daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Luận án Các nhân tố tác động đến tính thanh khoản của cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT....................................................................... i
DANH MỤC BẢNG................................................................................................. ii
DANH MỤC HÌNH.................................................................................................. ii
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................. iii
LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍNH THANH KHOẢN VÀ CÁC NHÂN
TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH THANH KHOẢN TRÊN THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHOÁN ...................................................................................................12
1.1 Tính thanh khoản trên TTCK ...........................................................................12
1.1.1 Khái niệm về tính thanh khoản trên TTCK ................................................12
1.1.2 Các đặc trưng của tính thanh khoản trên TTCK.........................................13
1.2 Các thước đo tính thanh khoản.........................................................................17
1.2.1 Những thước đo tính thanh khoản một chiều .............................................17
1.2.2 Những thước đo tính thanh khoản đa chiều................................................24
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản trên thị trường chứng khoán ....28
1.3.1 Các nhân tố vĩ mô .......................................................................................28
1.3.2 Các nhân tố vi mô .......................................................................................32
CHƯƠNG 2: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI TÍNH THANH KHOẢN
CỦA CỔ PHIẾU NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
VIỆT NAM ..............................................................................................................35
2.1 Thực trạng tính thanh khoản trên TTCK Việt Nam từ năm 2010 đến nay ......35
2.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới tính thanh khoản của cổ phiếu niêm yểt trên TTCK
Việt Nam.................................................................................................................47
2.2.1 Thu thập dữ liệu nghiên cứu và xác định tiêu chí chọn mẫu ......................47
2.2.2 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................482.3.3 Xây dựng mô hình hồi quy cho nghiên cứu................................................50
2.3.4 Mô tả các biến.............................................................................................51
2.3.5 Kết quả nghiên cứu .....................................................................................57
2.3.6 Kiểm định mô hình .....................................................................................61
2.3.7 Phân tích kết quả.........................................................................................63
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO TÍNH
THANH KHOẢN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM.......67
3.1 Giải pháp nhằm nâng cao tính thanh khoản trên TTCK Việt Nam..................67
3.1.1 Đối với doanh nghiệp phát hành chứng khoán ...........................................67
3.1.2 Đối với các tổ chức trung gian tài chính.....................................................68
3.1.3 Đối với sở giao dịch chứng khoán ..............................................................69
3.1.4 Đối với nhà đầu tư và các đối tượng khác trên TTCK ...............................70
3.2 Kiến nghị đối với UBCKNN và Chính phủ nhằm nâng cao tính thanh khoản
trên TTCK Việt Nam..............................................................................................70
3.2.1 Đối với UBCKNN ......................................................................................70
3.2.2 Đối với Chính phủ.......................................................................................73
KẾT LUẬN ..............................................................................................................77
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................79
PHỤ LỤC................................................................................................................. iv
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu Cụm từ đầy đủ
FTA Hiệp định thương mại tự do
EVFTA Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU
TPP Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái
Bình Dương
FEM Fixed Effects Model
REM Random Effects Model
GDCK Giao dịch chứng khoán
GTGD Giá trị giao dịch
HNX Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hà Nội
HOSE Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh
KLGD Khối lượng giao dịch
SGDCK Sàn Giao dịch chứng khoán
TTCK Thị trường chứng khoán
UBCKNN Ủy ban Chứng khoán Nhà nước
DNNN Doanh nghiệp nhà nước
NĐTNN Nhà đầu tư nước ngoài
TCTD Tổ chức tín dụngii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: KLGD trên TTCK Việt Nam 2009-2019 .................................................36
