Download miễn phí Đề tài Phương hướng và biện pháp hoàn thiện hệ thống chính sách thuế xuất nhập khẩu ở Việt Nam
kết luận

Thuế và thuế xuất nhập khẩu là một trong những công cụ điều tiết vĩ mô cuả Nhà nước. Mặc dù trong những năm qua, chúng ta đã ổn định kinh tế chính trị, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh pháp triển, từng bước điều chỉnh phân phối được thu nhập, tăng thu ngân sách nhà nước và tăng cường các mối quan hệ quốc tế. Nhưng trước xu thế hội nhập nền kinh tế thế giới, chúng ta đã không ngừng coi trọng vai trò của thuế và thuế xuất nhập khẩu để thích ứng với cơ chế mới và đáp ứng yêu cầu quản lý nền kinh tế. Tuy nhiên thuế nói chung và thuế xuất nhập khẩu nói riêng ở nước ta còn có một số vấn đề bất cập do cả nguyên nhân chủ quan và khách quan cần được khắc phục.
Qua quá trình học tập và nghiên cứu ở trường về chính sách thuế và thuế xuất nhập khẩu của nước ta, em đã được trang bị những kiến thức lý luận và hiểu biết thực tiễn về thuế. Với những kiến thức tích luỹ được, em đã đi sâu tìm hiểu thuế và vai trò của thuế xuất nhập khẩu trong nền kinh tế quốc dân và đề xuất một số ý kiến nhằm hoàn thiện hệ thống chính sách thuế xuất nhập khẩu ở nước ta hiện nay.Trong phạm vi chuyên đề này, em đã giải quyết được một số nội dung cơ bản sau:
Về mặt lý luận: Đề án đã trình bày tương đối có hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản về thuế nói chung và lý luận về thuế xuất nhập khẩu nói riêng theo những văn bản về thuế mới nhất.
Về mặt thực tiễn: Đề án trình bày thực trạng của chính sách thuế xuất nhập khẩu và đánh giá những ưu nhược điểm.
Trên cơ sở kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, chương ba của đề án đưa ra một số vấn đề cần hoàn thiện hệ thống chính sách thuế xuất nhập khẩu và biện pháp giải quyết.
Do thời gian và trình độ hạn chế đề án không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự quan tâm góp ý của thầy cô và các bạn để đề án được hoàn thiện hơn, bản thân nâng cao nhận thực cả về lý luận và thực tiễn

mục lục
Trang

Lời nói đầu 1
chương I: thuế và vai trò vủa thuế xuất 2
nhập khẩu ở nước ta
I. Vai trò và nguồn gốc của thuế 2
1. Khái quát sự ra đời và phát triển của thuế 2
2. Khái niệm về thuế 3
3. Mục tiêu của thuế 4
II. Vai trò của thuế và thuế xuất nhập khẩu 5
1. Vai trò của thuế 5
1.1.Vai trò huy động nguồn tài chính cho ngân sách để đảm 5
bảo nhu cầu chi tiêu của nhà nước
1.2. Vai trò điều tiết vĩ mô nền kinh tế xã hội của thuế 6
2. Vai trò của thuế xuất nhập khẩu 8
2.1. Phân tích cung cầu thương mại và thuế 8
2.1.1. Thương mại tự do 8
2.1.2. Hàng rào thương mại 9
2.1.3.Thuế quan ngăn cách và thuế quan không ngăn cách 10
2.1.4. Chi phí kinh tế của thuế quan 11
2.2. Vai trò của thuế xuất nhập khẩu 12
2.2.1.Thuế quan có thể di chuyển tự do trao đổi thương 12
mại theo hướng có lợi cho đất nước
2.2.2. Bảo hộ tạm thời bằng thuế quancho các ngành non trẻ 12
nhưng có tiềm năng đem lại hiệu quả lâu dài
2.2.3. Thuế quan trong những trường hợp nhất định có
thể giảm được thất nghiệp 13
2.2.4. Kiểm soát hoạt động ngoại thương và 14
mở rộng quan hệ kinh tế với các nước
III. Phân loại thuế ở Việt Nam 15
1. Phân loại theo tính chất kinh tế của thuế 15
2. Phân loại theo đối tượng đánh thuế 16
3. Các yếu tố cơ bản cấu thành luật thuế
4. Hệ thống thuế hiện hành ở Việt Nam 18
4.1. Thuế xuất nhập khẩu 18
4.2. Thuế tiêu thụ đặc biệt 22
4.3. Thuế thu nhập doanh nghiệp 23
4.4.Thuế giá trị gia tăng 25

