gau_buppi

New Member

Download miễn phí Luận văn Phân tích chi phí lợi ích của việc thực hiện quy hoạch duy trì và phát triển không gian xanh thủ đô Hà Nội





MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

1. Lý do chọn đề tài 1

2. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài 2

3. Phạm vi nghiên cứu 2

4. Các phương pháp nghiên cứu 3

5. Cấu trúc của đề tài 4

NỘI DUNG 5

Chương 1: Không gian xanh và giá trị kinh tế của không gian xanh 5

1.1 Khái niệm về không gian xanh 5

1.1.1 Không gian xanh và mạng lưới không gian xanh 5

1.1.2 Phân loại không gian xanh 5

1.2 Chức năng và ý nghĩa của không gian xanh trong đời sống của con người 7

1.2.1 Cân bằng sinh thái đô thị, cải thiện chất lượng môi trường đô thị 7

1.2.2 Chức năng nghệ thuật cảnh quan đô thị 9

1.2.3 Giảm stress cho người đô thị 10

1.2.4 Ý nghĩa tâm linh và tâm lý sử dụng 10

1.2.5 Ý nghĩa nhân văn xã hội 11

1.3 Tổ chức không gian xanh tại các đô thị 12

1.3.1 Không gian xanh cấp đô thị 12

1.3.2 Tại các khu ở 13

1.3.3 Tại các khu đô thị cũ cải tạo hay chọn đất xây dựng đô thị mới 13

1.3.4 Tại các khu công nghiệp 13

1.3.5 Trên đường giao thông 14

1.4. Giá trị kinh tế của không gian xanh 14

1.4.1 Giá trị kinh tế của không gian xanh 14

1.4.2 Phương pháp lượng giá các giá trị kinh tế của không gian xanh 18

1.5. Các chi phí và lợi ích của việc thực hiện quy hoạch duy trì và phát triển không gian xanh 23

1.5.1. Các chi phí 23

1.5.2 Các lợi ích 37

1.5.3 Sử dụng CBA để xem xét hiệu quả kinh tế của không gian xanh 39

1.6 Tiểu kết chương 1 44

Chương 2. Thực trạng và định hướng không gian xanh thủ đô Hà Nội 45

2.1. Giới thiệu chung về thủ đô Hà Nội 45

2.1.1 Vị trị địa lý, địa hình, khí hậu 45

2.1.2 Kinh tế, xã hội 47

2.1.3 Dân cư và lao động 49

2.2 Vấn đề ô nhiễm không khí ở Hà Nội có nguyên nhân do thiếu không gian xanh 52

2.2.1. Hiện trạng môi trường không khí Hà Nội 52

2.2.2. Nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí 57

2.2.3. Đề xuất nhằm giảm thiểu ô nhiễm 60

2.3 Hệ thống không gian xanh thủ đô Hà Nội 61

2.3.1 Hiện trạng hệ thống không gian xanh thủ đô Hà Nội 61

2.3.2. Định hướng phát triển không gian xanh thủ đô Hà Nội 67

2.4. Tiểu kết chương 2 74

Chương 3 : Phân tích chi phí lợi ích của việc thực hiện quy hoạch duy trì và phát triển không gian xanh thủ đô Hà Nội 75

3.1.Tổng chi phí duy trì và trồng mới cây xanh trong năm 2008 75

3.1.1. Thảm cỏ 75

3.1.2. Cây xanh trang trí 76

3.1.3. Cây xanh bóng mát 77

3.2. Các lợi ích 79

3.2.1.Lợi ích kinh tế của việc sử dụng gỗ tạp 79

3.2.2. Lợi ích kinh tế của việc bán CO2 80

3.2.3. Lợi ích kinh tế do việc giảm thiểu ô nhiễm không khí, giảm stress, tăng vẻ đẹp mỹ quan của thành phố 81

3.3 Tổng hợp kết quả tính toán dựa trên các chỉ tiêu tính toán 90

3.3.1 Phân tích chi phí lợi ích của việc duy trì và phát triển không gian xanh năm 2008 90

3.3.2. Phân tích chi phí lợi ích của việc thực hiện quy hoạch duy trì và phát triển không gian xanh đạt chỉ tiêu 15m2/người. 91