Bảng 2.2: GTGD trên TTCK Việt Nam 2009-2019 .................................................38
Bảng 2.3: Các chỉ số Việt Nam-Index và HNX-Index từ năm 2009 đến 2019 ........39
Bảng 2.4: Mô tả các biến trong mô hình hồi quy......................................................55
Bảng 2.5: Thống kê các biến trong mô hình .............................................................56
Bảng 2.6: Mối quan hệ tương quan giữa các biến ....................................................57
Bảng 2.7: Kết quả hồi quy của ba mô hình ước lượng .............................................58
Bảng 2.8: Kết quả kiểm định lựa chọn mô hình .......................................................60
Bảng 2.9: Kết quả ước lượng theo mô hình REM sau khi loại biến R .....................60
Bảng 2.10: Kết quả kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến.........................................62
Bảng 2.11: Kết quả ước lượng theo mô hình FGLS .................................................63
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Các mức độ thanh khoản...........................................................................15
Hình 2.1: KLGD trên TTCK Việt Nam qua các năm 2009-2019.............................37
Hình 2.2: Chỉ số VN-Index và HNX-Index từ 2009-2019 .......................................46
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiiii
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Trong bài nghiên cứu này, người viết đo lường các nhân tố ảnh hưởng tới tính
thanh khoản của cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn
2010-2019. Luận văn sử dụng mô hình Pool OLS, mô hình Fixed Effects Model và
mô hình Random Effects Model để đo lường các nhân tố ảnh hưởng tới tính thanh
thanh khoản trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Qua các kết quả kiểm định, mô
hình REM là phù hợp nhất để sử dụng trong bài nghiên cứu này. Các yếu tố được
nghiên cứu bao gồm: lạm phát, lãi suất tỷ giá, quy mô doanh nghiệp, hiệu quả sản
xuất kinh doanh, thu nhập trên mỗi cổ phiếu và tỷ lệ đòn bẩy tài chính. Kết quả
nghiên cứu cho thấy các nhân tố lạm phát, tỷ giá, quy mô doanh nghiệp, khả năng
sinh lời, thu nhập trên mỗi cổ phiếu và tỷ lệ đòn bẩy tài chính có tác động đến tính
thanh khoản, qua đó cũng xác định được mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến
tính thanh khoản trên TTCK Việt Nam. Bên cạnh đó, kết quả cũng chỉ ra rằng, lãi
suất không có ý nghĩa thống kê ảnh hưởng đến tính thanh khoản và các nhân tố
khác nằm ngoài các nhân tố được nghiên cứu là những nhân tố quan trọng tác động
đến tính thanh khoản của TTCK Việt Nam.
Sử dụng kết quả nghiên cứu này có thể giúp các nhà đầu tư đánh giá được các
nhân tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản trên thị trường chứng khoán Việt Nam,
đồng thời góp phần giúp Chính phủ, UBCKNN, các doanh nghiệp niêm yết, các
công ty chứng khoán và các SGDCK Việt Nam trong việc nâng cao tính thanh
khoản, đưa ra các chính sách phát triển thị trường chứng khoán hiệu quả, là một
kênh huy động và luân chuyển vốn hấp dẫn, thu hút được nhiều nhà đầu tư trong và
ngoài nước.1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thị trường chứng khoán (TTCK) là một trong những kênh đo lường sự phát
triển kinh tế của một quốc gia, là một kênh huy động vốn cho nền kinh tế - một
trung tâm thu gom mọi nguồn vốn tiết kiệm lớn nhỏ của từng bộ phận dân cư, như
một nam châm cực mạnh hút nguồn vốn to lớn từ nước ngoài, thu hút nguồn vốn
tạm thời nhàn rỗi từ các doanh nghiệp, các tổ chức tài chính, chính phủ. Để ra quyết
định đầu tư vốn vào TTCK hay để đánh giá hiệu quả của TTCK thì một trong
những yếu tố đặc trưng nhất của TTCK mà các nhà phát hành, nhà đầu tư, và các tổ
chức có liên quan đến chứng khoán quan tâm là tính thanh khoản của TTCK.
Khi lựa chọn cổ phiếu để đầu tư, nhà đầu tư nhất thiết phải xem xét đến khả
năng bán lại để tái tạo nguồn vốn đầu tư ban đầu. Nếu khả năng tái tạo kém, khó tìm
được người mua hay chịu các khoản lỗ tiềm tàng, nhà đầu tư sẽ gánh chịu những
tổn thất tài chính lớn do đó khả năng thanh khoản chính là một trong những đặc tính
hấp dẫn của chứng khoán với các nhà đầu tư. Tính thanh khoản cho thấy sự linh
hoạt và an toàn của vốn đầu tư. Như vậy, đối với các công ty cổ phần niêm yết trên
thị trường chứng khoán việc tăng cường tính thanh khoản của cổ phiếu thường là rất
cần thiết: Trước hết, tăng cường tính thanh khoản của cổ phiếu thường giúp công ty
trong tương lai huy động được nguồn vốn dễ dàng với chi phí thấp. Ngoài ra, tăng
cường tính thanh khoản của cổ phiếu cũng giúp công ty tăng được giá trị thị trường
của cổ phiếu (Yakos Amihud và các cộng sự (2005)). Cuối cùng, tăng cường tính
thanh khoản của cổ phiếu ngược lại cũng giúp tăng cường hiệu quả tài chính của các
công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán (Vivian Fang và các cộng sự
(2008)). Vậy làm thế nào để đo lường và tăng tính thanh khoản cho TTCK nhằm
thúc đẩy sự phát triển của TTCK cũng như góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế
là vấn đề mà nhiều nhà kinh tế đang quan tâm hiện nay.