Chương II: Thực trạng hệ thống chính sách 27
thuế xuất nhập khẩu ở nước ta

I. Đôi nét về về chính sách thuế xuất nhập khẩu qua các thời kỳ 27
1. Thời kỳ khong kiến và thực dân Pháp thống trị 27
1.1.Thời kỳ phong kiến Việt Nam
1.2.Thời kỳ thực dân pháp thống trị 28
2. Chính sách thuế xuất nhập khẩu từ 1945 đến nay 29

II. Thực trạng hệ thống chính sách thuế xuất nhập khẩu ở 30
nước ta hiện nay

1. Chính sách thuế xuất nhập khẩu của Việt Nam 30
1.1. Biểu thuế xuất khẩu 30
1.2. Biểu thuế nhập khẩu 32
2. Thực trạng của hệ thống chính sách thuế xuất nhập khẩu
ở Việt Nam hiện nay 38
2.1. Những ưu điểm cuả chính sách thuế xuất nhập khẩu 38
2.2. Những tồn tại bất cập của hệ thống chính sách thuế xuất
nhập khẩu 42

III. Sự cần thiết phải hoàn thiện chính sách thuế xuất
nhập khẩu ở Việt Nam 47

1. Sự cần thiết phải hoàn thiện chính sách thuế xuất nhập khẩu 47
2. Một số quan điểm cần quán triệt khi cải cách thuế xuất nhập khẩu 48
3. Một số kinh nghiệm trong quá trình cải cách thuế xuất nhập khẩu 49

chương III: phương hướng và biện pháp hoàn thiện 50
hệ thống chính sách thuế
xuất nhập khẩu ở Việt Nam
I.Phương hướng hoàn thiện hệ thống chính sách thuế xuất nhập
khẩu ở Việt Nam 50
1. Cơ sở lý luận của việc hoàn 50
2. Một số phương hướng hoàn thiện chính sách thuế xuất nhập khẩu 51
2.1.Thuế xuất nhập khẩu phải phù hợp với mục tiêu xây dựng
nền kinh tế mở hướng mạnh xuất khẩu 51
2.2. Chính sách thuế xuất nhập khẩu, phải tạo điều kiện bình đẳng
cho mọi thành phần kinh tếtham gia vào hoạt động xuất khẩu 52
2.3.Chính sách thuế xuất nhập khẩu phải tạo điều kiện thuận lợi
cho hoạt động kinh doanh trong điều kiện mới, đồng thời đảm
bảo quản lý tốt hoạt động xuất khẩu và đảm bảo nguồn thu từ
hoạt động xuất nhập khẩu 53
2.4.Chính sách thuế xuất nhập khẩu phải phù hợp với những yêu
cầu hội nhập kinh tế, thông lệ quốc và chống những thủ đoạn
cạnh tranh không lành mạnh của nước ngoài 53

II. Những giải pháp đồng bộ để hoàn thiện chính sách 54
thuếxuấtnhậpkhẩu

Chương II
thực trạng hệ thống chính sách thuế xuất nhập khẩu ở nước ta
i. đôi nét về chính sách thuế xuất nhập khẩu qua các thời kỳ .