3.3 Tiểu kết chương 3 99

Chương 4 Giải pháp, kiến nghị 101

4.1 Quan điểm đề xuất giải pháp và kiến nghị 101

4.1.1. Quan điểm về văn hoá, lịch sử. 101

4.1.2. Quan điểm về môi trường và kinh tế. 102

4.1.3 . Quan điểm về kỹ thuật. 102

4.1.4 . Quan điểm về sử dụng đất và không gian để phát triển cây xanh 102

4.1.5. Quan điểm xây dựng đồng bộ không gian xanh. 103

4.1.6. Quan điểm phân bố không đồng đều 103

4.2. Các giải pháp 103

4.2.1. Giải pháp quy hoạch, mở rộng cân đối diện tích xanh 103

4.2.2. Giải pháp vốn đầu tư 104

4.2.3. Giải pháp quản lý 105

4.2.4. Giải pháp giáo dục, nâng cao nhận thức cộng đồng 106

4.2.5. Giải pháp khoa học kỹ thuật 107

4.3. Kiến nghị 108

KẾT LUẬN 111

 

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


đơn vị hành chính Hà Nội
Các đơn vị hành chính
Tên Quận/Huyện
Đơn vị trực thuộc
Diện tích
(km2)
Dân số
( người)
Mật độ dân số
( người/km2)
1/ Các Quận
Quận Ba Đình
14 phường
9,224
228.352
24.756,28
Quận Cầu Giấy
12 phường
12,04
147.000
12.209,3
Quận Đống Đa
21 phường
9,96
352.000
35.341,36
Quận Hai Bà Trưng
20 phường
14,6
378.000
25.890,41
Quận Hoàn Kiếm
18 phường
5,29
178.073
33.662,19
Quận Hoàng Mai
14 phường
41,04
216.277
5.269,9
Quận Long Biên
14 phường
60,38
170.706
2.827,19
Quận Tây Hồ
8 phường
24
115.163
4798,45
Quận Thanh Xuân
11 phường
9,11
185.000
20.307,35
Cộng các quận
132 phường
185,64
1.979.571
10.663,49
2/ Các Huyện
Huyện Đông Anh
23 xã và 1 thị trấn
182,3
276.750
1518,1
Huyện Gia Lâm
20 xã và 2 thị trấn
114
205.275
1.800,65
Huyện Sóc Sơn
25 xã và 1 thị trấn
306,51
254.000
828,68
Huyện Thanh Trì
24 xã và 1 thị trấn
98,22
241.000
2.453,67
Huyện Từ Liêm
15 xã và 1 thị trấn
75.32
240.000
3186,4
Cộng các huyện
107 xã và 6 thị trấn
776,35
1.217.025
1.567,62
Toàn thành phố
132 phường, 107 xã và 6 thị trấn
920,97
3.154.300
3.424,97
Nguồn: vi.wikipedia.org/wiki/Hà_Nội
Về lao động, cơ cấu lao động của Hà Nội có sự chuyển dịch đáng kể theo hướng tăng tỷ lệ lao động trong các ngành công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng lao động trong ngành nông nghiệp. Đây là một xu thế tất yếu vì hiện nay Hà Nội đang phát triển theo cơ cấu dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp, vì vậy các ngành dịch vụ, công nghiệp đòi hỏi một lượng lớn lao động. Đồng thời, đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp và được thay thế bằng các khu công nghiệp vì vậy số người làm nghề nông giảm đi rất nhiều trong những năm gần đây.
Bảng 2.2: Lao động làm việc trong các ngành kinh tế
Chỉ tiêu
Tổng số
Nông nghiệp
Công nghiệp
Dịch vụ
Hà Nội
1.433.200
331.600
399.800
711.800
Cơ cấu(%)
100
23
28
49
Nguồn:Báo cáo hiện trạng vùng thủ đô Hà Nội.BXD.2007
Hình 2.2 : Cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế
Nguồn: Tác giả tự xử lý
2.2 Vấn đề ô nhiễm không khí ở Hà Nội có nguyên nhân do thiếu không gian xanh