Nhận thấy được tính cấp thiết và tầm quan trọng về vấn đề thanh khoản của
TTCK, tui đã chọn đề tài “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới tính thanh
khoản của cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam”. Luận văn
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi2
trình bày nội dung phân tích các nhân tố có ảnh hưởng đến tính thanh khoản của
TTCK Việt Nam, qua đó đóng góp một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao tính
thanh khoản của thị trường chứng khoán Việt Nam.
2.Tình hình nghiên cứu
 Các công trình nghiên cứu trên thế giới:
Nghiên cứu của Amihud và Mendelson (1986) kiểm tra các giả thuyết theo
phương pháp của Fama và MacBeth (1973) bằng cách hồi quy dữ liệu chéo. Họ áp
dụng phương pháp này để ước lượng mối quan hệ giữa suất sinh lời, rủi ro thị
trường và tỷ lệ chênh lệch giữa giá bán và giá mua cho danh mục cổ phiếu. Các mẫu
dữ liệu cho nghiên cứu thực nghiệm của họ được chọn trong giai đoạn 1960-1980
bao gồm cổ phiếu niêm yết trên NYSE. Thông qua kiểm chứng dữ liệu chéo, họ
phát hiện rằng: gia tăng 1% trong tỷ lệ chênh lệch giữa giá bán và giá mua, tương
ứng với mức tăng 0,211% rủi ro hàng tháng. Ngoài ra, họ tìm thấy các hệ số dốc của
tỷ lệ chênh lệch giữa giá bán và giá mua là dương.
Bernstein (1987) đã kiểm tra các cách đo lường khác nhau của thanh khoản
chứng khoán và kết luận rằng tính thanh khoản và hiệu quả thị trường không tương
thích với nhau. Một thị trường thanh khoản, với việc xuất hiện của thông tin mới sẽ
giữ độ nhiễu và sự thay đổi giá bất ngờ một cách thấp nhất. Mặt khác, trong một thị
trường hiệu quả thì giá biến động nhanh đối với các thông tin mới xuất hiện. Vì vậy,
thị trường càng thanh khoản thì càng kém hiệu quả. Amihud và Mendelson (1986)
chú trọng vào mối quan hệ giữa thanh khoản và chi phí vốn. Thị trường thanh
khoản cao hấp dẫn đối với các nhà đầu tư hơn vì dễ dàng từ bỏ quyền sở hữu doanh
nghiệp. Điều này sẽ làm giảm chi phí cơ hội của vốn một cách đáng kể. Hui và
Heubel (1984) đưa ra giả thuyết rằng một phần rủi ro phi hệ thống thay mặt cho tính
thanh khoản của cổ phiếu. Họ đo lường tính thanh khoản như là độ nhạy cảm của
rủi ro phi hệ thống đối với những thay đổi về khối lượng giao dịch.
Chordia, T., Roll, R. and Subrahmanyam, A. (2001) nghiên cứu mối quan hệ
giữa thanh khoản, hoạt động giao dịch, lợi suất thị trường và lãi suất của các cổ
phiếu niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán (SGDCK) NYSE và đưa ra kết luận3
rằng tính thanh khoản và hoạt động giao dịch chịu tác động của lợi suất thị trường,
lãi suât ngắn hạn và dài hạn. Những thông tin về kinh tế vĩ mô như GDP, tỷ lệ thất
nghiệp cũng tác động đến thanh khoản tại tời điểm đưa ra thông báo.