1.Thời kỳ phong kiến và thực dân pháp thống trị .
1.1. Thời kỳ phong kiến Việt Nam .
Thời kỳ mở đầu dựng nước ở Việt nam cách đây khoảng 4000 năm lịch sử, từ khi kỹ thuật luyện kim bắt đầu xuất hiện, đây là thời đại Hùng Vương, thời kỳ này nền kinh tế mang tính chất một nền kinh tế tự nhiên, con người đã biết trồng trọt canh tác và thuần hoá các con vật để chăn nuôi chúng hoạt động trao đổi không diễn ra, cho nên hầu như không có hoạt động ngoại thương. Đến thời kỳ phong kiến hoá (179Tr CN- 983) đây là thời bọn phong kiến Trung quốc đô hộ nước ta. Thời kỳ này ngoài việc phải cống nộp ra chúng nhưng sản vật quý, chúng còn thi hành chính sách thuế bóc lột đó là tô thuế, thuế muối, thuế sắt và lao dịch. Hoạt động ngoại thương đều do Trung quốc quản lý, chúng thi hành chính sách độc quyền về ngoại thương. Sau đó đến thời kỳ phong kiến tự chủ, nước ta đã trải qua rất nhiều triều đại: Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần,Hồ và Lê sơ nhìn chung tất cả đều thi hành chính sách kinh tế “dĩ nông vi bản “từ đó đi tới chính sách trọng nông ức công thưong. Về ngoại thương thì do hệ thống giao thông đường thuỷ đã mở ra mối liên hệ và giao lưu giữa Việt nam vói nước ngoài, đặc biệt thời kỳ Lý-Trần thì Vân đồn (Quảng Ninh )là cửa khẩu quan trọng, ở đó có các thuyền buôn nước ngoài đến buôn bán hàng hoá.Tiếp đó là thời kỳ Lê Mạt tới thời Nguyễn đây vốn là thời kỳ khủng hoảng suy vong của chế độ phong kiến Việt Nam. Nhà nước lại thực hiện chính sách kìm hãm sự phát triển của công thương nghiệp khiến nó rơi vào tình trạng khủng hoảng, ở trong nước thì nhà nước đánh thuế khoá nặng nề làm cho nhiều ngành bị phá sản, đối với hoạt động ngoại thương thì bằng những chính sách thuế cao đối với nhiều loại hàng hoá và thực hiện ngăn cấm với nước ngoài. Nhưng đến cuối thế kỷ thứ 19 dưới triều đại Quang Trung thì nhà nước lại giảm bỏ nhiều loại thuế tạo điều kiện cho các thương nhân làm ăn buôn bán, trong quan hệ ngoại thương thì nhà nước cho phép thuyền buôn nước ngoài đựơc ra vào và buôn bán rễ ràng ở các thương cảng .
Đến nửa đầu thế kỷ 19 khi triều đại nhà Nguyễn lên nắm quyền thống trị đất nước, thì nền kinh tế lại rơi vào tình trạng khủng hoảng. Trong quan hệ buôn bán với nước ngoài thì nhà nước thực hiện chính sách “bế quan toả cảng”, nhiều thuyền buôn phương Tây đến đặt quan hệ thương mại đều bị khước từ .
Nhìn chung trải qua tất cả các thời kỳ nền kinh tế Việt Nam kéo dài trong tình trạng một nền kinh tế tự nhiên,tự cấp,tự túc cho nên hoạt động ngoại thương vẫn kém phát triển, những chính sách thuế quan hầu như không có .
1.2. Giai đoạn thực dân Pháp thống trị (1858-1945).
Sau khi thôn tính được Việt Nam để tăng cường vơ vét, bóc lột và kìm hãm sự phát triển nền kinh tế chúng đã thực hiện hai chính sách lớn: chính sách liên hợp thuế quan và chính sách liên hợp tiền tệ. Với chính sách kiên hợp thuế quan thì chúng đã đặt ra hàng trăm thứ thuế, trong thuế trực thu thì có thuế đinh và thuế điền, thuế gián thu thì có thuế thuế rượu, thuế muối, thuế phiện. Ngoài ra còn có nhũng thứ thuế rất là vô lý như thuế mái hiên, thuế đổ rác, thuế súc vật ...
Còn trong hoạt động ngoại thương thì chúng thực hiện chính sách thực dân độc quyền thương mại và thực hiện trao đổi không ngang giá. Việc buôn bán ở Việt Nam chủ yếu đều nằm trong tay tư bản Pháp còn người Việt Nam chỉ là buôn bán nhỏ, chúng chỉ mua nguyên vật liệu với giá rẻ còn bán hàng hoá với gía đắt . Ngoài ra chúng còn thực hiện chính sách đồng hoá thuế quan được thể hiện :
* Hàng của Pháp nhập vào Việt nam thì không bị đánh thuế
* Hàng nước ngoài nhập vào Việt nam thì bị đánh thuế cao.
* Hàng Việt nam xuất sang Pháp không bị đánh thuế, chủ yếu là nông lâm thuỷ sản chiếm 95% trong đó trong đó gạo chiếm tỷ trọng lớn. Trong thời kỳ này 62% lượng hàng nhập khẩu vào Việt Nam là hàng của Pháp .
Nhưng đến sau năm 1939 thì chúng lại thực hiện chính sách thuế quan tự trị với nội dung: (1) các mặt hàng buôn bán giữa Pháp vào Vệt nam thì lại không được miễn thuế nữa, (2)thuế xuất nhập khẩủ Đông Dương thì do Đông Dương tự quyết định và phải được sự chuẩn y của Pháp. Nền kinh tế Việt nam trong 50 năm (1890-1939) liên tục xuất siêu, 11 năm xuất siêu và 9 năm nhập siêu.
2. Chính sách thuế xuất nhập khẩu từ 1945 đến nay.
Ngày 13/08/1951 chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 49/sl quy định nguyên tắc tổ chức quản lý ngoại thương và thể lệ xuất nhập khẩu. Văn kiện lịch sử này đặt nền móng để xây dựng chính sách quản lý xuất nhập khẩu sau này. Nhưng do chiến tranh nên sau khi thống nhất đất nước thì chính sách quản lý xuất nhập khẩu mới được định hình và vận hành, đồng thời từng bước được sửa đổi, bổ sung để phù hợp với thực tiễn. Đặc biệt từ khi bước vào thời kỳ đổi mới, phương sách phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, đã mở đường cho việc hình thành và phát triển nền sản xuất hàng hoá hướng vào xuất khẩu thay thế nhập khẩu của các thành phần kinh tế phong phú hướng ra thị trường, hướng ra bên ngoài. Đó là yếu tố nội lực đòi hỏi phải chuyển đổi chính sách xuất nhập khẩu. Cùng lúc đó sự biến động của các nước XHCN, sự bao cấp viện trợ quốc tế không còn nữa, việc buôn bán phải hoà nhập vào cộng đồng thế giới. Đây là yếu tố khách quan cũng rất bức bách không những phải đổi mới mà phải đổi mới nhanh chóng, đồng bộ toàn diện chính
1. Nhất quán thực hiện chiến lược phát triển và hoàn thiện hệ
thống chính sách kinh tế, sớm xây dựng lộ trình hội nhập
với nền kinh tế khu vực và thế giới 54
2. Cải cách hệ thống biểu thuế và thuế suất 54
2.1. Đối với thuế xuất khẩu 54
2.2. Đối với thuế nhập khẩu 56
3. Thực hiện đồng bộ thuế xuất nhập khẩu với các sắc thuế khác 58
4. Đổi mới công tác tổ chức quản lý thi hành chính sách thuế 59
xuất nhập khẩu 59
5. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ hành thu thuế 60
6. Nâng cao ý thức của người dân về nghĩa vụ nộp thuế 62