Trong những thập kỷ gần đây, Hà Nội đang phải đối mặt với vấn đề ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ô nhiễm môi trường không khí. Đặc biệt là, tại các khu công nghiệp, các trục đường giao thông lớn đều bị ô nhiễm với các cấp độ khác nhau. Đó cũng là hệ quả của sự gia tăng dân số, gia tăng đột biến của các phương tiện giao thông (ôtô, xe máy), cũng như công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp phát triển quá nhanh, trong khi cơ sở hạ tầng còn thấp. Bên cạnh đó một nguyên nhân nữa chính là sự thiếu vắng trầm trọng của hệ thống không gian xanh trong việc xây dựng các con đường, các khu công nghiệp, đô thị mới. Theo các báo cáo hiện trạng môi trường hàng năm cho thấy: Nồng độ của các chất ô nhiễm ở các khu công nghiệp, các trục đường giao thông hầu như đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép (TCCP) như bụi vượt quá từ 2 - 4 lần và các chất ô nhiễm như CO2, CO, SO2, NOx, cũng đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Do đó việc đưa ra những định hướng nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí trong giai đoạn hiện nay là cần thiết.
2.2.1. Hiện trạng môi trường không khí Hà Nội
Tốc độ đô thị hoá diễn ra nhanh, mạnh đã gây ra hàng loạt các vấn đề liên quan đến môi trường nói chung và môi trường không khí nói riêng. Theo thống kê của Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất Hà Nội, mỗi năm thành phố Hà Nội phải tiếp nhận khoảng 80.000 tấn bụi, khói; 9.000 tấn khí SO2; 46.000 tấn khí CO2 từ các cơ sở công nghiệp thải ra. Ngoài ra, các phương tiện giao thông ô tô, xe máy cũng được xác định như là một nguồn phát thải lớn. Những kết quả nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng, chất lượng không khí ở khu vực ngoại thành Hà Nội chưa bị ô nhiễm bởi CO, SO2, NO2 và bụi lơ lửng (TSP), ngoại trừ tại các khu công nghiệp và các khu vực gần các tuyến đường giao thông liên tỉnh, đường cao tốc. Còn khu vực nội thành thì hầu hết tại các khu công nghiệp, tuyến giao thông chính đều bị ô nhiễm nhưng ở các mức độ khác nhau. Tại các tuyến giao thông, ô nhiễm bụi lơ lửng (TSP) là chủ yếu với nồng độ đo được cao hơn tiêu chuẩn cho phép từ 3 - 4 lần .
Những khu vực đang thi công các công trình xây dựng, giao thông, đô thị mới, nồng độ TSP đo được thường cao hơn 7 - 10 lần so với TCCP . Nồng độ các khí SO2, NO2 trung bình hàng năm tăng khoảng từ 10 - 60%, nồng độ CO tại các trục giao thông chính cao hơn từ 2,5 đến 4,4 lần so với TCCP .
Dưới đây là bảng nồng độ các chất đo được tại đường hai chiều khu vực Cầu Mới do hoạt động giao thông hai ngày 18-19/6/2007 trong điều kiện thời tiết nắng, nóng.
Hình 2.3 Nồng độ các chất ô nhiễm tại khu vực Cầu Mới,
Ngã Tư Sở, Hà Nội
Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu Môi trường_ Viện KHKTTV&MT
Nồng độ SO2, NOx tại vị trí này đều còn thấp ở dưới mức nồng độ giới hạn cho phép trong khi đó thì nồng độ bụi (TSP) trung bình ngày (24h) tại vị trí này đều vượt mức nồng độ giới hạn cho phép 6 lần. Nồng độ bụi cực đại trung bình vượt mức nồng độ giới hạn cho phép 7 lần. Còn nồng độ khí CO cũng ở mức cao vượt TCCP từ 1,43 – 2,4 lần mà nguyên nhân chủ yếu là do lượng xe máy và xe buýt hoạt động nhiều vào thời điểm này.
* Ô nhiễm môi trường không khí do bụi
Hiện nay, tình trạng ô nhiễm môi trường không khí do bụi trên địa bàn thành phố Hà Nội đã được các nhà khoa học thông báo là đang ở mức “báo động đỏ”. Kết quả quan trắc về nồng độ bụi lơ lửng trên địa bàn Hà Nội cho thấy: Ở các quận nội thành đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép từ 2 - 3 lần . Trong đó, địa bàn quận Đống Đa, Long Biên có nồng độ bụi cao nhất 0,8 mg/m3, gấp 4 lần so với TCCP, tiếp đến là địa bàn quận Tây Hồ, Hoàng Mai 0,78 mg/m3....
