Download miễn phí Đề tài Nghiên cứu sự hút thu Cu, Pb, Zn và tìm hiểu khả năng sử dụng phân bón để giảm thiểu sự tích lũy chúng trong rau cải xanh và rau xà lách





MỤC LỤC
 
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Tình hình chung về sản xuất rau trên thế giới và Việt Nam 3
1.1.1. Sản xuất rau trên thế giới 3
1.1.2. Sản xuất rau ở Việt Nam 4
1.2. Ô nhiễm đất và ảnh hưởng của nó đến chất lượng nông sản 6
1.2.1. Ô nhiễm đất 6
1.2.2. Ảnh hưởng của ô nhiễm đất đến chất lượng nông sản 9
1.3. Phương pháp xử lý đất ô nhiễm kim loại nặng 17
1.3.1. Phương pháp xử lý đất đã đào bằng nhiệt 17
1.3.3. Phương pháp cải tạo đất bằng điện 18
1.3.4. Phương pháp chiết tách hơi tại chỗ 18
1.3.5. Phương pháp phân hủy sinh học các chất ô nhiễm 19
1.3.6. Phương pháp xử lý đất ô nhiễm bằng thực vật 19
1.3.7. Phương pháp kết tủa hóa học 19
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21
2.1. Đối tượng nghiên cứu 21
2.1.1. Cây rau cải xanh (Brassica juncea L.czern) 21
2.1.2. Cây xà lách (Lactuca sativa L) 21
2.1.3. Đất thí nghiệm 21
2.2. Phương pháp nghiên cứu 21
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp về các vấn đề có liên quan 21
2.2.2. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa 21
2.2.3. Phương pháp bố trí thí nghiệm 22
2.2.4. Phương pháp lấy mẫu nghiên cứu 25
2.2.5. Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm 25
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 28
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của địa bàn nghiên cứu 28
3.1.1. Điều kiện tự nhiên 28
3.1.2. Điều kiện xã hội 31
3.2. Một số tính chất đất thí nghiệm 34
3.3. Ảnh hưởng của Cu, Pb, Zn đến sinh trưởng và tích lũy chúng trong rau 35
3.3.1. Ảnh hưởng của Cu, Pb, Zn đến sinh trưởng của rau cải xanh và xà lách 35
3.3.2. Ảnh hưởng của Cu, Pb, Zn đến tích luỹ chúng trong rau 42
3.4. Vai trò của lân đối với năng suất và tích luỹ kim loại nặng trong rau 47
3.4.1. Vai trò của lân đối với năng suất của rau cải xanh và xà lách 47
3.4.2. Ảnh hưởng của lượng bón lân đến sự tích luỹ Cu, Pb, Zn trong rau cải xanh và xà lách 49
3.5. Vai trò của vôi đối với năng suất và tích luỹ kim loại nặng trong rau 54
3.5.1. Vai trò của vôi đối với năng suất của rau cải xanh và xà lách 54
3.5.2. Ảnh hưởng của lượng bón vôi đến sự tích luỹ Cu, Pb, Zn trong rau cải xanh và xà lách 56
Kết luận và kiến nghị 63
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

t và các hợp chất hữu cơ trong đất, bản chất và nồng độ của các chất ô nhiễm và thành phần của các tác nhân tách chiết.
1.3.3. Phương pháp cải tạo đất bằng điện
Phương pháp cải tạo đất bằng điện là phương pháp làm sạch dựa trên quá trình điện động học xảy ra khi dòng điện một chiều phát ra giữa catot và anot được đặt ở một vị trí thích hợp trong đất. Sự di chuyển của độ ẩm và nước ngầm trong đất cùng với sự di chuyển của các ion và các phần tử mang điện tích nhỏ được hình thành. Có 3 hiện tượng di chuyển liên quan:
- Điện – thẩm thấu: Sự di chuyển của các chất lỏng dạng bọt chứa các dạng chất ô nhiễm ở giữa các cực.
- Hiện tượng điện ly: Sự di chuyển của các phần tử có tích điện có mặt trong các chất lỏng dạng bot như là các chất keo, các phần tử sét nhỏ và các giọt nhỏ.
- Sự điện phân: Sự di chuyển của các ion và các ion phức có trong chất lỏng dạng bọt.