Saar và Lybek (2002) phân loại các thước đo thanh khoản thành bốn loại dựa
trên khả năng của họ để nắm bắt những đặc tính riêng. Các biện pháp này là đo
lường chi phí giao dịch, khối lượng giao dịch (độ rộng và độ sâu), dựa trên giá cân
bằng (khả năng phục hồi) và các biện pháp thị trường tác động (khả năng phục hồi
và tốc độ định giá cả). Tỷ lệ thanh khoản Hui-Heubel (1984) cố gắng để nắm bắt độ
rộng thị trường, là giá liên quan tác động đến khối lượng giao dịch. Hệ số Hiệu quả
thị trường (MEC) được sử dụng như một biện pháp dựa trên giá cả trong đó nói
rằng các biến động giá là liên tục hơn tại các thị trường thanh khoản, ngay cả khi
mức giá cân bằng sẽ bị ảnh hưởng bởi thông tin mới.
Trong số các tác động giá cả, Amihud (2002) đo lường tính thiếu thanh khoản
bằng cách chia lợi nhuận hàng ngày bằng khối lượng đô la mỗi ngày. Biện pháp này
được gọi là đo lường tính kém thanh khoản (ILLIQ), cho thấy các cú sốc giá kích
hoạt bởi một đơn vị khối lượng đô la. Trizinkaet và cộng sự (2009) kết luận biện
pháp Amihud làm công việc này tốt hơn so với hầu hết các biện pháp khác trong đo
lường thanh khoản. Tính thanh khoản kém (ILLIQ) được ước tính cho mỗi chứng
khoán sử dụng dữ liệu hàng ngày và các tác động của mỗi chứng khoán được đo
bằng tỷ lệ thả nổi và vốn hóa thị trường. "Biện pháp Amivest", được giới thiệu bởi
Cooper và cộng sự. (1985), so sánh lợi nhuận hàng ngày với khối lượng hàng ngày
được đo bằng số lượng cổ phiếu. Hai biện pháp là Amihud và Amivest, thậm chí
nếu được xây dựng theo một cách tương tự, khác nhau ở nhiều khía cạnh. Ví dụ,
một người sử dụng khối lượng đô la trong khi người khác sử dụng số lượng cổ
phiếu. Biện pháp Amihud thay mặt cho tính thanh khoản kém, trong khi biện pháp
Amivest chỉ ra tính thanh khoản. Hạn chế với biện pháp Amihud này là nó không
kết hợp các ngày không có giao dịch, mà trong những ngày này và có chứa các
thông tin quan trọng cho tính thanh khoản kém. Thậm chí nếu biện pháp Amivest
không bị hạn chế này, nó không bao gồm thông tin từ những ngày có lợi nhuận
bằng không.
Với mức ý nghĩa là 5% thì sau khi bỏ bớt biến R ra khỏi mô hình và hồi quy,
ta thấy giá trị kiểm định P của các biến CPI, FX, FS, ROA, EPS và FLR đều nhỏ
hơn 5% nên đều có ý nghĩa thống kê trong mối tương quan với biến phụ thuộc LIQ.
2.3.6 Kiểm định mô hình
Do mô hình REM là mô hình tác động ngẫu nhiên. Vậy với nghiên cứu này
sau khi ước lượng với mô hình REM, ta tiếp tục kiểm định độ phù hợp của mô hình,
kểm định hiện tượng phương sai sai số thay đổi, kiểm định tự tương quan và kiểm
định mô hình có bị mắc hiện tượng đa cộng tuyến hay không.
2.3.6.1 Kiểm định sự phù hợp của mô hình
Theo kết quả ước lượng mô hình hồi quy theo REM (Bảng 2.8) ta có: mô hình
có mức ý nghĩa là Prob bằng 0.0000 nhỏ hơn 5% nên ta bác bỏ giả thuyết H0 (H0: hệ
số hồi quy của các biến độc lập bằng 0). Vậy ta kết luận được mô hình hồi quy là
phù hợp với tập dữ liệu và sử dụng được.