Ngoài ra, các khu vực được coi là ô nhiễm trọng điểm bụi trên địa bàn Hà Nội được xác định gồm: đường Nam Thăng Long, đường Nguyễn Tam Trinh, Đường 32 và hiện nay là các nút giao thông đang thi công như ngã Tư Sở, ngã Tư Bách Khoa,... gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đối với người dân khi qua lại những khu vực này. Trong 10 năm qua, bụi lơ lửng tại Hà Nội do công nghiệp và thủ công nghiệp gây ra chiếm tới 67%, do đường phố bẩn chiếm khoảng 30% và còn lại là do các phương tiện giao thông thải ra. Số liệu thống kê năm 1996 - 1997 cho thấy ô nhiễm TSP đã xảy ra trầm trọng ở khu công nghiệp Thượng Đình: Cao su Sao Vàng, thuốc lá Thăng Long, Bóng đèn - phích nước Rạng Đông với đường kính khu vực ô nhiễm khoảng 1,7 km và nồng độ lớn hơn tiêu chuẩn cho phép 2 - 4 lần. Tại khu công nghiệp Minh Khai, Mai Động, Vĩnh Tuy với đường kính ô nhiễm khoảng 2,5km, có nồng độ TSP cao hơn tiêu chuẩn cho phép 2 - 3 lần. Trong những năm gần đây nồng độ và bán kính ảnh hưởng của bụi ở khu vực này đã có xu hướng giảm dần. Dưới đây là bảng biến đổi nồng độ bụi (PM10) trong năm tại khu vực Láng là khu vực ít bị ảnh hưởng bởi hoạt động sản xuất công nghiệp, mà chủ yếu bởi hoạt động giao thông gây nên.
Hình 2. 3 Nồng độ (PM10) phụ thuộc vào thời gian
tại trạm Láng - Hà Nội.
Nguồn: Viện Khoa học Khí tượng- Thủy văn và Môi trường
Nồng độ bụi đo được tại trạm Láng cho thấy vào mùa khô từ tháng (10 - 3) lớn hơn hẳn so với mùa mưa tháng (4 - 7). Vào giờ cao điểm nồng độ bụi tương đối cao, nguyên nhân do áp lực của hơn 1,55 triệu xe máy và gần 150.000 ôtô đang lưu hành trên đường. Thêm vào đó là chất lượng các con đường còn quá kém cũng như hoạt động xây dựng, sửa chữa cũng làm nồng độ bụi tăng.
* Ô nhiễm môi trường không khí do các khí độc hại
Ngoài nguồn ô nhiễm do bụi, môi trường không khí Hà Nội còn bị ảnh hưởng bởi các loại khí thải như SO2, CO2, CO, NOx Đặc biệt, tại các khu vực có khu công nghiệp sử dụng nhiều nhiên liệu hoá thạch và các trục đường giao thông lớn.
- Nồng độ COx
Nhìn chung, môi trường không khí tại các khu công nghiệp và một số khu dân cư Hà Nội không bị ô nhiễm bởi CO. Các số liệu quan trắc từ năm 1996 - 2000 cho thấy trong hầu hết các mẫu đo, nồng độ CO đều thấp hơn nhiều so với tiêu chuẩn cho phép. Tuy nhiên, trên các tuyến giao thông, đặc biệt vào giờ cao điểm 7h30’- 8h30’ sáng và 16h30’ - 18h30’ chiều nồng độ CO cao hơn 2,5 lần so với tiêu chuẩn cho phép, điển hình như tại các tuyến đường như: Nguyễn Trãi, Khương Đình, Đường 32, Khâm Thiên,... Tại các ngã tư, ngã năm vào giờ cao điểm nồng độ CO cao hơn so với tiêu chuẩn cho phép từ 2,5 - 3 lần.
Nguồn gốc phát sinh khí CO2 chủ yếu từ sử dụng nhiên liệu hoá thạch, oxy hoá các hydrocarbon do phương tiện giao thông gây ra. Nồng độ của CO2 đang có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây từ năm 1997 lượng khí CO2 phát thải từ các cơ sở công nghiệp là 29.000 tấn, nhưng đến năm 2005 thì đã tăng lên 46.000 tấn. Việc kiểm soát và giảm thiểu ô nhiễm không khí từ các cơ sở công nghiệp cũ, các cơ sở sản xuất công nghiệp và dịch vụ phân tán trong các khu dân cư của thành phố cũng là biện pháp rất quan trọng để giảm thiểu tình trạng ô nhiễm không khí đặc biệt là CO2. Tuy nhiên, việc thực hiện vẫn chưa có gì tiến triển do có nhiều nguyên nhân: thiếu vốn, thiếu quỹ đất, thiếu cơ chế, chính sách hỗ trợ cụ thể
- Nồng độ SO2
Tại hầu hết các khu công nghiệp tập ...

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top