Kết luận

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Chế tạo vật liệu nano ZnO bằng phương pháp điện hóa và định hướng ứng dụng Khoa học kỹ thuật 0
D NHỮNG BIỆN PHÁP, PHƯƠNG HƯỚNG NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG tác kế TOÁN CHI PHÍ sản XUẤT và TÍNH GIÁ THÀNH sả Nông Lâm Thủy sản 0
G Phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao quy trình đón tiếp, làm thủ tục nhập phòng cho Luận văn Kinh tế 0
N Phương hướng và biện pháp nhằm thu hút khách nội địa ở khách sạn Việt Thành Luận văn Kinh tế 0
V Phương hướng và biện pháp hoàn thiện công tác tổ chức và quản lý hoạt động của nhân viên lễ tân tại Hội An Trails – Resort Luận văn Kinh tế 2
X Phương hướng và các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng phục vụ tại công ty khách sạn du lịch Luận văn Kinh tế 0
A Đề án Thực trạng và phương hướng xuất khẩu gạo của Việt Nam vào khu vực mậu dịch tự do Asean Luận văn Kinh tế 0
H Lợi nhuận và một số phương hướng biện pháp nhằm tăng lợi nhuận tại Công ty TNHH sản xuất & Thương mại Trần Vũ Luận văn Kinh tế 2
H Phương hướng và biện pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại nhà máy vật liệu chịu lửa - Công Luận văn Kinh tế 0
V Phương hướng hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty TNHH Thiết bị và Công nghệ Thiên Hoà Luận văn Kinh tế 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top