2.3.6.2 Kiểm định hiện tượng phương sai sai số thay đổi (Kiểm định Breusch và
Pagan Lagrangian)
Giả thiết đưa ra:
H0: Không có phương sai sai số thay đổi
H1: Có phương sai sai số thay đổi
Kết quả kiểm định Breusch và Pagan Lagrangian cho thấy: Prob = 0,0000 < 5%
Vậy với mức ý nghĩa 5% ta bác bỏ giả thiết H0, có nghĩa là mô hình tồn tại
phương sai sai số thay đổi.
2.3.6.3 Kiểm định tự tương quan (Kiểm định Wooldrige)
Giả thiết đưa ra:
H0: Không có hiện tượng tự tương quan
H1: Có hiện tượng tự tương quan
Kết quả kiểm định Wooldrige cho thấy: Prob = 0.0000 < 5%
Vậy với mức ý nghĩa 5% ta bác bỏ giả thiết H0, có nghĩa là mô hình tồn tại
hiện tượng tự tương quan.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi62
2.3.6.4 Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến (hệ số VIF)
Kiểm tra giả định về hiện tượng đa cộng tuyến (tương quan giũa các biến độc
lập) thông qua hệ số phóng đại phương sai VIF (Variance inflation factor): nếu hệ
số VIF > 10 thì có thể nhận xét là có hiện tượng đa cộng tuyến.
Bảng 2.10: Kết quả kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến
Variable VIF 1/VIF
LIQ 1.81 0.5538
CPI 1.60 0.6258
FX 1.70 0.5869
FS 2.13 0.4694
ROA 3.44 0.2909
EPS 2.93 0.3409
FLR 1.62 0.6190
Mean VIF 2.17
Nguồn: Kiểm định theo phần mềm Stata
Sau khi kiểm định, kết quả kiểm định đa cộng tuyến với hệ số VIF bằng kiểm
định Collin, phần mềm Stata cho ta kết quả là hệ số VIF của tất cả các biến độc lập
trong mô hình đều thấp hơn 10 nên ta kết luận rằng mô hình hồi quy không bị hiện
tượng đa cộng tuyến.
2.3.6.5 Khắc phục phương sai sai số thay đổi
Phương pháp FGLS được sử dụng bởi nó có thể kiểm soát được hiện tượng
phương sai số thay đổi và tự tương quan (Judge, Hill et al, 1988). Do đó, thực hiện
hồi quy theo phương pháp bình phương tổi thiểu tổng quát khả thi FGLS (Feasible
Generalized Least Squares) nhằm kiểm soát hiện tượng này để tăng tính hiệu quả
cao cho mô hình nghiên cứu:
So với mô hình REM với mô hình FGLS, mô hình FGLS giải thích tác động
của các biến ở mức ý nghĩa 1%63
Hệ số hồi quy và giá trị kiểm định P sau khi khắc phục hiện tượng phương sai
sai số thay đổi và tự tương quan bằng mô hình FGLS như bảng sau:
Bảng 2.11: Kết quả ước lượng theo mô hình FGLS
Biến β1 CPI FX FS ROA EPS FLR
β 67.0296 -0.0327 -7.6271 1.0482 1.8129 -0.00007 -1.3742
P-value 0.000 0.000 0.000 0.000 0.005 0.000 0.000
Nguồn: Kết quả mô hình sử dụng phần mềm Stata
Kết quả thu được phương trình hồi có ý nghĩa thống kê như sau:
= . − . × − . × + . ×
+ . × − . × − . × +
2.3.7 Phân tích kết quả
Sau khi thiết lập được mô hình và lượng hóa các nhân tố tác động đến tính
thanh khoản của TTCK Việt Nam, ta nhận thấy có mối tương quan dương giữa
tính thanh khoản của TTCK Việt Nam với quy mô và khả năng sinh lời của
doanh nghiệp nhưng lại có mối tương quan âm với lạm phát, tỷ giá, thu nhập trên
mỗi cổ phiếu và tỷ lệ đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp niêm yết. Theo kết quả
hồi quy với mức ý nghĩa 5% ta có một số kết luận được rút ra:
Tính thanh khoản của TTCK Việt Nam và lạm phát (CPI)
Hệ số β của biến độc lập CPI là -0.0327 cho ta biết mối tương quan giữa CPI và
tính thanh khoản TTCK Việt Nam là nghịch chiều. Nghĩa là lạm phát ở Việt Nam
