lượng sản xuất có vai trò to lớn trong đời sống xã hội. Về lượng, nó tạo ra của cải vật chất cho xã hội, về chất thì như trong tác phẩm “Sự khốn cùng của triết học”, Các-Mác đã nêu tư tưởng quan trọng về vai trò của lực lượng sản xuất đối với việc thay đổi các quan hệ xã hội. Ông viết: “Quan hệ xã hội đều gắn liền mật thiết với lực lượng sản xuất. Do có được những lực lượng sản xuất mới, loài người thay đổi cách sản xuất mới của mình, và do đó thay đổi cách sản xuất, cách sống của mình, loài người thay đổi tất cả những quan hệ xã hội của mình. Cái cối xay quay bằng tay đưa lại xã hội có lãnh chúa, cái cối xay chạy bằng hơi nước đưa lại xã hội có nhà tư bản chủ nghĩa”.
Do hạn chế về mặt kiến thức nên bài tiểu luận chỉ dừng lại việc xét một cách khái quát vai trò của lực lượng sản xuất trong đời sống xã hội và vận dụng trong quá trình phát triển lực lượng sản xuất ở Việt Nam. Mong được sự đóng góp của thầy cô và các bạn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Đảng cộng sản Việt Nam : Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
2. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
3. Bộ Khoa học công nghệ, Khoa học công nghệ Việt Nam 2001-2005, 2006.
4. Bộ Giáo dục – Đào tạo, Giáo trình Triết học Mác Lênin, Nxb Chính trị quốc gia, 2007.
5. Bộ Giáo dục - Đào tạo , Giáo trình Kinh tế chính trị Mác Lênin, Nxb Chính trị quốc gia, 2007.
6. Bộ Giáo dục – Đào tạo, Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học, Nxb Chính trị quốc gia, 2007.
7. Các Mác, Sự khốn cùng của triết học.
8. GS.TS Nguyễn Trí Dĩnh, PGS.TS Phạm Thị Quý, Giáo trình Lịch sử kinh tế, Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân, 2007.
9. Nguyễn Hữu Dũng, Sử dụng hiệu quả nguồn lực con người ở Việt Nam, Nxb Lao động - Xã hội, 2003.
10. Lưu Ngọc Trịnh, Kinh tế Nhật Bản - Những bước thăng trầm trong lịch sử, Nxb Thống kê, 1998.
11. Trang web : tapchicongsan.com
Chungta.com.vn
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 2
I. LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT VÀ VAI TRÒ CỦA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI. 2
1. Một số vấn đề chung về lực lượng sản xuất. 2
2. Vai trò của lực lượng sản xuất trong đời sống xã hội 5
3. Vai trò của lực lượng sản xuất đối với sự phát triển của Nhật Bản trong thời kỳ “ phát triển thần kỳ ” (1952 – 1973) 6
II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 8
1. Bối cảnh của quá trình phát triển lực lượng sản xuất ở Việt Nam hiện nay. 8
2. Thực trạng của quá trình phát triển lực lượng sản xuất ở Việt Nam hiện nay. 9
3. Một số giải pháp nhằm phát triển lực lượng sản xuất ở Việt Nam hiện nay. 14
KẾT LUẬN 17
TÀI LIỆU THAM KHẢO 18


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top