Phương pháp này có thể ứng dụng để tách các chất ô nhiễm ion hơặc các phần tử có tích điện nhỏ ở trong đất. Phương pháp thích hợp cho việc tách các kim loại nặng từ đất. Kỹ thuật này không chỉ tách mỗi kim loại trong các loại đất hòa tan chứa ion. Các chất ô nhiễm không phải ở dạng ion hòa tan trong chất lỏng dạng bọt cũng được tách rời và di chuyển bởi sự di chuyển điện thẩm thấu của dung dịch đất. Các vật thể kim loại lớn có trong các loại đất ô nhiễm có thể làm tắc, ngừng trệ quá trình xử lý vì có thể gây nhiễu loạn dòng điện ở vị trí đó.
1.3.4. Phương pháp chiết tách hơi tại chỗ
Việc tách bằng phương pháp làm bay hơi trong đất sử dụng khả năng bay hơi của các chất ô nhiễm. Pha khí giữa các phần tử đất trong khu vực ô nhiễm là pha cân bằng với các chất ô nhiễm được hấp phụ trong các phần tử đất. Việc rửa bằng tia nước khu vực ô nhiễm, sử dụng sự liên kết chiết tách chân không của pha khí và sự thấm lọc khí làm tăng khả năng tách các chất ô nhiễm bay hơi từ các khu vực ô nhiễm.
Phương pháp này được thích hợp cho việc xử lý tại chỗ của đất ô nhiễm các hợp chất bay hơi như: Tricloroetylen, pecloroetylen, toluen, benzen… và nhiều dung môi hữu cơ khác.
1.3.5. Phương pháp phân hủy sinh học các chất ô nhiễm
Sự phân hủy sinh học đất ô nhiễm được chú trọng vào việc sử dụng vi sinh vật để chuyển hóa các chất ô nhiễm thành các hợp chất không ô nhiễm như H2O và CO2. Hầu hết sự phân hủy sinh học tự nhiên các chất ô nhiễm xảy ra trong môi trường đất, tuy nhiên các điều kiện để phân hủy sinh học nhìn chung là không thuận lợi để đạt được hiệu quả làm sạch. Công nghệ cải tạo sinh học nhằm mục đích cải thiện các điều kiện cho các vi sinh vật phân hủy. Trong đó các điều kiện được quan tâm là nhiệt độ, độ ẩm đất, pH, thế oxi hoá - khử, nồng độ các chất ô nhiễm, dạng của các chất nhận electron, sự có mặt của các vi sinh vật mong muốn và khả năng dễ tiêu sinh học của các chất ô nhiễm đối với vi sinh vật. Sự phân hủy sinh học có thể xảy ra ở cả điều kiện hiếu khí và kỵ khí nhưng nhìn chung điều kiện hiếu khí thường được áp dụng nhiều hơn.
1.3.6. Phương pháp xử lý đất ô nhiễm bằng thực vật
Các kim loại nặng không phải là thành phần chủ yếu của thực vật mà chỉ có một số nguyên tố là cần thiết cho sự phát triển của thực vật ở hàm lượng nhỏ. Tuy nhiên, một số loài cây có khả năng tập trung nồng độ lớn các kim loại nặng như Cd, Zn, Cu, Pb…trong sinh khối.
Để tách kim loại từ đất ô nhiễm, cây được trồng ở các khu vực ô nhiễm dưới các điều kiện tốt nhất cần cho sự hút thu cao nhất. Sau đó người ta thu sinh khối và sử dụng một số các kỹ thuật khác để có thể tách các kim loại này từ sinh khối. Tuy nhiên hiện nay vẫn còn có nhiều tranh cãi về kỹ thuật này.
1.3.7. Phương pháp kết tủa hóa học
Phương pháp này phụ thuộc vào nồng độ các kim loại nặng trong pha nước giữa các phân tử đất. Việc tăng nồng độ các kim loại nặng trong pha nước có thể thực hiện được nếu có mặt các chất hóa học như các axit mạnh (HCl, HNO3 và H2SO4), chất tạo chelát (vòng càng cua) tổng hợp như EDTA-axit Etylen Diamin Tetraaxetic, DTPA-axit Dietylen Triamin Pentaacetic. Sau đó kiềm hóa để kết tủa kim loại nặng ở dạng hydroxit bằng các chất như Na2SO4, Na2S2O3, FeSO4, khí SO2…
Ưu điểm của phương pháp này là xử lý được các kim loại với nồng độ cao, tốn ít thời gian và có hiệu suất cao. Nhưng nó có một số nhược điểm như đưa vào môi trường các hóa chất khác, sau xử lý có một lượng bùn lớn. Các axit mạnh và chất tạo chelát có thể làm xáo trộn đặc tính đất do việc rửa đi một lượng lớn các chất dinh dưỡng []. Từ 8-11% khối lượng đất tổng số bị hòa tan trong HCl 0,1M sau 30 phút và khoảng 13-14% khối lượng đất sau 24h chiết (Tuin và Tels, 1990) [].