càng cao thì tính thanh khoản của TTCK Việt Nam càng thấp và ngược lại. Với điều
kiện các biến hồi quy khác không thay đổi, chỉ số CPI tăng 1 đơn vị thì logarit tự
nhiên của KLGD sẽ giảm đi 0.0327 đơn vị. Dễ dàng nhận thấy được, các nhà đầu tư
sẽ e ngại khi tỷ lệ lạm phát tăng cao mà tỷ lệ cổ tức lại không thể bù đắp cho nó khiến
cho TTCK trở thành một kênh đầu tư kém hấp dẫn, và điều này tác động xấu lên
thanh khoản của thị tường. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với kết luận của các mô
hình nghiên cứu trước đây và phù hợp với đoán chiều tác động của lạm phát đó là:
lạm phát có tác động ngược chiều đến tính thanh khoản của TTCK.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi64
Tính thanh khoản của TTCK Việt Nam và tỷ giá (FX)
Hệ số β của biến phụ thuộc FX là -7.6271 cho ta biết mối tương quan giữa
FX và tính thanh khoản TTCK Việt Nam là nghịch chiều, nghĩa là tỷ giá Việt
Nam đồng càng cao thì tính thanh khoản của TTCK Việt Nam càng thấp và
ngược lại. Với điều kiện các biến hồi quy khác không thay đổi, cứ mỗi đơn vị
tăng thêm của logarit tự nhiên tỷ giá VND/USD bình quân hàng năm của Việt
Nam thì logarit tự nhiên của KLGD sẽ giảm đi 7.6271 đơn vị. Kết quả này cho
thấy tỷ giá của Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2019 có tác động
ngược chiều đến tính thanh khoản của TTCK Việt Nam. Khi tỷ giá Việt Nam
tăng cao, việc này sẽ tác động đến tâm lý nhà đầu tư khi dấy lên những lo ngại
về dự trữ ngoại hối của Việt Nam và những vấn đề liên quan như “nhập khẩu”
lạm phát, nợ quốc gia và sẽ có tác động xấu đến diễn biến thị trường, khiến cho
thanh khoản thị trường sụt giảm.
Tính thanh khoản của TTCK Việt Nam và quy mô doanh nghiệp niêm yết (FS)
Hệ số β của biến phụ thuộc FS là 1.0482 nói lên rằng mối tương quan giữa
FS và tính thanh khoản TTCK Việt Nam là cùng chiều, nghĩa là quy mô doanh
nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam càng lớn thì tính thanh khoản
của TTCK Việt Nam càng cao và ngược lại. Với điều kiện các biến phụ thuộc
khác không thay đổi, cứ mỗi đơn vị tăng thêm của logarit tự nhiên tổng tài sản
của doanh nghiệp khiến cho logarit tự nhiên của KLGD tăng thêm 1.0482 đơn vị.
Theo kết quả của các nghiên cứu trước đây và đoán về dấu của hệ số hồi quy
thì kết quả này là hoàn toàn phù hợp. Cho ta biết tổng tài sản của doanh nghiệp
niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam có mối tương quan thuận chiều với tính
thanh khoản của TTCK.
Tính thanh khoản của TTCK Việt Nam khả năng sinh lời của doanh nghiệp
niêm yết (ROA)
Hệ số β của biến phụ thuộc ROA là 1.8129 chứng tỏ rằng mối tương quan
giữa ROA và tính thanh khoản TTCK Việt Nam là cùng chiều, nghĩa là khả
năng sinh lời của doanh nghiệp niêm yết trên TTCK Việt Nam càng cao thì tính65
thanh khoản của TTCK Việt Nam càng cao và ngược lại. Trong điều kiện các
biến phụ thuộc khác không đổi, biến tỷ khả năng sinh lời của doanh nghiệp
tăng thêm 1 đơn vị sẽ làm cho biến phụ thuộc là logarit tự nhiên của KLGD
tăng lên 1.8129 đơn vị. Nhà đầu tư tin rằng việc đầu tư vào những doanh
nghiệp có khả năng sinh lời cao sẽ có nhiều cơ hội để phát triển kinh doanh, tạo
ra lợi nhuận, và đây là thuận lợi của doanh nghiệp khi giao dịch trên thị trường.
Kết quả này phù hợp với kết luận của các mô hình nghiên cứu trước đây và phù
hợp với đoán chiều tác động của khả năng sinh lời của doanh nghiệp là khả
năng sinh lời của doanh nghiệp có tác động cùng chiều đến tính thanh khoản
của TTCK Việt Nam.
Tính thanh khoản của TTCK Việt Nam và thu nhập trên mỗi cổ phiếu của
doanh nghiệp niêm yết (EPS)
Hệ số β của biến phụ thuộc EPS là -0.00007 chứng tỏ rằng mối tương
quan giữa EPS và tính thanh khoản TTCK Việt Nam là nghịch chiều, nghĩa là
thu nhập trên mỗi cổ phiếu của doanh nghiệp niêm yết trên TTCK Việt Nam
càng cao thì tính thanh khoản của TTCK Việt Nam càng thấp và ngược lại.
Trong điều kiện các biến phụ thuộc khác không đổi, biến thu nhập trên mỗi cổ
phiếu tăng thêm 1 đơn vị sẽ làm cho biến phụ thuộc là logarit tự nhiên của
KLGD giảm đi 0.00007 đơn vị. Một nhà đầu tư có lý trí sẽ yêu cầu một mức
bảo hiểm cho việc nắm giữ tài sản có tính thanh khoản kém hơn. Như vậy, có
một mối quan hệ thuận chiều giữa tính kém thanh khoản và lợi nhuận trên mỗi
cổ phiếu là phù hợp với kết quả của nghiên cứu và thu nhập trên mỗi cổ phiếu
của doanh nghiệp niêm yết có ảnh hưởng rất nhỏ đến tính thanh khoản của
TTCK Việt Nam.
Tính thanh khoản của TTCK Việt Nam và tỷ lệ đòn bẩy tài chính của doanh
nghiệp niêm yết (FLR)
Hệ số β của biến phụ thuộc FLR là -2,992 chứng tỏ rằng mối tương quan
giữa FLR và tính thanh khoản TTCK Việt Nam là nghịch chiều, nghĩa là tỷ lệ
đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp niêm yết trên TTCK Việt Nam càng cao thì
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi66
tính thanh khoản của TTCK Việt Nam càng thấp và ngược lại. Trong điều kiện
các biến phụ thuộc khác không đổi, biến tỷ số đòn bẩy tài chính tăng thêm 1
đơn vị sẽ làm cho biến phụ thuộc là logarit tự nhiên của KLGD giảm đi 2,992
đơn vị. Tỷ lệ nợ của doanh nghiệp nếu ở một mức độ hợp lý sẽ giúp cho doanh
nghiệp phát triển kinh doanh, tăng lợi nhuận, tuy nhiên nếu tỷ lệ đòn bẩy tài
chính này ở mức cao sẽ làm tăng rủi ro của các nhà đầu tư, tăng khả năng vỡ nợ
và chi phí dự kiến của doanh nghiệp. Các nhà đầu tư sẽ có một tâm lý e ngại
khi đầu tư vào một doanh nghiệp có tỷ lệ đòn bẩy tài chính cao, dẫn đến giảm
các giao dịch trên thị trường đồng nghĩa với việc giảm tính thanh khoản của
TTCK. Kết quả này cũng phù hợp với đoán ở trên về chiều tác động của tỷ
lệ đòn bẩy tài chính lên thanh khoản của TTCK, đối với TTCK Việt Nam thì tỷ
lệ đòn bẩy tài chính có mối tương quan ngược chiều với tính thanh khoản
của TTCK.
Tóm lại, qua việc ước lượng mô hình hồi quy ta thấy sự tác động của tỷ
giá lên thanh khoản của TTCK Việt Nam là phát triển nhất và là tác động ngược
chiều, sau đó đến các tác nhân trong doanh nghiệp phát hành chứng khoán là
quy mô doanh nghiệp tác động thuận chiều và tỷ lệ đòn bẩy tài chính có tác
động thuận chiều tới thanh khoản TTCK Việt Nam, cuối cùng mới đến tác động
ngược chiều của lạm phát lên tính thanh khoản của TTCK Việt Nam.