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.1.1. Cây rau cải xanh (Brassica juncea L.czern)
Đây là một trong những cây rau dễ trồng, nhanh cho thu hoạch, chỉ từ 30 – 45 ngày và có thể gieo trồng được nhiều vụ trong năm. Hơn nữa, chi phí đầu tư thấp mà lợi nhuận lại cao, việc tiêu thụ cũng khá dễ dàng, được người tiêu dùng ưa chuộng nên đây là loại rau được trồng phổ biến hiện nay.
2.1.2. Cây xà lách (Lactuca sativa L)
Xà lách là một loại cây rau ngắn ngày, có thời gian sinh trưởng khoảng 45 – 55 ngày. Xà lách được trồng chủ yếu trong thời vụ từ tháng 8 đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ thích hợp từ 10 – 160C, thích hợp trong vụ đông. Khi thời tiết rét lạnh, cây sinh trưởng mạnh.
2.1.3. Đất thí nghiệm
Đất nền dùng trong thí nghiệm thuộc loại đất phù sa sông Hồng không được bồi hàng năm, lấy tại vùng trồng rau thuộc xã Vĩnh Quỳnh, Thanh Trì, Hà Nội.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp về các vấn đề có liên quan
Cơ sở của phương pháp này là thu thập, nghiên cứu tất cả các tài liệu có liên quan tới vấn đề nghiên cứu, các quy định, các tiêu chuẩn môi trường cho các mục đích khác nhau.
Mục đích của phương pháp này là hệ thống các tài liệu, số liệu rời rạc sẵn có về đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của khu vực nghiên cứu; phân tích, đánh giá các số liệu sẵn có để đưa ra những nhận xét, kết luận chung về khu vực nghiên cứu.
2.2.2. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa
Chủ yếu là phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân, trong đó bắt đầu bằng việc xây dựng kế hoạch dựa trên lý thuyết và thông tin đã có, sau đó là việc sửa chữa kế hoạch dựa trên sự tiếp thu và góp ý của các chuyên gia. Sau khi xuống địa phương khảo sát thực địa và phỏng vấn người dân, chúng tui đã kiểm tra thông tin và tổng hợp thông tin.
Nội dung phỏng vấn tập trung vào các vấn đề liên quan đến cơ cấu cây trồng, tình hình sản xuất rau xanh, sử dụng phân bón, năng suất cây trồng, thu nhập của người dân từ hoạt động nông nghiệp.
Hình thức phỏng vấn là phỏng vấn bán chính. Các đối tượng được phỏng vấn một cách ngẫu nhiên. Quá trình phỏng vấn diễn ra bằng cách đặt câu hỏi thông qua buổi trò chuyện với người dân, các câu h...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên cứu sự thỏa mãn của người dân trong bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu sự hài lòng của người dân về nhà ở tái định cư tại các dự án xây dựng lại nhà chung cư cũ Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu sự khác nhau về nhu cầu sử dụng dịch vụ hẹn hò của người việt tại hà nội theo độ tuổi Văn hóa, Xã hội 0
D Tác động của các yếu tố căng thẳng trong công việc đến sự gắn kết của nhân viên nghiên cứu tình huống tại công ty KODA Sài Gòn Y dược 0
D Nghiên cứu sự luận giải về dịch đồ học chu tử của nho gia việt nam thời trung đại Văn hóa, Xã hội 0
D Nghiên Cứu Giải Pháp Cải Thiện Hiệu Năng Mạng Cảm Biến Không Dây Đa Sự Kiện Công nghệ thông tin 0
D Nghiên cứu sự hài lòng của du khách nội địa đối với khu du lịch sinh thái phong nha – kẻ bàng, tỉnh quảng bình Luận văn Kinh tế 0
D nghiên cứu sự tham gia của hội cựu chiến binh trong xây dựng nông thôn mới tại huyện gia lâm, thành phố hà nội Nông Lâm Thủy sản 2
D Nghiên cứu tác động của văn hóa tổ chức đến sự gắn kết của nhân viên với tổ chức trong các doanh nghiệp việt nam Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu tác động của văn hóa doanh nghiệp đến sự gắn bó của nhân viên – khảo sát tại một số công ty xây dựng Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top