Với R-squared = 0,1822 ta có kết luận rằng: kết quả hồi quy mô hình cho
biết các biến phụ thuộc CPI, FX, FS, ROA, EPS, FLR chỉ giải thích được
18.22% sự tác động của nó lên thay đổi của thanh khoản TTCK Việt Nam, biến
R không có ý nghĩa thống kê đối với tính thanh khoản của TTCK Việt Nam.
Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rẳng, các biến khác ngoài mô hình
nghiên cứu có ý nghĩa tác động lớn đến thanh khoản của TTCK Việt Nam.67
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM
NÂNG CAO TÍNH THANH KHOẢN TRÊN THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
3.1 Giải pháp nhằm nâng cao tính thanh khoản trên TTCK Việt Nam
Từ những phân tích trên, để giúp cải thiện tính thanh khoản của TTCK Việt
Nam và mong muốn TTCK Việt Nam ngày càng phát triển và hội nhập dưới dây là
một số giải pháp, kiến nghị cho các thành phần có tham gia vào TTCK.
3.1.1 Đối với doanh nghiệp phát hành chứng khoán
Doanh nghiệp phát hành chứng khoán cần tăng cường minh bạch hóa thông
tin, tăng cường kiểm soát thông tin và chất lượng báo cáo tài chính đưa thông tin
của doanh nghiệp đến với nhà đầu tư một cách nhanh chóng thông qua trang web
chính thức của công ty, các trang thông tin hay các phương tiện truyền thông khác.
Tập trung vào các giải pháp như: tăng quy mô đầu tư cho các NĐTNN thông qua
việc gia tăng số lượng các công ty có vốn hóa lớn, thúc đẩy và tạo điều kiện cho
doanh nghiệp huy động vốn; nâng cao chất lượng quản trị doanh nghiệp và báo cáo
tài chính; khuyến khích công bố thông tin bằng tiếng Anh đối với các doanh nghiệp
niêm yết có vốn hóa lớn, lập và công bố thông tin báo cáo tài chính theo chuẩn mực
báo cáo tài chính quốc tế nhằm giúp NĐTNN thuận lợi trong đánh giá doanh nghiệp
Việt Nam.
Bên cạnh đó, việc phát triển hoạt động kinh doanh, mở rộng sản xuất, nâng
tầm quy mô doanh nghiệp cũng như hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm
cải thiện chất lượng chứng khoán, giúp cho cổ phiếu của doanh nghiệp có sức thu
hút, hấp dẫn hơn trong mắt các nhà đầu tư, tăng tính thanh khoản cho thị trường.
Các doanh nghiệp niêm yết cần có một cơ cấu vốn hợp lý để giữ một tỷ lệ đòn
bẩy tài chính hợp lý. Tỷ lệ đòn bẩy tài chính giúp cho doanh nghiệp đầu tư và mở
rộng phát triển tuy nhiên các doanh nghiệp cần lưu ý không để một tỷ lệ đòn bẩy tài
chính quá cao làm giảm lợi nhuận, khả năng không trả được nợ cao dẫn đến tăng
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên cứu các yếu tố tác động đến gia tăng giá trị đất đô thị tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Các nhân tố ảnh hưởng đến giá bán căn hộ chung cư cao cấp - Nghiên cứu trên địa bàn Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu sự hài lòng của người dân về nhà ở tái định cư tại các dự án xây dựng lại nhà chung cư cũ Luận văn Kinh tế 0
D nghiên cứu xây dựng quy trình phân tích các hoạt chất chính trong cây hương thảo Nông Lâm Thủy sản 0
D nghiên cứu các phương pháp phân lớp dữ liệu và ứng dụng trong bài toán dự báo thuê bao rời mạng viễn thông Công nghệ thông tin 0
D Nâng cao hiệu quả áp dụng các phương pháp địa chất và địa vật lý hiện đại nghiên cứu địa chất môi trường vùng đồng bằng sông hồng và cửu long Khoa học Tự nhiên 0
D Các loại sai số trong nghiên cứu dịch tễ học Y dược 0
D Nghiên cứu tính đa dạng thực vật trong các hệ sinh thái rừng ở vườn quốc gia Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu những giải pháp nhằm tối ưu hóa chi phí logistics cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu đánh giá biến động các thông số ảnh hưởng đến chất lượng tôm sú (Penaeus Monodon) bảo quản ở 0 độ C sau thu hoạch Nông Lâm Thủy sản 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top